K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

24 tháng 3 2019

Đáp án D

Cuộc cách mạng khoa học - công nghệ có những tác động tích cực về nhiều mặt như: Tăng năng suất lao động, không ngừng nâng cao mức sống và chất lượng cuộc sống của con người. Từ đó, dẫn đến những thay đổi lớn về cơ cấu dân cư, chất lượng nguồn nhân lực,… hình thành một thị trường thế giới với xu thế toàn cầu hóa

Đề thi đánh giá năng lực

7 tháng 1 2017

Đáp án D
Tháng 12-1989, trong cuộc gặp không chính thức tại đảo Manta (Địa Trung Hải), hai nhà lãnh đạo M. Goócbachốp và G. Busơ đã chính thức cùng tuyên bố chấm dứt Chiến tranh lạnh

17 tháng 9 2019

Đáp án B

Sự đối lập về mục tiêu và chiến lược giữa Liên Xô và Mĩ là nguyên nhân sâu xa dẫn đến sự đối đầu Đông- Tây và cuộc Chiến tranh lạnh. Liên Xô chủ trương duy trì hòa bình, an ninh thế giới, bảo vệ thành quả của chủ nghĩa xã hội và đẩy mạnh phong trào cách mạng thế giới. Ngược lại, Mĩ ra sức chống phá Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa, đẩy lùi phong trào cách mạng nhằm thực hiện mưu đồ bá chủ thế giới.

15 tháng 10 2018

Đáp án B

- Hiệp định về những cơ sở quan hệ giữa Đông Đức và Tây Đức (1972) có nội dung: Hai bên thiết lập quan hệ láng giềng thân thiện trên cơ sở bình đẳng và giải quyết các vấn đề tranh chấp bằng biện pháp hòa bình.

- Định ước Henxinki (1975) có nội dung: giải quyết các tranh chấp quốc tế bằng biện pháp hòa bình, . nhằm đảm bảo an ninh và sự hợp tác giữa các nước.

26 tháng 6 2018

Đáp án A
Đầu tháng 8-1975, các nước châu Âu cùng Mĩ và Canada đã kí kết Định ước Henxinki, khẳng định những nguyên tắc trong quan hệ giữa các quốc gia như bình đẳng, chủ quyền, sự bền vững của đường biên giới, giải quyết hòa bình các tranh chấp…nhằm bảo đảm an ninh châu Âu và sự hợp tác giữa các nước về kinh tế, khoa học và kĩ thuật, bảo vệ môi trường…Định ước Henxinki đánh dấu sự chấm dứt tình trạng đối đầu giữa 2 khối nước tư bản chủ nghĩa và xã hội chủ nghĩa ở châu Âu; đồng thời tạo nên một cơ chế giải quyết các vấn đề liên quan đến hòa bình, an ninh ở châu lục này

29 tháng 3 2019

Đáp án A

Năm 1973, trên thế giới xảy ra cuộc khủng hoảng dầu mỏ mở đầu cho cuộc khủng hoảng chung về nhiều mặt. Cuộc khủng hoảng đã làm bộc lộ nhiều vấn đề bức thiết như tình trạng vơi cạn dần nguồn tài nguyên, ô nhiễm môi trường, sự bùng nổ về dân số…Đây là các vấn đề toàn cầu đòi hỏi các quốc gia phải chung tay giải quyết và là nguyên nhân khách quan dẫn đến sự xuất hiện xu thế hòa hoãn Đông- Tây từ những năm 70 của thế kỉ XX

=> Xu thế hòa hoãn Đông – Tây xuất hiện từ những năm 70 của thế kỉ XX

7 tháng 6 2017

Đáp án A

Tháng 12-1989, Mĩ và Liên Xô cùng tuyên bố chấm dứt Chiến tranh lạnh xuất phát từ những nguyên nhân sau:

- Cuộc chạy đua vũ trang kéo dài hơn bốn thập kỉ đã làm cho cả hai nước quá tốn kém và suy giảm thế mạnh của họ trên nhiều mặt so với các cường quốc khác.

- Khó khăn và thách thức to lớn đã đặt ra trước hai nước do sự vươn lên mạnh mẽ của Nhật Bản và các nước Tây Âu,…

- Nền kinh tế Liên Xô ngày càng lâm vào tình trạng trì trệ, khủng hoảng,…

=> Sự tan rã của ché độ xã hội chủ nghĩa Đông Âu phải đến năm 1991, trong khi chiến tranh lạnh đã kết thúc từ năm 1989 => đây không phải nguyên nhân dẫn tới việc Liên Xô tuyên bố chấm dứt chiến tranh lạnh.

13 tháng 5 2017

Tại Nghệ An, Xô Viết ra đời từ tháng 9/1930 ở các xã thuộc huyện Thanh Chương, Nam Đàn, một phần huyện Anh Sơn, Nghi Lộc...ở Hà Tĩnh, Xô Viết hình thành ở các xã thuộc huyện Can Lộc, Nghi Xuân, Hương Khê. Các Xô viết đã thực hiện quyền làm chủ của quần chúng, điều hành mọi mặt của đời sống xã hội.

Về chính trị: Quần chúng được tự do tham gia các hoạt động trong các đoàn thể cách mạng, tự do hội họp.

Về kinh tế: Thi hành các biện pháp như chia ruộng đất cho dân, bãi bỏ thuế thân, thuế chợ...

Văn hóa-xã hội: mở lớp dạy chữ quốc ngữ cho các tầng lớp nhân dân, trật tự trị an được giữ vững...

Trước tác động của phong trào, thực dân Pháp tập trung lực lượng tiến hành khủng bố dã man. Từ giữa năm 1931, phong trào cách mạng trong cả nước dần dần lắng xuống.

12 tháng 3 2019

*Âm mưu: Mĩ cấu kết với Pháp can thiệp sâu và chiến tranh Đông Dương.

* Hành động:

- Ngày 23 - 12 - 1950, Mĩ ký với Pháp Hiệp định phòng thủ chung Đông Dương. Đây là hiệp định viện trợ quân sự, kinh tế - tài chính của Mĩ cho Pháp và tay sai, qua đó Mĩ từng bước thay chân Pháp ở Đông Dương.

- Tháng 9 - 1951: Mĩ ký với Bảo Đại Hiệp ước hợp tác kinh tế Việt - Mĩ nhằm ràng buộc Bảo Đại.

- Pháp đề ra kế hoạch Đờ Lát đơ Tátxinhi đưa chiến tranh xâm lược của Pháp ở Đông Dương lên quy mô lớn.

29 tháng 12 2017

* Diễn biến:

- Tháng 12 - 1953, Bộ Chính trị quyết định mở chiến dịch Điện Biên Phủ nhằm tiêu diệt lực lượng của địch ở đây, giải phóng Tây Bắc, tạo điều kiện giải phóng Bắc Lào.

- Tháng 3 - 1954, quân ta đã chuẩn bị đầy đủ cho cuộc Tổng tiến công tập đoàn cứ điểm ở Điện Biên Phủ.

- Chiến dịch Điện Biên Phủ được chia làm 3 đợt:

+ Đợt 1: từ ngày 13 đến 17 - 3 - 1954: tiêu diệt cụm cứ điểm Him Lam và toàn bộ phân khu Việt Bắc.

+ Đợt 2: Từ ngày 30 -3 đến 26 - 4 - 1954: đồng loạt tiến công các phân khu Trung tâm, chiếm hầu hết các cứ điểm của Pháp, tạo điều kiện không chế, chia cắt lực lượng của Pháp.

+ Đợt 3: từ ngày 1-5 đến 7-5-1954: đồng loạt tiến công phân khu Trung tâm và phân khu Nam, tiêu diệt các cứ điểm còn lại của Pháp.

* Ý nghĩa:

- Chiến thắng Điện Biên Phủ đã giáng một đòn quyết định, đập tan nỗ lực cuối cùng của thực dân Pháp và can thiệp của Mĩ, trực tiếp đưa đến việc ký kết Hiệp định Giơnevơ, tạo điều kiện giải phóng một nửa đất nước.

- Thắng lợi của chiến dịch Điện Biên Phủ chứng tỏ sự lãnh đạo tài tình, sáng suốt của Đảng, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh. Đây là nhân tố quyết định đến thắng lợi cuối cùng, buộc Pháp phải ký kết Hiệp định Giơnevơ, lập lại hòa bình ở Việt Nam và Đông Dương.

- Phát huy cao nhất sức mạnh tổng hợp của toàn dân tộc.

- Khẳng định sự giúp đỡ to lớn về cả vật chất và tinh thần của bạn bè quốc tế.

- Tăng niềm tự hào dân tộc, niềm tin tưởng tuyệt đối vào sự lãnh đạo của Đảng.

- Chiến thắng Điện Biên Phủ mang tầm vóc thời đại, góp phần to lớn vào phong trào đấu tranh vì hòa bình, tiến bộ của nhân loại.