viết một đoạn văn nghị luận với đề sau: hiện tượng học sinh trang điểm khi đến trường
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Từ xưa đến nay, tri thức của nhân loại đều được lưu giữ và phát triển qua từng trang sách. Kiến thức có thể không thay đổi, nhưng sẽ phát triển cùng với xu hướng của thời đại để đáp ứng được nhu cầu của con người. Những giá trị mà sách mang lại đều khiến cho con mở mang được kiến thức, hiểu biết về thế giới, về nhân loại.
Tại sao mọi người lại gọi “Sách là ngọn đèn trí tuệ bất diệt của con người”. Vốn dĩ mọi thứ mà con người biết, học hỏi lẫn nhau không phải không có nguồn gốc. “Ngọn đèn’ vẫn được hiểu là vật dụng để phát ra ánh sáng, dẫn lối cho con người đi trong đêm. Đó là thứ ánh sáng cần thiết và giúp ích rất lớn. Và sách cũng vậy, sách mở ra một chân trời tri thức, giúp con người có thể hiểu thêm về xã hội, hiểu nhiều kiến thức về văn học, hóa học, toán học, lịch sử. Mỗi chuyên ngành đều có những loại sách riêng, nó sẽ đáp ứng được những nhu cần cần thiết của từng người.
Kiến thức luôn vô cùng, vô tận, nhưng trí tuệ của con người thì có hạn. Bởi vậy để có thể làm cho trí tuệ ấy thêm phong phú hơn, thêm dồi dào hơn thì ngọn đèn trí tuệ từ sách sẽ khiến cho con người nhìn nhận vấn đề một cách rộng hơn, bao quát hơn. Đây là điều cần thiết đối với mỗi chúng ta. Ngọn đèn soi đường luôn sáng, trí thức trong sách cũng vậy. Trí thức ngày càng được mở rộng, đa dạng, phong phú hơn; vì thế trí tuệ của con người cũng ngày càng có nhiều hiểu biết hơn. Đây chính là sự tác động qua lại giữa sách và trí tuệ của con người.
Hiện nay có rất nhiều dòng sách, sẽ đáp ứng được nhu cầu của từng người. Đối với những người nông dân chỉ biết trồng lúa thì những cuốn sách về nông nghiệp giới thiệu kỹ thuật trồng, giới thiệu phuong pháp phòng trừ sâu bệnh là điều cần thiết đối với họ. Ngược lại đối với trẻ con thì những cuốn sách giới thiệu khái quát nhất về cuộc sống xung quanh, dạy các em học tập, trao đổi kiến thức là điều mà các em cần.
Như vậy ở mỗi giai đoạn, mỗi người thì việc tìm sách để đọc cũng như tìm kiến thức để hiểu là việc vô cùng cần thiết.
Chọn sách để đọc cũng như chọn bạn mà chơi vốn dĩ là điều mà rất nhiều người đã biết. Trí tuệ của con người được tích lũy qua những trang sách và ngay càng phát triển theo những cuốn sách đó. Vậy mỗi chúng ta cần biết được mình cần gì, có thể học được gì từ sách thì hãy tìm cuốn sách đó để học. Không những bạn có thêm kiến thức mà còn giúp cho tinh thần bạn được thư giãn, thoải mái hơn.
Đúng vậy “Sách là ngọn đèn bất diệt của trí tuệ con người”, sách không bao giờ mất đi, luôn tồn tại trong suy nghĩ của mỗi người.
Mỗi buổi sáng, em lại được đánh thức nhờ tiếng gãy dõng dạc Ò… ó… o… của chú gà trống nhà em.
Chú ta là một chú gà trống trưởng thành oai vệ. Mới ngày nào, chú còn là chú gà con bé bằng nắm tay với bộ lông vàng mịn kêu chiếp chiếp. Thế mà giờ đây, chú ta lớn như trái mít mật rồi. Toàn thân chú là bộ lông dài mềm mượt và sáng bóng màu đỏ hung. Riêng chiếc đuôi lớn thì lông có màu đen ánh xanh. Đầu chú có cái mào đỏ tươi như cái vương miện. Đôi mắt đen nhỏ như hạt đậu thì lúc nào cũng láo liêng, gườm gườm ra vẻ đáng sợ lắm. Cái mỏ của chú màu vàng tươi, cứng cáp và sắc nhọn. Những cú mổ của chú thì đến con Miu, con Mực cũng phải sợ. Chú ta cũng có đôi cánh to và khỏe lắm. Nên có thể dễ dàng bay lên ụ rơm, cành bưởi khiến mấy chị gà mái say mê. Bộ móng vuốt của chú gà trống cũng nhọn và sắc không kém gì cái mỏ của chú cả. Mỗi khi chú ta đưa móng ra nghênh chiến, mấy chú gà trống hàng xóm đều phải e dè.
Tuy vẻ ngoài đáng sợ, nhưng chưa bao giờ chú gà trống làm bị thương ai cả. Chú lúc nào cũng cần mẫn thức khuya dậy sớm, đi tuần bảo vệ đàn gà con. Thật xứng danh chú gà trống chăm chỉ nhất.
“Nhà em có con gà trống ... Gà trống gáy ò...ó...o...”. Gà trống là hình ảnh quen thuộc của làng quê Việt Nam. Khi nhớ về quê hương, bên cạnh những hình ảnh đẹp đẽ khác, chú gà trống lại hiện về trong em.
Chao ôi! Chú gà trống mới đẹp làm sao! Chú khoác trên mình một bộ lông rực rỡ với sắc vàng, sắc tía,... thật đẹp. Với chiếc mào đỏ chót, chú như đang đội một chiếc mũ thật bảnh bao. Tô điểm thêm cho vẻ bề ngoài của chú là chiếc đuôi công công như lưỡi liềm với sắc màu bắt mắt. Đôi cánh chắc chắn trông thật khỏe khoắn. Mắt chú tròn xoe, long lanh như có nước và chiếc mỏ vàng nhoe bé xinh xắn. Gà trống có thân hình cao ráo với cặp đùi chắc khỏe. Đôi chân vững chãi với chiếc cựa sắc bén đầy kiêu hãnh khiến chú tự tin trước đồng loại của mình. Nhìn từ xa, trông chú thật oai vệ.
Mỗi sáng tinh mơ, khi ông mặt trời còn đang ngủ trong chiếc chăn mây bồng bềnh, chú gà trống đã thức dậy. Chú đứng trên đống rơm vàng cất tiếng gáy khỏe khoắn: “Ò..ó...o...”. Khi tiếng gáy cất lên là lúc mọi người thức dậy, chuẩn bị cho một ngày mới, người lớn đi làm, trẻ em đi học, cụ già ở nhà. Tiếng gáy của chú như chiếc đồng hố báo thức thật hữu hiệu.
Những lúc râm mát, chú dẫn đàn gà con đi kiếm mồi. Chú bới lá tìm sâu, bới đất tìm giun. Nhìn đàn con líu ríu bên cạnh chú, em thấy thật ấm áp. Mỗi lúc nguy hiểm, chú như một hiệp sĩ dũng mãnh bảo vệ đàn con khỏi kẻ thù.
Em rất yêu quý chú gà trống nhà em. Từ ngày có chú, em không cần mẹ gọi dậy mỗi sáng. Chú gà trống như một nét vẽ điểm tô thêm cho cuộc sống của em.
Buổi sáng hôm nay em được theo mẹ đi chợ sớm. Đến hàng tôm thấy những chú tôm đồng nhảy lách tách thật thích.
Những chú tôm đồng bao giờ cũng rất khoẻ mạnh. Các chú dù nằm trong cái rổ to đùng cũng vùng vẫy hăng hái lắm. Mình chú nào cũng mập mạp. Lớp vỏ bên ngoài cứng, màu xám như chiếc áo giáp của chiến binh. Phần thân tôm thon nhỏ dần, đến đuôi thì bé xíu lại. Cái đầu phình to, chứa nhiều thứ trong đó. Dưới bụng tôm màu trắng, có một hàng những cái chân nhỏ. Đặc biệt là càng tôm, nó vừa dài vừa nhọn, dùng để phòng thân rất hữu hiệu. Con tôm thường nằm cong, nhảy nhảy lên như vận động viên nhảy cầu.
Tôm là món ăn mà nhiều người yêu thích. Nhìn những chú tôm hồng hào đã rất hấp dẫn rồi.
Bạn tham khảo nhé!
Các chi tiết sau đây cho thấy cảnh nhà Chử Đồng Tử rất nghèo khó: - Hai cha con chỉ có một chiếc khố mặc chung. - Khi cha mất, Chử Đồng Tử thương cha nên đã quấn khố chôn cha, còn mình đành ở không.
Các chi tiết sau đây cho thấy cảnh nhà Chử Đồng Tử rất nghèo khó:
- Hai cha con chỉ có một chiếc khố mặc chung.
- Khi cha mất, Chử Đồng Tử thương cha nên đã quấn khố chôn cha, còn mình đành ở không.
1. VI DƯƠNG
“Bàn có năm chỗ ngồi” là một trong những cuốn truyện dài của tác giả Nguyễn Nhật Ánh, được nhà xuất bản Trẻ tái bản năm 2010, với 223 trang sách. Tác giả đã ghi lại cuộc sống học đường với bao tâm tư, ước vọng, với bao niềm vui và nỗi buồn rất thơ của những Cô Cậu học trò lớp 8.
Phan Thanh Huy – Nhân vật với tư cách là người kể chuyện đã dẫn người đọc đến làm quen để hiểu và cảm thông, quý mến những tính cách khác nhau của học sinh lớp: 8A2. Trường PTCS Bình Minh .
Trong khoảng thời gian chỉ gần nửa đầu năm học, bao điều lý thú đã diễn ra trong nội bộ tổ học tập 5 người: Huy, Quang, Hiền, Đại, Bảy.
Từ chỗ mỗi người một cách sống, mỗi người một cách học và tất nhiên mỗi người một trình độ… Họ đã cùng tiến bộ đều nhau, có những quan niệm về cuộc sống,về học tập thống nhất với nhau.
Trong quá trình học cùng nhau tổ 5 người đã bộc lộ từng cá tính, từng điểm nổi bật và các mặt yếu, để rồi từ đó, bằng tình bạn trong sáng, hồn nhiên bằng sự tôn trọng Thầy Cô, tự trọng của mình, họ đã giúp đỡ lẫn nhau để cùng đi trên con đường đến cái đích lý tưởng: Trở thành người lớn.
Với “Bàn có năm chỗ ngồi” tác giả Nguyễn Nhật Ánh đã khiến cho độc giả,dù là ở lứa tuổi nào, đều cảm thấy như chính mình đang được sống trong môi trường tinh khiết, trong trắng thời đi học: Trở thành người lớn! Ước mơ dung dị, hồn nhiên và đáng yêu làm sao! Đó là cảm nghĩ đầu tiên của chúng ta khi bắt gặp những dòng văn ở trang đầu cuốn sách. Bước vào năm học, Thầy chủ nhiệm lớp 8A2 đã nói với các học sinh của mình cái điều đầu tiên huyền dịu ấy “Các em đã chuẩn bị trở thành người lớn”. Và có lẽ điều đó sẽ theo các bạn học trò lớp 8A2 trong suốt thời gian học tập, là cái mốc để các bạn vươn lên, là niềm tin, là chỗ dựa, là động lực thúc đẩy mọi hoạt động lứa tuổi học đường.
Có một nhà văn đã từng viết: “Năm tháng rồi cũng sẽ qua đi …”. Đúng vậy, năm tháng sẽ qua, nhưng với “Bàn có năm chỗ ngồi”, những kỉ niệm tuổi thơ, những thành công, những thất bại trong học tập, những ước mơ tươi đẹp của các bạn trong tổ Năm người sẽ còn lại mãi mãi.
Đọc “Bàn có năm chỗ ngồi”, ta thấy quý bạn bè, kính trọng Thầy Cô và yêu mến chính cuộc sống của mình hơn. Trong cuộc đời con người; thời thơ ấu với bảng đen, phấn trắng, với mực tím và những bông hoa phượng đỏ là quãng thời gian quý giá nhất.
Ai đã từng đi qua mới thấm thía được những nỗi buồn khi không còn là học trò, không còn tuổi thơ và trang giấy trắng nữa, ước mơ trở thành người lớn là chính đáng, nhưng hãy lấy đó làm mục tiêu để sống hết mình trong những tháng ngày còn được làm “trẻ con”.
Cuốn sách này giúp chúng ta yêu tuổi học trò, biết nhìn nhận lại những nhược điểm của mình để vươn lên trong học tập, biết những điều tốt đẹp của chính mình để phát huy, biết xây dựng cho mình những tình cảm bạn bè thật tuyệt diệu.
Bạn tham khảo nhé!
Con hãy ra ngắt cho thầy mấy bông hoa rồi cắm vào chiếc cốc thuỷ tinh này!
Em ra ngắt dăm bông cắm vào chiếc cốc thuỷ tinh trong suốt giúp thầy!
Hết
Bạn tham khảo nhé!
Hiệu trưởng là chức vụ cao nhất của một cơ sở giáo dục, trường lớp trong hệ thống giáo dục của một quốc gia. Chức danh hiệu trưởng cao quý nhưng đi kèm với đó là biết bao trọng trách nặng nề. Một hiệu trưởng tốt chính là người hoạch định được đường lối đúng đắn cho hoạt động của chính ngôi trường đó, phát triển ngôi trường và tập trung vào chất lượng giáo dục cho các bạn học sinh.
Nếu như em làm hiệu trưởng, em sẽ là một người thầy, người cô trước. Hiệu trưởng cũng là một nhà giáo. Em sẽ làm tròn nghĩa vụ của mình thể hiện bằng việc gần gũi với học trò của mình, lắng nghe tâm tư nguyện vọng của các em, tập trung vào việc đảm bảo chất lượng học tập cho từng học sinh một. Nếu như em làm hiệu trưởng, em sẽ luôn công tư phân minh, đảm bảo hệ thống quản lý trong trường học hoạt động công tâm, trơn tru đến từng bộ phận. Em sẽ đảm bảo các thầy cô giáo được dạy học trong môi trường lý tưởng, các em học sinh được học tập trong môi trường lý tưởng. Em sẽ làm tất cả mọi thứ để việc dạy và việc học được diễn ra thuận lợi. Nếu như em làm hiệu trưởng, em sẽ đích thân gương mẫu trong từng việc nhỏ nhặt. Em sẽ cùng học sinh tham gia mọi hoạt động học tập ngoại khóa, em sẽ cùng học sinh trải nghiệm thật nhiều điều bổ ích tại ngôi trường này. Em sẽ không để học sinh nào phải chịu thiệt thòi hay mất đi quyền được học tập và phát triển. Nếu như làm một hiệu trưởng, em sẽ đề xuất lên cấp trên những ý kiến, những nguyện vọng và đề xuất để cải thiện chất lượng giáo dục cho chính ngôi trường của mình và cả những ngôi trường khác nữa. Sau tất cả, em mong muốn mình có thể góp phần xây dựng một nền giáo dục trong sạch, vững mạnh và phát triển hơn.
Tóm lại, nếu như làm một hiệu trưởng, em sẽ luôn cố gắng để có thể hoàn thành tốt nghĩa vụ của mình. Em sẽ luôn hướng tới chất lượng giáo dục và đào tạo của từng bạn học sinh và mong tất cả mọi người dân trong xã hội đều quan tâm đến giáo dục, đến chất lượng đào tạo của nền giáo dục toàn dân.