K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

20 tháng 3 2020

Bình Ngô đại cáo được Nguyễn Trãi thừa lệnh Lê Lợi soạn thảo để công bố cho mọi người biết về sự nghiệp đánh tan giặc Minh xâm lược. Từ những buổi đầu khởi nghĩa khó khăn nơi vùng rừng núi hiểm trở đến những ngày chiến công rực rỡ là cả một giai đoạn gian khổ nhưng đầy hào hùng của dân tộc.

Ngay từ nhan đề “Bình Ngô đại cáo” đã gợi ra nhiều suy nghĩ. “Bình Ngô” chính là dẹp yên giặc Minh xâm lược. Gọi giặc Minh là Ngô vì Nguyễn Trãi muốn nhắc đến nguồn gốc, quê cha đất tổ của Chu Nguyên Chương – người đứng đầu và lập nên nhà Minh. Bởi lẽ trong xuyên suốt chiều dài lịch sử dân tộc đã có nhiều lần giặc phương Bắc kéo đến xâm lược chúng ta nhưng kết quả đều là thất bại. Điều đó đã minh chứng rõ cho tính chính nghĩa của cuộc kháng chiến của nhân dân Đại Việt.

“Đại cáo” nhằm chỉ quy mô rộng lớn và tính chất trọng đại của bài cáo. “Bình Ngô đại cáo” là bản cáo lớn mang tính quy mô toàn dân tộc thông báo cho nhân dân biết về chiến thắng chống quân Minh xâm lược, đồng thời để khẳng định tuyên bố độc lập của dân tộc. Phần một và phần hai là cơ sở tiền đề cho cuộc kháng chiến. Thứ nhất đó là tư tưởng nhân nghĩa. Thứ hai là bản cáo trạng tội ác của giặc.

~~~Learn Well Tiên Nguyễnn~~~

“[…] Rối loạn tăng động kém chú ý (ADHD) là một trong những rối loạn thường gặp nhất làm cho trẻ gặp nhiều khó khăn khi đi học. Theo thống kê, trung bình có khoảng 5 đến 6 % trẻ ở độ tuổi cấp một mắc rối loạn này. Rối loạn có thể tiếp tục phát triển cho đến lúc trưởng thành. […] Chẩn đoán và điều trị ADHD có thể phức tạp, nhưng khó hơn hết là thuyết phục được cha mẹ của những trẻ mắc...
Đọc tiếp

“[…] Rối loạn tăng động kém chú ý (ADHD) là một trong những rối loạn thường gặp nhất làm cho trẻ gặp nhiều khó khăn khi đi học. Theo thống kê, trung bình có khoảng 5 đến 6 % trẻ ở độ tuổi cấp một mắc rối loạn này. Rối loạn có thể tiếp tục phát triển cho đến lúc trưởng thành. […] Chẩn đoán và điều trị ADHD có thể phức tạp, nhưng khó hơn hết là thuyết phục được cha mẹ của những trẻ mắc rối loạn hiểu rõ và chấp nhận con mình. Với nhiều trẻ, khi mà khả năng ngôn ngữ chưa đủ sức để diễn tả được mọi điều, mỗi hành vi của con đều mang một ý nghĩa nào đó. Hiểu được, chấp nhận trẻ để có giải pháp phù hợp là điều cần thiết. Thử hỏi, nếu một đứa trẻ bị sốt, con sẽ được ba mẹ cho đi khám, được chăm sóc nhiều hơn. Với một đứa trẻ gặp khó khăn trong học tập, hành vi, giao tiếp, nếu ba mẹ chấp nhận đó có thể là một rối loạn, con sẽ được đưa đi khám và điều trị. Còn ngược lại, nếu người lớn cho rằng các con là những đứa trẻ ngỗ nghịch, lười học, khó ưa, đáng bị phạt bằng đòn roi hoặc đe dọa thì hậu quả càng nặng nề.

Bên cạnh thái độ đúng, hiểu và thông cảm của cha mẹ, gia đình, người xung quanh, các con còn cần môi trường giáo dục đặc biệt. Con vẫn có thể học cùng với bạn bè đồng lứa với sự đồng hỗ trợ thích hợp của giáo viên, chuyên viên tâm lý học đường và phụ huynh. Hoặc các em có thể theo đuổi những môn năng khiếu mà em ưa thích, nơi mà không cần sự tập trung chú ý quá lâu nhưng khuyến khích sự vận động thể chất ở cường độ cao, như điền kinh, bơi lội, khiêu vũ thể thao... Đáng tiếc, theo tôi biết, không có nhiều môi trường như vậy.

"Khi nào, những chuyện này sẽ chấm dứt?", sau khi đã kể về rối loạn ADHD của mình với vô số những lần đi điều trị, John Huy Trần – vũ công, biên đạo múa nổi danh đã hỏi tôi trong một buổi giao lưu: "Khi nào cộng đồng hiểu và trao quyền được khác người cho những đứa trẻ đặc biệt?".

(Theo Phạm Minh Triết, Quyền được rối loạn, Vnexpress ngày 7/11/2019)

Câu 1 (0,5 điểm). Xác định nội dung của đoạn trích.

Câu 2 (0,5 điểm). Những điều gì khiến cho việc chẩn đoán và điều trị bệnh rối loạn tăng động kém chú ý (ADHD) của trẻ được hiệu quả?

Câu 3 (1,0 điểm). Em hiểu như thế nào về câu văn sau của tác giả: “Đáng tiếc, theo tôi biết, không có nhiều môi trường như vậy”?

Câu 4 (1,0 điểm). Câu văn “Khi nào cộng đồng hiểu và trao quyền được khác người cho những đứa trẻ đặc biệt?” gợi cho anh/chị suy nghĩ gì? Trình bày trong 5 dòng.

Các bạn giúp mình nhé, mình cần gấp!!!

1
20 tháng 3 2020

Câu 1: Nội dung: Đây là sự rối loạn tăng động (ADHD) ở trẻ khiến trẻ gặp khó khăn khi đi học. Nhưng phụ huynh chưa thật sự quan tâm và chưa có nhiều môi trường giáo dục đặc biệt để trẻ phát triển và được điều trị tốt hơn.

Câu 2: - Thái độ đúng đắn của cha mẹ, gia đình, người xung quanh khi chấp nhận đây là một căn bệnh cần họ quan tâm, chăm sóc và trẻ được đưa đi điều trị.

- Môi trường giáo dục đặc biệt: Trẻ vẫn có thể học cùng với bạn bè đồng lứa với sự đồng hỗ trợ thích hợp của giáo viên, chuyên viên tâm lý học đường và phụ huynh. Hoặc trẻ có thể theo đuổi những môn năng khiếu ưa thích, nơi mà không cần sự tập trung chú ý quá lâu nhưng khuyến khích sự vận động thể chất ở cường độ cao, như điền kinh, bơi lội, khiêu vũ thể thao...

Câu 3: Những môi trường giáo dục đặc biệt ấy thường rất ít và có nhiều trẻ không có được môi trường đó để được phát triển tốt hơn. Tác giả rất tiếc nuối vì điều này và có lẽ tác giả cũng mong xã hội quan tâm nhiều đến căn bệnh này để những môi trường này được xây dựng nhiều hơn.

Câu 4: Câu văn Khi nào cuộng đồng hiểu và trao quyền được khác người cho những đứa trẻ đặc biệt? gợi cho tôi suy nghĩ cộng đồng vẫn luôn thờ ơ với những đứa trẻ ấy. Cộng đồng phải đồng cảm, thấu hiểu và trao cho chúng quyền được khác người. Vì chỉ có như vậy những đứa trẻ ấy mới nhận được thái độ đúng đắn về căn bệnh và được chăm sóc tốt hơn từ mọi người.

I.Đọc hiểu: (3điểm) Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi: ...Chim bấy giờ sinh ra Biển sinh những cánh buồm Cho trẻ nghe tiếng hót Cho trẻ con đi khắp Tiếng hót trong bằng nước Đám mây cho bóng rợp Tiếng hót cao bằng mây Trời nắng mây theo che Những làn gió thơ ngây Khi trẻ con tập đi Truyền âm thanh đi khắp Đường có từ ngày đó Muốn trẻ con được tắm Nhưng còn cần cho trẻ Sóng bắt đầu làm sông Tình...
Đọc tiếp

I.Đọc hiểu: (3điểm) Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi:

...Chim bấy giờ sinh ra Biển sinh những cánh buồm

Cho trẻ nghe tiếng hót Cho trẻ con đi khắp
Tiếng hót trong bằng nước Đám mây cho bóng rợp
Tiếng hót cao bằng mây Trời nắng mây theo che
Những làn gió thơ ngây Khi trẻ con tập đi
Truyền âm thanh đi khắp Đường có từ ngày đó
Muốn trẻ con được tắm Nhưng còn cần cho trẻ
Sóng bắt đầu làm sông Tình yêu và lời ru
Sông cần đến mênh mông Cho nên mẹ sinh ra
Biển thì cho ý nghĩ Để bế bồng chăm sóc…

Biển sinh cá sinh tôm

(trích Chuyện cổ tích về loài người- Xuân Quỳnh)

1.Xác định thể thơ trong văn bản trên?

2.Chỉ rõ và nêu tác dụng của một biện pháp tu từ ?

3.Cảm xúc của em khi đọc 4 câu thơ cuối?( trình bày không quá 10 dòng)

0
GIÚP MÌNH LÀM BÀI NÀY VỚI MÌNH CẦN GẤP XIN ĐỔI KIẾP NÀY Nếu đổi được kiếp này tôi xin hóa thành cây, Thử những nhát rìu rạch sâu da thịt. Trong biển lửa bập bùng thử mình cháy khét, Thử chịu khói độc tàn, thử sống kiên trung. Nếu đổi được kiếp này, tôi xin hóa ruộng đồng, Thử nếm vị thuốc sâu, thử sặc mùi hóa chất, Thử chịu bão giông, thử sâu rày, khô khát, Thử ngập mặn, triều cường, núi lửa, sóng...
Đọc tiếp

GIÚP MÌNH LÀM BÀI NÀY VỚI MÌNH CẦN GẤP

XIN ĐỔI KIẾP NÀY Nếu đổi được kiếp này tôi xin hóa thành cây, Thử những nhát rìu rạch sâu da thịt. Trong biển lửa bập bùng thử mình cháy khét, Thử chịu khói độc tàn, thử sống kiên trung. Nếu đổi được kiếp này, tôi xin hóa ruộng đồng, Thử nếm vị thuốc sâu, thử sặc mùi hóa chất, Thử chịu bão giông, thử sâu rày, khô khát, Thử ngập mặn, triều cường, núi lửa, sóng thần dâng. Nếu đổi được kiếp này, tôi xin hóa đại dương, Thử dầu loang hắc nồng, mùi cá trôi hôi thối, Đau vì kiệt tài nguyên, khổ vì không biết nói, Thử biết gồng mình, thử quằn quại đứng lên. Nếu đổi được kiếp này, tôi xin làm không khí, Thử khói bụi ngày đêm, thử ngột ngạt trưa hè, Thử không còn trong xanh vì lũ người ích kỷ, Thử tiếng ồn đinh tai, thử cái chết cận kề. Tôi làm gì đây? Khi vẫn kiếp con người! Tôi nhận về bao nhiêu? Tôi lấy gì trả lại? Tôi phá hoại những gì? Tôi đã từng hối cải? Xin đổi được kiếp này…! Trời đất có cho tôi??? Nguyễn Bích Ngân - 14 tuổi

Câu 1: Qua bài thơ "XIN ĐỔI KIẾP NÀY", thông điệp bạn Bích Ngân muốn gửi tới cho chúng ta là gì? (0,5đ)

Câu 2: Khổ thơ cuối bạn Bích Ngân đã sử dụng biện pháp nghệ thuật gì? Phân tích tác dụng của biện pháp nghệ thuật đó? (1 điểm)

Câu 3: Trong bài thơ, bạn Bích Ngân đã xin được đổi kiếp này thành nhiều thứ như cây cối, ruộng đồng, đại dương, không khí. Vậy em hãy suy nghĩ xem chúng ta nên hoán đổi thành những gì nữa để có thể thấu cảm sâu sắc hơn những nỗi đau đớn mà con người đã gây ra cho vạn vật? (0,5 điểm)

Câu 4: Từ bài thơ trên, em hãy viết một đoạn văn ngắn khoảng 200 từ theo lối diễn dịch với câu chủ đề cho sẵn: "Cuộc đời sẽ "dịu dàng" hơn biết mấy nếu chúng ta biết đặt mình vào vị trí của nhau." (3 điểm)

0