K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

            Một cô giáo đã giúp tôi hiểu rõ ý nghĩa phức tạp của việc cho và nhận.Khi thấy tôi cầm sách trong giờ tập đọc, cô đã nhận thấy có gì không bình thường, cô liền thu xếp cho tôi đi khám mắt. Cô không đưa tôi đến bệnh viện, mà dẫn tôi đến bác sĩ nhãn khoa riêng của cô. Ít hôm sau, giống như  một người bạn, cô đưa cho tôi một cặp kính.- Em không thể nhận được! Em không có tiền trả đâu, thưa cô!  ...
Đọc tiếp

            Một cô giáo đã giúp tôi hiểu rõ ý nghĩa phức tạp của việc cho và nhận.

Khi thấy tôi cầm sách trong giờ tập đọc, cô đã nhận thấy có gì không bình thường, cô liền thu xếp cho tôi đi khám mắt. Cô không đưa tôi đến bệnh viện, mà dẫn tôi đến bác sĩ nhãn khoa riêng của cô. Ít hôm sau, giống như  một người bạn, cô đưa cho tôi một cặp kính.

- Em không thể nhận được! Em không có tiền trả đâu, thưa cô!

   Tôi nói, và cảm thấy ngượng ngùng vì nhà mình nghèo.

   Thấy vậy, cô liền kể một câu chuyện cho tôi nghe. Chuyện kể rằng: “Hồi cô còn nhỏ, có một người hàng xóm đã mua kính cho cô. Bà ấy bảo, một ngày kia cô sẽ trả cho cặp kính đó bằng cách tặng cho một cô bé khác. Em thấy chưa, cặp kính này đã được trả tiền từ trước khi em ra đời”. Thế rồi, cô nói với tôi những lời nồng hậu nhất, mà chưa ai khác từng nói với tôi: “Một ngày nào đó, em sẽ mua kính cho một cô bé khác”.

      Cô nhìn tôi như một người cho. Cô làm cho tôi thành người có trách nhiệm. Cô tin tôi có thể có một cái gì để trao cho người khác. Cô chấp nhận tôi như thành viên của cùng một thế giới mà cô đang sống.

     Tôi bước ra khỏi phòng, tay giữ chặt kính trong tay, không phải như kẻ vừa được nhận món quà, mà như người chuyển tiếp món quà cho người khác với tấm lòng nhân hậu,tận tụy.

                                                                                                                       (Xuân Lương)  

b.Dựa vào nội dung bài đọc, khoanh tròn vào câu trả lời đúng và hoàn thành các bài tập sau:

Câu 1: Vì sao cô giáo lại dẫn bạn học sinh đi khám mắt?                    

b. Vì bạn ấy không có tiền

c. Vì bạn ấy không biết chỗ khám mắt.

d. Vì cô đã thấy bạn ấy cầm sách đọc một cách không bình thường.

Câu 2: Cô giáo đã làm gì để bạn học sinh vui vẻ nhận kính?                 

a. Nói rằng đó là cặp kính rẻ tiền, không đáng là bao nên bạn không phải bận tâm.

b. Nói rằng có ai đó nhờ cô mua tặng bạn.

c. Kể cho bạn nghe một câu chuyện để bạn hiểu rằng bạn không phải là người được nhận quà mà chỉ là người chuyển tiếp món quà cho người khác.

d. Vì lời ngọt ngào, dễ thương của cô.

Câu 3: Việc làm đó chứng tỏ cô là người thế nào?                                

a. Cô là người quan tâm đến học sinh.

b. Cô rất giỏi về y học.

c. Cô muốn mọi người biết mình là người có lòng tốt.

d. Nói rằng cô muốn tặng em làm kỉ niệm.

Câu 4: Câu nào sau đây là câu ghép:                                                    

a. Một cô giáo đã giúp tôi hiểu rõ ý nghĩa phức tạp của việc cho và nhận.

b. Khi thấy tôi cầm sách trong giờ tập đọc, cô đã nhận thấy có gì không bình thường, cô liền thu xếp cho tôi đi khám mắt.

c. Thấy vậy, cô liền kể một câu chuyện cho tôi nghe.

d. Bà ấy bảo, một ngày kia cô sẽ trả cho cặp kính đó bằng cách tặng cho một cô bé khác.

Câu5: Câu chuyện muốn nói với em điều gì?                                        

Viết câu trả lời của em:   

Câu 6: Thêm vào chỗ trống một vế câu thích hợp để tạo thành câu ghép chỉ :

điều kiện- kết quả  hoặc  giả thiết - kết quả.                              

          Hễ chủ nhật này trời đẹp .............................................................................................

 

Câu 7: Xác định các thành phần trong câu sau:                                    

           Một ngày nào đó, em sẽ mua kính cho một cô bé khác .

Trạng ngữ:...................................................................................................................

Chủ ngữ:......................................................................................................................

             ............................................................................................................................

Câu 8: Câu “Út có dám rải truyền đơn không?”

A.

Câu hỏi.

B.

Câu cầu khiến.

C.

Câu cảm.

D.

Câu kể.

Câu 9:  Dấu phẩy trong câu: “Độ tám giờ, nhân dân xì xầm ầm lên.” có tác dụng gì?

A. Ngăn cách các bộ phận cùng chức vụ trong câu.            

B. Ngăn cách trạng ngữ với chủ ngữ và vị ngữ.

C. Ngăn cách các vế trong câu ghép.

D. Ngăn cách các vế trong câu đơn.

 

Câu 10:Viết 1 câu ghép có sử dụng cặp từ hô ứng: đâu - đấy.  Sau đó xác định chủ ngữ, vị ngữ trong câu vừa đặt.

………./…………

 

 

2
8 tháng 5 2022

dài thế 

8 tháng 5 2022

ko làm được nó hoi lóa

8 tháng 5 2022

câu chuyện gì thế

8 tháng 5 2022

 cho và nhận

 

8 tháng 5 2022

lm hết hay bài mấy bn 5 bài trở xuống thui:)))

8 tháng 5 2022

lm hết cg được

8 tháng 5 2022

Trạng ngữ: Một ngày nào đó

Chủ ngữ:em

8 tháng 5 2022

mk gửi đáp án nhé vừa nãy mk vt nnhaamf nhé

8 tháng 5 2022

Hễ chủ nhật này trời đẹp thì chúng ta sẽ đi cắm trại.

                                                 Sầu riêng   Sầu riêng là loại trái quý của miền Nam. Hương vị nó hết sức đặc biệt, mùi thơm đậm, bay rất xa, lâu tan trong không khí. Còn hàng chục mét mới tới nơi để sầu riêng, hương đã ngào ngạt xông vào cánh mũi. Sầu riêng thơm mùi của mít chín quyện với hương bưởi, béo cái béo của trứng gà, ngọt cái vị của mật ong già hạn. Hương vị quyến rũ đến kì lạ.   Hoa...
Đọc tiếp

                                                 Sầu riêng

   Sầu riêng là loại trái quý của miền Nam. Hương vị nó hết sức đặc biệt, mùi thơm đậm, bay rất xa, lâu tan trong không khí. Còn hàng chục mét mới tới nơi để sầu riêng, hương đã ngào ngạt xông vào cánh mũi. Sầu riêng thơm mùi của mít chín quyện với hương bưởi, béo cái béo của trứng gà, ngọt cái vị của mật ong già hạn. Hương vị quyến rũ đến kì lạ.

   Hoa sầu riêng trổ vào cuối năm. Gió đưa hương thơm ngát như hương cau, hương bưởi tỏa khắp khu vườn. Hoa đậu từng chùm, màu trắng ngà. Cánh hoa nhỏ như vảy cá, hao hao giống cánh sen con, lác đác vài nhụy, li ti giữa những cánh hoa. Mỗi cuống hoa ra một trái. Nhìn trái sầu riêng lủng lẳng dưới cành trông giống những tổ kiến. Mùa trái rộ vào tháng tư, tháng năm ta.

   Đứng ngắm cây sầu riêng, tôi cứ nghĩ mãi về cái dáng cây kì lạ này. Thân nó khẳng khiu, cao vút, cành ngang thẳng đuột, thiếu cái dáng cong, dáng nghiêng, chiều quằn, chiều lượn của cây xoài, cây nhãn. Lá nhỏ xanh vàng, hơi khép lại, tưởng như lá héo. Vậy mà khi trái chín, hương tỏa ngạt ngào, vị ngọt đến đam mê.

Sầu riêng có hương vị ra sao ?

A. Đặc biệt, mùi thơm thoang thoảng như hương cau, hương bưởi.

BĐặc biệt, mùi thơm đậm, bay rất xa, lâu tan trong không khí, ngọt cái vị của mật ong già hạn, béo cái béo của trứng gà.

C. Bình thường như mùi của mít chín, dễ tan trong không khí

D. Tất cả các ý trên đều đúng.

 

6