K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

8 tháng 3 2022

Tham khảo 

Khát vọng tự do là khát vọng muôn đời mà không chỉ con người mà ngay cả đến loài vật cũng đều ao ước. Và với một vị chúa tể rừng già thì khát vọng ấy chẳng phải càng khao khát và mãnh liệt hơn sao? Con hổ trong bài thơ " Nhớ rừng" của Thế Lữ là một con vật hoàn toàn bị rơi vào tư thế bị động, hoàn toàn mất tự do, mất đi cái uy linh của một vị chúa tể rừng xanh khi bị giam cầm trong cũi sắt. Dù vậy nhưng con hổ chưa bao giờ chịu khuất phục hoàn toàn thực tại chán chường ấy, nó vẫn nhớ về rừng xanh, nhớ về một thời oanh liệt của trước kia như một cách để thể hiện khát vọng tự do mãnh liệt của loài hổ.  Con hổ nhớ về quá khứ, trong suy nghĩ của nó vẫn là dòng hồi tưởng về quá khứ huy hoàng, oai phong ấy.Đó chính là hình ảnh uy nghi của chính mình, của những bước chân đầy tự do, phóng khoáng “ta bước chân lên dõng dạc đường hoàng”, đó chính là dáng vẻ oai vệ, uyển chuyển của chính mình “Lượn tấm thân như sóng cuộn nhịp nhàng”.Trong những bước chân tự do ngày ấy, con hổ có thể tự chủ mọi thứ xung quanh mình, sống chan hòa với thiên nhiên,với cỏ cây, hoa lá “Vờn bóng âm thầm, lá gai, cỏ sắc”. Đó là cuộc sống tự do, tự tại của chúa tể sơn lâm. Dòng hồi tưởng cũng khiến con hổ tự hào về quá khứ đã xa của mình . Tiếp nối dòng cảm xúc ấy, trong đoạn thơ thứ ba  là những hồi ức uy nghi, lẫm liệt của “chúa sơn lâm” trong rừng xanh, đó là những kí ức không thể nào quên. Khung cảnh thiên nhiên hiện ra đẹp với cảnh trăng, rừng, mặt trời.Câu hỏi tu từ:" Nào đâu ..." gợi nhắc lại quá khứ oai hùng, sự tiếc nuối những ngày tự do.Sức mạnh của con hổ được diễn tả bằng hình ảnh: mắt thần đã quắc, lượn tấm thân như sóng cuốn nhịp nhàng, uống ánh trăng tan, ngắm giang sơn, giấc ngủ tưng bừng. Tất cả những từ ngữ đó đã góp phần thể hiện tâm trạng chán chường, căm phẫn, khinh ghét của con hổ khi ở vườn bách thú, một tâm trạng đối lập hoàn toàn với  tâm trạng vui vẻ, sự oai hùng, lẫm liệt của con hổ khi ở đại ngàn. Tâm sự của con hổ cũng chính  là ẩn dụ cho tâm trạng của người dân mất nước luôn cảm thấy căm hờn, tủi nhục, chán ngán với hiện tại, họ nhớ tiếc thời oanh liệt, vàng son của cha ông.

8 tháng 3 2022

Điểm khác biệt ở câu thơ đầu và câu thơ cuối trong bài thơ "Khi con tu hú" là âm thanh của tiếng chim tu hú :

`-` Âm thanh chim tu hú ở đầu bài thơ :

`+` Là tiếng gọi đàn, báo hiệu mùa hè

`+` Gợi cảnh đất trời bao la, tưng bừng sự  sống vào lúc hè, tâm trạng náo nức hòa vào cảnh vật.

`-` Âm thanh chim tu hú ở cuối bài thơ :

`+` Tiếng kêu khắc khải, da diết.

`+` Gợi niềm chua xót , đau khổ và tâm trạng u uất, nực bội, khao khát tự do.

8 tháng 3 2022

TK
Điểm khác biệt ở câu thơ đầu và câu thơ cuối trong bài thơ "Khi con tu hú" là âm thanh của tiếng chim tu hú : − Âm thanh chim tu hú ở đầu bài thơ : + Là tiếng gọi đàn, báo hiệu mùa hè + Gợi cảnh đất trời bao la, tưng bừng sự sống vào lúc hè, tâm trạng náo nức hòa vào cảnh vật. − Âm thanh chim tu hú ở cuối bài thơ : + Tiếng kêu khắc khải, da diết. + Gợi niềm chua xót , đau khổ và tâm trạng u uất, nực bội, khao khát tự do.

8 tháng 3 2022

Mở đầu và kết thúc bài thơ đều có tiếng tu hú kêu nhưng tâm trạng của người tù khi nghe tiếng tu hú kêu rất khác nhau,vì :

- Tiếng chim tu hú mở đầu như một lời báo hiệu mùa hè rực rỡ,sức sống tưng bừng,cho nhà thơ cảm giác nhớ thương về bầu trời lồng lộng ngoài ngục tù chật hẹp,mùa hè nồng nàn nơi quê hương thân yêu.Sức sống mãnh liệt,tràn trề nhựa sống,nỗi niềm tự do cháy bỏng được thể hiện một cách rõ nét,sâu sắc.

-Tiếng chim tu hú kết thúc tựa như lời giục giã,nhắc nhở tới nghịch cảnh của nhà thơ,tâm trạng và gợi sức mạnh bị dồn nén,khát khao bấy lâu của người chiến sĩ cách mạng trẻ.Cái cảm giác u uất, muốn phá tan xiềng xích,thoát khỏi chốn ngục tù trở về cùng đồng bào ,tiếp tục hoạt động cách mạng cứ trào dâng theo tiếng chim tu hú ngoài trời.

8 tháng 3 2022

thanks

 

8 tháng 3 2022

ờmmmmmmmmmmmmmmm

đi học ẻ trong quần 

8 tháng 3 2022

vì bn hỏi?

8 tháng 3 2022

thì bạn đăng câu hỏi thì mọi người biết

8 tháng 3 2022

thì sao

8 tháng 3 2022

cho báo cáo

haizzzz xì

bn tham khẻo

Trái ngược với hoàn cảnh tù đày khốn khổ của người tù cách mạng, bức tranh thiên nhiên tươi đẹp hiện lên chân thực bằng sự lắng nghe hiện tại và hồi tưởng quá khứ của người tù cách mạng. Bức tranh thiên nhiên bắt đầu bắng câu thơ:"Khi con tu hú gọi bầy". Tương tự như trong thơ xưa, các nhà thơ, nhà văn thường dùng những hình ảnh chọn lọc để tạo được nét chấm phá, gợi tả vô cùng đặc sắc trong tác phẩm của mình ("Một tiếng chim kêu sáng cả rừng, Tiếng hát trong như tiếng hát xa"). Nhà thơ Tố Hữu đã bắt đầu bằng tiếng chim tu hút gọi bầy gây ấn tượng cho người đọc và đây là dấu hiệu của mùa hè đã đến. Những hình ảnh thiên nhiên được tác giả chọn lọc vô cùng đẹp như: lúa chiêm, trái cây và chúng đều đang ở trạng thái "đang chín, ngọt dần". Những hình ảnh thơ tiếp theo như "vườn râm, ve ngân, bắp rây, nắng đào, trời xanh và sáo diều bay bổng". Bức tranh thiên nhiên được vẽ nên là bức tranh hoàn hảo, tuyệt đẹp,có sự hòa quyện giữa âm thanh và màu sắc của thiên nhiên tươi đẹp. Ôi, người đọc như cảm tưởng được âm thanh của tiếng chim tu hú, và tiếng ve ngân cũng như thấy được màu sắc của lúa chiêm đang chín vàng, trái cây đang chín dần, màu xanh tươi tốt của vườn râm, màu đào của nắng và màu vàng rực của ngô. Hình ảnh sáo diều trên trời không những là hình ảnh tượng trưng cho sự tự do và hạnh phúc mà nó trái ngược hoàn toàn với hoàn cảnh của nhà thơ lúc bấy giờ. Hơn nữa, bức tranh thiên nhiên này có thể là bức tranh thiên trong tưởng tượng hoặc là hồi tưởng những ngày còn được tự do của nhà thơ. Bức tranh thiên nhiên chính là bản lề của khát khao được tự do, thoát khỏi chốn ngục tù của nhà thơ. Tóm lại, bức tranh thiên nhiên mùa hè đã được tái hiện vô cùng chân thực và sinh động trong 6 câu thơ đầu bài thơ "Khi con tu hú".

8 tháng 3 2022

Waoo

Hay vậy