K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

22 tháng 12 2020

Tình hình kinh tế , xã hội , văn hóa thời Trần sau chiến tranh. 

Kinh tế:

a) Nông nghiệp

- Nông nghiệp được phục hồi và phát triển nhanh chóng nhờ chính sách khuyến khích sản xuất, mở rộng diện tích trồng trọt của nhà Trần.

- Khuyến khích phát triển nông nghiệp: chiêu dân, khai hoang.

- Ruộng đất: gồm 2 loại ruộng công ở các làng xã và ruộng tư là các điền trang, thái ấp.

b) Thủ công nghiệp

- Thủ công nghiệp nhà nước: được mở rộng gồm nhiều ngành nghề khác nhau như làm đồ gốm tráng men, dệt vài lụa, chế tạo vũ khí, đóng thuyền,...

- Thủ công nghiệp dân gian: phổ biến và phát triển, nổi bật là nghề làm đồ gốm, rèn sắt, đúc đồng làm giấy, khắc bản in, rèn, …

- Các làng nghề, phường nghề ra đời. Các mặt hàng thủ công ngày càng tốt, đẹp hơn do trình độ kĩ thuật được nâng cao.

 

c) Thương nghiệp

- Nội thương: Phát triển.

+ Nhiều chợ, đô thị, thương cảng; xuất hiện nhiều thương nhân.

+ Thăng Long là trung tâm kinh tế khá sầm uất của cả nước, có nhiều phường thủ côn, nhiều chợ lớn thu hút người buôn bán ở các nơi.

- Ngoại thương: Buôn bán với nước ngoài được đẩy mạnh qua cảng Vân Đồn.

Xã hội

Xã hội ngày càng phân hoá thành các tầng lớp xã hội:

- Tầng lớp vương hầu, quý tộc: có nhiều ruộng đất (điền trang, thái ấp). Là tầng lớp có nhiều đặc quyền, đặc lợi, nắm giữ các chức vụ chủ yếu trong bộ máy chính quyền ở triều đình và các địa phương.

- Địa chủ: là những người giàu có trong xã hội, có nhiều ruộng đất tư cho nông dân cày cấy để thu tô nhưng không thuộc tầng lớp quý tộc.

- Nông dân: cày cấy ruộng công của nhà nước ở các làng xã. Là tầng lớp bị trị đông đảo nhất trong xã hội. Bộ phân tầng lớp nông dân tá điền lĩnh canh ruộng đất và nộp tô cho địa chủ đông hơn trước.

- Tầng lớp thợ thủ công, thương nhân: chiếm một tỉ lệ nhỏ trong cư dân, nhưng cũng ngày một đông hơn do sự phát triển của các nghề thủ công và việc buôn bán được đẩy mạnh.

- Nông nô, nô tì: họ bị lệ thuộc và bị quý tộc bóc lột nặng nề hơn nông dân tá điền. Nhiều quý tộc có tới hàng trăm nông nô, nô tì. Con cái của nô tì cũng là nô tì của chủ. Nô tì được đưa vào sản xuất thì chuyển thành nông nô.

Văn hoá

- Tín ngưỡng cổ truyền: thờ cúng tổ tiên, thờ các anh hùng dân tộc, những người có công với làng, nước,... vẫn phổ biến trong nhân dân và có phần phát triển hơn trước.

- Tín ngưỡng, tôn giáo:

+ Đạo Phật: phát triển nhưng không bằng thời Lý. Nhiều người đi tu, chùa chiền mọc lên ở khắp nơi.

+ Nho giáo: phát triển mạnh hơn, nhiều nhà Nho được trọng dụng: Trương Hán Siêu, Phạm Sư Mạnh, Chu Văn An.

- Sinh hoạt văn hóa: ca hát, nhảy múa, chèo tuồng, múa rối, đấu vật, cướp cầu, đua thuyền,... rất phổ biến và phát triển.

- Tập quán sống giản dị như đi chân đất, quần áo đơn giản rất phổ biến. Nhưng trong đó là một dân tộc thượng võ, yêu quê hương đất nước và trọng nhân nghĩa.

=> Văn hóa phong phú, đa dạng mang đậm tính dân tộc.

22 tháng 12 2020

Tại sao văn học, giáo dục , khoa học thời Trần phát triển ?

- Văn hoá, khoa học, giáo dục thời Trần phát triển là do những chính sách quan tâm đúng đắn cùng với các biện pháp cụ thể của nhà nước.

- Nền kinh tế phát triển, xã hội ổn định có điều kiện phát triển khoa học, giáo dục trong cả nước.

- Lòng tự hào, tự cường dân tộc được củng cố và nâng cao sau cuộc kháng chiến chống giặc ngoại xâm thắng lợi.

-  Cuối thế kỷ XIV nhà nước không quan tâm đến sản xuất nông nghiệp, không chăm lo đê điều, thủy lợi,...nên mất mùa, đói kém nhiều năm.

- Nông dân phải bán ruộng đất, vợ, con cho quý tộc, rồi họ trở thành nô tì, bị bóc lột nặng nề.

=> Ruộng đất công ngày càng thu hẹp, ruộng đất tư (trong tay vương hầu, quý tộc, địa chủ,...) ngày càng nhiều.

-  Đời sống nhân dân ngày càng khổ cực, nhưng hàng năm vẫn phải nộp thuế cho triều đình.

-  Mặc dù đời sống nhân dân vô cùng khốn khó như vậy nhưng vua, quan, quý tộc nhà Trần vẫn ăn chơi sa đọa, kỉ cương phép nước rối loạn, triều đình bị lũng đoạn.

-  Bên ngoài Champa xâm lược, nhà Minh yêu sách, và nhà Trần thì tỏ ra bất lực trong việc đối phó với kẻ thù.

- Đời sống nhân dân cực khổ, mâu thuẫn với giai cấp thống trị ngày càng sâu sắc

22 tháng 12 2020

Cảm ơn :))

 

22 tháng 12 2020

Tác giả: Trần Quang Khải

Bài thơ được viết khi: ông đi đón Thái Thượng Hoàng Trần Thánh Tông và vua Trần Nhân Tông về Thăng Long ngay sau khi chiến thắng Chương Dương,  Hàm Tử giải phóng Kinh Đô năm 1285.

Tác giả : Trần Quang Khải 

Bài thơ sáng tác trong hoàn cảnh :lúc ông đi đón Thái thượng hoàng Trần Thánh Tông và vua Trần Nhân Tông về Thăng Long ngay sau chiến thắng Chương Dương , Hàm Tử và giải phóng kinh đô năm 1285.

22 tháng 12 2020

Tháng 10/1075 LTK cùng Tông Đang chỉ huy họ 10 vạn quân tiến vào đất Tống.

Đánh vào Châu Khâm,Châu Liêm và bao vây Ung Châu.

Làm tướng giác tự tử , quân giặc hoang mang.

Tạo điều kiện quân ta rút lui.

Ý nghĩa : làm thay đổi kế hoạch và làm chậm lại cuộc tấn công xâm lược của nhà Tống vào nc ta

22 tháng 12 2020

Giống nhau :

+ đều theo mô hình chế độ quân chủ trung ương tập quyền.

+ Chính quyền trung ương đứng đầu là vua, dưới vua có ba ban:Thái sư, đại sư; ban văn; ban võ.

+ Chia cả nước thành 10 lộ.

+ Tổ chức quân đội : 10 đạo và 2 bộ phận.

- Khác nhau :

+ Tổ chức bộ máy nhà nước thời Tiền Lê hoàn chỉnh và chặt chẽ hơn thời Đinh

22 tháng 12 2020

* Nguyên nhân thắng lợi:

- Toàn dân tích cực tham gia kháng chiến.

- Công cuộc chuẩn bị kháng chiến chu đáo, toàn diện về mọi mặt của nhà Trần.

- Có sự lãnh đạo tài tình của nhà quân sự thiên tài: Trần Hưng Đạo, vua nhà Trần, chiến lược, chiến thuật đúng đắn, sáng tạo.

- Tinh thần hi sinh, quyết chiến, quyết thắng của toàn dân mà nòng cốt là quân đội nhà Trần.

* Ý nghĩa:

- Đánh bại quân xâm lược hung tàn, bảo vệ nền độc lập.

- Khẳng định lòng yêu nước và ý chí quyết tâm bảo vệ đất nước của dân tộc ta.

- Nâng cao lòng tự hào dân tộc.

- Góp phần làm cho phong phú truyền thống quân sự của nhân dân ta.

- Để lại bài học vô giá "Khoan thủ sức dân, để làm kế sâu rễ bền gốc.

- Ngăn chặn ý đồ của nhà Nguyên trong việc xâm lược các nước khác.

22 tháng 12 2020

Thank !

22 tháng 12 2020

Đến đầu thế kỉ XVI dưới thời Minh - Thanh, mầm mống quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa đã xuất hiện ở Trung Quốc:

- Trong thủ công nghiệp: Xuất hiện nhiều xưởng dệt lớn, chuyên môn hóa cao, thuê nhiều nhân công như ở Tô Châu, Tùng Giang, xưởng làm đồ sứ ở Cảnh Đức,…

- Thương nghiệp: Phát triển cả trong và ngoài nước. Quảng Châu là thương cảng lớn nhất, từ đây các thương nhân Trung Quốc ra nước ngoài buôn bán với nhiều nước Đông Nam Á, Ấn Độ, Ba Tư, Ả Rập,…

22 tháng 12 2020

thanks

22 tháng 12 2020

- Các cuộc khởi nghĩa đều nổ ra vào nửa cuối thế kỉ XIV chứng tỏ:

+ Xã hội thời Trần đang lâm vào tình trạng mất ổn định.

+ Vai trò tích cực của Vương triều Trần không còn. Nhà Trần không còn khả năng đưa đất nước vượt qua cuộc khủng hoảng, cần phải thay thế bằng một vương triều mới.

22 tháng 12 2020

Các cuộc khởi nghĩa đều nổ ra vào nửa cuối thế kỉ XIV chứng tỏ:

+ Xã hội thời Trần đang lâm vào tình trạng mất ổn định.

+ Vai trò tích cực của Vương triều Trần không còn. Nhà Trần không còn khả năng đưa đất nước vượt qua cuộc khủng hoảng, cần phải thay thế bằng một vương triều mới.