K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

18 tháng 2 2017

Hình như chưa có tính năng này?!

18 tháng 2 2017

Hỏi cậu:

Ccậu lấy nick của người khác hay sao mà muốn đổi gmail chỉ có lí do đó thôi gianroi

18 tháng 2 2017

Nguyên nhận gây ra tai nạn giao thông là :

+ Người tham gia giao thông đã uống rượu , bia , ...

+ Vượt đèn đỏ để đi nhanh hơn

+ Đi qua đường tàu hỏa trong lúc tàu đang tới

+ Đi thuyền không mặc áo phao , chọc trêu trên thuyền

+ Tham gia giao thông mà không đội mũ bảo hiểm

Theo em cần những biện pháp :

+ Khi đi phải nhìn chấp hành giao thông theo đèn giao thông

+ Không phóng nhanh , vượt ẩu

+ Nên đội mũ bảo hiểm trước khi tham gia xe gắn máy , mô tô , ...

+ Khi đi qua đường tàu hỏa nên xem kĩ rồi qua ( nếu có đừng dài mà không ngang qua đường tàu hỏa thì hãy đi )

+ Khi đi thuyền nên mặc áo phao , không quậy phá trên thuyền

+ Khi uống rượu bia không nên tham gia giao thông

+ Những người đi bọ phải đi trên vỉa hè

21 tháng 2 2017

*Nguyên Nhân: -Hệ thống đường bộ chưa đáp ứng được nhu cầu đi lại của người dân.

-Phương tiện cơ giới và thô sơ tăng nhanh

-Dân số tăng nhanh

-Người tham gia giao thông thiếu hiểu biết về luật giao thông, chưa chấp hành luật lệ giao thông

*Nguyên Nhân Chủ Yếu: do ý thức của mỗi con người.

*Hướng Khắc Phục:-Học tập để hiểu biết về luật pháp khi đi đường.

-Chống coi thường và hành vi coi thường luật lệ giao thông.

-Có ý thức chấp hành luật lệ an toàn giao thông.

chúc bn hc tốt và mk ko copy trên mạng đâu nhaokleuleu

23 tháng 2 2017

ủa bn cần ứng dụng việc bắt cá vào môn ông dân luôn hả?batngo

25 tháng 2 2017

can phai den cho co ca

KẾT QUẢ TUYỂN CỘNG TÁC VIÊN Sau hơn 1 tuần thông báo tuyển Cộng tác viên, thầy đã nhận được hơn 200 đơn đăng kí của các em. Dựa trên trên quả hoạt động trong thời gian gần đây và điểm hỏi đáp (GP) của các em, các thầy cô quyết định tuyển 33 em có tên trong danh sách dưới đây sẽ trở thành Cộng tác viên nhiệm kì 2 (học kì 2 năm học 2016 - 2017) của hoc24. Các em Cộng tác viên sẽ có 2 tuần thử thách từ...
Đọc tiếp

KẾT QUẢ TUYỂN CỘNG TÁC VIÊN

Sau hơn 1 tuần thông báo tuyển Cộng tác viên, thầy đã nhận được hơn 200 đơn đăng kí của các em.

Dựa trên trên quả hoạt động trong thời gian gần đây và điểm hỏi đáp (GP) của các em, các thầy cô quyết định tuyển 33 em có tên trong danh sách dưới đây sẽ trở thành Cộng tác viên nhiệm kì 2 (học kì 2 năm học 2016 - 2017) của hoc24.

Các em Cộng tác viên sẽ có 2 tuần thử thách từ hôm nay. Nếu sau 2 tuần, bạn nào hoạt động không tốt với vai trò Cộng tác viên của mình mà không có lý do thì hoc24 sẽ hủy kết quả Cộng tác viên của bạn đó để chúng ta có được những bạn làm việc nhiệt tình, có trách nhiệm.

Cảm ơn tất cả các em!

DANH SÁCH CỘNG TÁC VIÊN HOC24

77
18 tháng 2 2017

oh yeah được làm CTV rồi ....mừng quá đi . Chúc mừng các bn cũng đc lm CTV nhá haha

18 tháng 2 2017

Em cảm ơn thầy ạ, em sẽ cố gắng hoàn thành, giữ vững danh hiệu CTV của mình để làm cho trang web này để học tập chứ không phải tuyển chọn '' Thiên tài Ctrl '' ạ.

17 tháng 2 2017

- Trên kính dưới nhường

- Tiên học lễ hậu học học văn.
- Muốn sang thì bắc cầu Kiều.
Muốn con hay chữ phải yêu lấy thầy.

17 tháng 2 2017

3 câu ca dao chỉ sự lễ độ là:

_ Đi thưa, về gửi.

_ Trên kính, dưới nhường.

_ Gọi dạ, bảo vâng.

17 tháng 2 2017

bn lên phần lí thuyết bài đó ở câu đầu tiên lun í

17 tháng 2 2017

tăng lên khá nhiều đấy nha !!!

vui

17 tháng 2 2017

"Đấu tranh cho một thế giới hòa bình" mang ý nghĩa như một bức thông điệp của Mác-két. người Cô-lôm-bi-a, nhà hoạt động xã hội lỗi lạc, nhà văn được giải thưởng Nô-ben vãn học năm 1982, gửi cho các dân tộc trên hành tinh chúng ta.

Để làm sáng tỏ luận đề "Đấu tranh cho một thế giới hòa bình", Mác-két đã đưa ra 3 luận điểm đầy sức thuyết phục: một là nhân loại đang đứng trước hiểm họa hạt nhân; hai là, cuộc chạy đua vũ trang hạt nhân là cực kì tốn kém; ba là, lời kêu gọi chống nguy cơ hạt nhân, đấu tranh cho hòa bình.

Nhân loại đang đứng trước hiểm họa hạt nhân; cái nguy cơ ghê gớm đang đè nặng lên chúng ta như thanh gươm Đa-nô-clét". Với hơn 50.000 đầu đạn hạt nhân bố trí khắp hành tinh, mỗi con người đang ngồi trên một thùng 4 tấn thuốc nổ. Với số vũ khí hạt nhân ấy có thế hủy diệt 12 lần mọi dấu vết sự sống trên trái đất; có thể tiêu diệt rất cả các hành tinh đang xoay quanh Mặt trời, cộng thêm 4 hành tinh nữa.. "Mác-két ghê tởm lên án nguy cơ hạt nhân là dịch hạch hạt nhân" vì cái cảnh tận thế tiềm tàng trong các bệ phóng cái chết"...

Những con số mà Mác-két đưa ra đã nâng cao nhận thức cho mọi người vẻ nguy cơ chiến tranh hạt nhân, và sự hủy diệt khủng khiếp của vũ khí hạt nhân.

Tiếp theo, Mác-két đã chỉ ra cuộc chạy đua vũ trang hạt nhân là vô cùng tốn kém. Đây là những số liệu cụ thể mà tác giả đã đưa ra:

Chi phí bỏ ra cho 100 máy bay ném bom chiến lược B1B của Mĩ và cho dưới 7.000 tên lửa vượt đại châu là 100 tỉ đô-la. Số tiền ấy có thể cứu trợ về y tế, giáo dục sơ cấp, cải thiện điều kiện vệ sinh và tiếp tế thực phẩm, nước uống cho 500 triệu trẻ em nghèo khổ nhất thế giới.

Giá 10 chiếc tàu sân bay Ni-mít mang vũ khí hạt nhân đủ để thực hiện một chương trình phòng bệnh trong 14 năm cho hơn 1 tỉ người khỏi bệnh sốt rét và cứu hơn 14 triệu trẻ em ờ châu Phi.

Số lượng ca-lo trung bình cho 575 triệu người thiếu dinh dưỡng tốn kém không bằng 149 tên lửa MX. Chỉ cần 27 tên lửa MX là đủ trả tiền mua nông cụ cần thiết cho các nước nghèo để họ có được thực phẩm trong 4 năm tới.

Chỉ cần 2 chiếc tàu ngầm mang vũ khí hạt nhân là đủ tiền xóa nạn mù chữ cho toàn thế giới.

Nhà văn được giải thưởng Nô-ben đã nghiêm khắc cảnh cáo: “Chạy đua vũ trang là đi ngược lại lí trí", - lí trí con người, cả lí trí tự nhiên. Sự sống trên Trái Đất phải trải qua 380 triệu năm thì con bướm mới biết bay; rồi 180 triệu năm nữa bông hồng mới nở; trải qua 4 kỉ địa chất (trên dưới 40 triệu năm), con người mới hát được hay hơn chim và mới chết vì yêu. Nhưng chỉ cần "bấm nút một cái" là sẽ "đưa cả quá trình vĩ đại và tốn kém đó của hàng bao nhiêu triện năm, trở lại điếm xuất phát của nó", nghĩa là Trái Đất bị hủy diệt hoàn toàn.

Nghệ thuật lập luận của Mác-két rất sắc bén. Những con số về tiền bạc mà ông nêu lên đã cho thấy ngân sách quân sự, chi phí chạy đua vũ trang hạt nhân là cực kì tốn kém! Tác giả sử dụng lối biện luận tương phản về thời gian: quá trình hình thành sự sống và văn minh nhân loại phải trải qua hàng triệu triệu năm, còn sự hủy diệt Trái Đất chỉ diễn ra trong nháy mắt, "chỉ cần bấm nút một cái" thì tất cả sẽ trở thành tro bụi - ông đã chi cho mỗi người, mỗi dân tộc, mỗi quốc gia thấy rõ hiếm họa vũ khí hạt nhân, chạy đua vũ trang hạt nhân khủng khiếp như thế nào!

Luận điểm thứ 3 là lời kêu gọi của Mác-két.

Ông kêu gọi mọi người "chống lại việc đó" - cuộc chạy đua vũ trang hạt nhân; hãy "tham gia vào bản đồng ca của những người đòi hòi một thế giới không có vũ khí và một cuộc sống hòa bình, công bằng".

Ông đề nghị "mở ra một nhà băng lưu trữ trí nhớ, có thể tồn tại được sau tai họa hạt nhân" để cho nhân loại tương lai biết rằng "sự sống đã từng tồn tại"..., để nhân loại tương lai "biết đến" những thủ phạm đã "gây ra những lo sợ, đau khổ" cho hàng tỉ con người, để "biết đến" tên những kẻ "giả điếc làm ngơ trước những lời khẩn cầu hòa bình, những lời kêu gọi làm cho cuộc sống tốt đẹp hơn"...

Mác-két đã có một cách nói đặc sắc, độc đáo lên án những kẻ hiếu chiến đã và đang gây ra cuộc chạy đua vũ trang hạt nhân, đe dọa cuộc sống hòa bình yên vui của các dân tộc và nhân loại.

Văn bản "Đấu tranh cho một thế giới hòa bình" thể hiện trí tuệ và tâm hồn của Mác-két. Ông đã sáng suốt và tỉnh táo chỉ cho nhân loại thấy rõ nguy cơ hạt nhân là một hiểm họa đáng sợ- "dịch hạch hạt nhân". Tâm hồn của ông cháy bỏng một niềm khao khát hòa bình cho nhân loại.

Mác-két đã có một lối nói, lối viết rất độc đáo. Những số liệu của ông nêu ra có một sức thuyết phục to lớn, làm cho mọi người, mọi dân tộc nhận thức một cách sâu sắc về sự nghiệp đấu tranh bảo vệ hòa bình là sự sống còn của nhân loại.

24 tháng 2 2017

KHÁT VỌNG HÒA BÌNH CỦA NHÂN LOẠI

Hòa bình là cột trụ chính trong 12 giá trị sống của nhân loại đã được Ủy ban UNICEF của UNESCO công nhận vào tháng 08 năm 1996 tại New York bao gồm: Hòa bình, Tôn trọng, Tình yêu thương, Khoan dung, Trung thực, Khiêm tốn, Hợp tác, Hạnh phúc, Trách nhiệm, Giản dị, Tự do và đoàn kết.

Đó là kết quả sau cuộc hội thảo của 20 nhà giáo dục đến từ 5 châu lục đã được Unesco ủy thác nghiên cứu.

Hòa bình theo nghĩa rộng (Tích cực, chủ động)

UNESCO đã định nghĩa và giải thích hòa bình như sau:

“Hòa bình là đặc trưng nổi bật của những gì mà chúng ta gọi là “xã hội văn minh”, là mơ ước của biết bao thế hệ người về một trạng thái tinh thần bình an, một cuộc sống hạnh phúc không có chiến tranh và bạo lực, trong đó mọi người đều yêu thương và hợp tác cùng nhau.

Hòa bình cần phải bắt đầu từ mỗi người trong số chúng ta. Thông qua sự suy ngẫm lặng lẽ và nghiêm túc về ý nghĩa của hòa bình, mỗi người, mỗi dân tộc lại có được các cách thức và sáng tạo mới để có thể hiểu biết, cảm thông và chia sẻ cùng nhau hướng tới tình bạn và sự hợp tác.

Hòa bình bao gồm có các tư tưởng, tình cảm, ước muốn và hành động trong sáng. Để giữ được hòa bình chúng ta cần có tri thức, tình cảm, lòng quyết tâm và sức mạnh”.

Hoặc: “Chủ nghĩa hòa bình tích cực dựa trên sự hợp tác quốc tế, trong đó con người có thể dàn xếp mọi dị biệt của họ bằng đối thoại tránh bạo lực” (Thủ tướng Shizo Abe tháng 12 năm 2013)

Hòa bình theo nghĩa hẹp (Tiêu cực, thụ động)

“Hòa bình là tình trạng không có chiến tranh” (Từ điển Viện Ngôn Ngữ Học, nhà xuất bản Phương Đông năm 2002).

Hay: hòa bình là tình trạng vắng bóng chiến tranh, hay các hình thức xung đột khác; hoặc càng phi vũ trang, thế giới càng hòa bình (Hiến pháp Nhật Bản năm 1946)

Khát vọng hòa bình và lên án chiến tranh của nhân loại

Từ ngàn xưa, và tận đến hôm nay, hòa bình theo cả hai nghĩa hẹp và nghĩa rộng vẫn luôn là khát vọng chính đáng của con người, và chiến tranh luôn bị những người yêu chuộng hòa bình lên án. Điều đó được thể hiện trong nhiều hình thức, thể loại khác nhau như: Triết học, văn, Thơ, Tiểu thuyết, Kịch, Họa, Đối thoại, Bàn bạc, Hội nghị.... Nhưng có lẽ rõ nhất, phổ thông nhất vẫn là qua các bài hát về hòa bình như: Hòa bình ơi! Việt Nam ơi! Hòa bình là cơm áo, chúng ta mong hòa bình, nếu mai này hòa bình. Đặc biệt hơn cả là hơn 600 ca khúc của cố nhạc sĩ tài hoa Trịnh Công Sơn, một nhạc sỹ đã làm rung động hàng triệu trái tim con người không những ở Việt Nam, mà còn ở cả hải ngoại. Ông đã nói nên sự khủng khiếp, dã man và tàn ác của chiến tranh: “Đại bác đêm đêm dội về thành phố người phu quét đường dừng chổi đứng nghe... Hàng vạn chuyến xe claymore lựu đạn. Hàng vạn chuyến xe mang vô thị thành, từng vùng thịt xương có mẹ có em…” Ông cũng đã nói lên sự khao khát, mong ước hòa bình sớm trở lại trên quê hương thân yêu: “Khi đất nước tôi thanh bình, tôi sẽ đi thăm, tôi sẽ đi thăm nhiều nghĩa địa buồn, đi xem mộ bia nhiều như nấm. Khi đất nước tôi không còn chiến tranh. Mẹ già lên núi tìm xương con mình…Khi đất nước tôi không còn giết nhau…Mọi người ra phố mời rao nụ cười…”

Một điểm cần chú ý nữa là dòng nhạc Jazz đang thịnh hành hôm nay, đã được UNESCO coi là thông điệp hòa bình cho toàn thế giới. Nhận định này đã được bà Irina Bokova, Tổng Giám đốc Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên Hiệp Quốc đưa ra nhân “Ngày Nhạc Jazz quốc tế”. bà nói: “Tinh thần của nhạc Jazz là nguồn cảm hứng của các nhạc sỹ cũng như các nhà thơ, họa sỹ và nhà văn trên toàn thế giới, đồng thời nhắc nhở chúng ta rằng văn hóa hoàn toàn khác với giải trí; văn hóa là cửa sổ tâm hồn, là công cụ để chúng ta bày tỏ cảm xúc…Lịch sử nhạc Jazz là sự pha trộn giữa nhiều dân tộc và nền văn hóa, bao gồm châu Phi, châu Âu và vùng Caribbean. Do vậy dòng nhạc này thể hiện quyền lực của âm nhạc trong việc kiến tạo hòa bình, đoàn kết người dân đến từ moị nền văn hóa và có hoàn cảnh khác nhau”

Cũng trong lãnh vực âm nhạc, gần đây cô bé Ghina Bou Hemdan người Syria 9 tuổi đã bật khóc khi biểu diễn nửa chừng ca khúc: “Give us childhood, give us peace” (Cho em tuổi thơ, cho em hòa bình): “Người Syria ăn cây cỏ để chống đói hàng ngày…Những bộ xương di động vật vờ trong thị trấn Syria…” khiến ban giám khảo cuộc thi The voice Kids, và bao khán giả trong thính phòng, cũng như trên màn hình nhỏ vỡ òa vì xúc động.

Con người đi tìm đường xây dựng hòa bình

Chiến tranh đã để lại biết bao đau thương cho con người ngay từ thuở khởi đầu của nhân ***** đến hôm nay. Bình tâm lại, con người đã nhận rõ được những tội ác khủng khiếp do chiến tranh gây ra. Và cũng từ đó, đã có nhiều người, nhiều bộ lạc, nhiều quốc gia và nhân loại đã suy nghĩ, bàn bạc trao đổi trong nhiều hội nghị, để cùng thống nhất đưa ra được những Qui ước, Luật lệ, Hiến pháp, Hiến chương …giúp việc sống chung giữa các công dân trong một nước, và các quốc gia với nhau bớt xung đột, ngăn chăn thảm họa chiến tranh.

Cùng những lời khuyên tuy ngắn ngủi, nhưng đầy ý nghĩa của bao bậc vĩ nhân của nhân loại đã thực sự giúp ích nhiều cho thế giới hôm nay: “Không thể gìn giữ hòa bình bằng bạo lưc, nó chỉ có thể đạt được bằng sự thông hiểu lẫn nhau” (Albert Einstein); “Hòa bình là đức hạnh của nhân loại, chiến tranh là tội ác” (Victor Hugo); “Nói về hòa bình là không đủ, bạn phải tin vào nó. Và tin vào hòa bình là không đủ, bạn phải hành động vì nó” (Tổng thống Franklin. D. Roosevelt Hoa Kỳ); “Hòa bình bắt đầu với một nụ cười” (Mẹ Teresa); “Trong khi bạn tuyên bố hòa bình với đôi môi của mình, hãy cẩn thận để có nó, thậm chí còn nhiều hơn trong trái tim của bạn” (Francis Assisi).

Lời cầu nguyện của Thánh Phanxicô Assisi, nay được Lm. JB. Nguyễn Sang chuyển thành bài hát: Kinh Hòa Bình là một định hướng sống chung mầu mực để đem lại hòa bình cho con người: “Lạy Chúa từ nhân, xin cho con biết mến yêu và phụng sự Chúa trong mọi người…”

Một cố gắng của Giáo Hội Phật Giáo về xây dựng hòa bình trong dịp Đại lễ Vesak Liên Hiệp Quốc Năm 2014 với chủ đề “Con đường dẫn đến hòa bình thế giới” kết hợp giữa hai quan điểm, triết gia Emmanuel Kant (1724-1804) và Phật Giáo được tóm tắt: “HÒA BÌNH là sự kết thúc mọi thù địch, mọi hành động chiến tranh. Với nhãn quan triết học, trong “Hướng tới nền hoà bình vĩnh cửu”, E. Kant đã vạch ra những điều kiện, nguyên tắc cơ bản để nhấn mạnh rằng, hoà bình phải được thiết lập một cách tích cực, được bảo vệ bằng luật pháp quốc tế và hiến pháp dân sự; rằng con người phải có quyền công dân thế giới – một quyền cao hơn, hay chí ít, cũng không thấp hơn quyền tự do cá nhân. Theo đó, có thể khẳng định “Hướng tới nền hoà bình vĩnh cửu” không chỉ là tư tưởng triết học độc đáo, có ý nghĩa nhân văn cao cả của E. Kant, mà hơn thế, còn là một khát vọng chân chính của nhân loại.” (Đõ Kim Thêm)

Tóm lại, những cố gắng của con người dù mang tính cá nhân hay tập thể, quốc gia hay thế giới để chấm dứt chiến tranh, tái tạo hòa bình, mưu cầu hạnh phúc cho con người được sống tự do, dân chủ, bình đẳng, nhân quền được bảo đảm, dù chưa được trọn vẹn, xong điều đó thật đáng mừng và trân trọng biết bao!

Chiến tranh hận thù, vô cảm đến dửng dưng vẫn còn quanh ta.

Khát vọng về hòa bình đến nay loài người vẫn chưa được toại nguyện. Nhân loại tưởng như sau hai cuộc thế chiến với hàng triệu người bị giết chết, con người sẽ mãi mãi được sống trong hòa bình. Nhưng không như thế, kết thúc cuộc chiến bằng bom đạn, loài người lại lao vào cuộc chiến tranh lạnh gầm ghè nhau suốt mấy chục năm, với những ý thức hệ trái ngược xung đột, cùng với các loại vũ khí nguy hiểm ngấm ngầm được chế tạo từ hai phía để đe dọa và đề phòng nhau. Nào là tầu ngầm hạt nhân. Máy bay tiêm kích, xe tăng chiến đấu chủ lực, tiểu liên AK-47, súng trường FN- FAL… Và ngày nay, khi chiến tranh lạnh trôi qua, thì với những hình thức chiến tranh man rợ khác, như trong thời trung cổ đang tràn lan trên mặt đất. Điển hình là cuộc chiến khủng bố của IS trên thế giới; cuộc chiến chống lại lòng tham vô đáy, sự vô cảm, thờ ơ, dửng dưng của con người, với đồng loại, với Tạo Hóa; cuộc chiến chống lại tham nhũng với nhóm người “ăn trên ngồi trốc” đang có quyền hành thống trị xã hội…Buồn biết bao!

Phần kết

Là người Kitô hữu, và cũng là một Cursillista (Người đã học Khóa Ba Ngày Phong Trào Cursillo) chúng tôi xác tín rằng: Vũ trụ cùng muôn loài đã được Thiên Chúa yêu thương tạo dựng trong một trật tự cực kỳ diệu kỳ, mà khả năng con người dù tiến bộ cỡ nào, vẫn không hiểu hết được. Con người được Thiên Chúa yêu thương dựng nên giống hình ảnh của người để cai quản làm chủ muôn loài trong HÒA BINH và đầy AN VUI . Tiếc rằng, con người vì kiêu ngạo, muốn bằng Thiên Chúa đã lỗi luật. Tội ác, chiến tranh và chết chóc từ đó sinh ra trên trái đất này. Và ngày nay, còn khá đông nhân loại không những thờ ơ, dửng dưng mà còn chống lại Thiên Chúa, kể cả có những người đã biết Chúa. Chính điều đó không thể có hòa bình đích thực cho nhân loại.

Hòa bình chân chính đích thực chỉ có thể đến với nhân loại khi nhân loại không thờ ơ dửng dưng với Thiên Chúa, và cũng không thơ ơ, dửng dưng với con người và môi trường sống của mình. Ta cần đọc và suy gẫm, cùng thực hiện: “Vượt thắng sự thờ ơ để có hòa bình” (Chủ đề Sứ điệp của Đức Thánh Cha Phancicô, nhân ngày hòa bình thế giới năm 2016).

Như thế việc tái loan báo, và loan báo Tin Mừng cho muôn dân là điều cấp bách hơn bao giờ hết. Đúng như Chúa đã Phán: “Anh em hãy đi khắp tứ phương thiên hạ loan báo Tin Mừng” (Mc 16, 9-18) vì: “Lúa chín đầy đồng mà thợ gặt lại thiếu” (Lc 10, 2)

26 tháng 2 2017

A)

Xác định mục tiêu học tập

- Tính vừa sức: Mục tiêu ấy không nên đề ra các yêu cầu quá cao hoặc quá thấp so với khả năng của bản thân. Nếu quá cao thì khó thực hiện, dễ mất niềm tin vào bản thân, khiến cho mọi kế hoạch sẽ mãi mãi nằm trên giấy. Nếu quá thấp thì không cần nỗ lực cũng đạt được, dễ nhàm chán, không tạo ra thách thức để vươn lên. Ví dụ như: đối với việc học ngoại ngữ, bạn đề ra mục tiêu học 10 từ mới mỗi ngày là hoàn toàn có thể, nhưng nếu chỉ học có 5 từ thì quá ít và cố gắng học 80 từ một ngày là một mục tiêu quá cao, không thể thực hiện.Mục tiêu học tập chính là phương hướng học tập của người học. Nhờ nó mà bạn thấy được ý nghĩa công việc mình đang tiến hành. Khi xác định mục tiêu học tập cần chú ý: tính vừa sức, tính rõ ràng và tính cụ thể của mục tiêu.

- Tính rõ ràng: Tính rõ ràng của mục tiêu thể hiện ở chỗ có thể đánh giá, có thể kiểm tra, đối chiếu để thấy rõ mình đã thực hiện đến đâu và cần bổ sung thế nào? Ví dụ như: từ nay về sau cần nỗ lực học tập để đạt kết quả tốt hơn. Đây là một mục tiêu không rõ ràng, mơ hồ. Cần xác định cụ thể hơn: môn văn, sau mỗi buổi học dành 15 phút ôn tập; trước khi lên lớp học bài, soạn bài mới cẩn thận; mỗi ngày dành khoảng 30 phút để đọc tài liệu tham khảo; mỗi tuần tập viết một bài luận về đề tài tự chọn... cố gắng vượt lên hạng khá. Như vậy mục tiêu đề ra đã rõ ràng hơn. Các môn khác cũng cần có kế hoạch tương tự như thế.

- Tính cụ thể: Mục tiêu phải nêu lên được cách thức làm sao để đạt được những điều mình đề ra. Ví dụ muốn đạt được mức khá về ngoại ngữ thì phải cụ thể hóa kế hoạch học tập như: mỗi ngày học thuộc 10 từ mới, ôn tập 10 từ cũ; mỗi bài khóa đều học thuộc đến mức có thể viết lại toàn bộ mà không cần nhìn vào sách; khi học bài mới, dành 15 phút ôn lại bài cũ...

Sắp xếp thời gian học tập khoa học

Sau khi đề ra mục tiêu, bạn cần sắp xếp thời gian học tập một cách khoa học để đạt mục tiêu đó. Thế nào là sắp xếp thời gian một cách khoa học? Cơ bản phải đảm bảo các yếu tố sau:

- Toàn diện: Khi sắp xếp thời gian không chỉ nghĩ tới việc học bài mà còn phải dành thời gian nghỉ ngơi, vui chơi, giải trí. Đồng thời cần cân đối hài hòa giữa thời gian học nội khóa và ngoại khóa. Đặc biệt phải chú ý tới bản chất của từng môn học để có kế hoạch đầu tư thời gian thích đáng.

- Hợp lý: Cần tìm khoảng thời gian thích hợp nhất đối với hoàn cảnh của bản thân để có thể học bài dễ thuộc, làm bài một cách thoải mái và đạt hiệu quả cao nhất. Lúc học nên sắp xếp xen kẽ các môn có hứng thú khác nhau, nhằm giảm bớt căng thẳng. Ví dụ: ôn tập văn xong, giải các bài toán khó, sau đó học ngoại ngữ...

- Nổi bật trọng điểm: Căn cứ vào mức độ nặng, nhẹ, gấp hay không gấp của công việc mà sắp xếp thời gian. Cần đặt nhiệm vụ học tập khó khăn hoặc quan trọng lên trước để hoàn thành, bởi lúc ấy tinh lực còn dồi dào, tư duy linh hoạt, tập trung cao. Những việc tương đối dễ để làm sau.

- Thời gian trống: Không nên sắp xếp công việc quá dày đặc, như vậy rất khó hoàn thành kế hoạch đề ra. Cần phải cân đối giữa công việc và quỹ thời gian, có những khoảng thời gian trống cần thiết để giải quyết những việc đột xuất. Ngoài ra còn cần có kế hoạch cho những bài kiểm tra (ôn tập, hệ thống hóa kiến thức... trước khi kiểm tra từ 1-2 tuần). Kế hoạch cho những ngày nghỉ, kế hoạch vui chơi, ngoại khóa!

Tóm lại, đối với học sinh, học tập có kế hoạch là một yêu cầu không thể thiếu. Nó là điều kiện quan trọng đảm bảo sự thành công. Có thể ví kế hoạch như là “mệnh lệnh” nghiêm khắc buộc mình tuân theo, nó còn là người chỉ huy, chỉ đạo mọi hoạt động của mình.

Kế hoạch học tập không chỉ có lợi đối với việc nâng cao chất lượng học tập mà còn giúp các bạn bồi dưỡng và hình thành những thói quen tích cực như: luôn làm việc có kế hoạch, luôn có ý thức và ý chí thực hiện kế hoạch, biết quản lý bản thân, quản lý thời gian...

17 tháng 2 2017

Nguyễn Huy Thắng , anh phải đặt hàng nheeeeee^^

Love _ you _ forever yeu

17 tháng 2 2017

@Nguyễn Huy Thắng ai hâm mộ bác v

17 tháng 2 2017

1. Giữ đúng lời hứa đầu tiên trong ngày

2. Mặc đẹp

3. Bình tĩnh trước sóng gió

4. Ăn trưa

5. Năm phút cho buổi chiều

6. Làm chủ đồng tiền

7. Giới thiệu bản thân

8. Khám phá

9. Ghi chép trước khi đi ngủ

10. Ngủ đủ giấc

Có rất nhiều nha.

Rèn luyện như sau:

- Giữ chữ tín.

VD: Hứa với ai điều gì phải thực hiện điều đó nhanh nhất cũng như đúng nhất.

- Tự tin.

VD: Mình cần tự tin trước đám đông để có thể tạo nên một tính cách mới mạnh mẽ hơn.

- Lao động tự giác, sáng tạo.

VD: Để ra những biện pháp làm việc hiệp quả và thực hiện nó.

- Tôn trọng kỉ luật.

VD: Tuân thủ nội quy trường lớp cũng như luật lệ giao thông.

- Tiết kiệm.

VD: Tiết kiệm thời gian, tiền bạc,...

- Lòng tự trọng.

VD: Không trộm cắp, hút ma túy bồ đề để giữ được cái trong sạch.

- Biết ơn.

VD: Biết ơn những người có công với cách mạng.

- Siêng năng, kiên trì.

VD: Siêng năng học tập, kiên trì vượt khó để đạt được những bước tiến cao trong học tập và cuộc sống.

- Sống giản dị.

VD: Sống giản dị theo sở thích nhưng cũng phù hợp với điều kiện kinh tế gia đình để tránh người khác chê cười.

- Tôn trọng người khác.

VD: không làm ồn ơi công cộng.