K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

6 tháng 11 2018

Câu ca dao là lời nhắn nhủ của ông cha về truyền thống "Tôn sư trọng đạo của dân tộc". Người xưa có câu "Nhất tự vi sư bán tự vi sư", có nghĩa là một chữ cũng là thầy nửa chữ cũng là thầy. Bởi vậy, đối với những người đã truyền dạy cho ta bài học, giúp ta nâng cao nhận thức, hoàn thiện nhân cách thì ta phải hết sức biết ơn và tôn trọng. Bên cạnh đó, cũng có câu "Trọng thầy mới được làm thầy/ Những phường vô lễ sau này ra chi" một lần nữa nhấn mạnh việc phải tôn trọng, biết ơn thầy cô giáo. Nếu muốn trở thành "thầy", nghĩa là cũng trở thành người có ích cho xã hội, dẫn dắt kẻ khác, thì phải biết học hỏi, khiêm tốn và tôn trọng tiền nhân. Có như vậy, học trò của ta mới kính phục không chỉ về tri thức mà còn về nhân cách của người thầy giáo. Tác giả còn không quên khẳng định: "Những phường vô lễ sau này ra chi", nghĩa là những kẻ vô lễ bất nhân thì sẽ không có sự trưởng thành và là ung nhọt, gánh nặng của xã hội. Như vậy, câu ca dao vừa tiếp nối mạch nguồn truyền thống đạo lý tốt đẹp của dân tộc, vừa đưa ra kết cục tất yếu cho những kẻ không biết tôn trọng và biết ơn, không khiêm tốn và sống mà không có đạo lí làm người.

6 tháng 11 2018

Trong xã hội hiện đại, khi mà những giá trị của con người được đong đếm và cân đo bằng mệnh giá khác nhau của đồng tiền thì tình yêu, nhân cách, những giá trị thuộc phạm trù tinh thần ngày càng có nguy cơ bị đe dọa. Tình yêu đích thực của con người trong cuộc sống hiện đại cũng vậy. Câu hỏi thường trực, gợi ra những băn khoăn của con người đó là: Liệu có hay không một tình yêu đích thực trong xã hội ngày nay? Tình yêu ở đây có thể được hiểu theo nghĩa rộng đó là tình yêu thương con người, tình người, sự giúp đỡ lẫn nhau chứ không đơn thuần chỉ là tình yêu đôi lứa. Câu trả lời là: có. Vẫn luôn tồn tại tình yêu đích thực ấy. Bởi trong guồng quay của nhịp sống hiện đại gấp gáp ta vẫn thấy đâu đó những tấm gươm, những câu chuyện ấm nóng tình người. Đó là cụ già 80 tuổi ở Bình Thuận, dù đã mắt mờ, già yếu nhưng ngày ngày cụ vẫn tự bỏ tiền ra mua những tấm vải về may chăn quyên góp tặng trẻ mồ côi, người nghèo. Đó là chàng trai đi phượt khắp Việt Nam để kêu gọi và nêu cao tinh thần đọc sách với tên gọi Sách hóa Nông thôn. Đó là kết thúc viên mãn của chàng lùn và cô người mẫu cao kều trong ngày cưới. Thử hỏi, nếu không phải tình cảm, tình yêu đích thực thì liệu con người có đối xử được như vậy không. Ở đó không hề có sự vụ lợi, không so đo thiệt hơn, không để đánh bóng tên tuổi hay mải mê chạy theo những giá trị vật chất. Mà ở đó ta thấy ngời sáng tình người, tình yêu. Cuộc sống này có vô vàn những câu chuyện, những tấm gương như thế. Đó là mảnh ghép cuộc sống, là lời nhắc nhở con người bước chậm lại giữa thế gian vội vã, là giây phút thức tỉnh con người: sống chậm lại, nghĩ khác đi, yêu thương nhiều hơn.