K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

7 tháng 3 2019

HƯỚNG DẪN

− Nguồn lợi sinh vật

+ Sinh vật biển phong phú, giàu thành phần loài.

+ Nhiều loài có giá trị kinh tế cao, một số loài quý hiếm.

+ Ngoài tôm, cá, mực…, còn nhiều đặc sản khác: đồi mồi, hải sâm, bào ngư, sò huyết… Đặc biệt tổ yến trên các đảo đá ven bờ Nam Trung Bộ.

+ Có các ngư trường trọng điểm: Cà Mau – Kiên Giang, Ninh Thuận – Bình Thuận – Bà Rịa – Vũng Tàu, Hải Phòng – Quảng Ninh, ngư trường quần đảo Hoàng Sa – Trường Sa.

− Tài nguyên khoáng, dầu mỏ và khí tự nhiên

+ Nguồn muối vô tận: Dọc bờ biển, nhiều vùng có điều kiện thuận lợi để sản xuất muối.

+ Có một số mỏ sa khoáng ôxit titan có giá trị xuất khẩu; cát trắng làm thủy tinh (Quảng Ninh, Khánh Hòa).

+ Dầu khí với trữ lượng lớn ở thềm lục địa phía nam, hai mỏ lớn nhất là Cửu Long và Nam Côn Sơn.

− Điều kiện phát triển giao thông vận tải biển

+ Vị trí nằm gần các tuyến hàng hải quốc tế trên Biển Đông.

+ Dọc bờ biển có nhiều vụng biển kín, nhiều cửa sông thuận lợi cho xây dựng cảng.

− Điều kiện thuận lợi để phát triển du lịch biển − đảo

+ Đường bờ biển dài có nhiều bãi tắm rộng, phong cảnh đẹp, khí hậu tốt, thuận lợi cho phát triển du lịch và an dưỡng.

+ Hệ thống đảo ven bờ và quần đảo… thuận lợi để phát triển du lịch biển – đảo.

Đề thi đánh giá năng lực

30 tháng 12 2019

HƯỚNG DẪN

Trung du và miền núi Bắc Bộ có tài nguyên thiên nhiên đa dạng để phát triển nhiều ngành kinh tế như: công nghiệp khai thác và chế biến khoáng sản, thủy điện; nông nghiệp nhiệt đới với cả sản phần cận nhiệt và ôn đới; phát triển tổng hợp kinh tế biển, du lịch.

a) Tài nguyên khoáng sản

− Có nhiều khoáng sản cho phép phát triển được nhiều ngành công nghiệp khác nhau.

− Các loại khoáng sản chủ yếu

+ Khoáng sản năng lượng: tập trung ở Quảng Ninh, trữ lượng lớn và chất lượng tốt; một số mỏ than khác ở Thái Nguyên, Lạng Sơn…

+ Khoáng sản kim loại: sắt, kẽm – chì, đồng – vàng, thiếc, bôxit, đất hiếm…

+ Khoáng sản phi kim loại: apatit (Lào Cai)…

+ vật liệu xây dựng: đá vôi, sét, sỏi…

b) Tiềm năng thủy điện

− Tiềm năng thủy điện lớn nhất so với các vùng trong cả nước.

− Hệ thống sông Hồng chiếm hơn 1/3 trữ năng thủy điện của cả nước (11 triệu kW), riêng sông Đà chiếm gần 6 triệu kW.

c) Tài nguyên đất, khí hậu… thuận lợi cho trồng và chế biến cây công nghiệp, cây dược liệu, rau quả cận nhiệt và ôn đới.

− Đất: phần lớn diện tích là đất feralit trên đá phiến, đá vôi…; ngoài ra còn có đất phù sa cổ (ở trung du), đất phù sa (dọc các thung lũng và các cánh đồng ở miền núi, thích hợp để trồng nhiều loại cây.

− Khí hậu: nhiệt đới ẩm gió mùa, có mùa đông lạnh, lại chịu ảnh hướng sâu sắc của điều kiện địa hình cùng núi, là thế mạnh đặc biệt để phát triểm các cây công nghiệp, cây ăn quả, rau, hoa có nguồn gốc cận nhiệt và ôn đới; các cây thuốc quý (tam thất, đương quy, đỗ trọng…).

− Nguồn nước được đảm bảo, có nhiều giống cây quý…

d) Tiềm năng về chăn nuôi: có nhiều đồng cỏ, chủ yếu trên các cao nguyên ở độ cao 600 – 700m ,thuận lợi để phát triển chăn nuôi trấu, bò (lấy thịt và lấy sữa), ngựa dê.

e) Tiềm năng phát triển kinh tế biển: Vùng biến Quảng Ninh giàu tiềm năng để phát triển mạnh về đánh bắt hải sản xa bờ và nuôi trồng thủy sản. Tài nguyên du lịch tự nhiên giàu có để phát triển mạnh du lịch biển: Di sản thiên nhiên thế giới vịnh Hạ Long, vườn quốc gia (Cát Bà, Bái Tử Long), suối khoáng (Quang Hanh), bãi biển đẹp (Trà Cổm, Bãi Cháy…).

c) Giải thích vì sao tuy có nhiều tiềm năng tài nguyên thiên nhưng sự phát triển kinh tế của vùng còn nhiều hạn chế

− Địa hình đồi núi chiếm phần lớn diện tích, khó khăn cho giao thông và sản xuất; các hiện tượng thời tiết cực đoan, khó khăn cho phát triển kinh tế.

− Là vùng thưa dân, có nhiều dân tộc thiểu số, trình độ lao động thấp nên hạn chế về thị trường tại chỗ và lao động lành nghề.

− Cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kĩ thuật còn hạn chế, đặc biệt ở vùng núi

16 tháng 5 2018

Gợi ý làm bài

a)     Vẽ biểu đồ

Biểu đồ thể hiện số thuê bao điện thọai và số thuê bao bình quân trên 100 dân của nước ta, giai đoạn 2000 - 2010

b)Nhận xét vù giải thích

*Nhận xét

Giai đoạn 2000- 2010:

-Tổng số thuê bao điện thọai tăng (dẫn chứng). Trong đó, số thuê bao cố định và di động đều tăng, nhưng số thuê bao di dộng tăng nhanh hơn (dẫn chứng).

-Bình quân thuê bao trên 100 dân tăng mạnh (dẫn chứng).

*Giải thích

-Do chính sách của Nhà nước đầu tư vào mạng lưới thông tin liên lạc đế đáp ứng nhu cầu của xu thế mở và do chất lượng cuộc sống tăng.

-Do xu thế mở, xu thế hội nhập, để tiếp cận nền văn minh hiện đại buộc phải phát triển thông tin liên lạc.

-Máy di động tăng mạnh đế đáp ứng nhu cầu của ngươi tiêu dùng vì nó tiện lợi hơn so với máy điện thọai cố định.

-Số thuê bao điện thoại có tốc độ tăng nhanh hơn tốc độ tăng dân số nên số thuê bao bình quân trên 100 dân tăng.

11 tháng 3 2019

Gợi ý làm bài

a)     Vẽ biếu đồ

- Xử lí số liệu:

Cơ cấu khối lượng hàng hoá được vận chuyển thông qua các cảng biển của nước ta do Trung ương quản lí

(Đơn vị: %)

-Vẽ:

Biểu đồ cơ cấu khối lương vận chuyển phân theo loại hàng hoá thông qua các cảng biển nước ta do Trung ương quản lí giaỉ đoạn 2000 - 2010

b)Nhận xét và giải thích

*     Nhận xét

- Cơ cấu khối lượng vận chuyển phân theo loại hàng hoá có sự thay đổi, nhưng không lớn.

- Sự thay đổi diễn ra theo hướng tăng tỉ trọng hàng nội địa và hàng xuất khẩu; giảm tỉ trọng hàng nhập khẩu (dẫn chứng).

*       Giải thích

- Do sản xuất trong nước phát triển và chính sách đẩy mạnh xuất khẩu nên tỉ trọng hàng nội địa và hàng xuất khấu tăng.

- Tỉ trọng hàng nhập khẩu giảm là do khối lượng hàng nhập khẩu tăng chậm hơn so với hai loại hàng trên.

18 tháng 12 2019

- Phân bố dân cư và họat động kinh tế có sự khác biệt giữa vùng đồi núi phía tây và đồng bằng ven biển phía đông.

+ Đồng bằng ven biển:

· Dân cư: chủ yếu là người Kinh, một bộ phận nhỏ là người Chăm. Mật độ dân số cao, phân bố tập trung ở các thành phố, thị xã.

· Họat động kinh tế: hoạt động công nghiệp, thương mại, du lịch, khai thác và nuôi trồng thuỷ sản.

+ Vùng đồi núi phía tây:

· Dân : chủ yếu là các dân tộc: Cơ-tu, Ra-glai, Ba-na, E-đô,... Mật độ dân số thấp. Tỉ lệ nghèo còn khá cao.

· Họat động kinh tế: chăn nuôi gia súc lớn (bò đàn), nghề rừng, trồng cây công nghiệp.

- Tỉ lệ gia tăng tự nhiên của dân số, tỉ lệ hộ nghèo, tỉ lệ người lớn biết chữ, tỉ lệ dân số thành thị cao hơn mức bình quân của cả nước. Các tiêu chí về mật độ dân số, thu nhập bình quân đầu người một tháng, tuổi thọ trung bình thấp hơn mức bình quân cả nước.

- Người dân có đức tính cần cù lao động, kiên cường đấu tranh chống giặc ngoại xâm, giàu kinh nghiệm trong phòng chống thiên tai và khai thác vùng nước rộng lớn trên Biển Đông.

- Có nhiều di tích văn hoá - lịch sử, trong đó Ph cổ Hội An và Di tích Mỹ Sơn (Quảng Nam) được UNESSCO công nhận là di sản văn hoá thế giới, tạo điều kiện thuận lợi đ phát triển du lịch, thu hút nhiều du khách.

3 tháng 11 2017

   • Khoáng sản: khu vực đồi núi tập trung nhiều loại khoáng sản như đồng, vàng, chì, crôm, đá vôi, than đá,… Đó là nguyên liệu, nhiên liệu cho các ngành công nghiệp.

   • Rừng và đất trồng: tạo điều kiện phát triển ngành lâm – nông nghiệp nhiệt đới. Rừng đa dạng, phong phú về các loài động thực vật, trong đó có nhiều loại thuộc vào nhóm quý hiếm, tiêu biểu cho sinh vật nhiệt đới.

   • Nguồn thủy năng: có tiềm năng lớn để phát triển thủy điện.

   • Tiềm năng du lịch: có điều kiện phát triển các loại hình tham quan, du lịch, các khu nghĩ dưỡng sinh thái.

26 tháng 10 2019

a) Khu vực đồi núi

- Các thế mạnh về tài nguyên thiên nhiên

    + Khoáng sản: các mỏ khoáng sản tập trung ở vùng đồi núi là nguyên nhiên liệu cho nhiều ngành công nghiệp.

    + Rừng và đất trồng: tạo cơ sở cho phát triển nền nông, lâm nghiệp nhiệt đới, đa dạng hoá cây trồng.

  • Tài nguyên rừng giàu có về thành phần loài động, thực vật và nhiều loài quý hiếm.
  • Các bề mặt cao nguyên và các thung lũng tạo thuận lợi cho việc hình thành các vùng chuyên canh cây công nghiệp, cây ăn quả, phát triển chăn nuôi đại gia súc và trồng cây lương thực.
  • Địa hình bán bình nguyên và đồi trùng du thích hợp để trồng các cây công nghiệp, cây ăn quả và hoa màu.

    + Nguồn thuỷ năng: các sông miền núi có tiềm năng thuỷ điện rất lớn.

    + Tiềm năng du lịch: miền núi có điều kiện để phát triển các loại hình du lịch (tham quan, nghỉ dưỡng, du lịch sinh thái,...).

- Các mặt hạn chế

    + Địa hình bị chia cắt mạnh, nhiều sông suối, hẻm vực, sườn dốc gây trở ngại cho giao thông, cho việc khai thác tài nguyên và giao lưu kinh tế giữa các vùng.

    + Do mưa nhiều, độ dốc lớn, miền núi còn là nơi xảy ra nhiều thiên tai (lũ nguồn, lũ quét, xói mòn, trượt lở đất,...).

    + Tại các đứt gãy sâu có nguy cơ phát sinh động đất.

    + Vùng núi đá vôi thiếu đất trồng trọt và khan hiếm nước.

    + Trên các vùng núi cao, địa hình hiểm trở, cuộc sống của người dân gặp nhiều khó khăn.

b) Khu vực đồng bằng

- Thuận lợi

    + Là cơ sở để phát triển nông nghiệp nhiệt đới, đa dạng hoá các loại nông sản, đặc biệt là lúa nước.

    + Cung cấp các nguồn lại thiên nhiên khác như khoáng sản, thuỷ sản và lâm sản.

    + Là điều kiện thuận lợi để tập trung các thành phố, khu công nghiệp, trung tâm thương mại.

- Hạn chế: thường xuyên chịu thiên tai như bão, lụt, hạn hán,...

12 tháng 6 2018

    - Đồng bằng sông Hồng: là đồng bằng châu thổ, được bồi tụ phù sa của hệ thống sông Hồng và hệ thống sông Thái bình, diện tích khoảng 15.000km2, địa hình cao ở rìa phía tây, tây bắc, thấp dần ra biển và bề mặt bị chia cắt thành nhiều ô. Do có đê ven sông ngăn lũ nên vùng trong đê không được bồi phù sa hàng năm, tạo thành các bậc ruộng cao bạc màu và các ô trũng ngập nước, vùng ngoài đê thường xuyên được bồi phù sa.

    - Đồng bằng sông Cửu Long (Tây Nam Bộ): là đồng bằng châu thổ, được bồi đắp phù sa hằng năm của hệ thống sông Mê Công. Diện tích khoảng 40.000km2, địa hình thấp, bằng phẳng. Trên bề mặt đồng bằng có mạng lưới sông ngòi kênh rạch chằng chịt nên mùa lũ nước ngập sâu, còn về mùa cạn nước triều lấn mạnh. Gần 2/3 diện tích đồng bằng là đất mặn, đất phèn.

4 tháng 6 2018

  a) Những điểm giống và khác nhạu của Đổng bằng sông Hồng và Đồng bằng sông Cửu Long.

    - Giống:

      + Đều là đồng bằng châu thổ do phù sa sông ngòi bồi tụ dần trên một vịnh biển nông, thềm lục địa mở rộng tạo thành.

      + Địa hình thấp, tương đối bằng phẳng.

      + Diện tích rộng.

    - Khác:

      + Diện tích: Đồng bằng sông Cửu Long rộng hơn.

      + Địa hình:

        • Đồng bằng sông Hồng có hệ thống đê chia cắt ra thành nhiều ô. Vùng trong đê không được bồi đắp phù sa hàng năm, tạo thành các bậc ruộng cao bạc màu và ô trũng ngập nước; vùng ngoài đê thường xuyên được bồi đắp phù sa.

        • Đồng bằng sông Cửu Long, trên bề mặt không có đê, nhưng có mạng lưới kênh rạch chằng chịt nên mùa lũ nước ngập sâu ở vùng trũng Đồng Tháp Mười, còn về mùa cạn, nước triều lấn mạnh làm gần 2/3 diện tích đồng bằng bị nhiễm mặn.

  b) Đặc điểm của dải đồng bằng ven biển miền Trung

      + Có tổng diện tích 15.000km2, phần nhiều hẹp ngang và bị chia cắt thành nhiều đồng bằng nhỏ, chỉ có một số đồng bằng được mở rộng ở cửa sông lớn (đồng bằng Thanh Hóa, Nghệ An, Quảng Nam, Phú Yên).

      + Ở nhiều đồng bằng thường có sự phân chia làm 3 dải: giáp biển là cồn cát, đầm phá; giữa là vùng thấp trũng, dải trong cùng đã được bồi tụ thành đồng bằng.

      + Trong sự hình thành đồng bằng, biển đóng vai trò chủ yếu. Đất có đặc tính nghèo, ít phù sa.

21 tháng 12 2019

    - Dải đồng bằng ven biển miền Trung có diện tích khoảng 15 nghìn km2, đất ở đây thường nghèo, nhiều cát, ít phù sa sông.

    - Đồng bằng phân nhiều hẹp ngang và bị chia cắt thành nhiều đồng bằng nhỏ.Chỉ một số đồng bằng được mở rộng ở các cửa sông lớn như đồng bằng Thanh Hóa của hệ thống sông Mã, sông Chu, đồng bằng Nghệ An (sông Cả), đồng bằng Quảng Nam (sông Thu Bồn) và đồng bằng Tuy Hòa (sông Đà Rằng).

    - Ở nhiều đồng bằng thường có sự phân chia làm ba dải: giáp biển là cồn cát, đầm phá; giữa là vùng thấp trũng; dải trong cùng đã được bồi tụ thành đồng bằng.