K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

12 tháng 1 2018

- Về đặc điểm khí hậu, đây là hai tỉnh (Ninh Thuận, Bình Thuận) khô hạn nhất trong cả nước. Các chỉ số trung bình năm tại trạm Phan Rang, về nhiệt độ: 27°C, lượng mưa: 925mm, độ ẩm không khí 77%, số giờ nắng: 2.500 - 3.000, số ngày nắng: 325; nguồn nước ngầm bằng 1/3 so với bình quân cả nước.

- Hiện tượng sa mạc hoá đang có xu thế mở rộng. Dải ven biển Ninh Thuận trải dài 105 km có địa hình chủ yếu là đồi cát, cồn cát đỏ. Tại Bình Thuận, địa hình đồi cát và cát ven biển chiếm hơn 18% diện tích toàn tỉnh, phân bố dọc ven biển từ Tuy Phong đến Hàm Thuận. huyện Bắc Bình, các đồi cát và cồn cát có diện tích rất rộng với chiều dài khoảng 52 km, chỗ rộng nhất tới 20 km. Các cồn cát ở đây có dạng lượn sóng, độ cao khoảng 60 - 222m. Phía ngoài là các cồn cát trắng xen giữa cồn cát đỏ và vàng có độ cao 60 - 80m. Những cồn cát vàng đang trong thời kì phát triển với độ cao trung bình 10 - 15m thường di động dưới tác động của gió.

Tại Hội nghị quốc tế về sa mạc hoá ở Việt Nam (Hà Nội, tháng 9/2004), một số nhà khoa học cảnh báo sự cần thiết phải chống sa mạc hoá ở Việt Nam, đặc biệt tại các tỉnh cực Nam Trung Bộ. Trong khi chờ đợi các công trình nghiên cứu cơ bản về sa mạc hoá ở dải đất khô hạn này, thì vấn đề bảo vệ rừng và phát triển rừng được coi là giải pháp bền vững nhất, nhằm hạn chế và tiến tới kiểm soát tình hình, đồng thời phát triển kinh tế rừng, góp phần cải thiện đời sống dân cư.

Đề thi đánh giá năng lực

27 tháng 2 2019

a) Giống nhau

-Có các cao nguyên và đồi thấp, tạo điều kiên cho phát triển trồng trọt, chăn nuôi,... (Mộc Châu, Sơn La, Plây Ku, Đăk Lăk,...)

-Đất đai: nhóm đất feralit với diện tích rộng, thuận lợi cho trồng cây công nghiệp, cây ăn quả, cây lương thực hoa màu,...

-Khí hậu: có cả nhiệt đới và cận nhiệt, cho phép trồng nhiều loại cây

b) Khác nhau

-Trung du và miền núi Bắc Bộ:

+Đất: phần lớn là đất fcralit trên đá phiến, đá vôi và các đá mẹ khác; còn có đất phù sa cổ ở trung du, đất phù sa dọc thung lũng sông và các cánh đồng ở miền núi (Than Uyên, Nghĩa Lộ,...), tạo điều kiên trồng nhiều loại cây

+Khí hậu: nhiệt đới ẩm gió mùa, có mùa đông lạnh, lại chịu ảnh hưởng sâu sắc của địa hình vùng núi là thế mạnh đặc biệt để phát triển cây công nghiệp có nguồn gốc cận nhiệt và ôn đới (chè, trẩu, sở, hồi,...). Khí hậu núi cao (ở vùng núi Hoàng Liên Sơn; vùng núi giáp biên giới ở Cao Bằng, Lạng Sơn,...) thuận lợi cho trồng các cây thuốc quý, cây ăn quả, rau ôn đới,...

+Có nhiều đồng cỏ trên các cao nguyên (Mộc Châu,...) để phát triển chăn nuôi trâu, bò, ngựa, dê

-Tây Nguyên

+Đất badan màu mỡ, tập trung với diện tích rộng, thuận lợi cho phát triển cây công nghiệp lâu năm (cà phê, cao su, hồ tiêu,...) trên quy mô lớn

+Khí hậu: có tính chất cận xích đạo gió mùa, thuận lợi cho trồng các cây công nghiệp lâu năm nhiệt đới (cà phê, cao su, hồ tiêu). Trên các cao nguyên cao trên 1000m (Lâm Viên,...), khí hậu mát mẻ, khá thuận lợi cho trồng các cây có nguồn gốc cận nhiệt đới (chè,...)

+Một số nơi có đồng cỏ (dẫn chứng) tạo điều kiện chăn nuôi bò

22 tháng 4 2019

Gợi ý làm bài

Tổ chức lãnh thổ công nghiệp là sự sắp xếp, phối hợp giữa các quá trình và cơ sở sản xuất công nghiệp trên một lãnh thổ nhất định để sử dụng hợp lí các nguồn lực sẵn có nhằm đạt hiệu quả cao về các mặt kinh tế, xã hội và môi trường.

18 tháng 5 2018

*Giống nhau

Hai vùng đều có tiềm năng thuỷ điện lớn có ý nghĩa đối với cả nước.

*Khác nhau

-Tiềm năng

+Trung du và miền núi Bắc Bộ: Hệ thống sông Hồng có tiềm năng thuỷ điện lớn nhất cả nước: 11 triệu KW (chiếm 1/3 trữ năng thuỷ điện cả nước)

+Tây Nguyên: Hệ thống sông Xê Xan, Xrê Pôk, Đồng Nai,... có các bậc thang thuỷ điện do chảy qua địa hình cao nguyên xếp tầng

-Hiện trạng

+Trung du và miền núi Bắc Bộ: Các nhà máy thuỷ điện có công suất lớn, xây dựng hồ chứa nước sẽ gây ngập lụt cả một vùng rộng lớn, phái di dời dân và tác động lớn đến môi trường sinh thái

+Tây Nguyên: Vì Tây Nguyên có địa hình cao nguyên xêp tầng nên không phài chi phí nhiều cho việc xây dựng hồ chứa nước và di dời dân

-Các nhà máy tiêu biểu

+Trung du và miền núi Bắc Bộ

Đã xây dựng các nhà máy thuỷ điện: Thác Bà trên sông Chảy (110 MW), Hoà Bình trên sông Đà (1920 MW), Tuyên Quang trên sông Gâm (320 MW), Nậm Mu trên sông Chảy.

Đang triển khai xây dựng nhà máy thuỷ điện Sơn La trên sông Đà (2400 MW).

+Tây Nguyên

Đã xây dựng các nhà máy thuỷ điện: Y-a-ly (720 MW), Xê Xan 3, Xê Xan 3A, Đrây H linh, Đa Nhim

Đang triển khai xây dựng các nhà máy thuỷ điện: Xê Xan 4, Xrê Pôk 3, Xrê Pôk 4, Buôn Kuôp, Đức Xuyên, Buôn Tua Srah, Đại Ninh, Đồng Nai 3, Đồng Nai 4.

+Tác động

+Trung du và miền núi Bắc Bộ: Thúc đẩy công nghiộp khai thác và chế biến khoáng sán, phát triển du lịch, điều tiết lũ và cung cấp nước cho vùng Đồng hằng sông Hồng

+Tây Nguyên: Thúc đẩy công nghiệp chế biến phát triển, cung cấp nước tưới, phát triển du lịch và nuôi trồng thuỷ sản

18 tháng 2 2018

a) Đánh bắt nuôi trồng thủy sản

- Vùng biển có nhiều tôm, cá và các hải sản khác. Các tỉnh đều có bãi tôm, bãi cá, nhưng lớn nhất là ở các tỉnh cực Nam Trung Bộ và ngư trường Hoàng Sa và Trường Sa.

- Bờ biển có nhiều vụng, đầm phá thuận lợi cho việc nuôi trồng thủy sản.

b) Du lịch biển

Duyên hải Nam Trung Bộ có nhiều bãi biển nổi tiếng như Non Nước (Đà Nng), Sa Huỳnh (Quảng Ngãi), Quy Nhơn (Bình Định), Dốc Lết, Nha Trang (Khánh Hòa), Cà Ná (Ninh Thuận), Mũi Né (Bình Thuận),...

c) Giao thông vận tải biển

- Duyên hải Nam Trung Bộ có nhiều địa điểm để xây dựng cảng nước sâu.

- Hiện tại, đã có các cảng tổng hợp lớn do Trung ương quản lí như Đà Nng, Quy Nhơn, Nha Trang và đang xây dựng cảng nước sâu Dung Quất. Đặc biệt, vịnh Vân Phong sẽ hình thành cảng trung chuyn quốc tế lớn nhất nước ta.

d) Khai thác khoáng sản ở thềm lục địa và sản xuât muối

- Vùng thềm lục địa Duyên hải Nam Trung Bộ đã được khẳng định là có dầu khí. Hiện nay, đã tiến hành khai thác các mỏ dầu khí ở phía đông quần đảo Phú Quý (Bình Thuận).

- Việc sản xuất muối cũng rất thuận lợi. Các vùng sản xuất muối nổi tiếng là Cà Ná, Sa Huỳnh,...

31 tháng 7 2017

HƯỚNG DẪN

- Địa hình Đồng bằng sông Hồng và Đồng bằng sông Cửu Long là địa hình đồng bằng châu thổ.

+ Địa hình có nhiều vùng trũng, dải đất cao, cồn cát, thềm sông, thềm biển...

+ Địa hình được hình thành do các sông bồi đắp phù sa tạo nên.

- Địa hình dải đồng bằng ven biển miền Trung là địa hình đồng bằng ven biển.

+ Địa hình hẹp ngang và bị chia cắt thành nhiều đồng bằng nhỏ; thường có ba dải: giáp biển là cồn cát, đầm phá; giữa là vùng thấp trũng; dải trong cùng đã được bồi tụ thành đồng bằng.

+ Địa hình được hình thành với vai trò chủ yếu của biển: trầm tích biển lắng vào các đứt gãy kéo dài dọc ven biển tạo thành đồng bằng; một số nơi có sự bồi đắp của phù sa sông, nhưng không lớn.

27 tháng 5 2019

- Thanh Hoá: cơ khí, chế biến nông sản; sản xuất giấy, xenlulô.

- Vinh: cơ khí, chế biến nông sản, sản xuất vật liệu xây dựng.

- Huế: cơ khí, chế biến nông sản; dệt, may.

5 tháng 2 2017

- Bắc Trung Bộ liền kề Đồng bằng sông Hổng, chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của Đồng bằng sông Hồng trong quá trình phát triển.

- Bắc Trung Bộ với một số cảng biển và các tuyến đường bộ chạy theo hướng đông - tây mở mối giao lưu với Lào và Đông Bắc Thái Lan, tạo điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế mở.

15 tháng 3 2019

- Bắc Trung Bột có lãnh thổ dài và hẹp ngang. Ở hàng loạt các huyện, trên một bề ngang chỉ vài chục km theo chiều đông - tây là đi từ vùng bờ biển qua vùng đồng bằng hẹp duyên hải, vượt qua vùng đồi chuyển tiếp nhỏ hẹp và tới vùng núi thực sự ở phía Tây.

- Dọc theo lát cắt ngang của lãnh thổ, có thể chứng kiến những thay đổi của mô hình kết hợp nông - ngư nghiệp hay nông - lâm - ngư nghiệp từ vùng ven biển, đồng bằng tới mô hình kết hợp nông - lâm nghiệp ở vùng trung du, miền núi

3 tháng 5 2019

- Việc phát triển làm nghiệp vừa chọ phép khai thác thế mạnh về tài nguyên rừng (khai thác rừng), vừa cho phép bảo vệ tài nguyên đất, điều hoà chế độ nước của các sông miền Trung ngắn và dốc, vốn có thuỷ chế rất thất thường (nhờ trồng rừng, khoanh nuôi, bảo vệ rừng).

- Việc phát triển các mô hình nông - lâm kết hợp ở vùng trung du không những giúp sử dụng hợp lí tài nguyên, mà còn tạo ra thu nhập cho nhân dân, phát triển các cơ sở kinh tế vùng trung du.

- Việc phát triển rừng ngập mặn, rừng chắn gió, chắn cát tạo điều kiện bảo vệ bờ biển, ngăn chặn nạn cát bay, cát chảy, vừa tạo môi trường cho các loài thuỷ sinh và nuôi trồng thuỷ sản nước lợ, nước mặn.

1 tháng 9 2023

Tham khảo

Việc phát triển cơ cấu nông - lâm - ngư nghiệp góp phần phát triển bền vững ở Bắc Trung Bộ vì:

- Góp phần khai thác hiệu quả các thế mạnh về tự nhiên,  thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của vùng: nông - lâm - ngư nghiệp tạo nên cơ cấu ngành và thế liên hoàn trong quá trình hình thành cơ cấu theo lãnh thổ giữa các khu vực núi, đồi, đồng bằng và ven biển.

-  Nông - lâm - ngư nghiệp là thế mạnh của vùng, là cơ sở ban đầu cho quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Cung cấp nguồn nguyên liệu cho công nghiệp chế biến.

- Việc hình thành mô hình nông - lâm - ngư nghiệp sẽ sử dụng hợp lí tài nguyên, tạo công ăn việc làm cho người dân, tăng thu nhập, xóa đói giảm nghèo.

- Mô hình nông - lâm - ngư nghiệp còn góp phần hạn chế các thiên tai, bảo vệ môi trường tự nhiên của vùng:

+ Phát triển lâm nghiệp cùng với mô hình nông - lâm kết hợp góp phần bảo vệ tài nguyên đất, hạn chế xói mòn trượt lở đất, hạn chế lũ lụt.

+ Phát triển rừng ngập mặn, rừng phòng hộ ven biển vừa tạo điều kiện bảo vệ môi trường, vừa chống nạn cát bay cát chảy, làm thu hẹp diện tích các đồng bằng nhỏ hẹp ven biển.

+ Việc nuôi tôm trên cát cho phép tận dụng các diện tích đất khô cằn để đem lại hiệu quả kinh tế.