K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

8 tháng 12 2017

* Lục địa:

- Trên Trái Đất có 6 lục địa:

+ Lục địa Á - Âu

+ Lục địa Phi

+ Lục địa Bắc Mĩ

+ Lục địa Nam Mĩ.

+ Lục địa Nam Cực.

+ Lục địa ô-xtrây-li-a.

- Lục địa có diện tích lớn nhất là: lục địa Á-Âu (50,7 triệu km2), nằm ở nửa cầu Bắc.

- Lục địa có diện tích nhỏ nhất là: lục địa Ô-xtrây-li-a (7,6 triệu km2), nằm ở nửa cầu Nam.

* Đại dương:

Tổng diện tích 4 đại dương là 361 triệu km2. Vậy nếu diện tích bề mặt Trái Đất là 510 triệu km2 thì diện tích bề mặt các đại dương sẽ là:

361000000 x 100 / 510000000 = 70,2%

- 4 đại dương trên thế giới là: Thái Bình Dương, Đại Tây Dương, Bắc Băng Dương và Ấn Độ Dương.

- Đại dương có diện tích lớn nhất trong 4 đại dương là Thái Bình Dương.

- Đại dương có diện tích nhỏ nhất trong 4 đại dương là Bắc Băng Dương.


28 tháng 11 2017

*Cấu tạo bên trong của Trái Đất gồm 3 lớp: lớp vỏ Trái Đất, lớp trung gian và lõi Trái Đất

* Vỏ Trái Đất là lớp rắn chắc ở ngoài cùng của Trái Đất, được cấu tạo do một số địa mảng nằm kề nhau.

- Lớp vỏ Trái Đất chỉ chiếm 15% thể tích và 1% khối lượng của Trái Đất.

- Vỏ Trái Đất là lớp đá rắn chắc dày 5 - 70km. Bao gồm đá granit, đá bazan….

- Trên vỏ Trái Đất có núi, sông, biển, đại dương → Là nơi sinh sống của loài người.

- Lớp vỏ của Trái Đất có vai trò rất quan trọng vì là nơi tồn tại của các thành phần tự nhiên và là nơi sinh sống, hoạt động xã hội của con người.

Chúc em học tốt!

28 tháng 11 2017

Nguyễn Thu Trang

- Cấu tạo bên trong của Trái Đất gồm ba lớp: lớp ngoài cùng là vỏ Trái Đất, ở giữa là lớp trung gian và trong cùng là lõi.

- Đặc điểm của từng lớp:

  • Lớp vỏ Trái Đất là lớp mỏng nhất có độ dày từ 5km đến 70km. vật chất ở dạng rắn chắc. Lớp vỏ trái đất rất quan trọng vì nó là nơi tồn tại các thành phần tự nhiên của Trái Đất như không khí, nước, sinh vật... đồng thời là nơi tồn tại của xã hội loài người. Lớp vỏ Trái Đất được cấu tạo từ một sổ địa mảng nằm kề nhau. Các địa mảng di chuyển rất chậm chạp. Hai địa mảng kề nhaụ có thể tách xa nhau hoặc xô vào nhau.
  • Lớp trung gian: Có độ dày gần 3000km, vật chất ở trạng thái từ quánh dẻo đến lỏng, nhiệt độ khoảng 1500 độ C đến 4700 độ C
  • Lõi Trái đất: Có độ dày trên 3000km, vật chất ở trạng thái lỏng ở ngoài, rắn ở trong, nhiệt độ cao nhất khoảng 5000 độ C.
28 tháng 11 2017

Tự quay quanh trục

-Trục Trái Đất: nghiêng 66o33, so với mặt phẳng quỹ đạo

-Hướng tự quay: Tây sang Đông

- Thời gian tự quay 1 vòng: 24 giờ ( 1 ngày đêm)

Quanh mặt trời:

Hướng chuyển động: Tây sang Đông

Chu kì chuyển động ( thời gian chuyển động): 365 ngày 6 giờ

28 tháng 11 2017

Nguyên nhân là do nội lực và ngoại lực

Nội lực tác động đến địa hình bề mặt Trái Đất thông qua các vận động kiến tạo, các hoạt động động đất, núi lửa…

Vận động kiến tạo là các vận động do nội lực sinh ra, làm cho địa hình lớp vỏ Trái Đất có những biến đổi lớn.

27 tháng 11 2017
Ngày

Vĩ độ

Số ngày có ngày dài 24h Số ngày có đêm dài 24h

Mùa

22/6

66o33’B

66o33’N

1 1

Hạ, Đông

22/12

66o33’B

66o33’N

1 1

Đông, Hạ

21/3-23/9

Cực Bắc

Cực Nam

186 (6 tháng) 186 (6 tháng)

Hạ, Đông

23/9-21/3

Cực Bắc

Cực Nam

186 (6 tháng) 186 (6 tháng)

Đông, Hạ

Kết luận

Mùa hè

1 – 6 tháng

Mùa đông

1 – 6 tháng

banhquabanhquavui

8 tháng 12 2017

- Ngày xuân phân (21/3) và thu phân (23/ 9) là hai ngày duy nhất trên Trái Đất đều có ngày dài bằng đêm.

Ngày 21/3 và 23/9 đều có giờ chiếu sáng trong ngày là 12h. Do vào các ngày này, Trái Đất hướng cả hai nửa cầu về phía Mặt Trời như nhau, tia sáng Mặt Trời chiếu vuông góc với xích đạo nên mọi nơi có số giờ chiếu sáng như nhau (12 giờ), ngày và đêm dài bằng nhau.

27 tháng 11 2017

Vỏ Trái Đất là lớp mỏng nhất, nhưng lại rất quan trọng vì nó là nơi tồn tại các thành phần khác của Trái Đất như không khí, nước, các sinh vật... và cả xã hội loài người. Lớp vỏ Trái Đất được cấu tạo do một số địa mảng nằm kề nhau. Các địa mảng di chuyển rất chậm. Hai địa mảng có thể cách xa nhau hoặc xô vào nhau.

27 tháng 11 2017

-Vỏ trái đất là lớp đá rắn chắc nằm ở ngoài cùng của trái đất ,Lớp này rất mỏng chỉ chiếm 1% thể tích và 0,5% khối lượng của trái đất -Vỏ trái đất được cấu tạo của một số địa mảng nằm kề nhau .Các địa mảng này có bộ phận nổi cao lên trên mực nươc biển là lục địa ,các đảo và các bộ phận trũng và thấp bị nước bao phủ là đại dương -Các địa mảng không nằm nguyên một chỗ mà di chuyển chậm.Nếu như 2 địa mảng cách xa nhau ỏ chỗ tiếp xúc của chúng vật chất sâu sẽ trào lên hình thành dãy núi ngầm dưới đại dương .Nếu 2 địa mảng xô vào nhau thì ở chỗ tiếp xúc của chúng,đá sẽ bị nèn ép,nhô lên thành núi .Đồng thời ở đó cũng sinh ra núi lửa và động đất ➜vai trò của vỏ trái đất:nơi tồn tại của các thành phần tự nhiên khác như;nước ,không khí,sinh vật....rất quan trọng đối với hoạt động của con ngườihaha ❉mình chỉ giúp bạn được vậy thôi