K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

22 tháng 12 2023

STT

Các yếu tố

Đặc điểm

1

Chủ đề

Thường kể lại cuộc đời và chiến công của nhân vật lịch sử hoặc giải thích nguồn gốc các phong tục, sản vật địa phương theo quan điểm của tác giả dân gian.

2

Nhân vật

Nhân vật chính của truyền thuyết là những người anh hùng. Họ thường phải đối mặt với những thử thách to lớn, cũng là thử thách của cả cộng đồng. Họ lập nên những chiến công phi thường nhờ có tài năng xuất chúng và sự hỗ trợ của cộng đồng.

3

Cốt truyện

Truyền thuyết được kể theo mạch tuyến tính (có tính chất nối tiếp, theo trình tự thời gian). Nội dung thường gồm ba phần gắn với cuộc đời của nhân vật chính: hoàn cảnh xuất hiện và thân thể; chiến công phi thường; kết cục.

4

Lời kể

Lời kể của truyền thuyết cô đọng, mang sắc thái trang trọng, ngợi ca, có sử dụng một số thủ pháp nghệ thuật nhằm gây ấn tượng về tính xác thực của câu chuyện.

5

Yếu tố kì ảo

Yếu tố kì ảo (lạ và không có thật) xuất hiện đậm nét ở tất cả các phần nhằm tôn vinh, lí tưởng hóa nhân vật và chiến công của họ.

22 tháng 12 2023

Tham khảo
- Thay vì vào bài trực tiếp, chúng ta có thể mở bài gián tiếp

+ Trong chuyến đi: Nhân một chuyến du lịch đến làng Gióng,…. tôi đã được chú/cô hướng dẫn viên kể lại câu chuyện về sự tích nơi này.

+ Khi làm bài tập: Khi được yêu cầu viết một bài văn kể lại câu chuyện truyền thuyết ưa thích, tôi đã nghĩ ngay đến Thánh Gióng.

+ Trong sinh hoạt gia đình: Cha mẹ tôi luôn dạy tôi phải trân trọng lịch sử. Tôi đã được nghe không biết bao nhiêu câu chuyện truyền thuyết, cổ tích trong những bữa ăn/buổi đi chơi. Tối qua, tôi được mẹ kể về Thánh Gióng.

....

- Sau đó dẫn vào câu chuyện:

Đó là câu chuyện từ thời Hùng Vương thứ 6, tại làng Gióng. Có một đôi vợ chồng già vô cùng chăm chỉ, đức hậu nhưng mãi chưa có được mụn con nào. Thế rồi một hôm, bà lão trông thấy một vết chân rất to trên nền đất nên tò mò ướm thử chân vào. Nào ngờ không lâu sau bà mang thai. Điều kì lạ chưa dừng ở đó. Bà lão mang thai đến 12 tháng mới sinh được cậu con trai rất khôi ngô, tuấn tú. Thế nhưng, cậu bé lên 3 rồi mà vẫn chưa thấy nói, thấy cười hay thấy đi, cứ đặt đâu thì nằm đó. Thời đó, giặc Ân hung bạo sang xâm lược nước ta. Nhân dân rơi vào cảnh lầm than, chiến tranh liên miên. Thấy vậy, nhà vua sai sứ giả đi khắp nơi tìm người tài giỏi. Nghe vậy, cậu bé lên 3 ấy liền cất những câu nói đầu tiên trong cuộc đời ''Mẹ ra mời sứ giả vào đây''. Khi sứ giả vào, cậu bé bảo ''Ông về tâu với vua sắm cho ta một con ngựa sắt, một cái roi sắt và một tấm áo giáp sắt, ta sẽ phá tan lũ giặc này.''. Nhà vua nghe vậy liền cho thợ làm gấp những vật mà cậu bé dặn dò. Lạ hơn là, sau ngày hôm đó, chú bé lớn nhanh như thổi. Cơm ăn mãi không no, áo vừa mặc đã đứt chỉ. Hai vợ chồng làm lụng bao nhiêu cũng không đủ nuôi người con nên phải đành nhờ cậy hàng xóm. Bà con xung quanh đều  vui lòng góp gạo nuôi chú bé vì ai cũng muốn quân giặc sớm bị tiêu diệt. Khi sứ giả đem ngựa sắt, roi sắt, áo giáp sắt đến cũng là lúc thế nước đang rất nguy vì giặc đã đến gần chân núi Trâu Sơn. Chú bé vùng dậy, vươn vai một cái bỗng trở thành một tráng sĩ. Tráng sĩ mặc áo giáp, cầm roi, nhảy lên mình ngựa. Ngựa phun lửa, tráng sĩ thúc ngựa phi thẳng đến nơi có giặc để đón đầu chúng. Người tráng sĩ lúc này đánh hết lớp giặc này đến lớp giặc khác. Roi sắt gãy thì nhanh trí nhổ cụm tre cạnh đường mà quật giặc đến tan vỡ. Đám tàn quân giẫm đạp lên nhau mà tháo chạy, tráng sĩ đuổi đến chân núi Sóc. Đến đó, người cởi áo giáp sắt, một mình một ngựa từ từ bay lên trời. Cảnh ấy mới thật tráng lệ, hùng vĩ làm sao. Sự góp sức chống giặc của người tráng sĩ được vua nhớ công mà phong là Phù Đổng Thiên Vương. Vua ban lệnh lập đền thờ ngay ở quê nhà. Hiện nay vẫn còn đền thờ ở làng Phù Đổng (hay còn gọi là làng Gióng). Mỗi năm khi đến tháng Tư, làng mở hội to. Nhiều người kể rằng, những bụi tre đằng ngà vì ngựa phun bị cháy mới ngả sang màu vàng óng như vậy, còn những vết chân ngựa lại thành những ao hồ liên tiếp Người ta còn truyền nhau rằng, khi ngựa thét ra lửa đã thiêu cháy một làng cho nên gọi đó là làng Cháy. 

- Có thể kết thúc ở đó hoặc mở rộng thêm một số ý như sau:

+ Ý nghĩa truyền thuyết: Truyền thuyết “Thánh Gióng” mang theo ước mơ về người anh hùng chống giặc của nhân dân ta. Đồng thời cũng cho thấy tinh thần kiên cường, bất khuất, không ngại chiến đấu để bảo vệ bờ cõi dân tộc.

+ Kết lại hoàn cảnh mở câu chuyện: Đi du lịch (Buổi thăm quan đến đó là kết thúc, sau khi về nhà trong đầu tôi vẫn không thôi hiện lên hình ảnh Thánh Gióng); trong sinh hoạt (Khi ăn xong bữa cơm, vì quá hứng thú trước câu chuyện mẹ kể mà tôi đã lên mạng tìm hiểu ngay về nó. Càng tìm hiểu, tôi lại càng yêu mến lịch sử, văn hóa nước mình. Tôi đã đề nghị mẹ cho mình một chuyến đi tham quan đến làng Gióng nếu như đợt tới điểm kiểm tra của tôi đạt 9.0.)....

+ Bài học bản thân/Liên hệ bản thân: Qua câu chuyện, tôi hiểu được sự nghiệp gian khổ bảo vệ Tổ quốc. Vì vậy, với trách nhiệm của một người công dân nói chung và người học sinh nói riêng, em tự nhắc nhở bản thân phải không ngừng học tập, rèn luyện đạo đức để góp phần nhỏ bé xây dựng đất nước.

22 tháng 12 2023

Tham khảo
        "Dù ai đi ngược về xuôi
Nhớ ngày giỗ tổ mùng mười, tháng ba"

Cứ hàng năm, những người con dân tộc Việt luôn hướng về quê hương Phú Thọ thân yêu dịp 10/3 âm lịch để tưởng nhớ công ơn của các vua Hùng dựng nước. Đó cũng là dịp mà lễ hội Đền Hùng diễn ra.

Theo lịch sử ghi lại, lễ hội Đền Hùng đã có từ lâu đời. Ngay từ thời Đinh, Lý, Tiền Lê, thời Trần thì nhân dân khắp cả nước đều tụ hội về đây lễ bái gửi lòng cảm tạ thành kính đến công ơn của mười tám đời vua Hùng đã có công dựng nước, giữ nước. Lễ hội ấy được giữ gìn cho đến ngày nay và trở thành một nét đặc sắc trong văn hóa dân tộc, cũng từ đấy ngày 10/3 âm lịch hàng năm được xem là một ngày quốc lễ của nước ta. Vào những năm lẻ, lễ hội Đền Hùng do tỉnh nhà Phú Thọ tổ chức, những năm chẵn do Trung ương phối hợp với Bộ văn hóa thể thao du lịch cùng uỷ ban tỉnh Phú Thọ phối hợp tổ chức. Dù tổ chức theo quy mô lớn hay nhỏ thì phần hội và phần lễ vẫn diễn ra vô cùng long trọng và linh đình, tín ngưỡng thờ cúng vua Hùng chính thức được UNESCO công nhận là "Kiệt tác truyền khẩu và phi vật thể nhân loại" vào năm 2002 đã chứng minh cho sức sống lâu bền và giá trị độc đáo của lễ hội này. Nhiều địa phương trên cả nước như Đà Nẵng, Hà Nội,...đã tổ chức lễ hội này như một nét đẹp để giáo dục con cháu mai sau không quên đi nguồn cội dân tộc và cố gắng học tập dựng xây đất nước để đến đáp công lao dựng nước của ông cha.

Phần lễ gồm lễ rước kiệu và lễ dâng hương. Lễ hội rước kiệu vừa được diễn ra trong không khí đầy long trọng với những cờ, lộng, hoa đầy màu sắc. Trong làng, ai ai cũng phấn khởi và sắm cho mình bộ trang phục truyền thống để tham dự phần lễ. Đoàn đại biểu trung ương, tỉnh, thành phố đều tập trung tại một địa điểm cùng đoàn xã tiêu binh rước vòng hoa tới chân núi Hùng. Đoàn đại biểu đi sau kiệu lễ, kiệu lễ được chuẩn bị chu đáo từ trước. Chặng đường rước kiệu lên đền có tiếng nhạc phường bát âm, có đội múa sinh tiền tạo nên vẻ trang trọng của một nghi lễ dân tộc. Sau khi tới đền, đoàn người kính cẩn dâng lễ vào thượng cung, mọi việc đều tiến hành rất cẩn thận, chi tiết và nhanh chóng. Sau đó, đại biểu đại diện bộ Văn hóa thay mặt cho lãnh đạo tỉnh và nhân dân cả nước trịnh trọng đọc chúc căn lễ tổ, mọi người ai nấy đều chăm chú lắng nghe trong nỗi niềm đầy xúc động và thành kính. Tất cả đều thành tâm dâng lễ với ước nguyện mong tổ tiên phù hộ cho con cháu quê nhà.

Tiếp đến là lễ dâng hương, mỗi người con đến với cùng đất này đều mong muốn thắp lên đền thờ nén nhang thành kính, nhờ hương khói nói hộ tâm nguyện của lòng mình với tổ tiên. Mỗi tấc đất, ngọn cỏ, gốc cây nơi đây đều được coi là linh thiêng. Với những người ở xa không về được hoặc không có điều kiện đến đây, tới ngày này họ vẫn dành thời gian để đi lễ chùa thắp nén hương tưởng nhớ nguồn cội, đâu đâu cũng đông đúc, náo nhiệt và tưng bừng.

Xong phần lễ là đến phần hội, nếu lễ mang sự trang nghiêm thì phần hội mang đến nét vui vẻ, thoải mái cho mỗi người. Ở phần hội, nhiều trò chơi dân gian được diễn ra như chọi gà, đu quay, đấu vật hay đánh cờ tướng,.. thu hút mọi người tham gia, các đội chơi ai cũng mong phần thắng mang về danh dự cho quê mình. Bên cạnh đó, nhiều trò chơi hiện đại cũng được lồng ghép hài hòa đáp ứng thị hiếu, đam mê sở thích của mọi lứa tuổi. Đặc biệt, không thể thiếu được trong dịp lễ này là các hình thức dân ca diễn xướng, hát quan họ hay kịch nói được diễn ra bằng hình thức thi tài giữa các làng, các thôn nhằm giao lưu văn hóa, văn nghệ. Những lời ca mượt mà êm ái trong từng làn điệu Xoan - Ghẹo đầy hấp dẫn mang đậm dấu ấn vùng đất Phú Thọ. Giữa trung tâm lễ hội được trưng bày khu bảo tàng Hùng Vương lưu giữ những di vật cổ của thời đại các vua Hùng xưa, tạo điều kiện cho những người đến thăm quan tìm hiểu, chụp ảnh lưu niệm. Ngoài ra, trong khu vực diễn ra lễ hội, nhiều mặt hàng lưu niệm được bày bán cho du khách mua làm quà kỉ niệm, các dịch vụ văn hóa phẩm hay ăn uống với những món ăn truyền thống và hiện đại cũng được tổ chức linh hoạt.

Hiện nay, khi đất nước phát triển hơn, nhà nước không chỉ chăm lo đến đời sống vật chất và còn cố gắng để phát huy những giá trị tinh thần cao đẹp. Báo chí, đài truyền hình, thông tấn xã vẫn là cầu nối tuyệt vời đưa những giá trị tín ngưỡng đến với tất cả đồng bào trên mọi miền tổ quốc và nhân dân thế giới biết và hiểu hơn về những nét đẹp của lễ hội truyền thống dân tộc Việt.

22 tháng 12 2023

Theo tác giả bài viết, lễ hội Gióng là 1 di sản vô giá của văn hóa dân tộc, là dịp để mỗi người Việt Nam có thể cảm nhận được mối quan hệ giữa cá nhân và cộng đồng, thực tại và hư vô, thiêng liêng và trần thế,… Lễ hội cần được bảo tồn và phát huy để giữ gìn những giá trị truyền thống tốt đẹp cho muôn đời.

22 tháng 12 2023

- Một số hình ảnh, hoạt động trong lễ hội đã được tác giả giải thích rõ ý nghĩa tượng trưng như:

+ Lễ rước nước từ đền hạ về đến đền Thượng, ngày mồng 8: tượng trưng cho việc tôi luyện vũ khí trước khi đánh giặc.

+ Hội trận mô phỏng cảnh Thánh Gióng đánh giặc.

+ 28 cô tướng từ 9 đến 12 tuổi mặc tướng phục đẹp tượng trưng cho 28 đạo quân thù.

+ 80 phù giá lưng đeo túi dết, chân quấn xà cạp là quân ta.

+ Dăm ba bé trai cầm roi rồng, mặc áo đỏ đi dọn đường, tượng trưng cho đạo quân mục đồng.

+ Cảnh chia nhau những đồ tế lễ tượng trưng cho việc xin lộc Thánh để được may mắn cho cả năm.

+ Ngày 12 là lễ rước cờ tượng trưng cho việc báo tin thắng trận với trời đất, thiên hạ hưởng thái bình.

22 tháng 12 2023
22 tháng 12 2023

Thứ tự

Thời gian

Không gian

Sự kiện

Người tham gia

Ngày chuẩn bị Hội Gióng

1/3 đến 5/4 âm lịch

Khu vực rộng lớn xung quanh những vết tích còn lại của Thánh tại quê hương làng Phù Đổng.

Chuẩn bị lễ hội. 

Dân làng, …

Bắt đầu Hội

6/4 âm lịch

Đền Mẫu, đền Thượng.

Lễ rước cờ, rước cơm chay (cơm cà).

Dân làng, …

8/4 âm lịch

Từ đền hạ về đền Thượng.

Lễ rước nước.

Dân làng, …

Chính Hội

9/4 âm lịch

Trước thủy đình ở đền Thượng. Một cánh đồng rộng lớn.

Múa hát thờ, có hội trận và lễ khao quân. Hát dân ca. Đánh cờ người. Chia nhau đồ tế lễ.

28 cô tướng từ 9-12 tuổi, 80 phù giá, dăm ba bé trai, ông Hổ, ông Trống, ông Chiêng và 3 viên Tiểu Cồ, Dân chúng xem hội, …

Vãn Hội

10/4 âm lịch

Làng Phù Đổng.

Lễ duyệt quân, tạ ơn Thánh.

Dân làng, …

11/4 âm lịch

Làng Phù Đổng.

Làm lễ rửa khí giới.

Dân làng, …

12/4 âm lịch

Làng Phù Đổng.

Làm lễ rước cờ báo tin thắng trận với trời đất.

Dân làng, …

22 tháng 12 2023

- Một số địa danh diễn ra hội Gióng: 

+ Cố Viên - giữa đồng thôn Đổng Viên: vườn cà của mẹ Thánh Gióng - nơi bà giẫm phải vết chân ông Đổng, tảng đá có dấu chân kì lạ cũng ở đây.  

+ Miếu Ban - thôn Phù Dực - tên cũ là rừng Trại Nòn: nơi Thánh Gióng được sinh ra. Đằng sau còn 1 ao nhỏ, giữa ao có gò, trên gò có bể con bằng đá tượng trưng cho bồn tắm và một chiếc liềm bằng đá là dụng cụ cắt rốn cho người anh hùng.

+ Đến Mẫu (đền Hạ): nơi thờ mẹ Thánh Gióng, xây ở ngoài đê. 

+ Đền Thượng: nơi phụng thờ Thánh - xây cất từ vị trí ngôi miếu tương truyền có từ thời Hùng Vương thứ sáu, trên nền nhà cũ của mẹ Thánh – có tượng Thánh, 6 tượng quan văn, quan võ chầu hai bên cùng 2 phỗng quỳ và 4 viên hầu cận.

22 tháng 12 2023

- Đoạn mở đàu nêu rõ các thông tin: 

+ Tên sự kiện: lễ hội Gióng. 

+ Thời gian diễn ra sự kiện: mồng 9 tháng 4 âm lịch. 

+ Bối cảnh: có mưa, có dông. 

+ Tính chất, đặc điểm: là một trong những lễ hội lớn nhất ở khu vực đồng bằng Bắc Bộ. 

22 tháng 12 2023

- Văn bản thuật lại sự kiện lễ hội Gióng hay còn gọi là hội làng Phù Đổng, diễn ra vào ngày mồng 9 tháng 4 âm lịch, tại xã Phù Đổng, huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội.

22 tháng 12 2023

- “Một người là chúa miền non cao, một người là chúa vùng nước thẳm, cả hai đều xứng đáng làm rể Vua Hùng”. 

→ nhấn mạnh sự ngang tài ngang sức,  mỗi người một vẻ của Sơn Tinh, Thủy Tinh. 

- “Một người ở vùng núi Tản Viên, có tài lạ: vẫy tay về phía đông, phía đông nổi cồn bãi; vẫy tay về phía tây, phía tây mọc lên từng dãy núi đồi. … Một người ở miền biển, tài năng cũng không kém: gọi gió, gió đến; hô mưa, mưa về.”

→ Liệt kê các phép lạ của Sơn Tinh và Thủy Tinh, nhấn mạnh sự dứt khoát, hiệu nghiệm tức thì. 

- “Nước ngập ruộng đồng, nước tràn nhà cửa, nước dâng lên lưng đồi, sườn núi, thành Phong Châu như nổi lềnh bềnh trên một biển nước.” 

→ Liệt kê những sự vật bị ngập, nhấn mạnh việc nước ngập mọi nơi, lần lượt, tăng tiến (từ xa đến gần, từ ngoài vào trong), qua đó thể hiện sức mạnh, sự tức giận của Thủy Tinh.