K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi:  NHÀ KHÔNG CÓ BỐ (Nguyễn Thị Mai) Nhà không có bố buồn sao Cái đinh cũng thiếu, con dao thì còn Bơm xe chẳng hiểu cái jun Rát tay bật lửa, đá cùn, xăng khô Không có bố, không thì giờ Bữa ăn sớm muộn, chẳng chờ, chẳng mâm Ngày đông gió bấc mưa dầm Đậy che mái dột, âm thầm mẹ con Chẳng vui tiếng điếu rít giòn Bia không mua uống, em còn bán chai Nước đun sôi để...
Đọc tiếp

Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi: 

NHÀ KHÔNG CÓ BỐ

(Nguyễn Thị Mai)

Nhà không có bố buồn sao

Cái đinh cũng thiếu, con dao thì còn

Bơm xe chẳng hiểu cái jun

Rát tay bật lửa, đá cùn, xăng khô

Không có bố, không thì giờ

Bữa ăn sớm muộn, chẳng chờ, chẳng mâm

Ngày đông gió bấc mưa dầm

Đậy che mái dột, âm thầm mẹ con

Chẳng vui tiếng điếu rít giòn

Bia không mua uống, em còn bán chai

Nước đun sôi để nguội hoài

Nhà không có bố, biết ai pha trà

Cho dù bãi mật phù sa

Mà không bên lở chẳng là dòng sông.

(Theo thivien.net)

Câu 1. Vần của bài thơ Nhà không có bố chủ yếu được gieo ở vị trí nào? 

A. Đầu các dòng thơ

B. Giữa các dòng thơ 

C. Cuối các dòng thơ

D. Không có vị trí nào được gieo vần

Câu 2. Người bộc lộ cảm xúc, suy nghĩ trong bài thơ có thể là những ai? 

A. Người bố, người mẹ, người con 

B. Người bà, người ông, người bạc

C. Người anh, người chị, người em 

D. Người thầy, người bạn, người cô 

Câu 3. Qua bài thơ, em có thể hiểu nguyên nhân “nhà không có bố” theo nhiều cách ngoại trừ:

A. Người bố vắng nhà đã lâu ngày 

B. Người bố đã mất 

C. Người bố không còn sống cùng với gia đình

D. Người bố chưa từng xuất hiện trong gia đình 

Câu 4. Dòng thơ nào nêu cảm xúc chung của người viết trong toàn bài thơ?

A. Nhà không có bố buồn sao 

B. Không có bố, không thì giờ

C. Chẳng vui tiếng điếu rít giòn 

D. Nhà không có bố, biết ai pha trà 

Câu 5. Để làm rõ cảm xúc của các thành viên trong gia đình khi “không có bố”, tác giả chủ yếu sử dụng biện pháp tu từ nào? 

A. So sánh

B. Ẩn dụ 

C. Nhân hoá

D. Liệt kê 

Câu 6. Biện pháp tu từ nào được sử dụng trong hai dòng thơ cuối bài? 

A. So sánh

B. Ẩn dụ 

C. Nhân hoá

D. Liệt kê 

Câu 7. Dòng thơ nào sau đây chứa từ láy?

A. Rát tay bật lửa, đá cùn, xăng khô 

B. Bữa ăn sớm muộn, chẳng chờ, chẳng mâm 

C. Đậy che mái dột, âm thầm mẹ con

D. Nhà không có bố, biết ai pha trà 

Câu 8. Qua bài thơ, tác giả không nhằm nhấn mạnh điều gì?

A. Vai trò của người bố trong gia đình 

B. Nỗi buồn của các thành viên trong gia đình khi “không có bố” 

C. Khát khao của con người về một gia đình trọn vẹn có cả bố lẫn mẹ 

D. Công lao to lớn của người cha đối với các con

Phần 2: Tự luận (8 điểm) 

Câu 1. Chỉ ra cách ngắt nhịp của các dòng thơ trong bài. Bài thơ có giọng điệu như thế nào?

Câu 2. Qua bài thơ, em hãy nêu khái quát những đặc điểm của một gia đình khi “nhà không có bố”.

Câu 3. Em hiểu nội dung dòng thơ “Không có bố, không thì giờ” như thế nào?

Câu 4. Từ “âm thầm” trong dòng thơ “Đậy che mái dột, âm thầm mẹ con” gợi cho em cảm xúc, suy nghĩ gì?

Câu 5. Qua hai dòng thơ cuối, tác giả muốn nhắn gửi tới người đọc điều gì? Em suy nghĩ như thế nào trước những lời nhắn gửi ấy?

Câu 6. Từ bài thơ, em hãy nêu ngắn gọn suy nghĩ của mình về vai trò của người bố hoặc vai trò của gia đình đối với cuộc đời mỗi con người.

0
Đọc đoạn thơ sau và trả lời câu hỏi:Bao nhiêu khổ nhọc cam goĐời cha chở nặng chuyến đò gian nan!Nhưng chưa một tiếng thở thanMong cho con khỏe, con ngoan vui rồiCha như biển rộng mây trờiBao la nghĩa nặng đời đời con mang!(Ngày của cha - Phan Thanh Tùng)Câu 1: Chỉ ra cách gieo vần của đoạn thơ trên?Câu 2: Biện pháp nghệ thuật nào được sử dụng trong câu thơ: Cha như biển rộng mây trời? Nêu tác dụng của...
Đọc tiếp
Đọc đoạn thơ sau và trả lời câu hỏi:
Bao nhiêu khổ nhọc cam go
Đời cha chở nặng chuyến đò gian nan!
Nhưng chưa một tiếng thở than
Mong cho con khỏe, con ngoan vui rồi
Cha như biển rộng mây trời
Bao la nghĩa nặng đời đời con mang!
(Ngày của cha - Phan Thanh Tùng)Câu 1: Chỉ ra cách gieo vần của đoạn thơ trên?Câu 2: Biện pháp nghệ thuật nào được sử dụng trong câu thơ: Cha như biển rộng mây trời? Nêu tác dụng của biện pháp ấy?Câu 3: Từ Gian nan trong câu thơ: Đời cha chở nặng chuyến đò gian nan có nghĩa là gì?
Câu 4: Gọi tên các cụm từ sau: một tiếng thở than, mong cho con khỏeCâu 5: Nêu nội dung chính của đoạn thơ.Câu 6: Câu thơ Bao la nghĩa nặng đời đời con mang muốn nhắc nhở con điều gì?Câu 7: Tác giả đã so sánh công ơn của người cha với hình ảnh nào?
Câu 8: Thông điệp mà tác giả muốn gửi gắm qua đoạn thơ là gì?
Câu 9: Qua đoạn thơ, em rút ra được bài học gì cho bản thân?
2
22 tháng 12 2023

Câu 1: Đoạn thơ trên gieo vần chân "an" ( than - than)

Câu 2: Biện pháp tu từ so sánh "Cha" - "biển rộng mây trời". Tác dụng:

- Tăng tính biểu hình biểu đạt gây ấn tượng với người đọc.

- Cho thấy công lao dưỡng dục vĩ đại của người cha

- Thể hiện sự tôn trọng và biết ơn đối với người cha của mình. 

Câu 3: "Gian nan" có nghĩa là khó khăn trắc trở. Từ gian nan trong câu thơ tô đậm sự hi sinh không quản ngại gian truân của người cha để đứa con có cuộc sống hạnh phúc. 

Câu 4: 

Cụm danh từ "một tiếng thơ than"

Cụm đồng từ "mong cho con khỏe"

Câu 5: Nội dung chính của đoạn thơ: Đoạn thơ ca ngợi tình phụ tử bao la, vĩ đại, hi sinh cả cuộc đời vì hạnh phúc của con cái. Từ đó, chúng ta cần có thái độ sống đúng đắn để cha không phải phiền lòng.

21 tháng 12 2023

Câu 6: Câu thơ "Bao la nghĩa nặng đời đời con mang" muốn nhắc nhở đứa con về công lao sinh thành và dưỡng dục của người cha. Người con cần khắc ghi ân nghĩa ấy suốt đời và sống sao cho tròn đạo hiếu.

Câu 7: Tác giả đã so sánh công ơn của người cha với hình ảnh: biển rộng mây trời/ bao la nghĩa nặng đời đời con mang.

Câu 8: Thông điệp mà tác giả muốn gửi gắm: yêu thương và trân trọng người cha của chúng ta. Đặc biệt là phải khắc ghi công ơn dưỡng dục của cha suốt đời và sống sao cho tròn đạo hiếu, đừng để cha mẹ phải phiền lòng.

Câu 9: Qua đoạn thơ trên, em rút ra bài học: 

- Dành tình yêu thương nhiều hơn cho cha mẹ. Bên cạnh việc học cũng cần dành thời gian phụ giúp cha mẹ công việc nhà, chia sẻ bớt gánh nặng cho cha mẹ. 

- Sống ngay thẳng trở thành người có ích cho xã hội để không phụ công ơn nuôi dưỡng của cha mẹ. 

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
21 tháng 12 2023

Trong đoạn trích Đi lấy mật em ấn tượng nhất với chi tiết khi đi vào rừng. Tía nuôi An chỉ nghe tiếng thở của An mà ông biết là An đang mệt và bảo mọi người dừng lại nghỉ. Qua đó thể hiện được sự tinh tế của tía nuôi An cũng như sự yêu thương của tía đối với các con. Khi đi vào rừng tía luôn là người đi trước dẫn đường. Điều đó thể hiện được sự quan tâm, yêu thương của tía nuôi An đối với An.

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
21 tháng 12 2023

Đọc đoạn trích em thấy con người và rừng phương Nam thật đặc biệt và cũng thật đẹp. Ở con người em thấy là những người chăm chỉ, chịu khó, từng trải và có vốn sống phong phú. Rừng phương Nam thì thật đẹp, thật hùng vĩ nhưng cũng thật hoang sơ.

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
21 tháng 12 2023

Nhân vật An được nhà văn miêu tả qua những chi tiết:

- Hành động: 

+ Chen vào giữa, quảy tòn ten một cái gùi bé mà má nuôi tôi đã bơi xuồng đi mượn.

+ Đảo mắt khắp nơi để tìm bầy ong mật

+ Reo lên khi nhìn thấy bầy chim đẹp 

+ Ngước nhìn tổ ong như cái thúng. 

- Suy nghĩ:

+ Về những lời má nuôi đã dạy mà không có trong sách giáo khoa.

+ Về thằng Cò:  An nghĩ Cò chưa thấm mệt vì cặp chân như bộ giò nai, lội suốt ngày trong rừng còn chẳng thấy mùi; 

+ Lặng im vì nghĩ rằng nếu hỏi gì thì bị khinh vì cái gì cũng không biết.

+ Nghĩ lại những lời má kể 

- Trạng thái, cảm xúc:

+ Mệt mỏi sau một quãng đường đi.

+ Vui vẻ reo lên và đúc kết ra những điều quý giá để có thể nhìn thấy được bầy ong mật. 

- An có những quan sát và miêu tả rất tinh tế về khu rừng U Minh. 

- An có mối quan hệ rất tốt với bá nuôi và tía nuôi, cậu bé luôn lăng nghe những lời chỉ bảo của mọi người. Tuy An với Cò rất hay cãi nhau, nghịch ngợm nhưng cũng đều là những người thân thiết, gắn bó.

→ An là một cậu bé nghịch ngợm nhưng lại ham học hỏi và khám phá. Cậu bé có những suy nghĩ, quan sát và rút ra được những bài học kinh nghiệm sâu sắc.

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
21 tháng 12 2023

Theo em, nhân vật Cò là một cậu bé sinh ra và lớn lên ở trong rừng. Qua chi tiết “Cặp chân của nó như bộ giò nai, lội suốt ngày trong rừng…” em khẳng định như vậy.

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
21 tháng 12 2023

Cảnh sắc thiên nhiên rừng U Minh được nhà văn tái hiện qua cái nhìn của nhân vật An. Cảnh sắc thiên nhiên hiện ra vô cùng sống động, tràn đầy sức sống. Cảnh sắc ấy còn có cả sự kết hợp của cỏ cây, mây trời và các loài vật nhỏ bé trong rừng.

Qua đó cho tháy nhân vật An có một cái nhìn về thiên nhiên rất tinh tế, sâu sắc.

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
21 tháng 12 2023

Tía nuôi An là một người dàn ông từng trải, hết sức yêu thương các con. KHi đưa các con vào rừng ăn ong, ông luôn đi trước và giảng giải cho các con những kinh nghiệm cuả mình. Ông cũng hết sức tinh tế khi mà chỉ cần nghe tiếng thở của An không cần quay lại nhưng cũng biết An đã thấm mệt.