K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
24 tháng 3

* Thế mạnh

a, Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên

 - Địa hình và đất:

+ Địa hình đồng bằng chiếm khoảng 1/4 diện tích cả nước, với hai đồng bằng châu thổ rộng lớn là Đồng bằng sông Hồng, Đồng bằng sông Cửu Long có đất phù sa màu mỡ, dài đồng bằng ven biển có đất phù sa và đất pha cát.

+ Đây là điều kiện thuận lợi để quy hoạch vùng chuyên canh lương thực, thực phẩm.

+ Địa hình đồi núi chiếm khoảng 3/4 diện tích, trong đó chủ yếu là đồi núi thấp, nhiều vùng có các bề mặt rộng, khả bằng phẳng với đất fe-ra-lít và đất đồng cỏ, tạo điều kiện thuận lợi cho việc hình thành các vùng trồng cây công nghiệp, cây ăn quả và chăn nuôi gia súc tập trung.

 - Khí hậu: mang tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa, có sự phân hoá từ bắc vào nam và phân hoả theo độ cao địa hình, tạo thuận lợi cho nước ta phát triển nền nông nghiệp nhiệt đới với sự đa dạng về sản phẩm nông nghiệp.

 - Nguồn nước: Mạng lưới sông ngòi dày đặc, nhiều hồ và nguồn nước ngầm phong phú, là nguồn cung cấp nước cho sản xuất nông nghiệp.

 - Sinh vật: Nhiều giống cây trồng, vật nuôi tốt là cơ sở cung cấp nguồn gen quý cho ngành trồng trọt và chăn nuôi. Các đồng có thuận lợi cho việc chăn nuôi gia súc như: trâu, bò, dê.

b, Điều kiện kinh tế - xã hội

 - Dân cư và lao động:

+ Việt Nam là nước đông dân, nguồn lao động dồi dào (số người trong độ tuổi lao động chiếm khoảng 51.3% dân số, năm 2021), có nhiều kinh nghiệm trong sản xuất nông nghiệp, trình độ người lao động ngày càng được nâng cao.

+ Đây là cơ sở cho việc áp dụng các tiến bộ khoa học kĩ thuật vào sản xuất nông nghiệp và nâng cao khả năng cạnh tranh của các sản phẩm nông nghiệp trên thị trường.

 - Hệ thống cơ sở vật chất kĩ thuật: phục vụ nông nghiệp (thuỷ lợi, dịch vụ trồng trọt, chăn nuôi....) ngày càng phát triển và phân bố rộng khắp, góp phần nâng cao giá trị và khả năng cạnh tranh của nông nghiệp nước ta so với các nước trong khu vực và trên thế giới.

 - Khoa học – công nghệ (công nghệ sinh học, công nghệ nhà kính, công nghệ tưới nhỏ giọt, công nghệ cảm biển, tự động hoá, intermet vạn vật....): ngày càng hiện đại, phát triển và được ứng dụng rộng rãi trong sản xuất nông nghiệp, giúp hoạt động sản xuất nông nghiệp ngày càng thuận lợi hơn, tạo ra giá trị và chất lượng sản phẩm tốt hơn.

 - Các chính sách, môi trường thể chế: thuận lợi, hỗ trợ cho phát triển và đầu tư vào nông nghiệp (chính sách đất đai, ứng dụng khoa học – công nghệ trong sản xuất, hợp tác phát triển....). Nước ta còn tham gia vào nhiều hiệp định thương mại tự do như: AFTA, EVFTA, CPTPP.... tạo thuận lợi cho việc mở rộng xuất khẩu nông sản đến các thị trường tiềm năng.

* Hạn chế

a, Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên

- Tuy nhiên, bão lũ, hạn hán, độ ẩm không khí cao dễ gây dịch bệnh cho cây trồng, vật nuôi,... đe dọa đến hoạt động sản xuất, làm tăng tính bấp bênh trong sản xuất nông nghiệp ở nước ta.

b, Điều kiện kinh tế - xã hội

- Tuy nhiên, việc liên kết trong sản xuất, chế biến, tiêu thụ, ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp còn hạn chế.

- Thị trường thế giới có nhiều biến động về giá cả, nhiều sản phẩm nông nghiệp của nước ta chưa đáp ứng được các yêu cầu tiêu chuẩn của thị trường ở một số quốc gia và khu vực.

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
24 tháng 3

- Ngành nông nghiệp, lâm nghiệp và thuỷ sản được xem là trụ đỡ của nền kinh tế, là cơ sở để thực hiện quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.

- Việc phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá góp phần dâm bảo an ninh lương thực cho một đất nước đông dân, tạo nguồn nguyên liệu vững chắc cho các ngành công nghiệp và thúc đẩy sự phát triển của ngành dịch vụ.

- Đa dạng hoá trong sản xuất nông nghiệp cho phép khai thác hợp lí hơn các nguồn tài nguyên thiên nhiên, sử dụng tốt hơn nguồn lao động, tạo thêm việc làm, tạo ra nông sản hàng hoá và đáp ứng với nhu cầu của thị trường.

- Đối với xây dựng nông thôn mới, việc đẩy mạnh liên kết sản xuất gần với tiêu thụ sản phẩm, hình thành các sản phẩm chủ lực gắn với các vùng nguyên liệu trong nông nghiệp, phát triển du lịch nông nghiệp..... tạo cơ sở chuyển dịch mạnh mẽ cơ cấu kinh tế nông thôn. Từ đó làm thay đổi bộ mặt nông thôn và nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân.

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
24 tháng 3
 

Thế mạnh

Hạn chế

Tình hình phát triển và phân bố

Nông nghiệp

 - Địa hình đồng bằng chiếm khoảng 1/4 diện tích cả nước, với hai đồng bằng châu thổ rộng lớn có đất phù sa màu mỡ, dài đồng bằng ven biển có đất phù sa và đất pha cát.  

- Địa hình đồi núi chiếm khoảng 3/4 diện tích, trong đó chủ yếu là đồi núi thấp, nhiều vùng có các bề mặt rộng, khả bằng phẳng với đất fe-ra-lít và đất đồng cỏ  

- Khí hậu: mang tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa, có sự phân hoá từ bắc vào nam và phân hoả theo độ cao địa hình  

- Nguồn nước: Mạng lưới sông ngòi dày đặc, nhiều hồ và nguồn nước ngầm phong phú  

- Sinh vật: Nhiều giống cây trồng, vật nuôi tốt là cơ sở cung cấp nguồn gen quý cho ngành trồng trọt và chăn nuôi.  

- Dân cư và lao động: Việt Nam là nước đông dân, nguồn lao động dồi dào (số người trong độ tuổi lao động chiếm khoảng 51.3% dân số, năm 2021), có nhiều kinh nghiệm trong sản xuất nông nghiệp, trình độ người lao động ngày càng được nâng cao.  

- Hệ thống cơ sở vật chất kĩ thuật: phục vụ nông nghiệp ngày càng phát triển và phân bố rộng khắp.  

- Khoa học – công nghệ: ngày càng hiện đại, phát triển và được ứng dụng rộng rãi trong sản xuất nông nghiệp.  

- Các chính sách, môi trường thể chế: thuận lợi, hỗ trợ cho phát triển và đầu tư vào nông nghiệp

 - Bão lũ, hạn hán, độ ẩm không khí cao dễ gây dịch bệnh cho cây trồng, vật nuôi,... đe dọa đến hoạt động sản xuất, làm tăng tính bấp bênh trong sản xuất nông nghiệp ở nước ta.  

- Việc liên kết trong sản xuất, chế biến, tiêu thụ, ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp còn hạn chế.  

- Thị trường thế giới có nhiều biến động về giá cả, nhiều sản phẩm nông nghiệp của nước ta chưa đáp ứng được các yêu cầu tiêu chuẩn của thị trường ở một số quốc gia và khu vực.

 - Trồng trọt hiện là ngành sản xuất chính trong nông nghiệp ở nước ta với giá trị sản xuất không ngừng tăng.  

- Năm 2021, giá trị sản xuất của trồng trọt chiếm 60,8% giá trị sản xuất nông nghiệp của cả nước. 

- Cơ cấu ngành trồng trọt ở nước ta khá đa dạng bao gồm: cây hàng năm (cây lương thực có hạt, cây công nghiệp hàng năm, cây rau dâu), cây lâu năm (cây công nghiệp lâu năm, cây ăn quả) và một số cây trồng khác (nằm, cây dược liệu, cây cảnh)  

- Các vật nuôi chủ yếu ở nước ta là: trâu, bò, lợn, dễ và gia cầm (gà, vịt,...).  

- Hình thức chăn nuôi trang trại áp dụng các tiến bộ khoa học kĩ thuật ngày càng được chú trọng.  

- Các công nghệ về chế biến, giống, thức ăn, thuốc thú y.... được đầu tư.

 

Lâm nghiệp

 - Diện tích rừng của nước ta năm 2021 là 14,7 triệu ha, với tỉ lệ che phủ rừng đạt khoảng 42% diện tích tự nhiên.  

- Trong rừng có nhiều loại gỗ quý nhiệt đới  

- Khí hậu nhiệt đới ẩm, gió mùa với nền nhiệt độ cao, độ ẩm dồi dào  

- Khoa học – công nghệ gắn với lâm nghiệp như: công nghệ sinh học, các tiến bộ kĩ thuật về thâm canh rừng, quản lí rừng bền vững.... được hoàn thiện, triển khai và áp dụng rộng rãi.  

- Hệ thống các chính sách giao đất, giao rừng, trồng và bảo vệ rừng, đóng cửa rừng tự nhiên, thu hút đầu tư xanh cho phát triển lâm nghiệp được Nhà nước ngày càng hoàn thiện, ban hành kịp thời.  

- Gỗ, dịch vụ sinh thái rừng ngày càng lớn cũng là những điều kiện.

 - Chất lượng rừng còn thấp  

- Biến đổi khí hậu diễn biến ngày càng phức tạp,...

=> Gây khó khăn cho việc phát triển lâm nghiệp ở nước ta.

 

 - Lâm sinh:  

+ Diện tích rừng trồng ở nước ta tăng liên tục qua các năm; bình quân trong giai đoạn 2010 – 2021, mỗi năm cả nước trồng mới hơn 260 nghìn ha.  

+ Rừng trồng chủ yếu là rừng làm nguyên liệu giấy, rừng gỗ trụ mô, rừng thông nhựa và một số loại dược liệu, lâm sản quý (thảo quả, sâm, nấm,...).  

- Khai thác, chế biến gỗ và lâm sản:  

+ Sản lượng gỗ khai thác từ rừng (rừng trồng) năm 2021 dạt 18,9 triệu mở và có xu hướng tăng liên tục qua các năm.  

+ Sản lượng gỗ rừng trồng tăng,

* Phân bố

 - Lâm sinh: Trung du và miền núi Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung, Tây Nguyên. 

- Khai thác, chế biến gỗ và lâm sản: Các vùng có sản lượng khai thác gỗ lớn là Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung. Trung du và miền núi Bắc Bộ.

Thủy sản

 - Vùng biển nước ta thuộc vùng biển nhiệt đới, có nguồn lợi hải sản khá phong phú.  

- Vùng biển nước ta rộng lớn, có nhiều ngư trường trọng điểm.  

- Đường bờ biển dài có nhiều vũng vịnh, đầm phá và cửa sông.  

- Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa  

- Nhân dân có nhiều kinh nghiệm, truyền thống đánh bắt và nuôi trồng thuỷ sản.  

- Các chính sách quản lí của Nhà nước  

- Việc đa dạng hoá thị trường, tận dụng tốt các lợi thế từ những hiệp định thương mại tự do

 - Khí hậu diễn biến thất thường, nhiều thiên tai (bão, gió mùa,...)

- Ô nhiễm môi trường nước (đặc biệt là vùng ven bờ)

- Thị trường tiêu thụ sản phẩm có nhiều biến động

 - Giá trị sản xuất ngành thuỷ sản nước ta liên tục tăng.  

- Năm 2021, giá trị sản xuất của thuỷ sản chiếm 26,3% giá trị ngành nông nghiệp, lâm nghiệp và thuỷ sản, với tốc độ tăng trưởng bình quân là hơn 6%/năm.

22 tháng 3

Ảnh hưởng của việc khai thác bô-xít đến môi trường ở vùng Tây Nguyên:
1. Ô nhiễm môi trường:

- Ô nhiễm nguồn nước: Hoạt động khai thác và chế biến bô-xít có thể gây ô nhiễm nguồn nước do xả thải bùn đỏ, hóa chất.
- Ô nhiễm không khí: Bụi mịn từ hoạt động khai thác có thể gây ô nhiễm không khí, ảnh hưởng đến sức khỏe người dân.
- Ô nhiễm đất đai: Hoạt động khai thác có thể làm mất đi lớp đất mặt, ảnh hưởng đến khả năng canh tác.
2. Hủy hoại hệ sinh thái:

- Phá rừng: Việc khai thác bô-xít cần phải phá rừng để lấy đất, dẫn đến mất đi môi trường sống của nhiều loài động thực vật.
 -Giảm đa dạng sinh học: Hoạt động khai thác có thể gây ảnh hưởng đến hệ sinh thái rừng, sông suối, và các loài động thực vật quý hiếm.
3. Ảnh hưởng đến đời sống người dân:

- Gây ô nhiễm nguồn nước sinh hoạt: Nguồn nước bị ô nhiễm có thể ảnh hưởng đến sức khỏe người dân.
- Mất đi đất canh tác: Hoạt động khai thác có thể khiến người dân mất đi đất canh tác, ảnh hưởng đến sinh kế.
- Mâu thuẫn xã hội: Việc khai thác bô-xít có thể dẫn đến mâu thuẫn giữa người dân địa phương và doanh nghiệp khai thác.

22 tháng 3

Phân tích thế mạnh phát triển du lịch sinh thái ở Tây Nguyên:
Tây Nguyên sở hữu tiềm năng to lớn để phát triển du lịch sinh thái:

1. Khí hậu ôn hòa, cảnh quan thiên nhiên hùng vĩ:

- Nổi tiếng với khí hậu mát mẻ quanh năm, thích hợp cho du lịch nghỉ dưỡng.
- Sở hữu nhiều cảnh quan thiên nhiên hùng vĩ như: thác nước, hồ nước, núi rừng, hang động,... tạo nên sức hút cho du khách.
2. Hệ sinh thái đa dạng, phong phú:

- Là nơi sinh sống của nhiều loài động thực vật quý hiếm.
- Nổi tiếng với các vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên, khu du lịch sinh thái,...
3. Văn hóa độc đáo của các dân tộc thiểu số:

- Nét văn hóa đặc trưng của các dân tộc thiểu số như: lễ hội, phong tục tập quán, ẩm thực,... tạo nên sức hấp dẫn cho du khách.
4. Hạ tầng du lịch ngày càng phát triển:

- Hệ thống giao thông, khách sạn, nhà hàng,... được đầu tư và nâng cấp.
Nhiều dịch vụ du lịch sinh thái đa dạng được cung cấp.
Tuy nhiên, để phát triển du lịch sinh thái hiệu quả ở Tây Nguyên cần:

- Đầu tư phát triển hạ tầng du lịch: Xây dựng thêm các khu du lịch sinh thái, nâng cấp hệ thống giao thông, khách sạn, nhà hàng,...
- Bảo vệ môi trường và cảnh quan thiên nhiên: Giữ gìn bản sắc văn hóa của các dân tộc thiểu số.
- Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực du lịch: Đào tạo bài bản về nghiệp vụ và ngoại ngữ cho nhân viên du lịch.
- Tăng cường công tác quảng bá du lịch: Quảng bá du lịch Tây Nguyên đến với du khách trong nước và quốc tế.

22 tháng 3

Ý nghĩa của việc phát triển kinh tế - xã hội đối với quốc phòng an ninh ở Tây Nguyên:
1. Nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của người dân:

- Giảm thiểu tình trạng đói nghèo, tệ nạn xã hội: Khi đời sống được cải thiện, người dân sẽ có điều kiện tốt hơn để học tập, lao động và phát triển, từ đó giảm thiểu các vấn đề tiêu cực như đói nghèo, tệ nạn xã hội.
- Tăng cường sự gắn kết giữa các dân tộc: Việc phát triển kinh tế - xã hội đồng đều sẽ góp phần thu hẹp khoảng cách giàu nghèo giữa các dân tộc, tạo sự gắn kết và đoàn kết trong cộng đồng.
2. Tạo cơ sở vật chất - kỹ thuật cho quốc phòng:

- Phát triển hệ thống giao thông, thông tin liên lạc: Hệ thống giao thông, thông tin liên lạc tốt sẽ giúp cho việc vận chuyển quân đội, vũ khí trang bị và các phương tiện quân sự được nhanh chóng và hiệu quả hơn.
- Xây dựng các khu công nghiệp, nhà máy sản xuất: Các khu công nghiệp, nhà máy sản xuất sẽ cung cấp cho quân đội các loại vũ khí, trang bị và vật dụng cần thiết.
3. Nâng cao trình độ dân trí:

- Phát triển giáo dục, đào tạo: Giáo dục và đào tạo sẽ giúp nâng cao trình độ học vấn của người dân, từ đó cung cấp cho quân đội nguồn nhân lực chất lượng cao.
- Nâng cao nhận thức về quốc phòng an ninh: Nâng cao nhận thức của người dân về quốc phòng an ninh sẽ giúp họ tích cực tham gia bảo vệ Tổ quốc.
4. Góp phần củng cố khối đại đoàn kết toàn dân tộc:

- Phát triển kinh tế - xã hội đồng đều: Việc phát triển kinh tế - xã hội đồng đều sẽ giúp thu hẹp khoảng cách giàu nghèo, tạo sự gắn kết và đoàn kết giữa các dân tộc, từ đó củng cố khối đại đoàn kết toàn dân tộc.
- Tăng cường mối quan hệ giữa quân đội và nhân dân: Mối quan hệ tốt đẹp giữa quân đội và nhân dân sẽ góp phần củng cố quốc phòng an ninh.

22 tháng 3

Phân tích thế mạnh và hạn chế trong phát triển du lịch ở Tây Nguyên:
- Thế mạnh:

+ Tài nguyên du lịch phong phú và đa dạng: Tây Nguyên có nhiều cảnh quan thiên nhiên hùng vĩ, thơ mộng như: thác nước, hồ nước, núi rừng, hang động; di tích lịch sử, văn hóa độc đáo của các dân tộc thiểu số; lễ hội đặc sắc.
+ Khí hậu ôn hòa, mát mẻ: Khí hậu Tây Nguyên ôn hòa, mát mẻ quanh năm, thích hợp cho du lịch nghỉ dưỡng.
+ Hạ tầng du lịch ngày càng phát triển: Hệ thống giao thông, khách sạn, nhà hàng… ngày càng được hoàn thiện, đáp ứng nhu cầu của du khách.
+ Nhu cầu du lịch ngày càng tăng: Nhu cầu du lịch khám phá, trải nghiệm văn hóa bản địa ngày càng tăng.
- Hạn chế:

+ Hạ tầng du lịch chưa phát triển đồng đều: Một số địa phương còn thiếu các dịch vụ du lịch cơ bản như: khách sạn, nhà hàng, khu vui chơi giải trí…
+ Chất lượng nguồn nhân lực du lịch còn thấp: Nhiều nhân viên du lịch chưa được đào tạo bài bản về nghiệp vụ và ngoại ngữ.
+ Công tác quảng bá du lịch chưa hiệu quả: Chưa thu hút được nhiều du khách quốc tế.
Việc phát triển du lịch của vùng:
- Tây Nguyên được xác định là một trong những vùng du lịch trọng điểm của cả nước: Chính phủ đã có nhiều chính sách ưu đãi để phát triển du lịch ở Tây Nguyên.
- Ngành du lịch của Tây Nguyên đang phát triển mạnh: Số lượng du khách đến Tây Nguyên ngày càng tăng.
- Một số sản phẩm du lịch đặc trưng của Tây Nguyên đang được phát triển: Du lịch sinh thái, du lịch văn hóa, du lịch cộng đồng…
- Công tác quảng bá du lịch được tăng cường: Tham gia các hội chợ du lịch quốc tế, tổ chức các sự kiện du lịch…

22 tháng 3

Thế mạnh:

- Trữ lượng bô-xít lớn: Tây Nguyên là nơi tập trung trữ lượng bô-xít lớn nhất Việt Nam, chiếm khoảng 80% trữ lượng cả nước.
- Chất lượng bô-xít tốt: Quặng bô-xít ở Tây Nguyên có hàm lượng nhôm cao, ít tạp chất, thích hợp cho việc khai thác và chế biến.
- Điều kiện khai thác thuận lợi: Địa hình cao nguyên, ít sông suối, thuận lợi cho việc khai thác lộ thiên.
- Nhu cầu thị trường cao: Nhu cầu về nhôm trên thế giới đang ngày càng tăng, tạo điều kiện cho việc xuất khẩu quặng bô-xít và sản phẩm nhôm.
Hiện trạng khai thác bô-xít:

- Ngành khai thác bô-xít ở Tây Nguyên đang phát triển mạnh: Hiện nay, có 3 mỏ bô-xít lớn đang được khai thác ở Tây Nguyên là: Mỏ Nhân Cơ (Đắk Nông), Mỏ Tân Rai (Lâm Đồng) và Mỏ Bù Gia Mập (Bình Phước).
- Sản lượng khai thác bô-xít ngày càng tăng: Năm 2020, sản lượng khai thác bô-xít của Tây Nguyên đạt khoảng 6 triệu tấn.
- Ngành chế biến nhôm cũng đang phát triển: Hiện nay, có 2 nhà máy sản xuất nhôm lớn ở Tây Nguyên là: Nhà máy Nhôm Nhân Cơ (Đắk Nông) và Nhà máy Nhôm Lâm Đồng.
- Ngành khai thác bô-xít và chế biến nhôm đóng góp quan trọng cho kinh tế - xã hội của Tây Nguyên: Tạo ra nguồn thu ngân sách lớn, giải quyết việc làm cho người dân địa phương.

22 tháng 3

Phân tích thế mạnh và hạn chế đối với phát triển thủy điện ở vùng Tây Nguyên:
Thế mạnh:

- Địa hình: Tây Nguyên có địa hình cao nguyên badan với nhiều sông suối lớn, dốc, chảy qua nhiều thác ghềnh, tạo ra tiềm năng thủy điện lớn.
- Khí hậu: Khí hậu cận xích đạo với lượng mưa dồi dào (1.500 - 2.500mm/năm) tập trung vào mùa mưa, tạo nguồn nước dồi dào cho các nhà máy thủy điện.
- Nhu cầu điện: Nhu cầu điện năng của Tây Nguyên đang tăng cao do tốc độ phát triển kinh tế - xã hội nhanh.
- Hạ tầng: Hệ thống đường giao thông ngày càng được hoàn thiện, tạo điều kiện thuận lợi cho việc thi công, vận hành và quản lý các nhà máy thủy điện.
Hạn chế:

- Mùa khô kéo dài: Mùa khô ở Tây Nguyên kéo dài từ 4 - 5 tháng, lượng nước sông suối giảm mạnh, ảnh hưởng đến công suất phát điện.
- Bồi lắng: Hiện tượng bồi lắng cao do địa hình dốc, ảnh hưởng đến tuổi thọ của các nhà máy thủy điện.
- Tác động môi trường: Xây dựng các nhà máy thủy điện có thể ảnh hưởng đến hệ sinh thái rừng, sông suối và đời sống của người dân địa phương.
Hiện trạng phát triển thủy điện của vùng:
- Tây Nguyên là vùng có tiềm năng thủy điện lớn nhất cả nước: Hiện nay, Tây Nguyên có hơn 20 nhà máy thủy điện đang hoạt động với tổng công suất hơn 5.000MW, chiếm khoảng 25% tổng công suất thủy điện cả nước.
- Nhiều nhà máy thủy điện lớn đang được xây dựng: Một số nhà máy thủy điện lớn đang được xây dựng như: Sông Ba Hạ, Sông Ba H’ling, Krông Pôk 4, Krông Pôk 5…
- Phát triển thủy điện góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của vùng: Cung cấp nguồn điện cho sản xuất, sinh hoạt, phát triển các ngành công nghiệp, dịch vụ.

22 tháng 3

(*) Thế mạnh:

- Điều kiện tự nhiên:
+ Khí hậu: nóng ẩm, mưa nhiều.
+ Đất đai: bazan màu mỡ, tơi xốp.
+ Địa hình: cao nguyên tương đối bằng phẳng.
- Rừng:
+ Diện tích rừng lớn: 2.583.600 ha (chiếm 47,4% diện tích rừng cả nước).
+ Rừng giàu tài nguyên: gỗ quý, lâm sản.
- Nguồn lao động:
+ Dồi dào.
+ Có kinh nghiệm trồng rừng và khai thác lâm sản.
(*) Hiện trạng phát triển:

- Diện tích rừng: Giảm: từ 3.435.400 ha (1990) xuống 2.583.600 ha (2020).
- Nguyên nhân:
+ Phá rừng để lấy đất trồng cây công nghiệp.
+ Cháy rừng.
- Chất lượng rừng: Suy giảm:
+ Rừng nghèo tăng.
+ Rừng giàu giảm.
- Sản xuất lâm nghiệp: Phát triển:
+ Trồng rừng: diện tích và sản lượng gỗ đều tăng.
+ Khai thác lâm sản: đa dạng hóa sản phẩm.
- Hạn chế:
+ Chế biến lâm sản còn thô sơ.
+ Giá trị xuất khẩu thấp.