K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

1 tháng 5 2022

_gồm xác chết của đv

_chất dinh dưỡng còn sót lại khi đv chết

 

1 tháng 5 2022

Hệ sinh thái  là hệ thống các quần thể bao gồm cả sinh vật có sự sống và không có sự sống, tất cả cùng tồn tại và phát triển trong một môi trường gọi là quần xã. Những quần thể này luôn có tương tác qua lại dù ít hay nhiều.

1 tháng 5 2022

Câu 5: Hệ sinh thái bao gồm quần xã sinh vật và khu vực sống của quần xã (sinh cảnh). Trong hệ sinh thái, các sinh vật luôn luôn tác động lẫn nhau và tác động qua lại với các nhân tố vô sinh của môi trường tạo thành một hệ thống hoàn chỉnh và tương đối ổn định.

Ví dụ: Trong một khu rừng có nhiều cây lớn nhỏ khác nhau, các cây lớn đóng vai trò quan trọng là bảo vệ các cây nhỏ và động vật sống trong rừng. Động vật rừng ăn thực vật hoặc ăn thịt các loài động vật khác. Các sinh vật trong rừng phụ thuộc lẫn nhau và tác động với môi trường sống của chúng rất chặt chẽ tạo thành hệ sinh thái.

- Một hệ sinh thái hoàn chỉnh có các thành phần chủ yếu sau:

+ Các thành phần vô sinh như đất đá, nước, thảm mục...

+ Sinh vật sản xuất là thực vật.

+ Sinh vật tiêu thụ gồm có động vật ăn thực vật và động vật ăn thịt.

+ Sinh vật phân giải như vi khuẩn, nấm...

 

1 tháng 5 2022

Câu 3:

a) Giống nhau:

- Đều là sinh vật sống thành quần thể.

- Đều có các đặc trưng cơ bản cho từng quần thế như tỉ lệ giới tính, thành phần nhóm tuồi, mật độ, tỉ lệ sinh sản, tỉ lệ tử vong, sự phân bố, khả năng thích nghi với môi trường...

- Đều bị biến động số lượng theo chiều hướng giảm do sự cố bất ngờ như bão lụt, động đất.

- Đều có cơ chế cân bằng quần thể dựa vào tỉ lệ sinh sản và tử vong.

b) Khác nhau:

- Nhờ có tư duy trừu tượng, con người có các đặc điểm mà quần thể sinh vật khác không có như: văn hóa, giáo dục, thương mại, quân sự, pháp luật, kinh tế, hôn nhân....

- Do luật kết hôn và dân số, ở quần thể người chỉ được một vợ, một chồng và nhiều nhất là hai con. Nhờ vậy, con người chủ động điều chỉnh được mật độ, sự cạnh tranh không gay gắt so với các quần thố sinh vật khác.

 

- Nhờ vào lao động và tư duy, con người cái tạo thiên nhiên (ngăn sông, trồng rừng, làm mưa....) tự tạo ra môi trường sống thích nghi mà các quần thể sinh vật khác không làm được.


Vì : Quần thể người còn có những đặc trưng kinh tế - xã hội mà quần thế sinh vật khác không có.

Câu 4:

- Ô nhiễm do các chất khí thải ra từ hoạt động công nghiệp và sinh hoạt. 

- Ô nhiễm do hóa chất bảo vệ thực vật và chất độc hóa học. 

- Ô nhiễm do các chất phóng xạ. 

- Ô nhiễm do chất thải rắn. 

- Ô nhiễm do sinh vật gây bệnh.

1 tháng 5 2022

Câu 1:Cơ thế sinh vật cũng được coi là môi trường sống khi chúng  nơi ở, nơi lấy thức ăn, nước uống của các sinh vật khác. Ví dụ: cây xanh là môi trường sống của vi sinh vật và nấm kí sinh; ruột người là môi trường sống của các loài giun, sán,...
Câu 2:-Nhân tố sinh thái là những ảnh hưởng của sinh vật xung quanh bởi sự tác động của môi trường xung quanh. Những tác động trên đã làm thay đổi đi tập tính của mọi sinh vật như: Ảnh hưởng đến mức độ tăng trưởng, mức độ sinh sản, mức độ phát triển… Từ những tác động của nhân tố sinh thái, nên các sinh vật đã thích nghi và tạo thành những đặc điểm riêng.
 

1 tháng 5 2022

Nếu cây xanh chết thì các sinh vật tiêu thụ bậc thấp ăn thực vật sẽ chết kéo theo đó là các sinh vật tiêu thụ bậc cao ăn thịt cũng sẽ chết, các sinh vật phân giải có lẽ sẽ tồn tại không lâu rồi cũng chết dần chết mòn.

Kết luận: Nếu cây xanh chết thì quần xã sẽ không tồn tại nữa.

Ý kiến riêng tham khảo thôi nha.

1 tháng 5 2022

Cây xanh => Thỏ => Cáo => Vi sinh vật

Cây xanh => Chuột => Rắn => Cú mèo => Vi sinh vật

Cây xanh => Sâu hại thực vật => Nhái => Rắn => Vi sinh vật

Cây xanh => Sâu hại thực vật => Ếch => Cú mèo => Vi sinh vật

Còn nữa nhưng mình lười nên vậy thôi ha

2 tháng 5 2022

câu này mink chả loi rồi