K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

11 tháng 12 2018

Câu 1:

Mật độ dân số của Châu Á cao, không đều

Câu 2:

Dân số châu Á ngày càng tăng, đến năm 1990 dân số có phần giảm.

Giai đoạn 1800-1900 dân số tăng, giai đoạn 1900-2002 dân số có phần giảm

10 tháng 12 2018

Ấn Độ

Trung Quốc

Nguyên nhân :

+Giauf tài nguyên

+Có nền văn hoá lâu đời

+Có nhiều đô thị lớn

..

11 tháng 12 2018

lạt đề r bạn ơi

10 tháng 12 2018

Ở khu vực Tây nam á nguồn tài nguyên quan trọng nhất là dầu mỏ và crom

phân bố ở các ven biển và đồng bằng trung tâm

chúc bạn thi tốt

#Gấu_Nin

10 tháng 12 2018

C.ơn <3

10 tháng 12 2018

* Các con sông lớn trên lãnh thổ khu vực Châu Á như Hoàng Hà, Dương Tử, Hắc Long Giang, Mê Kông, Ấn, Hằng ,…

* Đặc điểm sông Hoàng Hà :

- Bắt nguồn từ sơn nguyên Tây Tạng ở phía tây chảy về phía đông rồi đổ ra biển.

- Ở hạ lưu đều bồi đắp thành những đồng bằng rộng, màu mỡ.

- Nguồn cung cấp nước đều do băng tuyết tan và mưa gió vào mùa hạ.

- Có lũ lớn vào cuối mùa hạ, đầu thu và cạn vào đông xuân.

- Có chế độ nước thất thường

- Vào mùa hạ hay có lũ lụt gây thiệt hại cho mùa màng và nhân dân

10 tháng 12 2018

-Bắc á +Sông Ô-bi +Sông E-li-nit-xây +Sông Lê-na

-Đông á, đông nam á, nam á +Sông Mê-kông +Sông Hằng +Sông Ấn +Sông Hoàng Hà +Sông A-Mua +Sông Trường Giang

-Trung á +Sông Xưa Đa - ri -a +Sông A-mu Đa -ri-a

-Tây Nam á +Sông ti-grơ +Sông Ơ-phrát.

đặc điểm một hệ thống sông lớn

- Mạng lớn sông ngòi rất đặc biệt và có nhiều hệ thống sông lớn

- Chế độ nước của sông ngòi Châu Á rất phức tạp:

+ khu vực Bắc Á: hệ thống sông dày đặc và chảy theo hướng bắc nam, sông thường đóng bang vào mù đông và mùa xuân. Các con sông ở khu vực này thương gây ra lũ do tam bang.

+ khu vực Đông Nam Á, Đông Á và Nam Á: mạng lưới sông ngòi dày đặc và phức tạp, thường có lũ lớn vào mùa mưa.

+ khu vực trung á và Tây Á: khu vực này ít sông, nguồn cung cấp nước chủ yếu cho khu vực này là bang tuyết tan.

+ Các con sông lớn trên lãnh thổ khu vực Châu Á như Hoàng Hà, Dương Tử, Hắc Long Giang, Mê Kông, Ấn, Hằng ,….

Các lưu vực sông ở Châu Á như:

- Lưu vực Bắc Băng Dương: lưu vực sông này gồm các sông của miền Tây Siberi chảy về phía Bắc. Các sông lớn là sông Obi (còn gọi là Ob), Enisei, Lena và Kolyma.

- Lưu vực Thái Bình Dương: lưu vực sông này gồm tất cả các sông của miền Đông Á và các vùng đảo trong Thái Bình Dương.

Các sông lớn nhất là Amur, Hoàng Hà, Trường Giang, Mê Kông, Mê Nam.

- Lưu vực Ấn Độ Dương: lưu vực này gồm hai con sông là Euphrates và Tigris. - Lưu vực nội lưu gồm các sông chảy trong miền Trung Á, Nội Á và sơn nguyên Iran.

10 tháng 12 2018

1, Dân cư Nam Á thường tập trung ở các Đồng Bằng ven sông và gần biển
Do cái nôi loài người từ xữa đã sinh sống ở ven sông , đất đai màu mỡ . Và ngày nay đã hình thành các thành phố lớn , dân cư đổ xô về các thành phố lớn để tìm kiếm việc làm .
Và hầu như dân cư phân bố rất ít ở vùng đồi núi vì nơi đây thực vật hoang sơ , đất đai cằn cỗi 4,Đặc điểm dân cư châu Á
1. Châu Á là châu lục đông dân nhất thế giới:
- Châu Á có số dân đông nhất thế giới.
- Chiếm gần 61% dân số.
- Dân số tăng nhanh
- Mật độ dân cao, phân bố không đều
2. Dân cư thuộc nhiều chủng tộc
- Dân cư châu Á thuộc nhiều chủn tộc nhưng chủ yếu thuộc chủng tộc Ơ- rô-pê- ô-ít, Môn- gô- lô-ít, Ôxtra- lô- ít.
- Các chủng tộc tuy khác nhau về hình thái nhưng đều có quyền và bình đẳng như nhau trong hoạt động kinh tế, văn hoá - xã hội.

6,Khí hậu châu Á phổ biến là các kiểu khí hậu gió mùa và các kiểu khí hậu lục địa:

a) Các kiểu khí hậu gió mùa Khí hậu gió mùa châu Á gồm các kiểu : khí hậu gió mùa nhiệt đới phân bố ở Nam Á và Đóng Nam Á, khí hậu gió mùa cận nhiệt và ôn đới phân bố ở Đông Á. Trong các khu vực khí hậu gió mùa. một năm có hai mùa rõ rệt : mùa đông có gió từ nội địa thổi ra, không khí khô, lạnh và mưa không đáng kể. Mùa hạ có gió từ đại dương thổi vào lục địa, thời tiết nóng ẩm và có mưa nhiều. Đặc biệt, Nam Á và Đông Nam Á là hai khu vực có mưa vào loại nhiều nhất thế giới.

b) Các kiểu khí hậu lục địa Các kiểu khí hậu lục địa phân bố chủ yếu trong các vùng nội địa và khu vực Tây Nam Á. Tại các khu vực này vé mùa đông khô và lạnh, mùa hạ khô và nóng. Lượng mưa trung bình năm thay đổi từ 200-500mm, độ bốc hơi rất lớn nên độ ẩm không khí luôn luôn thấp. Hầu hết các vùng ở nội địa và Tây Nam Á đều phát triển cảnh quan bán hoang mạc và hoang mạc

7,Đặc điểm phát triển kinh tế - xã hội của các nước và lãnh thổ châu Á hiện nay

Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, Nhật Bản thoát khỏi cuộc chiến, các nước thuộc địa dần dần giành độc lập. Nền kinh tế các nước đều bị kiệt quệ. đời sống nhân dân vô cùng cực khó. Hầu hết các nước đều thiếu lương thực, thực phẩm, thiếu hàng hóa tiêu dùng, thiếu các công cụ và phương tiện sản xuất... Trong nửa cuối thế kỉ XX, nền kinh tế các nước và vùng lãnh thổ đã có nhiều chuyển biến.

Đánh giá tình hình phát triển kinh tế - xã hội của các nước và vùng lãnh thổ ở châu Á vào cuối thế kỉ XX, người ta nhận thấy :

- Trình độ phát triển giữa các nước và vùng lãnh thổ rất khác nhau. Có thể phân biệt :

+ Nhật Bản là nước phát triển cao nhất châu Á, đứng hàng thứ hai thế giới, sau Hoa Ki và là nước có nền kinh tế - xã hội phát triển toàn diện.

+ Một số nước và vùng lãnh thổ có mức độ công nghiệp hóa khá cao và nhanh như Xin-ga-po, Hàn Quốc, Đài Loan... được gọi là những nước công nghiệp mới.

+ Một số nước đang phát triển có tốc độ công nghiệp hóa nhanh, song nông nghiệp vẫn đóng vai trò quan trọng như Trung Quốc, Ấn Độ. Ma-lai-xi-a, Thái Lan... Các nước này tập trung phát triển dịch vụ và công nghiệp chế biến để xuất khẩu, nhờ đó tốc độ tăng trưởng kinh tế khá cao.

+ Một số nước đang phát triển, nền kinh tế dựa chủ yếu vào sản xuất nông nghiệp như Mi-an-ma. Lào, Băng-la-đét, Nê-pan Cam-pu-chia...

+ Ngoài ra, còn một số nước như Bru-nây, Cô-oét, A-rập Xê-Út... nhờ có nguồn dầu khí phong phú được nhiều nước công nghiệp đầu tư khai thác, chế biến, trở :hành những nước giàu nhưng trình độ kinh tế - xã hội chưa phát triển cao.

- Một số quốc gia tùy thuộc loại nước nông - công nghiệp nhưng lại có các ngành công nghiệp rất hiện đại như các ngành điện tử, nguyên tử, hàng không vũ trụ... Đó là các nước Trung Quốc, Ấn Độ, Pa-ki-xtan...

- Hiện nay, ở châu Á số lượng các quốc gia có thu nhập thấp, đời sống nhân dân nghèo khổ... còn chiếm tỉ lệ cao.



10 tháng 12 2018

1.

Hỏi đáp Địa lý

10 tháng 12 2018

các bạn giải nhanh giúp mìk nha

chiều mifk kiểm tra rồi ^-^

10 tháng 12 2018

??? hỏi đi bạn

9 tháng 12 2018

2. - Giống: đều bắt nguồn trên sơn nguyên Tây Tạng, chảy về phía đông, đổ ra biển, ở hạ lưu, hai sông bồi đắp thành những đồng bằng rộng, màu mỡ. Nguồn cung cấp nước đều do băng tuyết tan và mưa gió mùa vào mùa hạ. Hai sông đều có lũ lớn vào cuối hạ, đầu thu và cạn vào đông xuân.
- Khác nhau: Hoàng Hà có chế độ nước thất thường, ở đây vào mùa hạ hay có lụt lớn.

10 tháng 12 2018
Vị trí địa lí:
- Tây Nam Á (hay Tây Á) là tên gọi chỉ bộ phận lục địa rộng lớn bao gồm vùng núi Caucasus, bán đảo Ả-rập và các sơn nguyên Tiểu Á, Armenia, Iran. Lãnh thổ Tây Nam Á nằm giữa hai lục địa rộng lớn là lục địa Á-Âu và lục địa Phi, trên các vĩ độ nhiệt đới, quanh năm chịu ảnh hưởng của gió mậu dịch và khối khí nhiệt độ lục địa. Khí hậu nói chung là khô, nóng gay gắt. Ở đây, vai trò của các biển xung quanh như Biển Đen, Địa Trung Hải, Biển Đỏ và vịnh Persian hầu như không đáng kể vì đây chỉ là những biển không lớn và nằm sâu trong lục địa. Tây Nam Á đại bộ phận cũng là cảnh quan khô hạn như Trung Á và Nội Á.
Ý nghĩa:
1. Ở đây có trữ lượng dầu mỏ lớn chiếm xấp xỉ 50% của cả thế giới.
- Hiện nay các nguồn năng lượng đang bị thiếu hụt trên quy mô toàn cầu.
--> Tây Nam Á đã trở thành nơi cạnh tranh ảnh hưởng của nhiều cường quốc và là điểm nóng của thế giới.
2. Do có vị trí chiến lược quan trọng:
- Ở ngã 3 của 3 châu lục Á, Âu, Phi.
- Án ngữ con đường biển từ Ấn Độ Dương với Địa Trung Hải qua kênh đào Xuy-ê và Biển Đỏ.
- Án ngữ con đường biển từ Địa Trung Hải với Biển Đen. 2,

a) Giống nhau:

  • Đều là hai sông lớn của Trung Quốc, bắt nguồn từ sơn nguyên Tây Tạng ở phía tây chảy về phía đông rồi đổ ra biển.
  • Ở hạ lưu đều bồi đắp thành những đồng bằng rộng, màu mỡ.
  • Nguồn cung cấp nước đều do băng tuyết tan và mưa gió vào mùa hạ.
  • Hai sông đều có lũ lớn vào cuối mùa hạ, đầu thu và cạn vào đông xuân.

b) Khác nhau:

  • Sông Trường Giang: Có độ dài lớn hơn sông Hoàng Hà, đố nước ra biển Hoa Đông, bồi đắp lên đồng bằng Hoa Trung.
  • Sông Hoàng Hà: Ngắn hơn và đổ nước ra biển Hoàng Hải, bồi đắp lên đồng bằng Hoa Bắc. Sông Hoàng Hà có chế độ nước thất thường, trước đây vào mùa hạ hay có lũ lụt gây thiệt hại cho mùa màng và nhân dân.