K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

D
datcoder
CTVVIP
1 tháng 7

Xin được chào quý khách, đến với hang Sơn Đoòng hôm nay, em xin giới thiệu với quý khách một danh lam thắng cảnh tự nhiên tuyệt vời của Việt Nam. Hang Sơn Đoòng là một trong những hang có nhiều ấn tượng, được rất nhiều cơ quan ghi nhận và cấp bằng kỉ lục: Vào năm 2013, hang Sơn Đoòng được ghi nhận là hang động tự nhiên lớn nhất thế giới; Năm 2014, hang được bình chọn là một trong 52 điểm du lịch hấp dẫn nhất thế giới; Năm 2020, được vinh danh là một trong 20 kì quan phá vỡ kỉ lục tự nhiên. Hi vọng nơi đây có thể thoả mãn nhãn quan của quý khách, mời quý khách cùng tiến vào bên trong hang để thăm thú.

D
datcoder
CTVVIP
1 tháng 7

Những điều đặc biệt của hệ sinh thái trong hang Sơn Đoòng:

+ Có một khu rừng nguyên sinh tuyệt đẹp với thảm thực vật phong phú, khác lạ;

+ Cây cối ở đây khá mỏng manh, dù là cây thân gỗ;

+ Hang là nơi trú ngụ của nhiều loài động vật, trong đó có một số loài cá, nhện, cuốn chiếu, bọ cạp,... với đặc điểm chung là không có mắt và cơ thể trong suốt.

D
datcoder
CTVVIP
1 tháng 7

Những chi tiết nào cho thấy hang Sơn Đoòng rất lớn là: chiều dài lên tới 9 ki-lô-mét, thể tích 38,5 triệu mét khối. Nó có thể chứa tới 68 máy bay cỡ lớn Bô-inh 777 hoặc cả một khu phố sầm uất với những toà nhà cao 40 tầng.

D
datcoder
CTVVIP
1 tháng 7

Quá trình hình thành hang Sơn Đoòng được giới thiệu: hang được hình thành từ một vết đứt gãy của dãy Trường Sơn, bị dòng nước sông Rào Thương bào mòn liên tục trong một khoảng thời gian dài (từ 2 đến 5 triệu năm). Quá trình đó đã tạo nên một “lỗ hổng khổng lồ” ngay dưới mặt đất.

D
datcoder
CTVVIP
1 tháng 7

Những câu in đậm trong văn bản cho biết:

+ Thời gian hình thành của hang Sơn Đoòng;

+ Thứ hạng độ rộng và lớn của hang Sơn Đoòng so với các hang động tự nhiên trên thế giới;

+ Hệ sinh thái động, thực vật trong hang Sơn Đoòng.

D
datcoder
CTVVIP
1 tháng 7

Hang Sơn Đoòng là hang động tự nhiên lớn nhất thế giới, nằm trong khu du lịch Phong Nha-Kẻ Bàng ở tỉnh Quảng Bình, Việt Nam. Hang Sơn Đoòng có chiều dài khoảng 9 km, chiều rộng trung bình khoảng 150 m và chiều cao lên đến 200 m. Hang Sơn Đoòng được phát hiện vào năm 1991 bởi một nhóm thám hiểm Việt Nam, nhưng cho đến năm 2009, nó mới được một đoàn thám hiểm quốc tế.

D
datcoder
CTVVIP
1 tháng 7

Một số động vật có tên trong Sách đỏ Việt Nam:

+ Sao la: Loài này có vóc dáng như bò nhưng có sừng dài và cong. Chúng sống ở các khu vực núi cao của Việt Nam và Lào.

+ Sóc đỏ: Là loài sóc lớn có màu lông đỏ, đuôi dài. Sống trong rừng nhiệt đới ẩm ở miền Trung và miền Nam Việt Nam.

+ Rùa mai mềm: Loài rùa lớn, sống ở vùng sông Hồng có mai mềm. Đang đối mặt với tình trạng nguy cấp nghiêm trọng cần được bảo tồn.

D
datcoder
CTVVIP
1 tháng 7

Trình tự miêu tả của bài Bốn mùa trong ánh nước: Tả lần lượt từng phần, từng mùa của cảnh vật (theo trình tự thời gian). Cùng là một cảnh vật nhưng mỗi phần, mỗi mùa khác nhau thì lại có cách tả vẻ đẹp khác nhau. Khi đọc mỗi đoạn văn, mỗi phần tả, người đọc vẫn hiểu được trọn vẹn vẻ đẹp, nội dung miêu tả về đặc điểm ấy, song chỉ là một phần.

Trình tự miêu tả của bài Đà Lạt: Tả từng vẻ đẹp của phong cảnh (vị trí địa lí, khí hậu, cảnh vật, vườn hoa, vườn rau,…). Mỗi vẻ đẹp đều là vẻ đẹp của Đà Lạt. Song có tính logic cực cao, cần phải đọc tất cả bài văn hoặc nhiều đoạn văn mới có thể hiểu rõ được nội dung miêu tả - ghi nhớ các bộ phận, từng vẻ đẹp được tả để rút ra kết luận chung về vẻ đẹp của Đà Lạt.

D
datcoder
CTVVIP
1 tháng 7

Từ cách miêu tả phong cảnh từ bài văn trên, em học được cách miêu tả phong cảnh như sau:

+ Sử dụng nhiều giác quan để quan sát, cảm nhận cảnh vật.

+ Sử dụng nhiều hình ảnh so sánh để làm nổi bật đặc điểm từng cảnh vật.

+ Miêu tả theo một trình tự nhất định, rõ ràng, mạch lạc.

+ Lựa chọn từ ngữ miêu tả gợi hình, gợi cảm, giàu sức biểu cảm, gợi tả.  

Đọc bài văn dưới đây và trả lời câu hỏi.                                         Bốn mùa trong ánh nướcHồ Hoàn Kiếm là nơi quen thuộc với rất nhiều người. Cảnh đẹp lộng lẫy từ ngọn cỏ, hàng cây cho tới nước hồ trong xanh gợn sóng.Mùa hè, sau những cơn mưa rào, nước hồ đầy lên, màu nước như bớt xanh hơn. Trong dông gió, hồ nổi sóng. Nhưng dông gió đến đâu thì mặt hồ vẫn chỉ lăn tăn sóng gợn, trầm...
Đọc tiếp

Đọc bài văn dưới đây và trả lời câu hỏi.

                                         Bốn mùa trong ánh nước

Hồ Hoàn Kiếm là nơi quen thuộc với rất nhiều người. Cảnh đẹp lộng lẫy từ ngọn cỏ, hàng cây cho tới nước hồ trong xanh gợn sóng.

Mùa hè, sau những cơn mưa rào, nước hồ đầy lên, màu nước như bớt xanh hơn. Trong dông gió, hồ nổi sóng. Nhưng dông gió đến đâu thì mặt hồ vẫn chỉ lăn tăn sóng gợn, trầm mặc giữa thinh không, soi bóng những áng mây nổi rồi lại tan.

Về mùa đông, nước hồ cạn đi, sâu xuống, chân cầu Thê Húc bỗng cao hơn, lênh khênh. Trong cái lạnh bao trùm phố phường Hà Nội, nước hồ lặng trong sương, một màn sương trong nhẹ và mỏng như khăn voan. Hồ hiện ra vẻ cổ kính với những cành khô lá vàng in bóng xuống mặt nước lặng thinh.

Có lẽ tưng bừng nhất là vào dịp tết Nguyên đán, hồ được trang điểm lộng lẫy bởi đèn đủ màu, cờ bay phất phới và hoa rực rỡ. Trong mưa bay, người người đi trảy hội. Ngàn vạn tiếng rao, tiếng mời chào của người bán hàng rong cất lên như chim hót mùa xuân.

Nhưng hồ Hoàn Kiếm đẹp hơn cả là về mùa thu. Mùa thu Hà Nội dường như không có gió lớn, dù để nước hồ lắng sâu. Ánh nắng mùa thu lại tươi nên mặt hồ ngời lên như ánh mắt thanh xuân. Những cây liễu bên hồ xanh mướt, lá bay dịu dàng như mái tóc thiếu nữ. Những cây đa cổ thụ xanh tốt và tráng kiện như những lão tướng, hàng rễ rủ như những bộ râu oai hùng. Trong đền Ngọc Sơn có nhiều tiếng chim ríu rít, tiếng hót của chim non, của ước mơ bay bổng.

Từng ánh nước của hồ Hoàn Kiếm có biết bao người đã ngắm, từng bóng cây nơi này có biết bao người đã ngồi hóng mát, nghỉ ngơi và thầm nghĩ về cuộc sống của mình ở một góc nhỏ nào trên trái đất này.

                                                   (Theo Lê Phương Liên)

a. Bài văn trên tả phong cảnh ở đâu?

b. Tìm phần mở bài, thần bài, kết bài của bài văn và nêu ý chính của từng phần.

c. Trong phần thân bài, cảnh hồ Hoàn Kiếm được tả vào những thời gian nào? Những từ ngữ nào giúp em nhận ra trình tự đó?

d. Theo trình tự miêu tả trong bài, người đọc cảm nhận được đặc điểm gì của cảnh hồ Hoàn Kiếm?

1
D
datcoder
CTVVIP
1 tháng 7

a. Bài văn trên tả phong cảnh ở Hồ Hoàn Kiếm (Hà Nội).

b. Phần mở bài từ “Hồ Hoàn Kiếm là nơi quen thuộc” đến “trong xanh gợn sóng”.

   Phần thân bài từ “Mùa hè” đến “ước mơ bay bổng”.

    Phần kết bài từ “Từng ánh nước” đến hết.

c. Trong phần thân bài, cảnh hồ Hoàn Kiếm được tả vào thời gian 4 mùa, bắt đầu từ: Mùa hè, mùa đông, mùa xuân, mùa thu.

Những từ ngữ giúp em nhận ra trình tự đó là: Các từ ngữ được đặt ở đầu mỗi đoạn văn: Mùa hè, mùa đông, dịp tết Nguyên Đán (gắn với mùa xuân), mùa thu.

d. Theo trình tự miêu tả trong bài, người đọc cảm nhận được đặc điểm của cảnh hồ Hoàn Kiếm: màu sắc của hồ, mực nước trong hồ, cảnh vật quanh hồ. Những đặc điểm này mỗi mùa một khác.