K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

10 tháng 3 2022

 - Từ thời cha sinh mẹ đẻ đến giờ chưa bao giờ tôi vui như thế này !

    - Chết mình rồi! Điểm thấp thậm tệ!

    - Con này nhìn ngộ thế !

    - Tên của dịch bệnh này nhiều quá!!!

Mọi người ơi giúp mình với Bài này cũng hơi dễ làm mọi người giải giúp mình nhaHãy Đọc đoại trích sau và trả lời các câu hỏi nêu ở dưới:"Chị có chuyện này muốn nói với em,con chuột bạch của chị", cô nói, "Cụ Bơ-Men đã chết vì sưng phổi hôm nay ở bệnh viện rồi. Cụ ốm chỉ còn hai ngày. Buổi sáng ngày thứ nhất, bác gác cổng thấy cụ ốm nặng trong căn phòng của cụ ở tầng dưới. Giayf và áo quần...
Đọc tiếp

Mọi người ơi giúp mình với khocroi
Bài này cũng hơi dễ làm mọi người giải giúp mình nhavui
Hãy Đọc đoại trích sau và trả lời các câu hỏi nêu ở dưới:
"Chị có chuyện này muốn nói với em,con chuột bạch của chị", cô nói, "Cụ Bơ-Men đã chết vì sưng phổi hôm nay ở bệnh viện rồi. Cụ ốm chỉ còn hai ngày. Buổi sáng ngày thứ nhất, bác gác cổng thấy cụ ốm nặng trong căn phòng của cụ ở tầng dưới. Giayf và áo quần của cụ ướt sũng và lạnh buốt. Chẳng ai hình dung nổi cụ đã ở đâu trong một đêm khủng khiếp như thế. Nhưng rồi người ta tìm thấy một chiếc đèn bão vẫn còn thắp sáng và một chiếc thang đã bj lôi ra chỗ để của nó vài chiếc bút lông rơi vung vãi, và một bảng pha màu có màu xanh và màu vàng trộn lẫn với nhau, và em thân yêu ơi, em hãy nhìn ra ngoài của sổ, những chiếc lá thường xuân cuối cùng ở trên tường. Em có lấy làm lạ tại sao chẳng bao giờ nó rung rinh hoặc lay động khi gió thổi không? Ồ, em thân yêu đó chính là kiệt tác của cụ Bở-Men, cụ vẽ ở đấy vào cái đem mà chiếc lá cuối cùng đã rụng"
(Chiếc lá cuối cùng O-Hen-Ri)

a/ Cho biết nhân vật " chị " và " em " trong đoạn trích trên là ai?

b/ Tìm 1 từ tượng hình trong đoạn trích trên và nêu tác dụng của từ tượng hình?

c/ Hãy chỉ ra 1 trợ từ, thán từ có trong đoạn trích trên.

d/ Xiu có biết trước ý định vẽ chiếc lá cuối cùng của cụ Bơ-Men không, điều đó có ý nghĩa gì? Tại sao nhà văn lại kết thúc truyện bằng ngay chính lời kể của Xiu mà không phải là của Giôn-xi?

e/ Có ý kiến cho rằng: "Truyện chiếc lá cuối cùng của O Hen-Ri là bức thông tin điệp màu xanh". Theo em bức thông điệp đó là gì? Em hãy trình bày ý kiến của mình bằng một đoạn văn quy nạp(12 câu). Trong đoạn có sử dụng câu ghép( gạch chân, ghi rõ)

0
10 tháng 3 2022

tham khảo nha:

Đoạn thơ đã làm nổi bật tâm trạng đau buồn, lo âu của nàng Kiều qua cách nhìn cảnh vật. Để diễn tả tâm trạng Kiều Nguyễn Du đã sử dụng bút pháp tả cảnh ngụ tình để khắc họa tâm trạng của Kiều lúc bị giam lỏng ở lầu Ngưng Bích.Điệp ngữ “buồn trông” được lặp lại 4 lần tạo âm hưởng trầm buồn, trở thành điệp khúc diễn tả nỗi buồn đang dâng lên lớp lớp trong lòng Kiều. Cảnh vật thiên nhiên qua con mắt của Kiều gợi nỗi buồn da diết.  Cánh buồm thấp thoáng lúc ẩn lúc hiện nơi cửa bể chiều hôm gợi hành trình lưu lạc mờ mịt không biết đâu là bến bờ. Cánh hoa trôi man mác trên ngọn nước mới sa gợi thân phận nhỏ bé, mỏng manh, lênh đênh trôi dạt trên dòng đời vô định không biết đi đâu về đâu. Nội cỏ rầu rầu trải rộng nơi chân mây mặt đất gợi cuộc sống úa tàn, bi thương, vô vọng kéo dài không biết đến bao giờ. Hình ảnh “gió cuốn mặt duềnh” và âm thanh ầm ầm của tiếng sóng “kêu quanh ghế ngồi” gợi tâm trạng lo sợ hãi hùng như báo trước,chỉ ngay sau lúc này, dông bão của số phận sẽ nổi lên, xô đẩy, vùi dập cuộc đời Kiều. Điệp ngữ lại được kết hợp với các từ láy chủ yếu là những từ láy tượng hình, dồn dập, chỉ có một từ láy tượng thanh ở cuối câu tạo nên nhịp điệu, diễn tả nỗi buồn ngày một tăng, dâng lên lớp lớp, nỗi buồn vô vọng, vô tận. Cảnh được miêu tả từ xa đến gần, màu sắc từ nhạt đến đậm, âm thanh từ tĩnh đến động để diễn tả nỗi buồn man mác, mông lung đến lo âu, kinh sợ, dồn đến bão táp nội tâm cực điểm của cảm xúc trong lòng Kiều.

10 tháng 3 2022

tham khảo

tác giả Tế Hanh là một nhà thơ nổi tiếng gắn liền với những bài thơ về chủ đề quê hương như “Những ngày nghỉ học”, “Lời con đường quê”. Trong đó bài thơ “Quê hương” chính là bài thơ khẳng định tình cảm của một người con xa quê dành cho ngôi làng của mình. Nổi bật trong bài thơ là hình ảnh người dân chài bơi thuyền ra khơi.hời điểm đoàn thuyền ra khơi là vào một buổi sáng với thời tiết đẹp, trời trong xanh, có gió nhẹ và ánh mặt trời ửng hồng, đó là một dấu hiệu cho thấy thời tiết rất thuận lợi cho việc ra khơi đánh bắt, hứa hẹn một chuyến đi an toàn và bội thu.Khi chiếc thuyền bắt đầu ra khơi, tức là trong khoang thuyền còn trống rỗng, khi ấy nó đang hăm hở lên đường, tác giả ví con thuyền với con tuấn mã đang hăng say, khỏe mạnh và tràn đầy sức lực. Các tính từ mạnh như “hăng”, “mạnh mẽ” kết hợp cùng các động từ như “phăng”, “vượt” đã cho thấy khí thế hừng hực của con thuyền ra khơi, sẵn sàng đối đầu với thử thách của biển cảnh ảnh cánh buồm được tác giả so sánh với “mảnh hồn làng”, lấy một cái hữu hình để nói về một cái vô hình, khiến cho cái vô hình trở nên có hình khối, đường nét và gần gũi hơn. Cách so sánh đó của tác giả đã khiến cho cánh buồm quen thuộc gắn bó bao đời với dân chài nay trở nên thiêng liêng và lớn lao lạ kì. Cánh buồm ấy cùng hòa nhịp với người dân, đang “rướn thân” mình ra để vươn ra biển khơiNhư vậy, dưới ngòi bút tài tình và cảm hứng lãng mạn của nhà thơ Tế Hanh trong đọan thơ tả cảnh người dân chài ra khơi đánh cá, chúng ta đã cảm nhận được khí thế hăng say lao động, sự khỏe khoắn, tràn đầy sức lực, sức sống của người dân làng chài trong chuyến ra khơi. Bên cạnh đó hình ảnh chiếc thuyền và cánh buồm cũng góp phần tô đậm thêm bức tranh lao động của người dân làng chài

10 tháng 3 2022

Tham khảo:

Em có thích. Vì Ngày Tết, người Việt xưa thường  thói quen mua và xin câu đối đỏ để treo trong nhà, đó là những câu thơ đối vần, đối nghĩa được viết trên giấy màu hồng đào hoặc màu đỏ. Theo quan niệm của người Việt xưa màu đỏ là màu rực rỡ, tượng trưng cho sự may mắn, cát tường, cho những điều tốt lành.

10 tháng 3 2022

tham khảo

Có vì Ngày Tết, người Việt xưa thường  thói quen mua và xin câu đối đỏ để treo trong nhà, đó là những câu thơ đối vần, đối nghĩa được viết trên giấy màu hồng đào hoặc màu đỏ. Theo quan niệm của người Việt xưa màu đỏ là màu rực rỡ, tượng trưng cho sự may mắn, cát tường, cho những điều tốt lành

10 tháng 3 2022

em tham khảo nhé:

Tố Hữu (1920-2002 là nhà thơ nổi tiếng của nền thơ ca trữ tình chính trị Việt Nam, với hàng loạt các tác phẩm có giá trị như: Từ ấy, Việt Bắc, Một tiếng đờn..., ông được xem là lá cờ đầu của thơ ca cách mạng và kháng chiến, có đóng góp to lớn đưa nền thơ ca trữ tình chính trị của nước nhà đạt đến đỉnh cao. Thơ Tố Hữu có sự hòa quyện giữa chất chính trị đậm nét cùng chất trữ tình tha thiết, đằm thắm, một trong những tác phẩm tiêu biểu nhất cho phong cách thơ Tố Hữu có thể kể đến bài thơ Khi con tu hú. Khi con tu hú được ra đời trong một hoàn cảnh hết sức đặc biệt vào khoảng thời gian đầu khi Tố Hữu bị thực dân Pháp bắt giam ở nhà tù Thừa Phủ (tháng 7 năm 1939). Khi ấy Tố Hữu vừa mới gia nhập vào Đảng cộng sản Việt Nam chưa bao lâu, đang hăng hái hoạt động cách mạng thì bị bắt, điều đó đã mang đến trong lòng tác giả, một con người vừa tìm được con đường sáng sau những năm tháng tối tăm, lọc lõng nhiều xúc cảm phức tạp. "Khi con tu hú gọi bầy Lúa chiêm đang chín trái cây ngọt dần Vườn râm, dậy tiếng ve ngân Bắp rây vàng hạt, đầy sân nắng đào Trời xanh càng rộng càng cao Đôi con diều sáo lộn nhào từng không” Trong 6 câu thơ đầu tác giả Tố Hữu đã cảm nhận bức tranh thiên mùa hạ rực rỡ và tràn đầy sức sống bằng nhiều giác quan, bao gồm cả thính giác, vị giác, xúc giác. Mùa hè hiện ra thật nhộn nhịp với tiếng tu hú gọi bầy tha thiết, tiếng ve ngân rạo rực, tiếng sáo diều vi vu vang vọng trời đất. Bên cạnh đó còn rực rỡ, tươi tắn với nhiều màu sắc của thiên nhiên như cảnh lúa chiêm vàng xuộm, cảnh “bắp rây vàng hạt” đầy sân, lại thêm cái “nắng đào”, ấm áp chói chang, mang đến cảnh tượng trù phú, mùa màng bội thu, tràn đầy sức sống. Không dừng lại ở đó mùa hè còn hiện ra thông qua những cảm nhận từ vị giác, với vị ngọt dịu của lúa chiêm đang dần chín, vị ngọt đậm của trái cây đang vào mùa. Xa xăm hơn, cảnh ngày hè còn đặc biệt ấn tượng với khung cảnh bầu trời trong xanh, không một gợn mây, rộng lớn, cao vút, tô điểm trên nền trời ấy là cảnh từng con diều sáo đang lộn nhào: Trời xanh càng rộng càng cao Đôi con diều sáo lộn nhào từng không Câu thơ gợi ra khung cảnh bình yên, tự do và tràn đầy sức sống, càng đặc biệt hơn khi bức tranh thiên nhiên tràn đầy âm thanh và sắc màu đó lại được nhà thơ cảm nhận qua song sắt chật hẹp của nhà tù. Điều đó đã bộc lộ tấm lòng yêu thiên nhiên, yêu cuộc sống tha thiết của tác giả. Không chỉ là lòng yêu thiên nhiên sâu sắc, mà ở sáu câu thơ đầu những hình ảnh thiên nhiên đậm hương sắc, còn bộc lộ tấm lòng khao khát tự do, muốn thoát khỏi cảnh tù đày, để hòa vào cuộc sống thiên nhiên tươi đẹp, để tiếp tục thực hiện lý tưởng còn dang dở. Sâu xa hơn nữa, bức tranh hè rực rỡ còn bộc lộ vẻ đẹp tâm hồn người chiến sĩ cách mạng “thân thể ở trong lao, tâm hồn ở ngoài lao”, khi mà song sắt, tường dày cũng chẳng thể nào ngăn nổi ý chí chiến đấu, không thể dập tắt được ngọn lửa cách mạng đang sục sôi trong tâm hồn của người lính trẻ. Dù đang bị giam cầm, khốn khổ với cảnh tù đày, thế nhưng Tố Hữu vẫn rất yêu đời, lạc quan, vui vẻ, hướng về cuộc sống tự do bên ngoài. Đó là một phẩm chất vô cùng tốt đẹp, sáng ngời của người chiến sĩ cách mạng. “Ta nghe hè dậy bên lòng Mà chân muốn đạp tan phòng hè ôi Ngột làm sao chết uất thôi Khi con tu hú ngoài trời cứ kêu” Ở bốn câu thơ cuối, tâm trạng của tác giả càng được bộc lộ rõ. Tiếng tu hú càng tha thiết như vẫy gọi người chiến sĩ thoát ra khỏi lồng giam tăm tối về với thế giới tự do, hòa vào mùa hè sôi động, tiếp tục chiến đấu. Từ tấm lòng khao khát tự do, khao khát được chiến đấu, cùng với sự đau khổ, tù túng khi bị giam cầm đã khiến tác giả có xúc cảm mạnh muốn phá tan cái lồng giam ngột ngạt của quân thù để trở về với tự do, trở về với sự nghiệp cách mạng còn dang dở. Câu thơ “Ngột làm sao chết uất thôi” càng bộc lộ rõ sự tức giận, phẫn nộ, uất hận của tác giả với tình trạng tù túng, mất tự do của hiện tại. Mà lúc này đây tiếng tu hú kêu, cái nóng bức của ngày hè lại càng làm cho cảm giác ấy càng trở nên rõ nét, trở thành một nguồn lửa nóng không ngừng cuồn cuộn trong trái tim người chiến sĩ, khiến ông vô cùng bực bội, khao khát được trở về với tự do càng thêm cháy bỏng, mạnh mẽ. Kết thúc bài thơ với tâm trạng bức bối, chững lại và nhiều xúc cảm dồn nén như thế chính là dự báo về một sự đột phá, một con đường mới để thoát khỏi cảnh tù đày, tìm về với tự do và sự nghiệp cách mạng của người chiến sĩ trẻ. Khi con tú hú là một trong những tác tiêu biểu trong giai đoạn đầu của sự nghiệp sáng tác thơ ca trữ tình chính trị của Tố Hữu với nguồn xúc cảm tươi trẻ, tràn đầy sức sống mạnh mẽ, ý chí chiến đấu kiên cường. Tác phẩm tinh tế bộc lộ tấm lòng yêu thiên nhiên, yêu cuộc sống, khát khao tự do tha thiết cháy bỏng, cũng như lòng căm thù, phẫn nộ trước cảnh tù đày, cùng với sự mạnh mẽ muốn phá tan xiềng xích phi nghĩa để về với tự do của người chiến sĩ trẻ.

Tham khảo

1. Mở bài:

Cần Thơ vốn nổi tiếng là vùng đất hào hiệp với những con người Nam bộ phóng khoáng, trọng nghĩa khinh tài, với những cánh đồng còn bay thẳng cánh và những khu vườn cây trái sum suê. Hòa chung dòng chảy nhộn nhịp của xã hội nhưng Cần Thơ vẫn có những khoảng trời trầm mặc khiến cho du khách phải ngẩn ngơ mà nhớ về một dòng sông có thơ và nhạc mang tên Ninh Kiều. Không phải đơn thuần mà người dân Cần Thơ xưa nay vẫn tự hào hát với nhau rằng: Cần Thơ có bến Ninh Kiều Có dòng sông đẹp với nhiều giai nhân

1. Thân bài:

Ninh Kiều xưa vốn là một bến nước đầu chợ Cần Thơ với những hàng dương xanh rì. Tương truyền có một vị vua nhà Nguyễn đã đi qua đây và nghe văng vẳng tiếng hò, tiếng hát cùng với sự thơ mộng của dòng sông, ngài ấy đã đặt tên cho nơi đây là Cần Thi Giang. Có một khoảng thời gian dài bến nước Cầm Thi được biết đến với tên bến Hàng Dương. Sau này, khi được đổi tên thành bến Ninh Kiều để ghi nhớ một trận chiến oanh liệt của nghĩa quân Lam Sơn thì bến Ninh Kiều mới chính thức được biết đến trong tên gọi mĩ miều này.

Nằm ngay trung tâm thành phố Cần Thơ, phía hữu ngạn sông Hậu, ngay ngã ba sông Hậu và sông Cần Thơ, nhưng bến Ninh Kiều lại tách mình ra khỏi sự ồn ào, náo nhiệt giống như một thiếu nữ đưa đò thầm lặng nơi bến sông, bến Ninh Kiều cũng khoác lên mình chiếc áo giản dị của quê hương mà vẫn duyên dáng, xinh tươi. Mang hơi thở của nước sông mát rượi và những hàng cây được chăm bón tốt tươi, Nếu tham quan vào ban ngày du khách sẽ tận hưởng được cảm thư thái của bầu không khí trong lành và ngắm những đóa hoa vừa hé nở còn đọng sương mai. Bến Ninh Kiều ngày càng thay da đổi thịt để không phụ tấm chân tình của người đến đây. Con đường đi được lát gạch sáng bóng, những chậu cây cảnh cắt tỉa và trang trí đẹp mắt. Những hàng ghế đá đặt cạnh lối đi sẽ là nơi dừng chân nghỉ ngơi của du khách cũng là nơi bao nhiêu đôi trai gái, bạn bè, gia đình ngồi tâm sự. Ban ngày, chúng ta có thể ngắm rõ khuôn mặt của Bác Hồ trên bức tượng của người được đặt ngay trung tâm của công viên Ninh Kiều với tất cả tấm lòng thành của người Nam bộ. Bức tượng đài của Hồ Chí Minh vốn dĩ được xây năm 1976, năm 2009, chính quyền địa phương đã cho trùng tu lại thành một bức tượng bằng đồng cao 7,2m và nặng gần 13 tấn. Đến tham quan Ninh Kiều vào những ngày đại lễ sẽ thấy được không khí dâng hương lên Người bằng sự trang nghiêm, thành kính. Từ tháng 2 năm 2016, bến Ninh Kiều lại càng có sức hấp dẫn hơn khi dự án cầu đi bộ đã hoàn thành. Đây là chiếc cầu lí tưởng nối bến Ninh Kiều và cồn Cái Khế với chiều dài 200m và rộng 7,2m. Phía trên và dưới hạ cầu là một hệ thống đèn led được thắp sáng vào ban đêm. Điểm nhấn của chiếc cầu là hai bông sen thật lớn đặt phía trên mà mỗi cánh là những gam màu khá nhau. Có lẽ bến Ninh Kiều thật sự đẹp nhất là vào ban đêm, những ngày trời trong, gió nhẹ, đứng bên đây bến có thể phóng tầm nhìn qua Xóm Chày và Cồn Ấu đang rực rỡ ánh đèn. Cảnh buôn bán, vận chuyển hàng hóa ban ngày đã lui dần thay vào đó là thời gian để mãn nhãn trước những ánh sáng đẹp của hệ thống đèn trên bến Ninh Kiều và Cầu đi bộ. Đứng quay mặt ra phía sông và ngắm dòng nước đang lượn lờ như một khúc hát bịn rịn sẽ khiến lòng nhẹ nhàng hơn sau những bộn bề cuộc sống. Nếu muốn tận hưởng cảm giác đi trên thuyền và nghe những giai điệu du dương của âm nhạc, du khách có thể lên du thuyền hoặc dạo một vòng dọc bờ sông bằng xuồng máy đuôi tôm. Không còn cảnh mua bán chen chúc và tiếng mặc cả, Ninh Kiều giờ đây có những con đường chuyên bán thức ăn vặt và bán quần áo, đồ chơi…đáp ứng nhu cầu ăn uống và mua sắm của khách. Nếu tham quan bến Ninh Kiều vào dịp tết, du khách sẽ khó cưỡng lại vẻ đep của những khóm hoa được bày bán nơi đây. Bến Ninh Kiều là một nỗi niềm thơ và nhạc của biết bao tao nhân, mặc khách. Có nhạc sĩ nào đã một lần qua bến Ninh Kiều để rồi trọn đời nhớ thương cô gái nhỏ miệt vườn “Đêm nay qua bến Ninh Kiều, nhớ về bóng dáng em yêu”. Hay một nhà thơ đã tìm về đây trong nỗi nhớ niềm thương “Tôi trở lại bến Ninh Kiều sông Hậu/ Tìm lại người thương nhớ bến sông xưa”. Không biết là trùng hợp hay ngẫu nhiên mà bến Ninh Kiều lại gắn bó với hình ảnh một người con gái đã chiếm trọn trái tim của bao người.

3. Kết bài:

Cùng với bến Ninh Kiều, Cần Thơ đang vươn vai để trở mình trong diện mạo trưởng thành của một vùng đất mới. Cần Thơ giờ đây đã khẳng định mình là một đầu mối quan trọng trong phát triển kinh tế vùng và đời sống, xã hội của người dân địa phương cũng ngày một nâng cao, văn minh, hiện đại. Bến Ninh Kiều vẫn mãi là một điểm đến hứa hẹn cho du khách thập phương tìm về với nét hoang sơ, giản dị mà thơ mộng của miền sông nước.

10 tháng 3 2022

  tham khảo

Câu hát bâng khuâng đưa ta về một miền Nam Bộ, nơi có những thiên cảnh làm vướng bận bao tao nhân mặc khách. Cần Thơ nằm ở trung tâm đồng bằng sông Cửu Long, giữa một mạng lưới sông ngòi kênh rạch.

Cần Thơ gạo trắng nước trong

Ai đi đến đó lòng không muốn về.

      Cần Thơ tiếp giáp với 6 tỉnh: bắc giáp An Giang và Đồng Tháp, nam giáp Sóc Trăng, Bạc Liêu, tây giáp Kiên Giang, đông giáp Vĩnh Long. Cần Thơ có nhiều hệ thống sông ngòi kênh rạch như sông Hậu, sông cần Thơ, sông Cái Tư, sông Cái Sàn, kênh Quản Lộ, kênh Phụng Hiệp, kênh Xã No. Các tuyến đường lớn chạy qua tỉnh là quốc lộ 1A, quốc lộ 80, quốc lộ 91. Cần Thơ là trung tâm giao thông thủy bộ của cả vùng Nam Bộ, nối liền với Campuchia, có bến cảng khá lớn tiếp nhận tàu 5000 tấn, có sân bay Trà Nóc nằm bên bờ sông Hậu. Từ xa xưa, Cần Thơ đã được coi là trung tâm của lúa gạo miền Tây Nam Bộ, hiện nay là một trong những tỉnh sản xuất và xuất khẩu lúa gạo chính của cả nước. Với đất đai phì nhiêu, bên cạnh thế mạnh về cây lúa và cây ăn quả các loại, cần Thơ còn có nguồn thủy sản khá phong phú, chủ yếu là tôm cá nước ngọt (hơn 5000 ha ao nuôi tôm cá nước ngọt) và chăn nuôi heo, gà, vịt. Các ngành công nghiệp hiện có chủ yếu là điện năng (nhà máy điện Trà Nóc: 33000kw), kĩ thuật điện, điện tử, hóa chất, may, da và chế biến nông sản, thủy sản…là thế mạnh của tỉnh.

      Xứ sở ấy là của những con người hào phóng, các tài tử giai nhân cần Thơ. Họ luôn tự hào và kiêu hãnh khi nhắc đến bến Ninh Kiều:

“Cần Thơ có bến Ninh Kiều

Có dòng sông đẹp với nhiều giai nhân”

      Xưa, bến Ninh Kiều là một bến sông đầu chợ cần Thơ. Ninh kiều ngày ấy tấp nập thuyền bè qua lại giao thương, hàng cây dương chắn gió ven bờ đã trở thành tên gọi của bến sông: bến Hàng Dương. Công việc giao thương ngày thêm phồn thịnh, bến Hàng Dương do đó cũng được mở rộng và sửa sang, rồi dần trở thành một thắng cảnh của đất Tây Đô. Sau 1958, bến này chính thức được đặt tên là bên Ninh Kiều. Dân gian truyền tụng rằng xưa, tại Ninh Kiều vào nhũng đêm trăng sáng, thuyền bè tấp nập, tài tử giai nhân cùng nhau lĩnh xướng thơ ca, do vậy bến này còn gọi là bến Cầm Thi, cầm Thi đọc trại là Cầm Thơ, rồi sau trại ra thành cần Thơ, là tên của đất cần Thơ xưa nay vậy. Nay, Ninh Kiều là quận trung tâm của thành phố cần thơ. Theo Nghị định số 05/ 2004/ NĐ-CP ngày 02 tháng 01 năm 2004 của Chính phủ, quận Ninh Kiều được thành lập trên cơ sở toàn bộ diện tích tự nhiên và dân số của phần lớn các phường nội thành của thành phố Cần Thơ cũ gồm Cái Khế, An Hòa, Thới Bình, An Nghiệp, An Cư, An Hội, Tân An, An Lạc, An Phú, Xuân Khánh, Hưng Lợi và xã An Bình (thuộc thành phố Cần Thơ cũ). Quận Ninh Kiều có gần ba ngàn hecta diện tích tự nhiên (2.922.04ha) và 206.213 nhân khẩu (năm 2004).

      Người Cần Thơ luôn tự hào với bến Ninh Kiều, nơi bờ sông nhìn ra dòng Hậu Giang hiền hòa, thơ mộng. Bến Ninh Kiều là một địa điểm mà du khách hay tìm đến, nằm bên hữu ngạn sông Hậu, ngay ngã ba sông Hậu và sông cần Thơ, gần trung tâm thành phố cần Thơ. Trên bến sông, thuyền bè luôn qua lại tấp nập, chở đầy những sản vật vùng đồng bằng sông Cửu Long. Bên bến Ninh Kiều là cảng cần Thơ, cảng này được xây dựng hiện đại có khả năng tiếp nhận trọng tải 5.000 tấn, gần bến Ninh Kiều có chợ cần Thơ, một trung tâm buôn bán lớn ở miền Tây Nam Bộ. Thời gian đắp đổi khôn lường như dòng sông Hậu hiền hòa trôi xuôi. Ninh Kiều nay là niềm tự hào của dân cần Thơ, đây không chỉ là nơi các thương buôn tìm đến, mà còn là nơi các tao nhân mặc khách bao lần bịn rịn, lưu luyến bến Hàng Dương:

"Đất Châu Thành anh ở

Xứ Cần Thơ em về

Bấy lâu sông cạn biển thể

Phân tay mai trúc, dầm dề cuộc châu”

      Thật chẳng quá lời nếu ta nói Ninh Kiều là một kho trái cây đầy ắp, bởi liền kề với bến sông lại là nơi tập trung những quả ngon, vật lạ của Nam Bộ như xoài tượng, xoài thanh ca, xoài giòn của Cao Lãnh, vú sữa trắng, quít đường của cần Thơ, măng cụt/ sầu riêng hay bưởi Biên Hòa, mít tố nữ Bà Rịa – Vũng Tàu, nhãn Bạc Liêu, cam mật Sa Đéc…Cần Thơ hôm nay có nhiều nét đổi thay, là một thành phố năng động, trẻ trung, Tây Đô, một danh xưng đầy tự hào của thành phố Cần Thơ, nay được đặt trong khu công nghiệp, bến Ninh Kiều vẫn từng ngày chung ánh ban mai, chung những buồn vui hay lo toan vất vả… từ đó, lời thơ, tiếng hát vẫn ngày ngày cất lên….:

Cần Thơ ngày tôi đến

Mưa nhạt nhòa phố sông

Đường mênh mông gió lộng

Tự hỏi người biết không?

Cần Thơ ngày anh xa

Có mắt ai lệ nhòa?

Có biết em chờ đợi

Dù một lần người qua?

Ai đi về Cần Thơ

Cho tôi hỏi bao giờ

Bước chân yêu chung nhịp

Trên Ninh Kiều mộng mơ?

      Những bài thuyết minh về một danh lam thắng cảnh trên đây hi vọng đã mang lại cho bạn những ý tưởng mới mẻ và thú vị, đồng thời giúp các bạn biết thêm được nhiều địa danh nổi tiếng trên đất nước Việt Nam xinh đẹp của chúng ta.

10 tháng 3 2022

Nếu có người hỏi tôi rằng tôi cảm thấy văn bản Lão Hạc có gì nổi bật tôi sẽ lập tức đáp lại rằng, đó là câu cuyện cảm động về tình phụ tử thiêng liên mà giản dị . Lão Hạc là một người cha thương con , là một người cha tốt khi luôn quan tâm luôn nghĩ tới cảm giác của đứa con trai mình . Ông lo cho con đến kể cả khi sau ông mất , chi tiết này phải làm cho người đọc phải xúc động . Nó đã dấy lên trong tim em một cảm xúc mãnh liệt không thể tả . Tình phụ tử mà Lão Hạc dành cho con trai thật thiêng liêng biết nhường nào , cha thương con không nói nên lời cha chỉ biết hành động mà thôi , cha tuy không giàu nhưng sẽ cố gắng lo cho con mọi thứ bằng tất cả những gì cha có . Tuy Lão Hạc không giàu nhưng tình cảm ông dành cho con trai mới thật bao la, rộng lớn làm sao , tình cảm giản dị mà thật thiêng liêng . 

10 tháng 3 2022

Nhớ Rừng đã phản ánh tâm trạng bế tắc trước cuộc sống của biết bao nhiêu người hoạt động cách mạng bấy giờ.

10 tháng 3 2022

tham khảo

Trong khung cảnh  trở về trong “ngày hôm sau”, đoàn thuyền mang đến một niềm náo nức qua khung cảnh “ồn ào trên bến đỗ”, người người tụ họp đi lại nườm nượp đông vui.  Dân làng “tấp nập” đón tiếp những ” chiến binh” trở về đất liền.Và  niềm vui như được nhân lên gấp bội khi những người đi biển đã trở về bình an và mang về những chiếc ghe đầy ắp cá mà ai cũng tâm niệm rõ ràng theo cách của dân gian: “Nhớ ơn trời biển lặng cá đầy ghe”. Những ghe, thuyền đầy ắp “những con cá tươi ngon thân bạc trắng”. Huy Cận đã thể hiện cách đánh giá bằng cảm giác, bằng sự ngon miệng, rất thực nhưng cũng rất dân dã. Ôi, màu trắng của những con cá tương phản với màu “da ngăm rám nắng” của những người dân chài, thật sung sướng mà cũng rất xót xa!( biểu cả. Nỗi cực nhọc hòa trộn cùng niềm vui lao động. Câu thơ “Cả thân hình nồng thở vị xa xăm” miêu tả chân thực hình ảnh của những người dân chài luôn phải phơi mình dưới nắng, luôn phải ngâm mình trong nước biển, luôn phải đương đầu với mọi gian nan để mang về “những con cá tươi ngon”. “Chiếc thuyền im bến mỏi trở về nằm – Nghe chất muối thấm dần trong thớ vỏ”. Tại sao tác giả lại sử dụng từ “nghe” để miêu tả dáng vẻ con thuyền nằm nghỉ? (nghi vấn).Cách miêu tả bằng sự cảm nhận các sự vật một cách sống động cho thấy tấm lòng gắn bó và tình yêu sâu nặng với quê hương của tác giả. Cảm xúc trữ tình đó được bộc lộ qua những vần thơ với những cảm xúc chân thành.