K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

29 tháng 1 2023

Nguyễn Thành Long là một cây bút truyện ngắn nhưng vẻ đẹp nghệ thuật không nằm ở những phát hiện sắc sảo – táo bạo xung đột mạnh mẽ mà nghiêng về tạo dựng chất thơ nhẹ nhàng trong trẻo lặng thầm, kín đáo nhưng vẫn có sức ngân vang sâu rộng lâu bền. Lặng lẽ Sa Pa tiêu biểu cho phong cách dó của Nguyễn Thành Long. Truyện ra đời sau một chuyến đi thực tế kiểm nghiệm. Nguyễn Thành Long đã giới thiệu với chúng ta một vùng đất lặng thầm nhưng ở đó vẫn có những con người đang ngày đêm làm việc cống hiến quên mình cho quê hương đất nước.

“Lặng lẽ Sa Pa” khi mới đọc cái tên ta có cảm giác Nguyễn Thành Long đang viết về một nơi yên ắng, lạnh giá, hiu hắt hoặc nghĩ về một vùng đất nghỉ ngơi tham quan du lịch Sapa nhiều hơn. Nhưng điều kì diệu và bất ngờ là trong cái lặng lẽ của Sa Pa vẫn vang lên những nhịp sống sôi động trong sáng, tuổi trẻ, vẫn lung linh những sắc màu và lan toả ấm áp lòng người. Nơi ấy đang bừng dậy sức sống của những con người, những tấm lòng đang sống, cống hiến làm việc âm thầm lặng lẽ cho quê hương đất nước. Đó là những con người sống đẹp, có ích cho đời, có lý tưởng ước mơ, niềm tin yêu vững bền vào nghề nghiệp, kiến thức, trình độ, khoa học mà nhân vật anh thanh niên là hiện thân vẻ đẹp đó.

Nhân vật anh thanh niên, ở tuổi đời hai mươi bảy vừa rời phồn hoa, đô thị đông đúc, anh lên công tác ở đỉnh núi Yên Sơn (Sa Pa) ở độ cao hai nghìn sáu trăm mét, quanh năm mây mù tuyết phủ, suốt ngày làm bạn với núi đá rừng cây. Cái yên ắng, yên lặng tĩnh mịch đến ghê sợ để khiến cho người ta thoái thác nhiệm vụ rời bỏ vị trí nhưng theo tiếng gọi nghề nghiệp và tình yêu cuộc sống, công việc, anh đã tự nguyện gắn bó mình với nghề nghiệp khí tượng kiêm vật lí địa cầu. Công việc là như vậy nhưng điều kiện làm việc là ngoài trời, kỹ thuật máy móc lại thiếu thốn đơn giản, thô sơ. Cả ngày nắng cũng như ngày mưa hay lúc giá rét lạnh buốt xương, anh vẫn phải lên “ốp” đúng giờ, ghi chép đầy đủ chính xác để bảo vệ cơ quan cấp bộ.

Thế nhưng tất cả những sự vất vả, khó nhọc, thiếu thốn với anh nào có kể gì, thấm tháp gì đâu so với sự lạnh lẽo buồn cô đơn đến “thèm người”. Ở chốn rừng sâu hoang vu vắng lặng, anh chỉ biết làm bạn với chim kêu vượn hót. Xuất phát từ lòng yêu nghề, tinh thần trách nhiệm tự giác, ý thức được nhiệm vụ của tuổi trẻ: “Đâu cần thanh niên có, đâu khó có thanh niên”. Ở anh còn có một tấm lòng nhiệt tình say mê nghề nghiệp, nghiên cứu, sáng tạo và luôn tìm thấy niềm vui từ công việc. Anh từng tâm sự: “khi ta làm việc, ta với công việc là đôi”.

Ngoài là người có học thức, có trình độ, anh thanh niên lại còn có một tâm hồn trong sáng, cao đẹp, yêu đời, yêu cuộc sống, yêu nơi mình gắn bó, làm việc bằng cách tự tạo ra niềm vui từ công việc hiện thực – đẩy lùi buồn tẻ cô đơn như đọc sáng – nghiên cứu – trồng rau – trồng hoa, nuôi gà, cải thiện cuộc sống. “Thèm người” anh thanh niên tìm cách gặp người, gặp bạn để trao đổi, trò chuyện thân mật và cởi mở, luôn quan tâm chu đáo đến người khác. Anh tự tạo ra một cuộc sống ngăn nắp, khoa học, một thói quen chủ động trong mọi tình huống và công việc. Trong giao tiếp ở anh thanh niên toát lên một phong cách, một vẻ đẹp trong phong cách lời ăn tiếng nói khiêm tốn, vui vẻ, chân tình, lịch sự luôn biết sống vì mọi người.

Có thể nói ở anh thanh niên mang một vẻ đẹp trong sáng của người thanh niên thời đại mang trong mình những hiểu biết về tri thức, sống tận tụy, yêu nghề, yêu đời, hiểu được việc làm và chỗ đứng của mình từ đó mà hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao. Ở anh còn toả sáng và sưởi ấm cho bao tâm hồn khác dẫu chỉ một lần gặp gỡ ngắn ngủi cho những người đến Sa Pa.

Qua lời kể của anh thanh niên, ông kỹ sư nông nghiệp ở vườn ươm su hào và ông kĩ sư nghiên cứu bản đồ chống sét đều là những người sống lặng thầm trên mảnh đất Sa Pa mà lao động cần mẫn, say mê, quên mình vì mục đích chung của mọi người. Họ đang làm nên cái “lặng lẽ” mà ngân vang sôi động ở Sa Pa.

Bác lái xe trong vai người dẫn truyện là điểm dừng cho mọi cuộc gặp gỡ, tình cảm nảy sinh tốt đẹp trong cuộc gặp gỡ đặc biệt là trong 30 phút ngắn ngủi giữa ông họa sĩ và cô kỹ sư đã để lại trong tình cảm những con người đối với Sa Pa là một kỉ niệm tốt đẹp. Bác là người am hiểu anh thanh niên hơn ai về cuộc sống, sinh hoạt của anh và chính bác đã tạo ra cho anh thanh niên những niềm vui về tinh thần, đẩy lùi sự cô đơn, buồn vắng. Ông họa sĩ là nhân vật hoá thân của nhà văn, người xem đây là một chuyến đi may mắn trong cuộc đời nghệ thuật của mình. Còn đối với cô kĩ sư trẻ, cô đã phát hiện ra nhiều điều mới mẻ trong chuyến đi đầu đời giúp cô nhận thức về tình yêu nghề nghiệp cuộc sống vững tin hơn trong sự lựa chọn của mình. Người ta gọi đây là những tâm hồn đồng điệu đến với Sa Pa.

Truyện có một tuyến nhân vật, không có biến cố xung đột kịch tính. Các nhân vật đều dưới những cái tên chung, có cuộc sống và công việc khác nhau khiến mọi người sa vào đó đều có bóng dáng công việc của mình. Ngôn ngữ giàu nhạc điệu, giàu chất thơ mượt mà như ý nghĩa nhan đề của chính câu chuyện. Truyện ngắn như một bức tranh lung linh kì ảo đằm thắm, ấm áp tình người sâu lắng trong từng bức tranh thiên nhiên.

“Lặng lẽ Sa Pa” viết về con người bình thường, nhịp sống bình thường. Nhưng phía sau nhịp sống bình thường ấy là những âm vang âm sắc cuộc đời. Nguyễn Thành Long đã góp một tiếng nói nhỏ nhẹ để ngợi ca cuộc sống và tái hiện một cách đầy đủ những vẻ đẹp của con người, có năng lực trình độ, nhiệt thành và hăng say cách mạng trên mặt trận xây dựng chủ nghĩa xã hội.

Gạch chân dưới những chi tiết thể hiện những đóng góp của Giáo sư Trần Đại Nghĩa cho sự nghiệp xây dựng Tổ quốc? Ông được Bác Hồ đặt tên mới là Trần Đại Nghĩa và giao nhiệm vụ nghiên cứu chế tạo vũ khí phục vụ cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp.  Trên cương vị Cục trưởng Cục Quân giới, ông đã cùng anh em miệt mài nghiên cứu, chế ra những loại vũ khí có sức công...
Đọc tiếp

Gạch chân dưới những chi tiết thể hiện những đóng góp của Giáo sư Trần Đại Nghĩa cho sự nghiệp xây dựng Tổ quốc?

Ông được Bác Hồ đặt tên mới là Trần Đại Nghĩa và giao nhiệm vụ nghiên cứu chế tạo vũ khí phục vụ cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp.  Trên cương vị Cục trưởng Cục Quân giới, ông đã cùng anh em miệt mài nghiên cứu, chế ra những loại vũ khí có sức công phá lớn như ba-dô-ca, súng không giật, bom bay tiêu diệt xe tăng và lô cốt của giặc. 

Bên cạnh những cống hiến xuất sắc cho sự nghiệp quốc phòng, Giáo sư Trần Đại Nghĩa còn có công lớn trong xây dựng nền khoa học trẻ tuổi của nước nhà. Nhiều năm liền, ông giữ cương vị Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học và Kĩ thuật Nhà nước. 

Những cống hiến của Giáo sư Trần Đại Nghĩa được đánh giá cao. 

 
8
2 tháng 2 2023

♂♀

4 tháng 2 2023

bcj

Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi: Bà kiến đã già, một mình ở trong cái tổ nhỏ dưới mô đất, vừa chật hẹp, vừa ẩm ướt. Mấy hôm nay, bà đau ốm cứ rên hừ hừ. Ðàn kiến con đi tha mồi, qua nhà bà kiến, nghe tiếng bà rên liền chạy vào hỏi thăm: – Bà ơi, bà làm sao mà kêu rên vậy? – Ôi cái bệnh đau khớp nó hành hạ bà khổ quá đi mất! Nhà bà ở đây lại ẩm ướt, thiếu...
Đọc tiếp
Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi: Bà kiến đã già, một mình ở trong cái tổ nhỏ dưới mô đất, vừa chật hẹp, vừa ẩm ướt. Mấy hôm nay, bà đau ốm cứ rên hừ hừ. Ðàn kiến con đi tha mồi, qua nhà bà kiến, nghe tiếng bà rên liền chạy vào hỏi thăm: – Bà ơi, bà làm sao mà kêu rên vậy? – Ôi cái bệnh đau khớp nó hành hạ bà khổ quá đi mất! Nhà bà ở đây lại ẩm ướt, thiếu ánh nắng, khó chịu lắm các cháu ạ! Ðàn kiến con vội nói: – Thế thì để chúng cháu đưa bà đi sưởi nắng nhé! Một con kiến đầu đàn chỉ huy đàn kiến con, tha về một chiếc lá đa vàng mới rụng. Cả đàn xúm vào dìu bà ngồi lên chiếc lá đa, rồi lại cùng ghé vai khiêng chiếc lá đến chỗ đầy ánh nắng và thoáng mát. Bà kiến cảm thấy thật khoan khoái, dễ chịu. (Truyện Đàn kiến con ngoan quá – sưu tầm)

Câu 1: Đoạn trích sử dụng thành công biện pháp tu từ nào? Nêu tác dụng của biện pháp ấy?

Câu 2: Em học tập được gì thông qua hành động của đàn kiến con?

 

1
29 tháng 1 2023

Câu 1:

BPTT nhân hóa.

Tác dụng: Giúp cho nhân vật bà kiến, đàn kiến con trở nên sinh động hơn từ đó câu truyện thêm hấp dẫn và ý nghĩa.

Câu 2:

Em học tập được:

+ Nên biết sống yêu thương, quan tâm đến mọi người xung quanh.

+ Không sống thờ ơ vô cảm.

Tôi là đứa con bé nhất của mẹ Dẻ Gai trong rừng già, trên sườn núi cao cheo leo. Mùa xuân đến, từ trên cánh tay và mái tóc của mẹ, từng nụ hoa dẻ nhú ra như quả cầu xanh có tua gai nhỏ. Rồi hoa lớn dần thành những trái dẻ xù xì gai góc. Anh chị em chúng tôi ra đời như thế đó. Chúng tôi lớn lên trong mùa hè nắng lửa, mưa dông. Những cơn mưa ào đến gội ướt đẫm tóc mẹ và tắm mát...
Đọc tiếp

Tôi là đứa con bé nhất của mẹ Dẻ Gai trong rừng già, trên sườn núi cao cheo leo.

Mùa xuân đến, từ trên cánh tay và mái tóc của mẹ, từng nụ hoa dẻ nhú ra như quả cầu xanh có tua gai nhỏ. Rồi hoa lớn dần thành những trái dẻ xù xì gai góc. Anh chị em chúng tôi ra đời như thế đó.

Chúng tôi lớn lên trong mùa hè nắng lửa, mưa dông. Những cơn mưa ào đến gội ướt đẫm tóc mẹ và tắm mát cho chúng tôi. Nắng làm bỏng rát cả làn da và mái tóc của mẹ.

Khi thu về, trái dẻ khô đi, lớp áo gai đã chuyển sang màu vàng cháy. Hạt dẻ căng tròn làm nứt bung cả tấm áo gai xù đã quá chật chội.

Tôi vẫn nằm im trong lớp áo gai xù, nép vào một cánh tay của mẹ. Tôi chẳng muốn chui khỏi tấm áo ấm áp, an toàn đó chút nào.

Nhưng rồi những ngày thu êm ả cũng trôi qua.

Gió lạnh buốt bắt đầu thổi ù ù qua khu rừng. Gió vặn vẹo những cánh tay dẻo dai của mẹ. Gió lay giật tấm thân vững chãi của mẹ. Nhưng mẹ vẫn bền gan đứng trên sườn núi cheo leo.

Khi mùa đông đến, tôi cứ thu mình mãi trong tấm áo gai xù ấm áp của họ nhà dẻ gai và nép mãi vào tay mẹ, tóc mẹ. Tôi sợ phải xa mẹ, sợ phải tự sống một mình. Tôi sợ những gì lạ lẫm trong rừng già. Nhưng tôi nghe tiếng mẹ thì thầm:

- Bé Út của mẹ, con nhỏ nhất nhà so với các anh chị nhưng con cũng đã lớn rồi đấy. Con là một bé dẻ gai rất khoẻ mạnh. Hãy dũng cảm lên nào, con sẽ bay theo gió và sẽ trở thành một cây dẻ cường tráng trong cánh rừng này nhé!

Tôi cố quẫy mình.. Tấm áo gai dày và ấm bất chợt bung ra. Và tôi nhìn rõ cả cánh rừng già, cả sườn núi cao, cả bầu trời mây gió lồng lộng ào ạt trôi trên đầu mẹ. Hóa ra tôi là trái dẻ cuối cùng đang nép trên cánh tay vươn cao nhất của mẹ. Mẹ đưa tay theo chiều gió và thì thầm với riêng tôi: "Tạm biệt con yêu quý, hạt dẻ bé bỏng nhất của mẹ. Dù thế nào con cũng sẽ lớn lên, hãy dũng cảm và đón nhận cuộc sống mới nhé!"

Tôi bỗng thấy mình bay nhẹ theo làn gió, tung mình vào khoảng không bao la rồi rơi êm xuống thảm lá ấm sực của rừng già.. "Tạm biệt mẹ! Con yêu mẹ!" - tôi gọi với theo gió trước khi chìm vào giấc ngủ đông ấm áp. Và tôi mơ..

(Theo Phương Thanh Trang, trích Câu chuyện của hạt dẻ gai, tạp chí Văn học và tuổi trẻ, số 12 (465), 2020)
CÂU HỎI: Theo em, hành động "cố quẫy mình.... tấm áo gai dày và ấm bất chợt bung ra" của bé gai chứng tỏ điều gì?

1
29 tháng 1 2023

Chứng tỏ:

- Bé gai đã đến thời khắc thay đổi bản thân, thay đổi cuộc đời mình.

- Sự trưởng thành, lớn lên của bé gai trong sự cố gắng của bản thân.

Một buổi chiều, tôi đứng bờ đầm nước, trông ra. Khi hoàng hôn xuống, mặt nước trời bỗng sáng lên trong giây lát, đượm vẻ bao la khêu gợi vô hạn lòng giang hồ. Bỗng sau lưng có tiếng ồn ào. Quay lại, tôi thấy một Dế Trũi đương đánh nhau với hai mụ Bọ Muỗm. Hai mụ Bọ Muỗm vừa xông vào vừa kêu om sòm. Ai đã nói rằng “vừa đánh trống vừa ăn cướp”, lúc ấy tôi đã thấy tận...
Đọc tiếp

Một buổi chiều, tôi đứng bờ đầm nước, trông ra. Khi hoàng hôn xuống, mặt nước trời bỗng sáng lên trong giây lát, đượm vẻ bao la khêu gợi vô hạn lòng giang hồ.

Bỗng sau lưng có tiếng ồn ào. Quay lại, tôi thấy một Dế Trũi đương đánh nhau với hai mụ Bọ Muỗm. Hai mụ Bọ Muỗm vừa xông vào vừa kêu om sòm. Ai đã nói rằng “vừa đánh trống vừa ăn cướp”, lúc ấy tôi đã thấy tận mắt cái cảnh thật đúng câu ví vậy. Hai mụ giơ chân, nhe cặp răng dài nhọn, đánh tới tấp. Trũi bình tĩnh, dùng càng gạt đòn rồi bổ sang. Hai càng Trũi móc toẽ đằng trước, khi hươi lên, coi oai như cặp chuỳ đồng.

Tôi đứng ngắm và khen thầm. Xưa nay tôi vẫn có ý coi thường các cậu Dế Trũi – Dế Trũi quê kệch, mình dài thuồn thuỗn, bốn mùa mặc ái gi-lê trần. Nhưng bây giờ, nhìn anh Trũi nhanh nhẹn này, tôi hiểu rằng không nên chỉ xem bề ngoài mà coi thường ai một cách hồ đồ như vậy.

Trũi gan góc, một chống với đôi mà mà địch thủ vẫn luôn luôn bị cú đòn đau. Nhưng hai mụ Bọ Muỗm cứ vừa đánh vừa kêu, làm cho họ nhà Bọ Muỗm ở ruộng lúa gần đấy nghe tiếng. Thế là cả một bọn Bọ muỗm lốc nhốc chạy ra. Trũi biết thế nguy, lủi khỏi vòng chiến nhảy bòm xuống dòng nước, bơi sang bên này. Cách nước rồi, yên trí, Trũi lại nghênh ngang đứng hướng về bên kia, giơ chân, giơ càng doạ lại bọn Bọ Muỗm vừa kéo tới. Thấy thế, bọn Bọ Muỗm tức, bật lên một cử chỉ bất ngờ là chúng bay ào sang rợp cả mặt nước.

Trũi ta không dè bọn Bọ Muỗm bay mau thế. Anh ta chỉ kịp giơ hai cái càng răng cưa tròn xoe lên thì đã thấy không biết bao nhiêu răng, móc đánh, chém tới tấp xuống. Trũi ngã quay. Lũ kia xô cưỡi lên. Nhất định có án mạng phen này.

Tôi vội nhẩy tới. Bọn Bọ Muỗm hốt hoảng bay đi hết. Trũi nằm chỏng gọng, bất tỉnh nhân sự. Tôi vực về cửa hang, lấy nước phun vào mặt Trũi.

Một lát, Trũi tỉnh, còn rên hừ hừ. Bị nhiều đòn đau thâm tím cả mình.

Trũi kể tôi nghe. Vốn trước kia hang Trũi xóm xa bên cánh đồng khác. Một lần sang bên sông, thấy cỏ tốt quá bèn đến ở bên đó. Xóm ấy có Bọ Muỗm trú ngụ nhiều. Bọn Bọ Muỗm thấy tự dưng có kẻ lông bông ở đâu đến, không ngày nào không có Bọ Muỗm đến sinh sự. Chúng cắt lượt nhau suốt ngà vào cà khịa, làm cho Trũi không chịu được. Nhưng Trũi vẫn gan lì. Có khi chúng dọa đánh chết Trũi.

Trũi rất ngang, không sợ. Ðứa nào chửi thế nào, Trũi chửi lại thế ấy. Ðứa nào muốn đánh nhau, Trũi đánh nhau. Tiếng Bọm Muỗm bắng nhắng thế, nhưng dù thế cũng phải kiềng kẻ gan dạ, nên cũng mới chỉ có những cuộc xô xát xoàng thôi. Trận ẩu đả hôm nay là to nhất. Bọn bọ muỗm định đánh chết Trũi thật. Chúng cho hai mụ ra sinh sự, lấy cớ rồi kéo cả lò ra. Ðây là trận đòn thù chứ không phải cuộc ẩu đả tình cờ như tôi tưởng lúc mới đầu.

 

Trũi rối rít tạ ơn. Tôi khuyên Trũi nên ở lại hang tôi mà chữa bệnh cho tới khi khỏi hẳn mới về.

Ðược ít lâu, các vết thương của Trũi lành dần.

Mấy hôm trò truyện cũng Trũi, tôi biết tính Trũi rấy vui, hay nói pha trò và yêu đời. Nhưng tôi thích nhất Trũi cũng ưa sự đi đây đi đó, Trũi thường khoe rằng tuy Trũi còn ít tuổi nhưng đã từng đi xa. Tôi ngỏ ý rủ Trũi sẽ cùng đi du lịch. Tôi bảo rằng ở phía chân trời xa kia chắc có nhiều cái lạ, không nên về đồng cỏ cũ nữa. Trũi reo lên, nhận lời ngay.

Chúng tôi kết làm anh em.

Từ hôm ấy, Trũi ở luôn hang tôi và Trũi tôn tôi là anh. Còn tôi gọi Trũi là em. Thề rằng từ đây sinh tử có nhau.

Chúng tôi sửa soạn.

Một ngày cuối thu, tôi và Trũi lên đường. Hôm ấy nước đầm trong xanh. Những áng cỏ mượt rời rợi. Trời đầy mây trắng. Gió hiu hiu thổi như giục lòng kẻ ra đi. Thế là tôi rời quê hương lần thứ hai.

Câu 1: Viết đoạn văn khoảng 5 - 7 câu nêu cảm nhận của em về tình bạn của Dế Mèn và Dế Trũi trong văn bản Người bạn đường đầu tiên. Trong đoạn văn có sử dụng 1 từ láy, 1 từ ghép hoặc 1 câu có mở rộng cụm danh từ/ cụm động từ/ cụm tính từ.

0
NHỮNG CHIẾC ÁO ẤM “Gió bấc thổi ào ào qua khu rừng vắng. Những cành cây khẳng khiu chốc chốc run lên bần bật. Mưa phùn lất phất…Bên gốc đa, một chú Thỏ bước ra, tay cầm một tấm vải dệt bằng rong. Thỏ tìm cách quấn tấm vải lên người cho đỡ rét, nhưng tấm vải bị gió lật tung, bay đi vun vút. Thỏ đuổi theo. Tấm vải rơi tròng trành trên ao nước. Thỏ vừa đặt chân xuống nước...
Đọc tiếp

NHỮNG CHIẾC ÁO ẤM

“Gió bấc thổi ào ào qua khu rừng vắng. Những cành cây khẳng khiu chốc chốc run lên bần bật. Mưa phùn lất phất…Bên gốc đa, một chú Thỏ bước ra, tay cầm một tấm vải dệt bằng rong. Thỏ tìm cách quấn tấm vải lên người cho đỡ rét, nhưng tấm vải bị gió lật tung, bay đi vun vút. Thỏ đuổi theo. Tấm vải rơi tròng trành trên ao nước. Thỏ vừa đặt chân xuống nước đã vội co lên. Thỏ cố khều nhưng đưa chân không tới.

Một chú Nhím vừa đi đến. Thỏ thấy Nhím liền nói:

- Tôi đánh rơi tấm vải khoác!

- Thế thì gay go đấy! Trời rét, không có áo khoác thì chịu sau được.

Nhím nhặt chiếc que khều… Tấm vải dạt vào bờ, Nhím nhặt lên, giũ nước, quấn lên người Thỏ:

- Phải may thành một chiếc áo, có thế mới kín được.

- Tôi đã hỏi rồi. Ở đây chẳng có ai may vá gì được.

Nhím ra dáng nghĩ:

- Ừ! Muốn may áo phải có kim. Tôi thiếu gì kim.

Nói xong, Nhím xù lông. Quả nhiên vô số những chiếc kim trên mình nhím dựng lên nhọn hoắt.

Nhím rút một chiếc lông nhọn, cởi tấm vải trên mình Thỏ để may. [...]   

(“Trích Những chiếc áo ấm, Võ Quảng)

Câu 1: Em có nhận xét gì về việc làm, hành động của các nhân vật trong đoạn trích trên? Câu 2: Cho biết nội dung chính của đoạn trích trên?  
1
29 tháng 1 2023

Câu 1. Nhím là một con vật nhân hậu, giàu lòng yêu thương, biết chia sẻ, giúp đỡ người khác khi gặp khó khăn, không vị kỉ.

Câu 2. Qua câu chuyện về Nhím giúp Thỏ nhặt tấm vải may áo, tác giả muốn khuyên người đọc nên biết quan tâm đến người khác, chia sẻ, giúp đỡ người khác khi họ cần.

29 tháng 1 2023

Hoán dụ: Trăm năm, mười năm

Lấy cái cụ thể là con số để thay cho cái trừu tượng chsinh là thời gian trông người....

-Ẩn dụ: trồng

Từ trồng vốn để chỉ hoạt động trồng cây, trồng hoa; nhưng ở câu nói trên lại để chỉ hoạt đọng chăm sóc, giáo dục con người

-Điệp ngữ: Vì lợi ích, trồng