K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

1 tháng 9 2023

Phương pháp giải:

- Đọc thông tin trong mục “Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố sinh vật”.

- Có 5 nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố sinh vật: khí hậu, nước, đất, địa hình, sinh vật, con người.

Lời giải chi tiết:

Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển, phân bố của sinh vật:

- Khí hậu: tác động trực tiếp đến sự phát triển và phân bố của sinh vật thông qua ánh sáng, nhiệt độ và độ ẩm không khí.

+ Ánh sáng: điều kiện sinh tồn quan trọng nhất của cây xanh, nhờ có ánh sáng cây xanh mới thực hiện được quá trình quang hợp.

+ Nhiệt độ: mỗi loài sinh vật thích nghi với 1 giới hạn nhiệt độ nhất định (các loài ưa nhiệt cao thường phân bố ở môi trường đới nóng, các loài ưa nhiệt vừa thường ở môi trường đới ôn hòa, các loài ưa nhiệt thấp hoặc chịu lạnh sống ở môi trường đới lạnh.

+ Độ ẩm: cần thiết cho sinh vật phát triển.

- Nước: cần thiết cho sinh vật sinh trưởng và phát triển.

- Đất: các đặc tính lí, hóa và độ phì của đất tác động đến sự phát triển và phân bố của thực vật.

+ Mỗi loài thực vật phát triển trên 1 loại đất nhất định.

+ Một số loài động vật không thích ánh sáng thường trú ẩn trong các hang dưới đất.

- Địa hình:

+ Độ cao: làm thay đổi nhiệt độ và lượng mưa => các vành đai sinh vật khác nhau.

+ Hướng sườn: hướng sườn khác nhau thường có lượng mưa, ẩm và sự chiếu sáng khác nhau => sinh vật phát triển khác nhau.

- Sinh vật:

+ Thực vật, động vật và vi sinh vật có mối quan hệ chặt chẽ với nhau trong chuỗi thức ăn.

+ Động vật có mối quan hệ với thực vật về nơi cư trú (nơi thực vật phong phú thường có nhiều loài động vật cư trú).

- Con người: ảnh hưởng nhiều đến sự phát triển và phân bố của sinh vật.

+ Mở rộng phạm vi phân bố của sinh vật (mang từ nơi này đến nơi khác), đa dạng thêm các loài sinh vật (lai tạo giống).

+ Việc phá rừng, khai thác rừng bừa bãi => giảm đa dạng sinh học, nhiều loài có nguy cơ tuyệt chủng.

3 tháng 2 2023

Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển, phân bố của sinh vật:

- Khí hậu: tác động trực tiếp đến sự phát triển và phân bố của sinh vật thông qua ánh sáng, nhiệt độ và độ ẩm không khí.

+ Ánh sáng: điều kiện sinh tồn quan trọng nhất của cây xanh, nhờ có ánh sáng cây xanh mới thực hiện được quá trình quang hợp.

+ Nhiệt độ: mỗi loài sinh vật thích nghi với 1 giới hạn nhiệt độ nhất định (các loài ưa nhiệt cao thường phân bố ở môi trường đới nóng, các loài ưa nhiệt vừa thường ở môi trường đới ôn hòa, các loài ưa nhiệt thấp hoặc chịu lạnh sống ở môi trường đới lạnh.

+ Độ ẩm: cần thiết cho sinh vật phát triển.

- Nước: cần thiết cho sinh vật sinh trưởng và phát triển.

- Đất: các đặc tính lí, hóa và độ phì của đất tác động đến sự phát triển và phân bố của thực vật.

+ Mỗi loài thực vật phát triển trên 1 loại đất nhất định.

+ Một số loài động vật không thích ánh sáng thường trú ẩn trong các hang dưới đất.

- Địa hình:

+ Độ cao: làm thay đổi nhiệt độ và lượng mưa => các vành đai sinh vật khác nhau.

+ Hướng sườn: hướng sườn khác nhau thường có lượng mưa, ẩm và sự chiếu sáng khác nhau => sinh vật phát triển khác nhau.

- Sinh vật:

+ Thực vật, động vật và vi sinh vật có mối quan hệ chặt chẽ với nhau trong chuỗi thức ăn.

+ Động vật có mối quan hệ với thực vật về nơi cư trú (nơi thực vật phong phú thường có nhiều loài động vật cư trú).

- Con người: ảnh hưởng nhiều đến sự phát triển và phân bố của sinh vật.

+ Mở rộng phạm vi phân bố của sinh vật (mang từ nơi này đến nơi khác), đa dạng thêm các loài sinh vật (lai tạo giống).

+ Việc phá rừng, khai thác rừng bừa bãi => giảm đa dạng sinh học, nhiều loài có nguy cơ tuyệt chủng.

3 tháng 2 2023

- Khái niệm: Sinh quyển là toàn bộ sinh vật sống trên Trái Đất, tạo thành một quyển của Trái Đất.

- Giới hạn: phụ thuộc giới hạn phân bố của sinh vật, gồm toàn bộ thủy quyển, phần thấp của khí quyển, lớp đất và một phần của thạch quyển.

- Đặc điểm của sinh quyển (là các cơ thể sống):

+  Thực vật: thành phần quan trọng của sinh quyển. Trên Trái Đất, các loài thực vật sống cùng nhau tạo nên thảm thực vật.

+ Động vật: thường sống thành bầy đàn trong các môi trường tự nhiên khác nhau.

+ Vi sinh vật: có mặt ở khắp nơi trong sinh quyển, có tính thích nghi mạnh và sinh sản nhanh.

1 tháng 9 2023

Phương pháp giải:

Đọc thông tin trong mục “Các nhân tố hình thành đất” và quan sát hình 12.2.

Lời giải chi tiết:

Vai trò của các nhân tố trong việc hình thành đất:

- Đá mẹ: cung cấp vật chất vô cơ cho đất => quyết định thành phần khoáng vật và cơ giới của đất.

- Khí hậu:

+ Nhiệt, ẩm phá hủy đá gốc tạo ra các sản phẩm phong hóa => phong hóa thành đất.

+ Ảnh hưởng đến chế độ nhiệt ẩm của đất, sự hòa tan, rửa trôi hoặc tích tụ vật chất trong các tầng đất.

- Sinh vật: cung cấp chất dinh dưỡng cho đất (thực vật cung cấp chất hữu cơ, vi sinh vật phân giải xác động, thực vật tổng hợp thành mùn).

- Địa hình:

+ Độ cao:ảnh hưởng đến quá trình hình thành đất.

+ Hướng sườn: ảnh hưởng đến nhiệt ẩm và mùn trong đất.

+ Độ dốc: ảnh hưởng đến độ dày tầng đất và chất dinh dưỡng trong đất.

+ Hình thái địa hình: nơi trũng ngập nước thường xuyên có đất khác với nơi cao ráo thoát nước tốt.

- Thời gian: xảy ra toàn bộ các hiện tượng của quá trình hình thành đất, tác động của các nhân tố hình thành đất.

- Con người: hoạt động sản xuất khiến đất tốt lên/xấu đi.

3 tháng 2 2023

- Khái niệm: Đất là lớp vật chất tơi xốp nằm trên cùng của bề mặt lục địa.

- Phân biệt đất và lớp vỏ phong hóa:

Tiêu chí

Đất

Lớp vỏ phong hóa

Thành phần

Các chất vô cơ, hữu cơ, nước, không khí.

Sản phẩm phong hóa đá gốc. 

Vị trí

Nằm phía trên lớp vỏ phong hóa.

Nằm phía dưới lớp đất và phía trên cùng của tầng đá gốc.

3 tháng 2 2023

Ví dụ: Phân tích vai trò cung cấp tài nguyên khoáng sản đối với sự phát triển kinh tế - xã hội ở nước ta.

- Khoáng sản có trữ lượng lớn và giá trị nhất ở vùng biển nước ta là dầu khí. Hai bể dầu lớn nhất hiện nay đang được khai thác là Nam Côn Sơn và Cửu Long; các bể dầu khí Thổ Chu - Mã Lai và Sông Hồng tuy diện tích nhỏ nhưng cũng có trữ lượng đáng kể => phát triển công nghiệp khai thác và chế biến dầu khí.

- Các bãi cát ven biển có trữ lượng titan lớn => nguồn nguyên liệu quý cho công nghiệp.

- Vùng ven biển nước ta còn thuận lợi cho nghề làm muối, nhất là ven biển Nam Trung Bộ (do nhiệt độ cao, nhiều nắng, chỉ có 1 số sông nhỏ đổ ra biển).

7 tháng 11 2023

- Biển, đại dương có vai trò vô cùng quan trọng đối xã hội loài người và ngày càng được coi trọng trong chiến lược phát triển của các quốc gia trên thế giới.

- Biển Đông là biển rộng, giàu tài nguyên. Biển cung cấp nguồn tài nguyên khoáng sản giàu có cho sự phát triển kinh tế - xã hội ở nước ta.

+ Tài nguyên dầu mỏ, khí tự nhiên: Tài nguyên này có đóng góp rất lớn về GDP, chuyển dịch cơ cấu kinh tế và làm thay đổi bộ mặt kinh tế của vùng Đông Nam Bộ.

+ Tài nguyên muối biển: Muối biển phát triển mạnh ở các tỉnh cực Nam Trung Bộ, sản xuất muối góp phần nâng cao đời sống cư dân ven biển, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, mặt hàng thiết yếu trong nước,…

+ Tài nguyên cát, titan: Ở ven biển nước ta, cát và titan có nhiều ở các tỉnh Bắc Bộ rất thuận lợi phát triển các mặt hàng thủy tinh cao cấp, có khả năng xuất khẩu mang lại giá trị ngoại tệ cao.

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
7 tháng 11 2023

Tính chất nước biển, đại dương:

- Độ muối: 

+ Muối biển là thành phần quan trọng nhất, 77,8% là muối na-tri clo-rua.

+ Độ muối trung bình của nước biển, đại dương là 35‰ và thay đổi theo không gian (lớn nhất ở vùng chí tuyến là 36,8‰, giảm đi ở xích đạo là 34,5‰ và vùng cực là 34‰).

+ Độ muối ở đại dương lớn hơn những vùng ven biển.

- Nhiệt độ:

+ Nhiệt độ trung bình trên toàn bộ đại dương thế giới là 17,5oC.

+ Nhiệt độ nước biển, đại dương vào mùa hè cao hơn mùa đông, giảm dần từ vùng xích đạo về vùng cực và theo độ sâu.

3 tháng 2 2023

Với đường bờ biển dài 3260 km, biển có vai trò rất quan trọng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam:

- Các dạng địa hình ven biển đa dạng (các bãi triều rộng, đầm phá, vũng vịnh nước sâu, các đảo ven bờ,...) => phát triển nuôi trồng thủy hải sản, xây dựng các cảng biển, du lịch.

- Hệ sinh thái ven biển đa dạng, giàu có => nhiều loài có giá trị kinh tế cao.

- Giàu tài nguyên khoáng sản (dầu khí) và hải sản => phát triển công nghiệp khai thác và chế biến khoáng sản, đánh bắt thủy hải sản.

7 tháng 11 2023

Sự chuyển động của dòng biển trên các đại dương:

Chuyển động của dòng biển tạo thành những vòng tuần hoàn trên các đại dương và biểu hiện rõ rệt trong khoảng vĩ độ nhiệt đới, ôn đới ở cả hai bán cầu.

+ Hai bên xích đạo: các dòng biển chảy từ phía đông về phía tây, khi gặp bờ đông các lục địa, bị chuyển hướng về phía bắc (ở bán cầu bắc), phía nam (ở bán cầu nam) và tạo thành dòng biển nóng trên cả hai bán cầu.

+ Khoảng vĩ độ 30° - 40° trên cả 2 bán cầu: các dòng biển chảy về phía đông. Khi gặp bờ tây các lục địa bị đổi hướng về phía nam (ở bán cầu bắc), phía bắc (ở bán cầu nam) và tạo thành dòng biển lạnh ở khu vực xích đạo.

+ Vùng vĩ độ cao (bán cầu Bắc), các dòng biển chuyển động rất phức tạp do phụ thuộc nhiều nhân tố, đặc biệt là hình thái địa hình bờ biển. Vùng vĩ độ cao (bán cầu Nam), dòng biển có hướng ổn định từ tây sang đông.

3 tháng 2 2023

- Giải thích hiện tượng thủy triều:

Thủy triều là sự dao động của mực nước biển, đại dương trong một ngày do lực hấp dẫn của Mặt Trăng, Mặt trời và lực li tâm khi Trái đất tự quay quanh trục.

- Thủy triều đạt giá trị lớn nhất và nhỏ nhất khi:

+ Thủy triều đạt giá trị lớn nhất khi Mặt Trăng, Mặt Trời, Trái Đất cùng nằm trên một đường thẳng.

+ Thủy triều đạt giá trị nhỏ nhất khi Mặt Trăng, Mặt Trời tạo với Trái Đất một góc vuông.

=> Giải thích: Khi Mặt Trăng, Trái Đất, Mặt Trời nằm thẳng hàng -> sức hút của Mặt Trăng và Mặt Trời đối với Trái Đất lớn nhất (sức hút kết hợp) nên thủy triều lớn nhất, gọi là triều cường. Ngược lại, khi Mặt Trăng, Mặt Trời tạo với Trái Đất một góc vuông -> sức hút của Mặt Trăng và Mặt Trời đối với Trái Đất nhỏ nhất (triều kém).

12 tháng 12 2022

Sóng biển là sự dao động của nước biển theo chiều thẳng đứng. - Nguyên nhân hình thành: chủ yếu do gió (gió càng mạnh, sóng càng lớn). => Sóng thần hình thành khi ngoài khơi xảy ra động đất hay núi lửa ngầm.