K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

4 tháng 2 2016

+ Đất nước nhiều đồi núi
+ Thiên nhiên chịu ảnh hưởng sâu sắc của biển
+ Thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa.
+ Thiên nhiên có sự phân hoá đa dạng.

TL
28 tháng 7 2020

* Việt Nam là nước nhiệt đới gió mùa ẩm
– Là tính chất nền tảng của thiên nhiên Việt Nam.
– Thể hiện trong các thành phần của cảnh quan tự nhiên, rõ nét nhất là môi trường khí hậu nóng ẩm, mưa nhiều.

* Việt Nam là một nước ven biển
– Ảnh hưởng của biển rất mạnh mẽ, sâu sắc. Duy trì và tăng cường tính chất nóng ẩm, gió mùa của thiên nhiên Việt Nam.

* Việt Nam là xứ sở của cảnh quan đồi núi
– Nước ta có 3/4 diện tích là đồi núi .
– Địa hình đa dạng tạo nên sự phân hoá của các điều kiện tự nhiên.
– Vùng núi nước ta chứa nhiều tài nguyên (khoáng sản, lâm sản, thuỷ văn…)

* Thiên nhiên nước ta có sụ phân hoá đa dạng, phức tạp
– Thiên nhiên có sự phân hoá từ :
Đông sang Tây
Thấp đến Cao
Bắc xuống Nam
=> Tạo điều kiện thuận lợi và khó khăn cho phát triển kinh tế, xã hội.

4 tháng 2 2016

- Về kinh tế :

  + Việt Nam nằm ở giữa ngã tư đường : hàng hải và hàng không quốc tế. Các tuyến đường bộ, đường sắt xuyên A, đường biển,đường hàng không nối liền nước ta với các quốc gia trong khu vực Đông Nam Á và thế giới, tạo điều kiện cho nước ta giao lưu thuận lợi với các nước. Hơn nữa, nước ta còn là cửa ngõ ra biển thuận tiện cho nước Lào, các khu vực Đông Bắc Thái Lan và Campuchia, tây Nam Trung Quốc.

   + Vị trí địa lý thuận lợi có ý nghĩa quan trọng trong việc phát triển các ngành kinh tế, các vùng lãnh thổ, tạo điều kiện thực hiện chính sách mở cửa, hội nhập, thu hút vốn đầu tư

- Về văn hóa - xã hội : vị trí liền kề cùng với nhiều nét tương đồng về lịch sử, văn hóa- xã hội và mối giao lưu lâu đời đã tạo điều kiện thuận lợi cho nước ta chung số hòa bình, hợp tác hữu nghĩ và cùng phát triển với các nước láng giềng  và các nước trong khu vực.

- Vê An ninh, quốc phòng : nước ta có vị trí đặc biệt quan trọng ở khu vực Đông Nam Á, một khu vực kinh tế rất năng động và nhạy cảm với những biến động chính trị trên thế giới. Biển Đông có ý nghĩa rất quan trọng trong công cuộc xây dựng, phát triển kinh tế và bảo vệ đất nước.

3 tháng 2 2016

Ý nghĩa tự nhiên

- Vị trí địa lí đã quy định đặc điểm cơ bản của thiên nhiên nước ta là mang tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa.

- Nước ta nằm ở vị trí tiếp giáp giữa lục địa và đại dương, liền kề với vành đai sinh khoáng Thái Bình Dương và vành đai sinh khoáng Địa Trung Hải, trên đường di lưu và di cư của nhiều loài động, thực vật nên có tài nguyên khoáng sản và tài nguyên sinh vật vô cùng phong phú.

-Vị trí và hình thể nước ta đã tạo nên sự phân hóa đa dạng của tự nhiên giữa miền Bắc với miền Nam, giữa miền núi với đồng bằng, ven biển, hải đảo, hình thành các vùng tự nhiên khác nhau.

-Nước ta nằm trong vùng có nhiều thiên tai: bão, lũ lụt, hạn hán thường xảy ra hằng năm.

3 tháng 2 2016

– Vùng đặc quyền về kinh tế:

+Vùng tiếp liền với lãnh hải và hợp với lãnh hải thành một vùng biển rộng 200 hải lí tính từ đường cơ sở.
+Nhà nước ta có chủ quyền hoàn toàn về kinh tế nhưng các nước khác được đặt ống dẫn dầu, dây cáp ngầm và tàu thuyền, máy bay nước ngoài được tự do về hoạt động hàng hải và hàng không theo Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982.
– Thềm lục địa:

+Phần ngầm dưới biển và lòng đất dưới đáy biển thuộc phần lục địa kéo dài, mở rộng ra ngoài lãnh hải cho đến bờ ngoài của rìa lục địa, có độ sâu khoảng 200 m hoặc hơn nữa.
+Nhà nước ta có chủ quyền hoàn toàn về mặt thăm dò, khai thác, bảo vệ và quản lí các tài nguyên thiên nhiên.

3 tháng 2 2016

a) Trình bày vùng nội thủy và lãnh hải của Việt Nam.
– Nội thủy:
+ Vùng tiếp giáp với đất liền, ở phía trong đường cơ sở.
+ Được xem như một bộ phận lãnh thổ trên đất liền.
– Lãnh hải:
+ Vùng biển thuộc chủ quyền quốc gia trên biển.
+ Có chiều rộng 12 hải lí. Ranh giới của lãnh hải chính là đường biên giới quốc gia trên biển.

b) Hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa có ý nghĩa như thế nào đối với nước ta về mặt an ninh quốc phòng?
– Vị trí tiền tiêu bảo vệ đất liền.
– Cơ sở để khẳng định chủ quyền của nước ta đối với vùng biển và thềm lục địa xung quanh.

3 tháng 2 2016

- Tốc độ tăng trưởng GDP của nước ta có xu hướng tăng nhưng không đều qua các năm.

+GDP năm 2005 so với giai đoạn 1975-1980 tăng 8,2 %.

+ Sự tăng trưởng GDP không đều qua các năm thể hiện ở chỗ : tốc độ tăng trưởng GDP thấp nhất là vào giai đoạn 1975-1980 : 0,2%, năm có tốc độ tăng trưởng GDP cao nhất là năm 1995 : 9,5%, sau đó giảm xuống 4,8% năm 1999 và tăng lên 8,4% năm 2005.

- Nguyên nhân chủ yếu là do hoàn cảnh kinh tế - xã hội trong nước và sự tác động của tình hình quốc tế ở các giai đoạn và các năm khác nhau

18 tháng 1 2018

Giải hộ mình câu này với : dựa alat t17 nhận xét về GDp nước ta (2007) và giải thích

3 tháng 2 2016

Về những cơ hội, Thủ tướng nêu năm vấn đề chính:
Một là: khi gia nhập WTO, Việt Nam được tiếp cận thị trường hàng hoá và dịch vụ ở tất cả các nước thành viên với mức thuế nhập khẩu đã được cắt giảm và các ngành dịch vụ, không bị phân biệt đối xử.
Hai là: Với việc hoàn thiện hệ thống pháp luật kinh tế theo cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và thực hiện công khai minh bạch các thiết chế quản lý theo quy định của WTO, môi trường kinh doanh của Việt Nam ngày càng được cải thiện.
Ba là: Gia nhập WTO, Việt Nam có được vị thế bình đẳng như các thành viên khác trong việc hoạch định chính sách thương mại toàn cầu, có cơ hội để đấu tranh nhằm thiết lập một trật tự kinh tế mới công bằng hơn, hợp lý hơn, có điều kiện để bảo vệ lợi ích của đất nước, của doanh nghiệp.
Bốn là: Việc gia nhập WTO, hội nhập vào nền kinh tế thế giới cũng thúc đẩy tiến trình cải cách trong nước, bảo đảm cho tiến trình cải cách của Việt Nam đồng bộ hơn, có hiệu quả hơn.

Năm là: Cùng với những thành tựu to lớn có ý nghĩa lịch sử sau 20 năm Đổi mới, việc gia nhập WTO sẽ nâng cao vị thế của ta trên trường quốc tế, tạo điều kiện cho Việt Nam triển khai có hiệu quả đường lối đối ngoại.

Về những thách thức, Thủ tướng nhấn mạnh bốn vấn đề lớn.
Một là: Cạnh tranh sẽ diễn ra gay gắt hơn, với nhiều "đối thủ" hơn, trên bình diện rộng hơn, sâu hơn.
Hai là: Trên thế giới sự "phân phối" lợi ích của toàn cầu hoá là không đồng đều. Những nước có nền kinh tế phát triển thấp được hưởng lợi ít hơn. Ở mỗi quốc gia, sự "phân phối" lợi ích cũng không đồng đều. Một bộ phận dân cư được hưởng lợi ít hơn, thậm chí còn bị tác động tiêu cực của toàn cầu hoá; nguy cơ phá sản một bộ phận doanh nghiệp và nguy cơ thất nghiệp sẽ tăng lên, phân hoá giàu nghèo sẽ mạnh hơn. Điều đó đòi hỏi phải có chính sách phúc lợi và an sinh xã hội đúng đắn; phải quán triệt và thực hiện thật tốt chủ trương của Đảng: "Tăng trưởng kinh tế đi đôi với xoá đói, giảm nghèo, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội ngay trong từng bước phát triển". 

Ba là: Hội nhập kinh tế quốc tế trong một thế giới toàn cầu hoá, tính tuỳ thuộc lẫn nhau giữa các nước sẽ tăng lên. Trong điều kiện tiềm lực đất nước có hạn, hệ thống pháp luật chưa hoàn thiện, kinh nghiệm vận hành nền kinh tế thị trường chưa nhiều thì đây là khó khăn không nhỏ. 

Bốn là: Hội nhập kinh tế quốc tế đặt ra những vấn đề mới trong việc bảo vệ môi trường, bảo vệ an ninh quốc gia, giữ gìn bản sắc văn hoá và truyền thống tốt đẹp của dân tộc, chống lại lối sống thực dụng, chạy theo đồng tiền.

Thủ tướng nêu rõ: Gia nhập Tổ chức thương mại thế giới, hội nhập kinh tế quốc tế vừa có cơ hội lớn, vừa phải đối đầu với thách thức không nhỏ. Cơ hội tự nó không biến thành lực lượng vật chất trên thị trường mà tuỳ thuộc vào khả năng tận dụng cơ hội của chúng ta. Thách thức tuy là sức ép trực tiếp nhưng tác động của nó đến đâu còn tuỳ thuộc vào nỗ lực vươn lên của chúng ta. Cơ hội và thách thức không phải "nhất thành bất biến" mà luôn vận động, chuyển hoá và thách thức đối với ngành này có thể là cơ hội cho ngành khác phát triển. Tận dụng được cơ hội sẽ tạo ra thế và lực mới để vượt qua và đẩy lùi thách thức, tạo ra cơ hội mới lớn hơn. Ngược lại, không tận dụng được cơ hội, thách thức sẽ lấn át, cơ hội sẽ mất đi, thách thức sẽ chuyển thành những khó khăn dài hạn rất khó khắc phục. Ở đây, nhân tố chủ quan, nội lực của đất nước, tinh thần tự lực tự cường của toàn dân tộc là quyết định nhất. 

Thủ tướng cũng bảy tỏ tin tưởng: "Với thành tựu to lớn sau 20 năm Đổi mới, quá trình chuyển biến tích cực trong cạnh tranh và hội nhập kinh tế những năm vừa qua, cùng với kinh nghiệm và kết quả của nhiều nước đã gia nhập WTO, cho chúng ta niềm tin vững chắc rằng: Chúng ta hoàn toàn có thể tận dụng cơ hội, vượt qua thách thức. Có thể có một số doanh nghiệp khó khăn, thậm chí lâm vào cảnh phá sản nhưng phần lớn các doanh nghiệp sẽ trụ vững và vươn lên, nhiều doanh nghiệp mới sẽ tham gia thị trường và toàn bộ nền kinh tế sẽ phát triển theo mục tiêu và định hướng của chúng ta"./.
 

3 tháng 2 2016

+ Về công cuộc đổi mới:

- Thực hiện tăng trưởng đi đôi với xoá đói giảm giảm nghèo
- Hoàn thiện cơ chế chính sách của nền kinh tế tri thức.
- Đẩy mạnh CNH- HĐH gắn với nền kinh tế tri thức.
- Phát triển bền vững, bảo vệ tài nguyên môi trường.
- Đẩy mạnh phát triển y tế giáo dục …

+ Về hội nhập

-Việt Nam và Hoa Kỳ bình thường hóa quan hệ từ đầu năm 1995 và nước ta gia nhập ASEAN từ tháng 7 năm 1995.
-Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO).

3 tháng 2 2016

- Thực hiện chiến lược toàn diện về tăng trưởng và xóa đói giảm nghèo.

- Hoàn thiện và thực hiện đồng bộ thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.

- Đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với phát triển nền kinh tế thị trường.

- Đẩy mạnh hội nhập kinh tế quốc tế để tăng tiềm lực kinh tế quốc gia.

- Có các giải pháp hữu hiệu để bảo vệ tài nguyên, môi trường và phát triển bền vững.

- Đẩy mạnh phát triển giáo dục, y tế, phát triển nền văn hóa mới, chống lại các tệ nạn xã hội, mặt trái của nền kinh tế thị trường

3 tháng 2 2016

-Nước ta đã thoát khỏi tình trạng khủng hoảng kinh tế - xã hội kéo dài. Lạm phát được đẩy lùi và kiềm chế ở mức một con số.
-Tốc độ tăng trưởng kinh tế khá cao. Tỷ lệ tăng trưởng GDP từ 0,2 % vào giai đoạn 1975 - 1980 đã tăng lên 6,0 % và năm 1988, tăng lên 8,4 % vào năm 2005. 
-Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Cho tới đầu thập kỷ 90 của thế kỷ XX, trong cơ cấu GDP, nông nghiệp chiếm tỷ trọng cao nhất, công nghiệp và xây dựng chiếm tỷ trọng nhỏ. Từng bước tỷ trọng của khu vực nông – lâm – ngư nghiệp giảm, đến năm 2005 đạt chỉ còn 21,0 %. Tỷ trọng của công nghiệp và xây dựng tăng nhanh nhất, đến năm 2005 đạt xấp xỉ 41 %, vượt cả tỷ trọng của khu vực dịch vụ (38,0 %).
-Cơ cấu kinh tế theo lãnh thổ cũng chuyển biến rõ nét. Một mặt hình thành các vùng kinh tế trọng điểm, phát triên các vùng chuyên canh quy mô lớn, các trung tâm công nghiệp và dịch vụ lớn. Mặt khác, những vùng sâu, vùng xa, vùng núi và biên giới, hải đảo cũng được ưu tiên phát triển.
-Nước ta đạt được những thành tựu to lớn trong xóa đói giảm nghèo, đời sống vật chất và tinh thần của đông đảo nhân dân được cải thiện rõ rệt.

3 tháng 2 2016

- Nước ta đã thu hút mạnh các nguồn vốn đầu tư nước ngoài (ODA, FDI)

- Đẩy mạnh hợp tác kinh tế - khoa học, kỹ thuật, khai thác tài nguyên, bảo vệ môi trường và an ninh khu vực.

- Ngoại thương được phát triển ở tầm cao mới. Việt Nam đã trở thành một nước xuất khẩu khá lớn về một số mặt hàng (dệt may, thiết bị điện tử, tàu biển, gạo, cà phê, điều, hồ tiêu, thủy sản các loại...)

3 tháng 2 2016

1. Bình thường hóa quan hệ với Hoa Kì: Từ đầu năm 1995, Việt Nam và Hoa Kì đã bình thường hoá quan hệ.

 

2. Trở thành thành viên chính thức ASEAN: Tháng 7 - 1995, Việt Nam trở thành thành viên chính thức của ASEAN.
 

3. Hội nhập các diễn đàn kinh tế: Nước ta cũng trong lộ trình thực hiện các cam kết của AFTA (khu vực mậu dịch tự do ASEAN), tham gia Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC), đẩy mạnh quan hệ song phương và đa phương.
 

4. Trở thành thành viên chính thức WTO: Năm 2007, Việt Nam đã trở thành thành viên chính thức của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO).