K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

29 tháng 11 2019

Một trong những cây bút viết về hiện thực trong làng văn học Việt Nam để lại nhiều ấn tượng nhất có lẽ không thể không nhắc đến Nam Cao. Ông để lại rất nhiều những áng văn chương viết về hiện thực xã hội rất có giá trị: đời thừa, chí phèo…Trong đó tiêu biểu có “Lão Hạc”. Đặc biệt nhân vật Lão Hạc để lại nhiều những nét ấn tượng khó phai trong lòng độc giả đến giờ.

    Lão Hạc được tác giả Nam Cao khắc họa một cách rất sinh động, chi tiết đến chân thực. Thậm chí còn được coi là một hình tượng của người nông dân Việt Nam tiêu biểu trước Cách mạng Tháng Tám.

    Tác phẩm “Lão Hạc” của Nam Cao lấy bối cảnh nông thôn Việt Nam trong những năm 1945 khi nước ta lâm vào nạn đói trầm trọng, người nông dân khốn khổ bởi chế độ một cổ hai tròng. Truyện ngắn được viết lại qua lời kể của thầy giáo Tứ một nhân vật trong truyện. Qua đó thể hiện sự tinh tế của tác giả, đồng thời thể hiện sự công bằng khách quan hơn trong cách kể về nhân vật Lão Hạc. Thông qua những lời kể mộc mạc, giản dị của Nam Cao đã khắc họa lên một bức chân dung về người nông dân gầy gò khắc khổ, nhưng hiền lành, lương thiện. Ông có một tấm lòng yêu thương con bao la vĩ đại của một người cha, tình cảm thương con vô bờ bến.

    Lão Hạc có một cuộc đời bi thảm. vợ lão mất sớm, một mình lão gà trống nuôi con. Đến tuổi anh trai lấy vợ thì nhà lão nghèo quá, nhà gái thách cao nên anh con trai không lấy được vợ mà chán nản bỏ đi lên đồn điền cao su. Lão ngày ngày vò võ mong con về, chỉ biết thui thủi tâm sự với con chó Vàng- kỉ vật duy nhất cậu con trai để lại. nhưng vì hoàn cảnh quá nghèo đói mà lão phải bán đi người bạn duy nhất của lão, bán đi chỗ dựa tinh thần của lão. Cuối cùng để giữ tấm lòng trong sạch của mình, lão phải ăn bả chó tự tử, chết như một con chó. Cuộc đời lão là một cuộc đời đơn độc, quay quắt trong cái đói nghèo, bị cái đói nghèo đày dạo. Nam Cao thông qua cuộc đời nhân vật truyện mình để tố cái xã hội thực dân nửa phong kiến, dồn đẩy người nông dân tới bước đường cùng bằng tiếng nói đanh thép, nhưng không kém phần chua xót.

    Sống trong cảnh đáng bồn vậy nhưng lão vẫn có tấm lòng vị tha, nhân hậu. Với cậu vàng lão yêu quý nó như “một bà mẹ hiếm hoi yêu quý đứa con cầu tự”. Lão cưng nựng vỗ về nó thậm chí chó nó ăn cơm như nhà giàu ăn cơm bát và hơn phần não. Lão coi nó như người bạn, ngày ngày tâm sự, trò chuyện. Còn đối với cậu con trai thì lão yêu quý gấp vạn lần. chỉ vì nghèo, không cưới được vợ cho con, làm con quẫn trí bỏ đi đồn điền cao su. Chính vì vậy mà lão dằn vặt chính bản thân, quyết chí giữ lại mảnh vườn để lúc con về mà còn có cái mà cưới vợ. Lão nói với cậu Vàng nhưng lại như nói với chính con mình. Mỗi lần lão ốm nhưng không dám động đến tiền dành dụm vì lão sợ ăn đụng vào tiền của con trai mình. Điều này làm lão khổ tâm hết sức. hành động lão gửi ông giáo mảnh vườn thể hiện mọi suy nghĩ đều hướng đến con trai, thậm chí cái chết của lão cũng vì con. Tình yêu lão dành cho con thật đặc biệt. không ồn ào, sôi nổi, không thể hiện qua hành động lời nói mà chỉ lặng lẽ yêu con trong tâm tưởng. tình yêu thương của lão con khiến chúng thật vô cùng cảm động.

    Lão Hạc còn mang tấm lòng tự trọng cao quý. Lòng tự trọng với mọi người xung quanh, với con trai lão, với chính cậu Vàng, và cả chính bản thân lão. Lão nhớ ánh mắt đầy uất hận của cậu Vàng khi bị bắt trói. Lão đã rơi lệ và khổ tâm, “mếu máo như một đứa trẻ”, dằn vặt vì dám lừa một con chó vốn rất tin tưởng lão. Còn với con trai lão còn khổ tâm hơn. Đến cả trận ốm kéo dài đằng đẵng, lão cũng không dám đụng đến số tiền dành dụm, không dám bán đi mảnh vườn mà vợ chồng lão cố công kiếm để dành cho cậu con trai. Và cuối cùng, chỉ vì đói kém, ốm đau, vì sự mạt hạng của cái xã hội thối nát đã đẩy lão đến con đường tìm đến cái chết. Thế nhưng đến chết lão cũng chết đầy đau khổ, phải tự ăn bả chó, chết như một con chó không ai hay không ai rõ. Thế nhưng cái chết đó lại là minh chứng rõ nhất cho tấm lòng tự trọng cao quý của tâm hồn đó. Lão chấp nhận chọn cái chết để khỏi phải để cái đói ăn mòn lương tâm, chọn cái chết để bắt đầu một kiếp mới, chọn cái chết để bảo tròn cho tâm hồn trong sáng không vấy bẩn của lão. Thật đáng khâm phục.

    Bằng ngòi bút miêu tả tâm lí, tự sự tác giả Nam Cao đã rất thành công khi xây dựng nên một nhân vật Lão Hạc điển hình cho người nông dân. Đó chính là người có tấm lòng tự trọng, có lối sống trong sạch tinh khiết, tấm lòng yêu thương con tha thiết dù cuộc sống khốn khổ, bị đày đọa khổ ải.

    Từ đó khái quát lên hình tượng chung cho hình tượng người nông dân Việt Nam trước Cách mạng Tháng Tám tiêu biểu. Hơn hết ta còn thấy ở đó một tấm lòng yêu thương tài năng nghệ thuật của Nam Cao.


 

1. Mở bài 

Giới thiệu khổ thơ cuối bài thơ Tiếng gà trưa của Xuân Quỳnh: Nhà thơ Xuân Quỳnh đã tái hiện một vẻ đẹp tâm hồn của những người lính vừa chân thực lại vừa giản dị trong tác phẩm “Tiếng gà trưa”. Đặc biệt ta cảm nhận rõ vẻ đẹp đó qua khổ cuối của bài thơ

2. Thân bài

– Hoàn cảnh sáng tác bài thơ: Đứng trước hoàn cảnh khốc liệt của đất nước, các thanh niên Việt Nam đã lên đường nhập ngũ, mang trong mình ý chí quyết tâm “xẻ dọc Trường Sơn” để đánh Mỹ. Tác giả Xuân Quỳnh hay nhân vật trữ tình trong bài thơ chính là một người chiến sĩ trẻ đang tham gia nhiệm vụ đó và đang cùng đồng đội lên đường vào chiến trường miền Nam chiến đấu

-Mục đích chiến đấu giản dị và cao cả của người chiến sĩ: Điệp từ “vì” được lặp lại tới bốn lần trong khổ thơ đã nhấn mạnh rõ mục đích chiến đấu của người chiến sĩ, những mục đích của anh thật giản dị, tự nhiên nhưng cũng rất cao cả và vinh quang: vì tiếng gà trưa, vì bà, vì xóm làng và hơn hết là vì Tổ quốc

-Tình yêu đối với bà, quê hương, đất nước: Tiếng gọi “Bà ơi!” vang lên như một tiếng nấc nghẹn ngào của một đứa cháu nhỏ, tiếng gọi ấy ngân dài trong nỗi nhớ bà, và nhớ quê nhà. Có thể thấy tác giả là một người rất yêu thương và kính trọng bà, chấp nhận mọi gian khổ để bảo vệ bình yêu cho bà

Tinh thần và ý chí chiến đấu của người lính: Chính tiếng gà “cục tác” đã gợi nhớ và nhắc nhở, thôi thúc cho người chiến sĩ trẻ chiến đấu bằng mọi giá để bảo vệ bình yên đất nước, thanh bình cho quê hương

3. Kết bài

 Khẳng định ý nghĩa khổ thơ cuối bài: Với giọng thơ nhẹ nhàng, tâm tình sâu lắng và gần gũi, mộc mạc, khổ cuối bài thơ “Tiếng gà trưa” của Xuân Quỳnh đã cho ta thấm thía được tình yêu quê hương, đất nước của tác giả

Cô văn bảo thế và cô cho ghi rồi

29 tháng 11 2019

Có thể thấy, trong văn học Việt Nam, hình tượng người lính từ lâu đã trở thành một nguồn cảm hứng sáng tác cho các nhà văn, nhà thơ. Người lính Việt Nam lên đường để bảo vệ tình yêu quê hương, Tổ quốc, bảo vệ xóm làng và những điều bình dị nhất. Nhà thơ Xuân Quỳnh đã tái hiện một vẻ đẹp tâm hồn của những người lính vừa chân thực lại vừa giản dị trong tác phẩm “Tiếng gà trưa”. Đặc biệt ta cảm nhận rõ vẻ đẹp đó qua khổ cuối của bài thơ.

Bài thơ được ra đời trong hoàn cảnh đất nước ta bước vào những năm đầu của cuộc kháng chiến chống Mỹ trên phạm vi cả nước. Sau khi thua tại chiến trường miền Nam, giặc Mỹ điên cuồng mở rộng cuộc chiến tranh phá hoại miền Bắc với các loại máy bay ném bom nhằm phá hoại hậu phương lớn của tiền tuyến miền Nam. Đứng trước hoàn cảnh khốc liệt của đất nước, các thanh niên Việt Nam đã lên đường nhập ngũ, mang trong mình ý chí quyết tâm “xẻ dọc Trường Sơn” để đánh Mỹ.

Tác giả Xuân Quỳnh hay nhân vật trữ tình trong bài thơ chính là một người chiến sĩ trẻ đang tham gia nhiệm vụ đó và đang cùng đồng đội lên đường vào chiến trường miền Nam chiến đấu. Tiếng gà trưa văng vẳng trên đường hành quân đã gợi cho người chiến sĩ trẻ nhớ về những kỉ niệm đẹp của tuổi thơ và người bà thân thương. Chính tình cảm gia đình và quê hương đã làm sâu sắc thêm tình yêu đất nước trong con người tác giả. Trong khổ cuối bài thơ, người chiến sĩ trẻ đã gửi lời tâm sự chân thành tới người bà kính yêu nơi hậu phương:

“Cháu chiến đấu hôm nay…

Ổ trứng hồng tuổi thơ”

Điệp từ “vì” được lặp lại tới bốn lần trong khổ thơ đã nhấn mạnh rõ mục đích chiến đấu của người chiến sĩ, những mục đích của anh thật giản dị, tự nhiên nhưng cũng rất cao cả và vinh quang: vì tiếng gà trưa, vì bà, vì xóm làng và hơn hết là vì Tổ quốc. Từ tình cảm bà cháu, cho tới tình yêu xóm làng và to lớn như tình yêu Tổ Quốc đều được thể hiện bằng ngôn từ giản dị, thân thương như lời ăn tiếng nói hàng ngày. Tất cả được bắt nguồn từ tình cảm chân thực, giản dị chân chất và mộc mạc nơi quê hương, nó đã vun đắp tình yêu và là động lực để người chiến sĩ vượt qua mọi khó khăn, gian khổ, thử thách để chiến đấu và chiến thắng kẻ thù. Tiếng gọi “Bà ơi!” vang lên như một tiếng nấc nghẹn ngào của một đứa cháu nhỏ, tiếng gọi ấy ngân dài trong nỗi nhớ bà, và nhớ quê nhà. Có thể thấy tác giả là một người rất yêu thương và kính trọng bà, chấp nhận mọi gian khổ để bảo vệ bình yêu cho bà, giữ nguyên vẹn những kỉ niệm tuổi thơ về tiếng gà cục tác. Chính tiếng gà “cục tác” đã gợi nhớ và nhắc nhở, thôi thúc cho người chiến sĩ trẻ chiến đấu bằng mọi giá để bảo vệ bình yên đất nước, thanh bình cho quê hương.

Với giọng thơ nhẹ nhàng, tâm tình sâu lắng và gần gũi, mộc mạc, khổ cuối bài thơ “Tiếng gà trưa” của Xuân Quỳnh đã cho ta thấm thía được tình yêu quê hương, đất nước của tác giả. Đồng thời thể hiện mục đích và ý chí quyết tâm chiến đấu của người chiến sĩ trẻ.

#Riin

1 tháng 12 2019

     Công cha như núi Thái Sơn

Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra .

     Một lòng thờ mẹ kính cha 

Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con .

chắc chắn ai cũng từng nghe qua

1 tháng 12 2019

Trong cuộc chiến tranh giữ chiến trường đầy ác liệt, trước một kẻ thù cụ thể, chúng ta có thể dễ dàng nhận diện kẻ thù và lựa chọn vũ khí, sức lực phù hợp để đánh bại chúng, giành phần thắng về mình. Nhưng cũng có một cuộc chiến dù kẻ thù không hiện hữu ngay trước mắt, nó không giết con người bằng súng đạn nhưng nó có thể dễ dàng đánh bại con người bởi những ma lực không dễ gì ngăn cản được và sức hủy diệt của nó còn gấp hàng trăm, hàng nghìn lần so với những cuộc chiến khác. Chiến trường ấy mới thực sự khốc liệt, kẻ thù ấy mới thực sự hiểm nguy… Đó là đại dịch HIV/ AIDS – căn bệnh của thế kỉ, chướng ngoại vật cản trở sự phát triển của loài người. Hiện nay, số người bị nhiễm HIV/ AIDS ngày càng tăng cao và hơn nữa rằng họ luôn bị cô lập, xa lánh, hắt hủi, những người xung quanh họ luôn đẩy họ ra khỏi cái quỹ đạo của cuộc sống này!

Vậy HIV/ AIDS là gì mà nó gây ra ma lực ghê gớm đến vậy?

HIV là tên viết tắt của cụm từ tiếng anh Human Immuno – Deficiency Virus. Còn AIDS là giai đoạn cuối của HIV được viết tắt từ cụm từ Acquired Immuno Deficiency Syndrone. Hai loại vius này đều phá hủy hồng cầu và giảm sự miễn dịch ở người. Chúng lợi dụng bạch cầu để dần dần phát triển phá hủy hồng cầu. HIV có trong hồng cầu làm giảm sức đề kháng của cơ thể, để rồi những căn bệnh tưởng chừng đơn giản như: Sốt phát ban, tiêu chảy, đường ruột,…phát sinh trong con bệnh không sức đề kháng, không hệ miễn dịch đó là nguyên nhân cơ bản dẫn đến cái chết của những người nhiễm H.

Như thông tin, báo đài hiện nay số người bị nhiễm HIV chủ yếu trong độ tuổi 16-29, nó chiếm 62% trong tổng số 100% những người nhiễm HIV, những thanh niên 16-24 có nguy cơ cao. Vì sao vậy? Bởi lẽ đây là giai đoạn tâm lý có nhiều biến đổi,dễ tiếp thu những ảnh hưởng của xã hội, thích cái mới lạ và muốn khẳng định mình. Thực tế hiện nay có một số bạn bạn trẻ quen lối sống buông thả, hưởng thụ, ham chơi lại ít kinh nghiệm về cuộc sống nên họ dễ bị cuốn vào những tệ nạn xã hội, những văn hóa phẩm đồi trụy. Vì thế HIV càng có cơ hội cao hơn xâm nhập vào giới trẻ. Họ đi đến những hố sâu của bờ vực thẳm rơi vào những sai lầm, những cái bẫy mà không hề hay biết. Biết bao thanh niên đã bỏ người thân, bạn bè mà sa vào con đường nghiện ngập, tù tội không lối thoát và dần dần hủy hoại cuộc sống của mình. Gia đình của họ sẽ ra sao? Cuộc sống đâu còn tiếng cười, đâu còn niềm vui khi đứa con mà họ yêu quý đang sống sau bóng đen tàn bạo, nó đang từng bước hủy hoại sức khỏe, hủy hoại tương lai và rồi con đường phía trước là "mây mù che phủ". Đâu chỉ vậy HIV còn gây hại là mối thù của toàn xã hội bởi lẽ: Số người nhiễm HIV chủ yếu ở lứa tuổi lao động. Khi nhiều người bị nhiễm HIV và bị chết vì AIDS sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế của từng gia đình, cộng đồng và của đất nước. Chi phí cho công tác phòng chống AIDS sẽ rất tốn kém.Mọi người sợ hãi dễ dẫn đến tình trạng phân biệt đối xử. Cuộc sống của gia đình có người bị nhiễm HIV hoặc bệnh AIDS sẽ trở nên căng thẳng, xuất hiện nhiều mâu thuẫn và dần tiến tới sự mất ổn định trong cuộc sống.Phần nhiều hệ thống y tế bị quá tải, phát sinh các nguy cơ lây nhiễm HIV trong môi trường y tế. Thuốc đặc trị không có nhưng vẫn phải tiến hành việc điều trị cho các bệnh nhân bị nhiễm HIV/AIDS dẫn đến chi phí cho điều trị lớn nhưng không đạt hiệu quả, bệnh nhân vẫn tử vong.

Hãy chia sẻ với những người không may nhiễm HIV bởi rằng: Khi ta chia nụ cười ta sẽ nhận về vô số niềm vui, khi ta chia vòng tay ta sẽ nhận được mênh mông ấm áp và khi ta chia niềm yêu thương ta sẽ nhận được rất nhiều niềm hạnh phúc. Và hơn thế nữa ta cần hiểu rõ về căn bệnh HIV/AIDS để từ đó hiểu được tác hại của nó mang lại, biết cách phòng trừ đẩy xa "con quái vật" ấy ra khỏi thế giới của loài người.

Hãy đừng chia ra hai thế giới "chúng ta và họ". Trong thế giới đó im lặng đồng nghĩa với cái chết. Hãy sát cánh bên nhau với bàn tay ấm nóng tình thương, tay trong tay cùng nhau vượt qua mọi thử thách để loài người không phải sống trong sự đe dọa của căn bệnh HIV/AIDS. Chỉ có tình yêu thương mới đủ sức xoa dịu nỗi đau và thắp lên niềm hy vọng.

#Riin

29 tháng 11 2019

Bài 1!!!

Do ở các vùng cao, miền núi hiếm đất bằng để canh tác, nhất là trồng lúa nước, người ta khắc phục bằng cách chọn các sườn đồi, núi có đất màu bạt tam cấp để tạo thành những vạt đất bằng. Sau đó tùy vào ý định canh tác mà có thể để khô hoặc dẫn nước từ những đỉnh núi cao hơn về.

bài 2!!!

  1. Thuốc phải được cất giữ nơi cao có khóa cẩn thận xa tầm với của trẻ em.
  2. Đọc kỹ nhãn thuốc trước khi dùng. Chỉ dùng thuốc khi đã được đăng ký chính thức (ghi trên nhãn).
  3. Mang dụng cụ bảo hộ lao động khi tiếp xúc với thuốc như khẩu trang, găng tay,... lưu ý đặc biệt cho thuốc xử lý hạt giống.
  4. Cẩn thận khi pha thuốc để tránh thuốc tiếp xúc vào da, mắt...
  5. Kiểm tra bình phun trước khi sử dụng nên rửa bình phun kỹ trước và sau khi sử dụng.
  6. Không phun ngược chiều gió.
  7. Không ăn, uống trong khi tiếp xúc với thuốc.
  8. Tắm rửa sạch sau khi tiếp xúc với thuốc.
  9. Thu gom bao bì đã qua sử dụng, không vứt bừa bãi, đặc biệt là ở nơi gần nguồn nước.

bài 3

 Làm ruộng bậc thang đối với các vùng đất dốc để hạn chế xói mòn.

- Trồng xen canh, luân canh để tăng độ che phủ đất, hạn chế xói mòn, rửa trôi.

- Cày nông bừa sục, giữ nước liên tục, thay nước thường xuyên đối với các vùng đất phèn nhằm rửa phèn.

- Quản lý nguồn nước tưới.

- Bón vôi để giảm độ chua cho đất đối với các vùng đất có độ pH thấp.

- Bón phân hữu cơ.

29 tháng 11 2019

Cuộc sống tươi vui
Thương sao mái ấm nhà em 
Gia đình đoàn tụ dưới rèm trời mưa 
Mái nhà trú nắng sớm trưa 
Tối về văng vẳng đong đưa điệu đàn 

Công cha vất vã không màng 
Nghĩa mẹ sớm tối gọn gàng trước sau 
Mở lời cất tiếng ngọt ngào 
Chăm nom dạy dỗ luôn trao nụ cười 

Đàn em học hỏi đùa chơi 
Thân bằng quyến thuộc cơ ngơi xum vầy 
Tình thân gắn kết đắp xây 
Ông bà yên dạ thân gầy tâm an 

Bà con hàng xóm trong làng 
Khác nào khúc ruột mọi đàng có nhau 
Bạn bè giữ mãi tình sâu 
Thầy cô trọng nghĩa ghi vào tim em 

Thảnh thơi giấc ngủ êm đềm 
Nhẹ nhàng mỗi bước bên thềm gần xa 
Đất trời thoáng rộng bao la 
Em vui tất dạ lời ca thăng trầm 

Đàn chim về tổ quây quần 
Bướm ong bay lượn đầu sân cạnh vườn 
Hoa cười lá vỗ khoe sương 
Gia đình nhộn nhịp tình thương ngập tràn 

1 tháng 12 2019

#phamkhanhly đây là bài mag. ko pải tự làm