K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

7 tháng 4 2020

* Lật đổ chính quyền phong kiến Nguyễn ở Đàng Trong:

- Biết quân Tây Sơn nổi dậy, chúa Trịnh ở Đàng Ngoài phái quân vào chiếm kinh thành Phú Xuân (Huế). Chúa Nguyễn chống lại không nổi, vượt biển vào Gia Định.

- Nghĩa quân Tây Sơn ở vào thế bất lợi: phía Bắc có quân Trịnh, phía Nam có quân Nguyễn.

- Nhận thấy thế lực quân Trịnh còn mạnh, Nguyễn Nhạc đã tạm thời hòa hoãn với quân Trịnh để dồn sức đánh quân Nguyễn trước.

* Lật đổ chính quyền phong kiến chúa Trịnh ở Đàng Ngoài:

- Tháng 6-1786, quân Tây Sơn nhanh chóng tiêu diệt quân Trịnh ở thành Phú Xuân. Thừa thắng, Nguyễn Huệ đưa quân ra Nam sông Gianh, giải phóng toàn bộ đất Đàng Trong.

- Ngày 21-7-1786, Nguyễn Huệ đánh vào Thăng Long, chúa Trịnh bị dân bắt và nộp cho quân Tây Sơn. Chính quyền chúa Trịnh tồn tại hơn 200 đến đây sụp đổ.

- Nguyễn Huệ vào Thăng Long, giao chính quyền ở Đàng Ngoài cho vua Lê.

* Sự sụp đổ của chính quyền vua Lê ở Đàng Ngoài:

- Trên đường trở về Nam, Nguyễn Huệ cho Nguyễn Hữu Chỉnh ở lại Nghệ An giúp trấn thủ Nguyễn Văn Duệ.

- Sau khi Tây Sơn rút, tình hình Bắc Hà lại trở nên rối loạn, vua Lê Chiêu Thống mời Nguyễn Hữu Chỉnh ra giúp dẹp loạn.

- Sau khi giúp vua Lê đánh tan các tàn dư của họ Trịnh, Nguyễn Hữu Chỉnh lại lộng quyền. Nguyễn Huệ sai Vũ Văn Nhậm tiến quân ra Bắc trị tội Chỉnh. Diệt được Chỉnh, Nhậm lại kiêu căng và có mưu đồ riêng.

- Giữa năm 1788, Nguyễn Huệ tiến công ra Thăng Long diệt Nhậm. Bấy giờ, bè lũ Lê Chiêu Thống đã trốn sang Kinh Bắc. Nguyễn Huệ cùng các sĩ phu đã dốc sức xây dựng chính quyền ở Bắc Hà.

7 tháng 4 2020

Để lật đổ chính quyền phong kiến Nguyễn, Trịnh và Lê đội quân Tây Sơn đã:

  • Biết tin Tây Sơn nổi dậy, chúa Trịnh đem quân đánh Phú Xuân, chúa Nguyễn chạy vào Gia Định.
  • Nguyễn Nhạc tạm hòa với Trịnh để đánh Nguyễn.
  • Năm 1777,quân Tây Sơn bắt giết chúa Nguyễn, lật đổ chính quyền Đàng Trong.
  • Tháng 6 – 1786, Nguyễn Huệ hạ thành Phú Xuân, sau đó tiến thẳng ra Đàng Ngoài với danh nghĩa "phù Lê diệt Trịnh".
  • Giữa năm 1786, bắt chúa Trịnh, giao quyền cho vua Lê.
  • Giữa năm 1788, Nguyễn Huệ ra Bắc diệt Vũ Văn Nhậm, lật đổ chính quyền vua Lê, tự tay xây dựng chính quyền mới.

=>Quân Tây Sơn đã lật đổ được các tập đoàn phong kiến Nguyễn, Trịnh. Lê thối nát và hoàn thành sứ mệnh lịch sử của mình.

3 tháng 3 2020

- Một số đô thị lớn như: Thăng Long - Kẻ chợ, Phố Hiến, Hội An

- Đô thị cổ Việt Nam chịu sự ảnh hưởng sâu sắc của nhà nước phong kiến và cộng đồng kinh tế làng xã. Trước tiên có thể thấy đô thị Việt Nam thế kỷ 17-18 mang nhiều dáng vẻ, cung bậc khác nhau. Có đô thị nặng về tính chất chính trị như Huế, có đô thị nặng về kinh tế như Hội An, Phố Hiến, nhưng cũng có loại trung dung, vừa mang tính chất chính trị lại vừa có giao thương nhộn nhịp, sầm uất. Trong mọi hoạt động kinh tế như Thăng Long – Kẻ Chợ. Song, tất cả đều phải chịu sự chi phối ràng buộc theo những chính sách của nhà nước phong kiến.

- Thành phần thị dân trong các đô thị là một lực lượng không thuần nhất, tức đô thị cổ Việt Nam không là địa giới riêng của phong kiến hay bất cứ một giai tầng xã hội nào mà là hỗn dung của nhiều đẳng cấp khác nhau trong xã hội, từ tiện dân cho đến quan lại, vua chúa, trong đó giới nho sĩ và quý tộc có vai trò chủ đạo, tất nhiên họ la tầng lớp xã hội được trọng vọng và được xếp vào hàng danh giá.

- Đô thị Việt Nam hồi thế kỷ 17-18 dù phát triển hưng thịnh nhưng kết cục cũng chỉ có những phường thủ công chuyên nghề mà chưa thể đạt được mức độ chuyên một mặt hàng.

- Đô thị Việt Nam thế kỷ 17-18 phản ánh đúng cơ sở kinh tế xã hội Việt Nam đương thời, với nền kinh tế tiểu nông kém phát triển, thủ công nghiệp không tạo được bước phát triển vượt trội để trở thành các công trường thủ công, thương nghiệp chưa vượt ra khỏi phạm vi quốc gia để vươn tới những vùng đất mới lạ. Từ cơ sở kinh tế như vậy mà mức độ phân hóa giàu nghèo trong tầng lớp thị dân diễn ra không gay gắt. Thị dân trở thành những phú thương giàu có thực sự rất ít.

Nhìn chung, thế kỷ 17-18 là thời kỳ đô thị ở Việt Nam có bước phát triển hưng khởi nở rộ so với những thế kỷ trước.

3 tháng 3 2020

- Một số đô thị lớn như: Thăng Long - Kẻ chợ, Phố Hiến, Hội An

- Đô thị cổ Việt Nam chịu sự ảnh hưởng sâu sắc của nhà nước phong kiến và cộng đồng kinh tế làng xã. Trước tiên có thể thấy đô thị Việt Nam thế kỷ 17-18 mang nhiều dáng vẻ, cung bậc khác nhau. Có đô thị nặng về tính chất chính trị như Huế, có đô thị nặng về kinh tế như Hội An, Phố Hiến, nhưng cũng có loại trung dung, vừa mang tính chất chính trị lại vừa có giao thương nhộn nhịp, sầm uất. Trong mọi hoạt động kinh tế như Thăng Long – Kẻ Chợ. Song, tất cả đều phải chịu sự chi phối ràng buộc theo những chính sách của nhà nước phong kiến.

- Thành phần thị dân trong các đô thị là một lực lượng không thuần nhất, tức đô thị cổ Việt Nam không là địa giới riêng của phong kiến hay bất cứ một giai tầng xã hội nào mà là hỗn dung của nhiều đẳng cấp khác nhau trong xã hội, từ tiện dân cho đến quan lại, vua chúa, trong đó giới nho sĩ và quý tộc có vai trò chủ đạo, tất nhiên họ la tầng lớp xã hội được trọng vọng và được xếp vào hàng danh giá.

- Đô thị Việt Nam hồi thế kỷ 17-18 dù phát triển hưng thịnh nhưng kết cục cũng chỉ có những phường thủ công chuyên nghề mà chưa thể đạt được mức độ chuyên một mặt hàng.

- Đô thị Việt Nam thế kỷ 17-18 phản ánh đúng cơ sở kinh tế xã hội Việt Nam đương thời, với nền kinh tế tiểu nông kém phát triển, thủ công nghiệp không tạo được bước phát triển vượt trội để trở thành các công trường thủ công, thương nghiệp chưa vượt ra khỏi phạm vi quốc gia để vươn tới những vùng đất mới lạ. Từ cơ sở kinh tế như vậy mà mức độ phân hóa giàu nghèo trong tầng lớp thị dân diễn ra không gay gắt. Thị dân trở thành những phú thương giàu có thực sự rất ít.

Nhìn chung, thế kỷ 17-18 là thời kỳ đô thị ở Việt Nam có bước phát triển hưng khởi nở rộ so với những thế kỷ trước.

15 tháng 3 2020

chờ mk chút nha

15 tháng 3 2020

Trong thế kỉ XVII, ở nước ta xuất hiện một số thành thị do sự phát triển công thương nghiệp tạo ra điều kiện hình thành nhiều đô thị mới như Hội An, Thanh Hà, Gia Định, Kinh Kì ngày càng phồn thịnh.

- Vùng đất Đàng Trong mới được khai thác, đất đai nhiều, màu mỡ, nhất là vùng Nam Bộ, dân cư thì còn thưa thớt.

- Khí hậu có nhiều thuận lợi cho nông nghiệp phát triển.

- Chúa Nguyễn có những biện pháp tích cực để phát triển nông nghiệp.

- Nông Nghiệp:

Cuộc chiến tranh Nam - Bắc triều đã phá hoại nghiêm trọng nên sản xuất nông nghiệp. Chính quyền Lê - Trịnh ít quan tâm đến công tác thuỷ lợi và tổ chức khai hoang. Ruộng đất công làng xã bị cường hào đem cầm bán. Ruộng đất bỏ hoang, mất mùa, đói kém xảy ra dồn dập, nhất là vùng Sơn Nam, Thanh Hoá, Nghệ An. Nông dân phải bỏ làng đi phiêu tán.

- Thủ công nghiệp :

Từ thế kỉ XVII, xuất hiện thêm nhiều làng thủ công, trong đó có nhiều làng thủ công nổi tiếng : gốm Thổ Hà (Bắc Giang), Bát Tràng (Hà Nội), dệt La Khê (Hà Nội), rèn sắt Nho Lâm (Nghệ An)...

- Thương nghiệp :

+ Buôn bán phát triển, nhất là ờ các vùng đồng bằng và ven biển. Các thương nhân châu Á, châu Âu thường đến Phố Hiến và Hội An buôn bán tấp nập. Xuất hiện thêm một số đô thị, ngoài Thăng Long còn có Phố Hiến (Hưng Yên), Thanh Hà (Thừa Thiên - Huế), Hội An (Quảng Nam), Gia Định (Thành phố Hồ Chí Minh ngày nay).

+ Các chúa Trịnh và chúa Nguyễn cho thương nhân nước ngoài vào buôn bán để nhờ họ mua vũ khí. Về sau, các chúa thi hành chính sách hạn chế ngoại thương, do vậy, từ nửa sau thế kỉ XVIII, các thành thị suy tàn dần.

Lái buôn Nhật Bản cùng cư dân địa phương đã dựng nê thành phố cảng vào khoảng cuối thế kỉ XVI – đầu thế kỉ XVII. Từ đó, Hội An trở thành đô thị đẹp, sầm uất Đàng Trong. Các hàng hóa từ Quảng Nam, Bình Khang... đều hướng đường thủy, đường bộ tập trung về Hội An,hải cảng đẹp nhất, nơi thương nhân ngoại quốc thường lui tới buôn bán.

- Làng gốm Thổ Hà (Bắc Giang).

- Làng gốm Bát Tràng (Hà Nội).

- Làng dệt La Khê (Hà Nội).

- Làng rèn sắt Nho Lâm (Nghệ An).

- Làng Vạn Phúc (Hà Đông – Hà Nôi) chuyên dệt lụa tơ tằm.

- Hàng thuê ở Thừa Thiên Huế.

- Lụa tơ tằm ở Hội An –Quảng Nam.

5 tháng 4 2020

1. Đ

2. S

3. Đ

4. Đ

5. S

29 tháng 2 2020

( Đ ) Các cuộc khởi nghĩa nông dân tuy bị thất bại, nhưng góp phần làm sụp đổ nhà Lê sơ.

( S ) Chiến tranh Nam - Bắc triều là cuộc chiến tranh giữa hai miền Nam - Bắc nước ta.

( Đ ) Chiến tranh Trịnh -Nguyễn kéo dài gần nửa thế kỷ và không phân thắng bại.

( Đ ) Hậu quả của chiến tranh Trịnh - Nguyễn là đất nước bị chia cắt kéo dài hơn 200 năm.

( S ) Dưới thời Lê Sơ đơn vị hành chính cấp địa phương lớn nhất được gọi là Lộ.

25 tháng 4 2018

Lời giải:

Trên cơ sở nghiên cứu tàu thủy của phương Tây, năm 1839, các thợ thủ công Việt Nam đã đống được một chiếc tàu thủy chạy bằng hơi nước. Sự kiện nào đánh dấu bước phát triển vượt bậc của kĩ thuật đóng tàu của Việt Nam

Đáp án cần chọn là: B

1 tháng 3 2017

Lời giải:

Tây Sơn đã lãnh đạo nhân dân đánh tan các cuộc xâm lược của Xiêm (1785), Thanh (1789), bảo vệ nền độc lập và toàn vẹn lãnh thổ của dân tộc

Đáp án cần chọn là: C

24 tháng 12 2017

Lời giải:

Các nổi dậy của nhân dân thời Nguyễn khiến cho nền sản xuất bị đình trệ, khối đoàn kết dân tộc bị  rạn nứt, từ đó khiến cho sức mạnh phòng thủ đất nước bị suy giảm

=> Việt Nam đứng ở thế bất lợi trước nguy cơ xâm lược của thực dân phương Tây.

=> Đáp án D: Đến năm 1945 triều Nguyễn mới bị lật đổ.

Đáp án cần chọn là: D

8 tháng 6 2019

Lời giải:

Sang thế kỉ XIX, đất nước đã thống nhất, đây là điều kiện để việc buôn bán có thể diễn ra thuận lợi

Đáp án cần chọn là: B

13 tháng 10 2019

Lời giải:

Các loại hình nghệ thuật ở thời kì này có sự phát triển phong phú, mang nhiều nét mới so với các thế kỉ trước:

- Nghệ thuật ca hát dân gian phát triển với nhiều làn điệu dân ca khắp 3 miền Bắc, Trung, Nam. Từ miền xuôi đến miền ngược, đặc biệt là hát tuồng và hát chèo.

- Nghệ thuật tranh dân gian mang đậm bản sắc dân tộc và truyền thống yêu nước, toát lên nét đẹp trong đời sống lao động sản xuất ở nông thôn, thể hiện niềm lạc quan yêu đời.

- Nghệ thuật kiến trúc, điêu khắc đạt trình độ cao, đặc biệt, nghệ thuật tạc tượng ở thế kỉ XVIII đạt đến trình độ điêu luyện, chứng tỏ tài năng sáng tạo tuyệt vời của người nghệ sĩ dân gian.

Ví dụ: Chùa Tây phương là nơi tập trung nhiều pho tượng có giá trị. Các pho tượng dựa theo đề tài trong sự tích Đạo Phạt nhưng vẫn thể hiện những con người Việt Nam rất hiện thực và gợi cảm, xứng đáng là những kiệt tác bậc thầy.

=> Loại trừ đáp án: C (thuộc thành tựu về kĩ thuật)

Đáp án cần chọn là: C

18 tháng 9 2018

Lời giải:

- Hai câu thơ trên được thêu trên lá cờ khởi nghĩa của Cao Bá Quát. Nghĩa là: ở Bình Dương, Bồ Bản (hai kinh đô của đời Đường Nghiêu) không có những vua hiền như Nghiêu, Thuấn, thì ở Mục Dã, Minh Điều (hai nơi tụ nghĩa) phải có những người như ông Võ, ông Thang (hai người đã nổi lên diệt vua Kiệt nhà Hạ và vua Trụ nhà Thương)

- Đây là khẩu hiệu hành động của nghĩa quân. Những người nông dân làm cuộc khởi nghĩa này không chỉ đòi hỏi miếng cơm manh áo cho cá nhân mà chính là muốn thanh toán vật chướng ngại của lịch sử, tức là lật đổ triều đình suy tàn, tay thế nó bằng những ông vua tài đức, hiền năng

Đáp án cần chọn là: C