K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Bánh trôi - bánh chay, xuất phát từ bánh Trung Quốc là hai loại bánh cổ truyền tại miền Bắc Việt Nam. Hai loại bánh này thường đi liền với nhau, phổ biến nhất trong dịp Tết Hàn Thực vào mùng 3 tháng 3 âm lịch hàng năm, còn gọi là "ngày bánh trôi bánh chay".[1]

Nguồn gốc của bánh trôi từ món bánh Đường bất súy (糖不甩| Bính âm : táng bù shuǎi, Việt bính: tong4bat1lat1) - một loại bánh của người Quảng Đông và bánh chay có gốc từ món sủi dìn (tức bánh trôi tàu).

#Hok tốt~~~

nguồn:Wikipedia

13 tháng 10 2019

Quê hương em hiện lên với bao hình ảnh tươi đẹp.Đồng lúa chín vàng ươm như phủ lên một dải lụa vàng trông rất đẹp.Những hàng cây xanh thắm như bao phủ tất cả mọi thứ.Những ngôi nhà mái ngói san sát vào nhau,xen vào đó là những khu vườn.Trong vườn,chim hót líu lo,hội tụ về đây như hát 1 bàn dao hưởng nghe thật êm tai.nhưng vào mùa hè thì sôi động hơn bởi có những tiếng ve sầu kêu râm ran.Chiều chiều,em ra cánh đồng thả diều cùng mấy đứa khác.Có đứa thả cao,cứ đua nhau vươn theo gió,muốn cao hơn nữa,bay xa hơn nữa.Em ngồi 1 chỗ & chú ý lắng nghe tiếng sáo thì mới cảm nhận được tiếng sáo hay như thế nào:Lúc lên cao,lúc hạ xuống,vi vu,trầm bổng.&cũng ngồi nghĩ sau này quê hương em sẽ khác biệt bây giờ rất nhiều do sự chi phối của công nghiệp hóa,hiện đại hóa.Sau này sẽ không có những cánh đồng vàng ươm mà sẽ được quy hoạch lại thành 1 vùng.&cũng sẽ không có những hàng cây xanh bao phủ mà là các khu công nghiệp sẽ chen lấn.Không còn những ngôi nhà cấp 4 mà là thay =các ngôi nhà biệt thự.&khi đó cũng không có những khu vườn nhỏ bé để trồng các loại cây mình yêu thích.Không có vườn thì chim chóc cũng không tìm đến &đi tìm 1 mảnh đất #.Nhưng dù sao chăng nữa em vẫn mãi luôn yêu quý nó vì đây là nơi chôn rau cắt rốn của mình mà

14 tháng 10 2019

*Tre là một nhóm thực vật thân xanh đa niên thân gỗ, rễ chùm, bên trong rỗng, phân thành nhiều đốt, trên thân tre có các mấu mắt. Tre thuộc Bộ Hòa thảo, Phân họ Tre, Tông Tre (Bambuseae), một số loài của nhóm này rất lớn, và được coi là lớn nhất trong Bộ Hòa thảo. Tre cũng là một loại thực vật có hoa, nhưng chỉ nở hoa một lần duy nhất vào lúc cuối đời. Thường thì tre có thời gian nở hoa trong khoảng 5 - 60 năm một lần. Hoa tre có mùi hương hơi nồng và có màu vàng nhạt như màu đất.[1] Tre nhỏ thì cao khoảng 2-3 mét còn có những cây già cao tới 5 mét.Lá tre nhỏ, thon, dẹp, thuôn nhọn về phía đầu, sắc. Tre rất dễ sống, không cần quá nhiều điều kiện. Tre thường mọc thành từng quần thể chứ không mọc thành các cá thể riêng biệt

 *Tre được sử dụng làm các đồ vật gia dụng, nhà, (cột, kèo), làm đũa, làm máng nước, làm rổ rá, vật dụng nông nghiệp (gầu, cán cuốc, cán xẻng).[2] Tre non làm thức ăn (măng).[3] Tre khô kể cả rễ làm củi. Trong chiến tranh, tre được sử dụng làm vũ khí rất lợi hại (chông tre, gậy, cung tên). Đôi khi tre còn được sử dụng để làm thành chiếc áo tơi hay để làm mái lợp nhà 

* Tre được dùng để chế tạo làm vũ khí đánh giặc của nhân dân.     

* Biểu tượng cho phẩm chất người Việt Nam: 

* có nhiều thế kỷ, vận mệnh của các bạn lại bị quyết định bởi người khác, đất nước thân yêu của các bạn có lúc không trong tay các bạn. Nhưng cũng như những cây tre, tinh thần bất khuất của người Việt Nam như Lý Thường Kiệt đã ghi lại: Sông núi nước Nam vua Nam ở/Rành rành đã định tại sách trời"

 Hok tốt~

13 tháng 10 2019

Bài làm :

1. Em hãy dựa vào lời giới thiệu sơ lược về thể thơ lục bát ở chú thích để nhận dạng thể thơ của đoạn thơ được trích, dịch trong Bài ca Côn Sơn về số câu, số chữ trong câu, cách gieo vần.

Trả lời:

Thể thơ của đoạn thơ được trích dịch trong bài Bài ca Côn Sơn là lục bát. 

- Số câu: không hạn chế, nhưng tối thiểu phải có hai câu, một câu 6 đứng trước và một câu 8 đứng sau.

- Số chữ: một cặp lục bát (6 – 8) có 14 chữ.

- Hiệp vần: vần chân và vần lưng.

    + Chữ thứ 6 của câu sáu hiệp với chữ thứ 6 của câu 8 (vần lưng).

    + Chữ thứ 8 của câu tám hiệp với chữ thứ 6 của câu 6 (vần chân).

- Tất cả những hiệp vần đều thanh bằng.

2. Em hãy đếm trong đoạn thơ có mấy từ ta và trả lời các câu hỏi:

a. Nhân vật ta là ai?

b. Hình ảnh và tâm hồn của nhân vật ta hiện lên trong đoạn thơ như thế nào?

c. Tiếng suối chảy rì rầm được ví với tiếng đàn cầm. Đá rêu phơi được ví với chiếu êm. Cách ví von đó giúp em cảm nhận được gì về nhân vật ta?

Trả lời:

Trong đoạn thơ có năm từ ta.

a) Nhân vật ta là Nguyễn Trãi thi sĩ.

b) Từ việc nghe tiếng suối mà tưởng như tiếng đàn, ngồi trên đá tưởng như ngồi chiếu êm, nằm dưới bóng mát mà ngâm thơ nhàn. Qua những việc đó, nhân vật ta hiện lên với tư cách một con người thảnh thơi, đang thả mình vào cảnh trí Côn Sơn: một Nguyễn Trãi rất mực thi sĩ.

c) Tiếng suối chảy đước tác giả ví với tiếng đàn, rêu trên đá được ví với chiếu êm, cách ví von này cho thấy tác giả là người giàu tình cảm với thiên nhiên, coi thiên nhiên như những người tri kỉ. Cách miêu tả ấy cũng cho thấy đây là một người nghệ sĩ tinh tế, giàu trí tưởng tượng.

3. Cùng với hình ảnh của nhân vật ta, cảnh tượng Côn Sơn được gợi tả bằng những chi tiết nào? Nhận xét về cảnh tượng Côn Sơn. 

Trả lời:

Cùng với hình ảnh của nhân vật ta, cảnh tượng Côn Sơn được miêu với các chi tiết: có suối chảy rì rầm, có bàn đá rêu phơi, có rừng trú: xanh, có bóng mát. Côn Sơn đúng là một cảnh trí thiên nhiên khoáng đạt, thanh tĩnh.

4. Em có cảm nghĩ gì về hình ảnh nhân vật ta ngâm thơ nhàn trong bóng râm mát của trúc bóng râm? Từ đó, em thử hình dung thi sĩ Nguyễn Trãi ở Côn Sơn là con người như thế nào?

Trả lời:

Nhân vật ta ngâm thơ nhàn trong màu xanh mát của bóng trúc râm. Hình ảnh đó cho thấy một sự giao hòa tuyệt đối giữa con người với cảnh vật. Từ sự giao hòa đó, ta thấy Nguyễn Trãi vừa là một con người có nhân cách thanh cao, vừa là một con người có tâm hồn thi sĩ. Tất cả dựa trên một triết lí sâu xa: con người và thiên nhiên là một.

5. Hãy chỉ ra hiện tượng dùng điệp từ trong đoạn thơ và phân tích tác dụng của điệp từ đối với việc tạo nên giọng điệu của đoạn thơ.

Trả lời:

- Điệp từ trong đoạn thơ: Côn Sơn : điệp 2 lần; ta: điệp 5 lần; trong: điệp 3 lần; có: điệp 2 lần.

- Tác dụng:

    + Thể hiện sự phong phú đa dạng của cảnh.

    + Niềm say đắm của người ngắm cảnh.

    + Tạo nên tiết tấu nhịp nhàng của bài thơ.

LUYỆN TẬP

1. Cách ví von tiếng suối của Nguyền Trãi trong hai câu thơ “Côn Sơn suối chảy rì rầm, Ta nghe như tiếng đàn cầm bên tai” và của Hồ Chí Minh trong câu thơ “Tiếng suối trong như tiếng hát xa” (Cảnh khuya) có gì giống và khác nhau?

Trả lời:

So sánh cách ví von tiếng suối của Nguyễn Trãi trong hai câu thơ "Côn Sơn suối chảy rì rầm, Ta nghe như tiếng đàn cầm bên tai” và của Hồ Chí Minh trong câu thơ “Tiếng suối trong như tiếng hát xa", ta thấy có những điểm sau:

- Cách ví von đó, cả hai đều là sản phẩm của những tâm hồn thi sĩ, những tâm hồn có khả năng hòa nhập với thiên nhiên.

- Tuy có khác nhau, một ví tiếng suối với tiếng đàn, một ví tiếng suối với tiếng hát, nhưng tiếng đàn hay tiếng hát cũng đều là âm nhạc cả. Cho nên cách đón nhận tiếng suối cả hai xem như giống nhau.

2. Học thuộc lòng đoạn trích Bài ca Côn Sơn.

13 tháng 10 2019

Câu 1 (trang 80 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1):

   Bài thơ viết theo thể lục bát : tối thiểu có một cặp câu 6(lục)-8(bát). Cách hiệp vần: tiếng cuối của câu sáu vần với tiếng thứ sáu của câu tám, tiếng cuối của câu tám lại vần với tiếng cuối của câu sáu.

Câu 2 (trang 80 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1):

   Đoạn thơ có năm từ ta :

   a. Nhân vật ta là nhà thơ.

   b. Hình ảnh và tâm hồn nhân vật ta : người yêu và hòa hợp với thiên nhiên, một thi sĩ có tâm hồn phóng khoáng, nhân cách thanh cao.

   c. Cách ví von cho thấy tâm hồn yêu thiên nhiên của nhân vật ta. Đồng thời thể hiện sự tinh tế, óc tưởng tượng của người thi sĩ.

Câu 3 (trang 80 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1):

   Cảnh tượng Côn Sơn rất đẹp tựa tranh, nên thơ, khoáng đạt, êm đềm, thanh tĩnh qua các chi tiết “suối chảy rì rầm”, “đá rêu phơi”, “thông mọc như nêm”, “trúc bóng râm”, đặc biệt là có người thi sĩ “ngâm thơ nhàn”.

Câu 4* (trang 80 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1):

   Hình ảnh ta ngâm thơ nhàn trong màu xanh mát của trúc bóng râm cũng chính là chân dung thi sĩ Nguyễn Trãi ở Côn Sơn. Hình ảnh của những bậc thánh nhân quân tử thường thấy trong thơ văn xưa, an nhàn hòa hợp với thiên nhiên, như người tiên cõi phàm trần.

Câu 5 (trang 81 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1):

   - Hiện tượng điệp nhiều lần điệp từ trong đoạn thơ : Côn Sơn – 2 lần, ta – 5 lần, như – 3 lần, có – 2 lần.

   - Tác dụng điệp từ với việc tạo nên giọng điệu đoạn thơ : nổi bật nhân vật và vẻ đẹp thiên nhiên, tạo giọng điệu êm ái, du dương và uyển chuyển cho câu thơ

13 tháng 10 2019

yeu nhau

13 tháng 10 2019

So sánh: Công cha với núi ngất trời, nghĩa mẹ với nước ở ngoài biển đông

=> Làm nổi bật công lao tình nghĩa của cha mẹ dành cho con cái rất to lớn, sâu nậng không thể tính đến hay kể xiết được. từ đó nhắc nhở mỗi người con phải biết ơn, sông hiếu thảo với cha mẹ

Ẩn dụ: Núi cao biể rộng mênh mông -> chỉ công lao tình nghĩa của cha mẹ đối với con cái

Tác dụng: kđ, ca ngợi công lao tình nghĩa của cha mẹ đối với con cái như trời biển, vĩ đại và thiêng liêng vô cùng

#Kỳ Nhi

9 tháng 7 2021

So sánh: Công cha với núi ngất trời, nghĩa mẹ với nước ở ngoài biển đông

=> Làm nổi bật công lao tình nghĩa của cha mẹ dành cho con cái rất to lớn, sâu nậng không thể tính đến hay kể xiết được. từ đó nhắc nhở mỗi người con phải biết ơn, sông hiếu thảo với cha mẹ

Có lẽ tình bạn là một tình cảm giữa những người dưng sâu nặng và đáng quý tương đương với tình yêu trai gái. Vì vậy mà các thi nhân xưa đã nhiều lần đưa tình bạn thiêng liêng vào chính những tác phẩm của mình. Nổi bật trong đó là bài thơ “Bạn đến chơi nhà” của nhà thơ Nguyễn Khuyến, một bài thơ được sáng tác về người bạn Dương Khuê khi ông qua đời. Tình bạn ấy được thể hiện thật thân thiết và đáng trân trọng biết mấy.

Đã bấy lâu nay, bác tới nhà

Trẻ thời đi vắng, chợ thời xa

Ao sâu nước cả, khôn chài cá

Vườn rộng rào thưa, khó đuổi gà

Cải chửa ra cây, cà mới nụ

Bầu vừa rụng rốn, mướp đương hoa

Đầu trò tiếp khách, trầu không có

Bác đến chơi đây, ta với ta.

          Lời chào hỏi tự nhiên thân mật nay đã biến thành câu thơ “ Đã bấy lâu nay bác tới nhà”. Ta có thể thấy rõ niềm hân hoan vui sướng khi gặp lại người bạn hiền thân thiết của tác giả. Niềm vui ấy như không thể nào kìm nén dù chỉ một phút giây. Cách xưng hô bác- tôi cho thấy sự thân thiết, tự nhiên giữa những người bạn lâu năm lâu ngày gặp lại. Câu thơ đầu và cũng là lời chào đầu đã thể hiện đầy đủ sự quý hóa và sự vui mừng khôn xiết của tác giả khi người bạn hiền ghé chơi nhà. Nhưng ngay sau lời chào đón là sự lúng túng bất ngờ của người chủ nhà: 

images

Trẻ thời đi vắng, chợ thời xa

Bầu vừa rụng rốn, mướp đương hoa

          Cách nói thật hóm hỉnh, hài hước. Người xưa thường tiếp đãi khách quý bằng đồ cây nhà lá vườn. Nhưng trong tình huống đặc biệt này, hoàn cảnh cuộc sống đã khiến cho Nguyễn Khuyến cường điệu hóa sự thiếu thốn của mình đến nỗi chẳng có gì để tiếp bạn, đến nỗi cả trầu cũng không có. Ông cha ta có câu “ Miếng trầu là đầu câu chuyện”. Từ miếng trầu tiếp khách đến bữa cơm đạm bạc cá, gà, mướp, bầu… đều không có. Qua đây cũng thể hiện sự thân thiết vượt qua cả mức tình bạn- tình tri kỷ, tình anh em ruột rà khi mà tác giả đã không ngần ngại kể ra những sự khó khăn của mình với bạn mà không hề giấu giếm. Đó là tình bạn chân thành nhất, thiêng liêng cao quý nhất.

          Câu kết bài là vừa là sự tóm kết vừa là sự bùng nổ về ý và tình. Tiếp bạn chẳng cần phải cao lương mỹ vị, mâm cao cỗ đầy nào cho xa mà chỉ cần một chén rượu nhạt, với tình cảm đong đầy thì hai người bạn đã có thể thưởng thức đầy đủ niềm vui gặp mặt.

Bác đến chơi đây, ta với ta.

          Chữ “bác” xuất hiện lần thứ hai với tràn đầy sự kính trọng mà cũng đầy đặn sự thân quen. “ Ta với ta”, hai mà như một. Bởi lẽ họ hiểu nhau như thể đã hòa hợp làm một con người. Câu nói ấy cũng thể hiện được sự kệ đời, không màng xung quanh, chỉ cần có bạn và tình bạn thôi cũng đã đủ để tác giả vui sướng khôn tả rồi. Vật chất họ không hề có, nhưng thay vào đó họ có tình bằng hữu thâm giao quý giá ngàn vạn lần. Hai con người khác nhau, hai hình dáng nhưng suy nghĩ và tình cảm của họ dường như đã hòa hợp vào nhau, khăng khít với nhau. Họ thăm nhau dựa trên tình tri kỉ kéo sơn gắn kết, một tình bạn không thể tách rời, vĩnh hằng. Bài thơ như dạy cho chúng ta phải biết trân trọng và nuôi dưỡng tình bạn, hãy mở lòng với mọi người và đừng bao giờ để vật chất làm hoen ố và mờ đi giá trị thiêng liêng của tình bạn, tình tri kỷ.

          Tóm lại, bài “ Bạn đến chơi nhà” của nhà thơ Nguyễn Khuyến được viết bằng lời thơ mộc mạc, giản dị, thật gần gũi và rất tự nhiên. Qua đó ta nhìn thấy một hồn thơ đẹp và tình bằng hữu thâm giao. Đó là tình bạn được xây dựng từ sự hiểu nhau, chia sẻ, cảm thông, tôn trọng lẫn nhau và không hề có sự vụ lợi. Bài thơ giúp chúng ta nhìn nhận lại chính bản thân mình, nhắc nhở rằng không để vật chất lôi kéo mà hãy luôn giữ được tình bạn cao đẹp, trong sáng thủy chung vốn là bản tính của người dân Việt.

Học tốt!!!

13 tháng 10 2019

Trong bài thơ Bánh trôi nước, bằng cách ẩn dụ sinh động là chiếc bánh trôi, người nữ sĩ tài hoa Hồ Xuân Hương đã vẽ nên vẻ đẹp trong trắng, son sắt của người phụ nữ và thể hiện sự cảm thông với thân phận của họ trong xã hội phong kiến đầy bất công. Nét đẹp trong trắng ấy đã được thể hiện qua câu:

"Thân em vừa trắng lại vừa tròn".

Rồi hai câu sau là số phận trớ trêu và phụ thuộc của người phụ nữ. Ở đây, câu tục ngữ :

"Bảy nổi ba chìm"

đã được sử dụng rất tài tình nhằm khắc họa thân phận ấy với câu thơ:

Bảy nổi ba chìm với nước non".

Không chỉ có cuộc đời lênh đênh, họ còn phụ thuộc vào người khác, khi mà:

"Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn".

Nhưng dù có cuộc đời bất công và lênh đênh đến thế, họ vẫn mang trong mình "tấm lòng son", tấm lòng thủy chung son sắt của người phụ nữ Việt:

"Mà em vẫn giữ tấm lòng son".

Bài thơ cho ta hiểu thêm về người phụ nữ trong xã hội phong kiến và tài năng thơ phú của Hồ Xuân Hương.

Giống nhau: đều kết thúc bằng cụm từ ta với ta, đều trực tiếp thể hiện cảm xúc,tâm trạng của chủ thể trữ tình 
Khác nhau: 
- Trong bài Bạn Đến Chơi nhà của Nguyễn Khuyến: 
+ ta: tác giả (Nguyễn Khuyến) 
+ ta: khách (bạn) 
=> quan hệ gắn bó hòa hợp. Chỉ 2 người, nhưng thể hiện sự đồng nhất trọn vẹn giữa chủ và khách. 

- Trong bài Qua Đèo Ngang của Bà Huyện Thanh Quan: 

+ ta: đều chỉ tác giả (Bà Huyện Thanh Quan) 
=> tâm trạng buồn, cô đơn. Chỉ một người, một tâm trạng.