Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Khí quyển trái đất được cấu trúc bởi phân lớp với các tầng đặc trưng từ dưới lên trên như: Tầng đối lưu, tầng bình lưu, tầng trung gian, tầng điện ly (tầng nóng), tầng ngoài khí quyển.
Trả lời :
Khí quyển được cấu tạo thành bởi nhiều chất khí đặc trưng như nito, oxy, một lượng nhỏ agon hay hơi nước và cacbondioxit và một số chất khác. Khí quyển trái đất đóng vai trò quan trọng trong bảo vệ sự sống của trái đất tạo ra những thay đổi đặc trưng giữa ngày và đêm bằng cách hấp thụ bức xạ từ mặt trời.
Trong đó các yếu tố tác động và hình thành khí quyển bao gồm áp suất khí quyển và cả cửa sổ khí quyển. Trong đó các bạn có thể tìm hiểu thêm về một số khái niệm sau để có thể hiểu thêm:
+ Áp suất khí quyển là gì?
Áp suất khí quyển là những áp lực tương đối ở trong bầu khí quyển với áp suất có độ tương đồng so với áp suất thủy tĩnh, khối lượng của khí quyển cũng tỷ lệ nghịch với độ cao, chúng hoạt động chủ yếu do lực hấp dẫn của hành tinh với sự biến đổi xoay vòng thông qua các yếu tố như vận tốc gió hay mật độ biến thiên của nhiệt độ và sự thay đổi trong từng thành phần.
Ví dụ như nói áp suất khí quyển là 760 mmhg có nghĩa là gì các bạn có thể hiểu là phần không khí gây ra áp lực tại một áp suất ở cột đáy thủy ngân có chiều cao khoảng 76cm.
Trong đó chúng ta có phép tính theo công thức vật lý như sau:
Áp suất khí quyển là: p = d.h = 136 000.0,76 = 103360 N/m2
+ Cửa sổ khí quyển là gì?
Tiếp tục là thành tố quan trọng trong các tầng khí quyển, cửa sổ là các dải bước sóng tương tác với khí quyển dưới tác động của một số phần tử quan trọng cấu thành như khí ozon, khí nito, khí cacbonic và hoi nước, ngoài ra các cửa số khí quyển còn phục vụ cho việc chế tạo những bộ cảm biến trong những hành trình viễn thám.
+ Hoàn lưu khí quyển là gì?
Hoàn lưu khí quyển là sự tuần hoàn có chu kì của lớp không khí trên diện rộng và khi được kết hợp cùng với nhiệt năng được tái phân phối trên toàn bộ bề mặt trái đất. Đặc trưng của hoàn lưu khí quyển chính là sự biến đổi về mặt thời gian từ năm này sang năm khác. Ngoài ra hoàn lưu khí quyển còn được xem là động cơ nhiệt và được điều khiển bởi năng lượng của mặt trời. Những vòng hoàn lưu khí quyển sở hữu quy mô lớn có khả năng dịch chuyển về hướng cực của giai đoạn ấm hơn.
Khí quyển Trái Đất có mấy tầng?
Tìm hiểu thông tin về các tầng khí quyển có mấy tầng và cấu tạo của chúng sẽ được gợi ý nhiều hơn trong phần tiếp theo của bài viết dưới đây! Trong đó các tầng của khí quyển sở hữu 4 tầng bao gồm: tầng đối lưu, tầng bình lưu, tầng trung gian và tầng điện ly.
Tầng đối lưu
Là tầng thấp nhất trong các tầng khí quyển, ở tầng đối lưu luôn tồn tại những chuyển động mang tính đặc trưng của đối lưu không khí, trong đó là dạng khối khí được nung nóng từ mặt đất và trở thành phần phí đồng nhất. Tầng đối lưu sở hữu khoảng ranh giới giữa trong khoảng từ 7 – 8km của 2 cực và vùng xích đạo.
~ HT ~

nga 11 múi giờ
trung quốc 5 múi giờ nhưng chỉ dùng 1
múi giờ hoa kì 11 múi giờ
canada 6 múi giờ
Chúc anh học tốt
nếu đúng thì k cho em nhé


công nghiệp cơ khí phát triển mạnh ở những nước kinh tế phát triển vì:
-Ở những nước có kinh tế phát triển chính phủ ở đó có điều kiện để xây dựng và làm cho cơ khí nơi đây phát triển mạnh
- Ở đây họ có kinh tế và thuê được nhiều thợ giỏi, tốt về làm cơ khí
−> Từ đó công nghiệp cơ khí phát triển mạnh ở những nước có kinh tế phát triển

Bạn áp công thức này vào để tính :
\(\rho=\frac{H}{S}\) trong đó \(\hept{\begin{cases}\rho\text{ là mật độ dân số tính ra người/}km^2\\H\text{ là số người sinh sống trong một nơi nào đó}\\S\text{ là diện tích tính theo đơn vị }km^2\end{cases}}\)
hay rõ hơn là \(\text{Mật độ dân số}=\frac{\text{số người}}{\text{diện tích}}\).

Câu 1: Những nhân tố ảnh hưởng đến lượng mưa
1. Khí áp
- Khu áp thấp: thường mưa nhiều.
- Khu áp cao: thường mưa ít hoặc không mưa (vì không khí ẩm không bốc lên được, không có gió thổi đến mà có gió thổi đi).
2. Frông
Miền có frông, nhất là dải hội tụ đi qua, thường mưa nhiều.
3. Gió
- Gió mậu dịch: mưa ít.
- Gió tây ôn đới thổi từ biển vào gây mưa nhiều (Tây Âu, tây Bắc Mĩ).
- Miền có gió mùa: mưa nhiều (vì một nửa năm là gió thổi từ đại dương vào lục địa)
4. Dòng biển
Tại vùng ven biển
- Dòng biển nóng đi qua: mưa nhiều (không khí trên dòng biển nóng chứa nhiều hơi nước, gió mang vào lục địa).
- Dòng biển lạnh: mưa ít.
5. Địa hình
- Cùng một sườn núi đón gió: càng lên cao, nhiệt độ giảm, mưa nhiều và sẽ kết thúc ở một độ cao nào đó.
- Cùng một dãy núi sườn đón gió ẩm: mưa nhiều, sườn khuất gió mưa ít.
Câu 2: Hậu quả của việc gia tăng dân số:
Gây sức ép nặng nề đối với việc phát triển kinh tế, xã hội, môi trường.
- Kinh tế: GDP/người thấp, tốc độ tăng trưởng kinh tế chậm,...
- Xã hội: gia tăng tình trạng thất nghiệp, thiếu việc làm; gây sức ép lên các vấn đề giáo dục, y tế, phúc lợi xã hội...
- Môi trường: tài nguyên bị khai thác quá mức dẫn đến cạn kiệt, môi trường bị ô nhiễm suy thoái (đất, nước, không khí).
Liên hệ với Việt Nam: thất nghiệp nặng nề, quá tải trường học, bệnh viện, sông ngòi ô nhiễm...