K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

27 tháng 5 2020
Bài làm:

Quan sát vào bảng số liệu ta thấy, cơ cấu trong GDP trong các ngành dịch vụ chiếm tỉ trọng cao: Ca-na-đa và Mê-hi-cô: 68%, Hoa Kì: 72%

27 tháng 5 2020

Về mặt địa lý, châu Âu nằm trong đại lục rộng hơn là lục địa Âu Á. Ranh giới của lục địa châu Âu với châu Á bắt đầu từ dãy Ural ở Nga phía đông, đến đông nam thì không thống nhất, có thể coi là sông Ural hoặc sông Emba. Từ đó ranh giới này kéo đến biển Caspia, sau đó đến sông Kuma và Manych hoặc dãy Kavkaz, rồi kéo đến Biển Đen; eo biển Bosporus, biển Marmara, và eo biển Dardanelles chấm dứt ranh giới với châu Á. Biển Địa Trung Hải ở phía nam phân cách châu Âu với châu Phi. Ranh giới phía tây là Đại Tây Dương, tuy thế Iceland, nằm cách xa hẳn so với điểm gần nhất của châu Âu với châu Phi và châu Á, cũng nằm trong châu Âu. Hiện tại việc xác định trung tâm địa lý châu Âu vẫn còn trong vòng tranh luận.

Trên thực tế, biên giới của châu Âu thông thường được xác định dựa trên các yếu tố chính trị, kinh tế, và văn hóa. Do vậy mà kích thước cũng như số lượng các nước của châu Âu sẽ khác nhau tùy theo định nghĩa. Hầu hết các nước trong châu Âu là thành viên của Hội đồng châu Âu, ngoại trừ Belarus, và Tòa Thánh (Thành Vatican).

Khái niệm lục địa châu Âu không thống nhất. Vì châu Âu không được bao bọc toàn bộ bởi biển cả nên nhiều người coi nó chỉ là bán đảo của lục địa Âu Á. Trong quá khứ, khái niệm lãnh thổ Kitô giáo được coi là quan trọng hơn cả đối với châu Âu.

Châu Âu được chia làm 4 khu vực: Bắc Âu, Nam Âu, Tây Âu, Đông Âu.

Trên thực tế, châu Âu ngày càng được dùng là cách gọi tắt để chỉ Liên minh châu Âu (LMCÂ) và các 25 thành viên hiện tại của nó. Một số nước châu Âu đang xin làm thành viên, số khác dự kiến cũng sẽ tiến hành thương lượng trong tương lai

27 tháng 5 2020
Vai trò của rừng Amazon

– Rừng nhiệt đới Amazon giúp điều hòa khí quyển, ổn định nhiệt độ toàn thế giới. – Rừng rậm Amazon được coi là “máy điều hòa tự nhiên” hay còn gọi là ” Lá phổ của thế giớ” giúp lọc bụi bẩn và cung cấp oxy duy trì sự sống. 20% lượng oxy trên thế giới được sản xuất từ rừng nhiệt đới Amazon

các giải pháp để bảo vệ rừng amazon

: - Đặt ra các chính sách, biện pháp quyết liệt để bảo vệ rừng Âmzon như cấm và hạn chế khai thác rừng.

- Có các biện pháp trừng phạt thích đáng cho những kẻ phá rừng, hủy hoại tài nguyên rừng.

- Kêu gọi người dân hãy bảo vệ rừng

. - Cho mọi người biưét tầm quan trọng cuea rừng để nâng cao nhận thức của mọi người trong việc bảo vệ rừng.

- TTrồng nhiều cây hơn nữa.

- Kêu gọi tẩy chay các sản phẩm tiêu dùng, nông nghiệp trồng trên đất trồng rừng.

27 tháng 5 2020

mình nghĩ là ko

27 tháng 5 2020

phần công nghiệp bạn nhé

TD
Thái Dương
Admin VIP
27 tháng 5 2020
1. Rừng Amazon ở đâu?

Rừng rậm Amazon hay còn gọi là rừng mưa Amazon, rừng nhiệt đới Amazon là khu rừng lá rộng đất ẩm thuộc châu Mỹ, cụ thể là lưu vực Amazon ở Nam Mỹ. Trong đó rừng rậm Amazon chiếm tới 5.5 triệu km2 trên 7 triệu km2.

undefined

Rừng Amazon ở nước nào là câu hỏi của nhiều người khi biết đến khu rừng nhiệt đới này qua các bộ phim hành động, khám phá của Mỹ. Thực tế khu rừng Amazon này không thuộc cụ thể của một nước nào mà nằm trên địa phận của nhiều quốc gia.

undefined

Đa phần diện tích rừng Amazon đều nằm trên lãnh thổ của Brasil, một số ít diện tích còn lại, các phần rìa ngoài thì thuộc nhiều quốc gia như Peru, Colombia, Venezuela, Bolivia,… Có nhiều tranh cãi xoay quanh việc rừng Amazon ở nước nào. Người Brazil nghĩ Amazon là của nước họ nhưng các chính khách, nhà khoa học, nhà báo lại cho rằng đây là tài sản chung của thế giới.

2. Tìm hiểu về rừng rậm Amazon: hệ sinh thái, con người, khai thác mỏ,..2.1. Hệ sinh thái rừng nhiệt đới Amazon

Rừng Amazon Nam Mỹ là khu rừng lớn thứ hai thế giới, chỉ xếp sau rừng Taiga – Bắc Nga. Hệ sinh thái rừng nhiệt đới Amazon vô cùng phong phú với hàng chục nghìn, hàng triệu các loài động vật, côn trùng,…

undefined

Khí hậu ở rừng Amazon nóng và ẩm, mưa nhiều, thậm chí mưa hàng ngày, bất chợt. Cây cối nơi đây cũng biến đổi để thích nghi với điều kiện sống này. Cây mọc cao lên tới 40m để có thể hấp thụ ánh sáng mặt trời, lá cây xòe to, cong xuống dưới đất để thoát nước mưa.

Tại lưu vực sông Amazon này có hàng ngàn hàng triệu các loài động thực vật sinh sống mà đến nay các nhà khoa học không thể biết được con số cụ thể. Các loài đều sống dựa vào nhau, loài này là thức ăn cho loài kia, tất cả tạo nên một hệ sinh thái rừng rất rộng lớn. Động vật rừng Amazon đến nay vẫn còn là ẩn số để các nhà môi trường học khai thác, tìm hiểu.

2.2. Con người

Con người khi sinh sống tại lưu vực sông Amazon được gọi là các bộ tộc rừng Amazon. Dân Amazon bản địa sống “du canh du cư” giống như một số dân tộc ở vùng núi nước ta. Khi đã sống 1 thời gian, khai thác hết những dưỡng chất trong đất và xung quanh thì bộ tộc sống trong rừng Amazon sẽ chuyển đi nơi khác.

undefined

Việc sinh tồn trong rừng Amazon hiện nay đã trở nên khó khăn hơn với các bộ tộc do các công ty, tập thể hiện đại bắt đầu sử dụng và khai thác diện tích rừng rậm nhiệt đới Amazon cho mục đích kinh doanh. Hơn nữa việc du nhập hai hình thái sinh sống xã hội còn kéo theo nhiều hệ lụy về sức khỏe cho người nơi đây.

undefined

Trong nền điện ảnh Mỹ chắc hẳn bạn đã quá quen thuộc với những bộ phim làm về rừng Amazon, đặc biệt là các bộ tộc trong rừng Amazon và các sinh vật to lớn tại đây. Bộ phim Trăn Nam Mỹ là một cái tên nổi bật khi mà đã làm dấy lên những bí mật rừng Amazon khiến cho người xem phải rùng mình sợ hãi.

2.3. Khai thác mỏ

Rừng rậm Amazon ở Nam Mỹ là nguồn khoảng sản dồi dào cho các nước sở hữu. Những nguồn khoáng sản này đã làm giàu và phát triển 9 nước thuộc địa phận xung quanh. Nếu khai thác có kế hoạch, không tràn lan thì khu rừng này sẽ được bảo vệ tốt hơn.

Tuy nhiên, hiện nay tình trạng đào vàng trái phép đang là vấn đề nhức nhối nhất và được các cơ quan chức trách quan tâm. Những người dân xung quanh không có đủ hiểu biết về phương thức khai thác khoa học nên tất cả đều là những công cụ tự chế, những chất liệu độc hại.

undefined

Hình ảnh rừng Amazon bị đào vàng trái phép bằng thủy ngân là điều mà không ai muốn nhìn thấy. Những chất như thủy ngân sẽ ngấm vào đất, sông, từ đó động vật ăn phải, con người lại săn bắt và ăn thịt chúng. Tất cả đều ảnh hưởng đến sức khỏe của con người.

3. Vai trò của rừng Amazon

Mỗi một khu rừng trên thế giới đều có những vai trò chung và riêng nhưng tất cả đều phục vụ cho mục đích cân bằng hệ sinh thái. Rừng rậm Amazon cũng có những vai trò quan trọng trong cuộc sống loài người.

3.1. Lá phổi xanh của Trái Đất

Đây có lẽ là câu trả lời đầu tiên cho câu hỏi “Nêu vai trò của rừng Amazon”. Tuy diện tích không lớn bằng rừng Taiga của Nga nhưng do đa phần là các cây lá rộng nên lượng CO2 hấp thụ hàng ngày của rừng rậm Amazon là vô cùng lớn (1/4 số khí CO2 trên Trái Đất).

undefined

3.2. Là vùng dự trữ sinh học quý giá

Ước tính đến hàng ngàn loài động thực vật sinh sống trong rừng rậm Amazon nên đây là nơi dự trữ sinh học vô cùng quý giá với các nhà khoa học và loài người. Mỗi một cá thể sống trong rừng Amazon Nam Mỹ đều có những vai trò riêng và giúp hệ sinh thái của chúng ta được cân bằng.

undefined

Theo chân các nhà khoa học khám phá rừng Amazon trên các kênh về thiên nhiên bạn sẽ cảm nhận được rừng Amazon đẹp hùng vĩ và huyền bí đến nhường nào.

Nếu như con người chiếm quá nhiều không gian trên thế giới trong khi động vật, cây cối đang dần chết mòn thì chúng ta cũng không thể tiếp tục tồn tại. Nguồn thức ăn khi đó có còn đủ không? Lượng Oxy cho con người thở thì sao? Tất cả những điều này đều có được từ các sinh học kia.

3.3. Tiềm năng phát triển nông nghiệp và giao thông vận tải

Khi con người ngày càng nhiều lên thì những công trình nhà ở và phương tiện đi lại cũng phải đáp ứng được các nhu cầu, bởi vậy rừng Amazon có vai trò rất quan trọng khi đó là tiềm năng cho sự phát triển nông nghiệp, đặc biệt với các bộ tộc rừng Amazon và các nước lân cận.

undefined

Hơn nữa, rừng Amazon hiện nay không có nhiều đường lớn, đa phần là các lối mòn do người đi trước để lại. Cầu bắc qua các mạch chảy chính của sông Amazon cũng là một điều khó khăn. Tuy nhiên hiện nay tại Rio nơi là dòng chảy phụ của Amazon đã được khánh thành cây cầu dây văng. Đây như là một tín hiệu cho các ngành giao thông vận tải thế giới.

4. Tại sao phải đặt vấn đề bảo vệ rừng Amazon?

Rừng rậm Amazon lớn như vậy, nhiều động thực vật như vậy thì tại sao đặt vấn đề bảo vệ rừng Amazon? Có rất nhiều đáp án cho câu hỏi này khi bạn search trên Google.

4.1. Vấn đề về lượng khí CO2

Chắc chắn phải nói về vấn đề này khi bạn tim hieu ve rung Amazon. Như chúng ta đều biết rừng là nơi hấp thụ khí CO2 và thải ra khí O2 giúp loài người hô hấp và duy trì sự sống. Theo các nghiên cứu khoa học con người có thể nhịn ăn 20 ngày, nhịn uống 3 ngày nhưng chỉ cần thiếu Oxy quá 3 phút là sẽ chết.

undefined

Rừng rậm Amazon là nơi hấp thụ 1/4 lượng khí CO2 con người thải ra mỗi ngày, nhưng có một điều vô cùng cấp bách và nguy hiểm hiện nay đó là: Rừng Amazon đang thải ra lượng khí CO2 gấp đôi lượng khí chúng tiêu thụ. Điều này có nghĩa là gì?

Giải phóng khí nhà kính chính là câu trả lời. Khi mà các khu công nghiệp, các phương tiện giao thông đã thải ra quá nhiều khí thải độc hại mà lượng lớn rừng cây đáng nhẽ ra phải hấp thụ những lượng khí đó thì nay lại thải ra gấp đôi.

Vậy sự sống con người sẽ đi về đâu? Điều chúng ta cần làm bây giờ là gì? Chẳng phải nên gấp rút tuyên truyền bảo vệ rừng và ngăn chặn phá rừng hay sao?

4.2. Nạn chặt phá rừng bừa bãi diễn ra công khai

Một câu trả lời tiếp theo cho câu hỏi tại sao phải bảo vệ rừng Amazon. Con người có thể trồng rừng nên cũng có thể khai thác gỗ. Điều này không phải xấu nếu như khai khác có kế hoạch, có khoa học.

Một khu rừng khi bị khai thác hết phải mất đến 50 năm mới có thể hồi phục. Bởi vậy lượng gỗ khai thác cần được tính toán kỹ lưỡng. Nhưng hiện nay rất nhiều lâm tặc đã tự ý chặt phá các cây gỗ cao, to mà không có sự cho phép của chính quyền địa phương dẫn đến nhiều hệ lụy.

undefined

Điển hình như rừng Amazon, khi mà có đến 20% diện tích rừng đã bị khai thác tràn lan. theo kênh BBC của Mỹ, trong vòng 1 năm từ 8/2017 – 7/2018 đã có 7900 km2 rừng bị chặt phá, tăng 13.7 % so với năm ngoái. Điều này khiến cho hiện tượng đảo ngược về khả năng hấp thụ CO2 như đã nói ở trên.

Hơn nữa, tình trạng mưa nhiều như ở lưu vực Amazon sẽ không còn được rừng cây che chắn, dẫn đến ngập lụt các vùng xung quanh, xó mòn đất, ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống con người, nhất là các bộ tộc rừng Amazon.

4.3. Chặt phá rừng để xây dựng các khu khai thác khoáng sản

Một vấn đề lớn nữa đến từ chính con người khi mà các công trình, các khu khai thác khoáng sản như vàng đang được xây dựng tràn lan trong rừng Amazon. Mỗi một khu được xây dựng là hàng trăm mét vuông rừng bị chặt phá, kéo theo là những hóa chất độc hại dùng trong khai thác như thủy ngân ngấm vào đất, nước, động thực vật xung quanh.

undefined

Chưa kể khi các khu khai thác hoạt động sẽ thải ra rất nhiều khí độc hại vào bầu khí quyển mà rừng mưa Amazon không thể hấp thụ hết. Bởi vậy vấn đề bảo vệ rừng Amazon nói riêng và rừng trên thế giới nói chung là việc mà ai cũng phải quan tâm vì nó ảnh hưởng tới chính cuộc sống của chúng ta.

Hãy chung tay và có ý thức từ bây giờ, từ những việc nhỏ nhất như vứt rác đúng chỗ, hạn chế dùng nhựa 1 lần, trồng nhiều cây xanh,… Phong trào Zero Waste đang phát triển mạnh mẽ hiện nay cũng góp một phần không nhỏ tới việc bảo vệ rừng, bảo vệ môi trường.

26 tháng 5 2020
rừng amazon nam mỹ

Rừng Amazon thuộc địa phận của châu Mỹ hiện đang là khu rừng nổi tiếng nhất trên thế giới nhờ hệ sinh thái vô cùng phong phú. Tuy nhiên dưới sự khai thác tràn lan của loài người hiện nay, rừng Amazon đã phải đối mặt với nhiều thiệt hại lớn.

1. Rừng Amazon ở đâu?

Rừng rậm Amazon hay còn gọi là rừng mưa Amazon, rừng nhiệt đới Amazon là khu rừng lá rộng đất ẩm thuộc châu Mỹ, cụ thể là lưu vực Amazon ở Nam Mỹ. Trong đó rừng rậm Amazon chiếm tới 5.5 triệu km2 trên 7 triệu km2.

2. Vai trò của rừng Amazon

Mỗi một khu rừng trên thế giới đều có những vai trò chung và riêng nhưng tất cả đều phục vụ cho mục đích cân bằng hệ sinh thái. Rừng rậm Amazon cũng có những vai trò quan trọng trong cuộc sống loài người.

Lá phổi xanh của Trái Đất

Đây có lẽ là câu trả lời đầu tiên cho câu hỏi “Nêu vai trò của rừng Amazon”. Tuy diện tích không lớn bằng rừng Taiga của Nga nhưng do đa phần là các cây lá rộng nên lượng CO2 hấp thụ hàng ngày của rừng rậm Amazon là vô cùng lớn (1/4 số khí CO2 trên Trái Đất).

vai trò của rừng amazon

Là vùng dự trữ sinh học quý giá

Ước tính đến hàng ngàn loài động thực vật sinh sống trong rừng rậm Amazon nên đây là nơi dự trữ sinh học vô cùng quý giá với các nhà khoa học và loài người. Mỗi một cá thể sống trong rừng Amazon Nam Mỹ đều có những vai trò riêng và giúp hệ sinh thái của chúng ta được cân bằng.

vai trò của rừng amazon

Theo chân các nhà khoa học khám phá rừng Amazon trên các kênh về thiên nhiên bạn sẽ cảm nhận được rừng Amazon đẹp hùng vĩ và huyền bí đến nhường nào.

Nếu như con người chiếm quá nhiều không gian trên thế giới trong khi động vật, cây cối đang dần chết mòn thì chúng ta cũng không thể tiếp tục tồn tại. Nguồn thức ăn khi đó có còn đủ không? Lượng Oxy cho con người thở thì sao? Tất cả những điều này đều có được từ các sinh học kia.

Tiềm năng phát triển nông nghiệp và giao thông vận tải

Khi con người ngày càng nhiều lên thì những công trình nhà ở và phương tiện đi lại cũng phải đáp ứng được các nhu cầu, bởi vậy rừng Amazon có vai trò rất quan trọng khi đó là tiềm năng cho sự phát triển nông nghiệp, đặc biệt với các bộ tộc rừng Amazon và các nước lân cận.

rừng rậm amazon ở nam mỹ

Hơn nữa, rừng Amazon hiện nay không có nhiều đường lớn, đa phần là các lối mòn do người đi trước để lại. Cầu bắc qua các mạch chảy chính của sông Amazon cũng là một điều khó khăn. Tuy nhiên hiện nay tại Rio nơi là dòng chảy phụ của Amazon đã được khánh thành cây cầu dây văng. Đây như là một tín hiệu cho các ngành giao thông vận tải thế giới.

3 Tại sao phải đặt vấn đề bảo vệ rừng Amazon?

Rừng rậm Amazon lớn như vậy, nhiều động thực vật như vậy thì tại sao đặt vấn đề bảo vệ rừng Amazon? Có rất nhiều đáp án cho câu hỏi này khi bạn search trên Google.

Vấn đề về lượng khí CO2

Chắc chắn phải nói về vấn đề này khi bạn tim hieu ve rung Amazon. Như chúng ta đều biết rừng là nơi hấp thụ khí CO2 và thải ra khí O2 giúp loài người hô hấp và duy trì sự sống. Theo các nghiên cứu khoa học con người có thể nhịn ăn 20 ngày, nhịn uống 3 ngày nhưng chỉ cần thiếu Oxy quá 3 phút là sẽ chết.

rừng amazon nam mỹ

Rừng Amazon hấp thụ 1/4 lượng khí CO2 trên Trái Đất

Rừng rậm Amazon là nơi hấp thụ 1/4 lượng khí CO2 con người thải ra mỗi ngày, nhưng có một điều vô cùng cấp bách và nguy hiểm hiện nay đó là: Rừng Amazon đang thải ra lượng khí CO2 gấp đôi lượng khí chúng tiêu thụ. Điều này có nghĩa là gì?

Giải phóng khí nhà kính chính là câu trả lời. Khi mà các khu công nghiệp, các phương tiện giao thông đã thải ra quá nhiều khí thải độc hại mà lượng lớn rừng cây đáng nhẽ ra phải hấp thụ những lượng khí đó thì nay lại thải ra gấp đôi.

Nạn chặt phá rừng bừa bãi diễn ra công khai

Một câu trả lời tiếp theo cho câu hỏi tại sao phải bảo vệ rừng Amazon. Con người có thể trồng rừng nên cũng có thể khai thác gỗ. Điều này không phải xấu nếu như khai khác có kế hoạch, có khoa học.

Một khu rừng khi bị khai thác hết phải mất đến 50 năm mới có thể hồi phục. Bởi vậy lượng gỗ khai thác cần được tính toán kỹ lưỡng. Nhưng hiện nay rất nhiều lâm tặc đã tự ý chặt phá các cây gỗ cao, to mà không có sự cho phép của chính quyền địa phương dẫn đến nhiều hệ lụy.

rừng rậm amazon

Điển hình như rừng Amazon, khi mà có đến 20% diện tích rừng đã bị khai thác tràn lan. theo kênh BBC của Mỹ, trong vòng 1 năm từ 8/2017 – 7/2018 đã có 7900 km2 rừng bị chặt phá, tăng 13.7 % so với năm ngoái. Điều này khiến cho hiện tượng đảo ngược về khả năng hấp thụ CO2 như đã nói ở trên.

Hơn nữa, tình trạng mưa nhiều như ở lưu vực Amazon sẽ không còn được rừng cây che chắn, dẫn đến ngập lụt các vùng xung quanh, xó mòn đất, ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống con người, nhất là các bộ tộc rừng Amazon.

26 tháng 5 2020

Nêu các đới khí hậu có ở Trung và Nam Mĩ?

=> - Các kiểu khí hậu ở Trung và Nam Mĩ: + Trung và Nam Mĩ kéo dài từ phía bắc xích đạo đến tận vòng cực Nam, nên có đủ các đới khí hậu: xích đạo, cận xích đạo, nhiệt đới, cận nhiệt đới, ôn đới.