K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

6 tháng 9 2023

Dựa vào công thức: \(\Delta p=\rho\cdot g\cdot\Delta h\) để giải thích

6 tháng 9 2023

Giai thoại: Acsimet và câu chuyện về chiếc vương miện

Một ngày tháng tư năm 231 trước công nguyên, quốc vương Hỉeon đã triệu tập Acsimet vào cung để giải quyết một vấn đề mà quốc vương rất đau đầu. Đó là quốc vương có một chiếc vương miện do một thợ kim hoàn đúc thành, quốc vương giao cho thợ kim hoàn 15 lạng vàng nhưg quốc vương hoài nghi rằng chiếc vương miện này liệu có được 15 lạng vàng hay không. Vì vậy quốc vương muốn làm sáng tỏ điều này. Sau khi Acsimet nghe xong yêu cầu của quốc vương, biết rằng đây là một vấn đề khó giải quyết, vì vậy ông đã xin bệ hạ một ít ngày suy nghĩ. Acsimet mang chiếc vương miện về nhà để tìm hiểu. Sau 2 tháng, ông vẫn không tìm ra được kết quả. Bỗng một hôm, ông vừa đi vào bồn tắm, dìm người vào bồn chứa đầy nước sạch, bỗng ông chú ý đến một phần nước của bồn tắm trào ra khi ông dìm mình trong bồn tắm, đột nhiên một ý nghĩ trong đầu ông khiến ông hét tướng lên: “Ơ rê ca! Ơ rê ca” (Tìm ra rồi, tìm ra rồi) và rồi ông chạy ra khỏi bồn tắm, chạy ra đường, mừng rỡ khôn tả.

Ông ăn mặc chỉnh tề vào gặp quốc vương và đưa ra lí giải:

+ Có 3 vật có trọng lượng bằng nhau: sắt, vàng, vương miện

+ Ông lần lượt nhúng ngập chúng vào một chiếc bình được đổ nước, và đo lượng trào ra.

=> Kết quả là lượng nước trào ra khi nhúng ngập chiếc vương miện nhiều hơn khi nhúng ngập tảng vàng, ít hơn tảng sắt

=> Chiếc vương miện không phải hoàn toàn bằng vàng ròng, cũng không phải bằng sắt. Khi thợ kim hoàn làm chiếc vương miện này chắc chắn đã trộn không ít bạc vào trong vàng.

6 tháng 9 2023

Ta có lực căng dây tác dụng lên vật nâng:

 T = P = m.g = 20.10 = 200 (N)

Lực căng:

+ Điểm đặt: tại vật

+ Phương: thẳng đứng

+ Chiều: từ dưới lên trên

+ Độ lớn: 200 N.

1 tháng 2 2023

Ví dụ:

+ Kéo vật bằng ròng rọc

+ Chuyển động của con lắc đơn được treo vào một sợi dây không dãn.

25 tháng 1 2023

- Hình 11.10a: thay thế lực ma sát trượt bằng lực ma sát lăn, người ta dùng các ổ trục có các viên bi tròn nhẵn.

- Hình 11.10b: ứng dụng đặc điểm cản trở của lực ma sát nghỉ. Bề mặt của băng tải được làm nhám để giữ được hành lý bên trên.

- Hình 11.10c: ứng dụng đặc điểm cản trở của lực ma sát trượt. Lực ma sát tỉ lệ với độ lớn của áp lực đòi hỏi người mài dao phải dùng lực vừa phải, động tác chính xác để đường mài chuẩn xác. 
25 tháng 1 2023

Khi bàn chân tác dụng 1 lực lên mặt đường, lực này là hợp lực của:

- Lực ma sát nghỉ do chân tác dụng lên mặt đường có phương song song với mặt đường, điểm đặt trên mặt đường, chiều hướng về phía sau.

- Áp lực của chân lên mặt đường, có điểm đặt trên mặt đường, phương thẳng đứng, chiều từ trên xuống.

Theo định luật III Newton thì sẽ xuất hiện phản lực của đường tác dụng lên chân, lực này là hợp lực của:

- Lực ma sát nghỉ của mặt đường tác dụng lên chân, có điểm đặt tại chân, phương song song mặt đường, chiều từ phía sau hướng về phía trước

- Áp lực của mặt đường tác dụng lên chân, có điểm đặt tại chân, phương vuông góc, chiều từ dưới lên.

Các phản lực này thúc đẩy sự chuyển động của người tiến về phía trước. 

25 tháng 1 2023

Lợi ích của lực ma sát:

- Giúp con người, xe cộ, động vật có thể di chuyển, đi lại được.

- Giúp cho xe chuyển động chậm dần khi hãm phanh trong trường hợp có chướng ngại vật phía trước.

- Giúp cho việc viết bảng, viết trên giấy dễ dàng hơn.

Tác hại của lực ma sát:

- Làm mòn đế giày, dép, lốp xe.

- Làm mòn ổ trục của các chi tiết, động cơ.

25 tháng 1 2023

https://toptailieu.vn/bai-viet/21031/dua-vao-kinh-nghiem-cuoc-song-cua-em-hay-phan-tich-loi-ich-va-tac-hai-cua-luc-ma-sat-owd4h

=>chỉ công nhận câu trả lời và điểm Gp sẽ ko đc tick , nếu tk ko ghi nguồn vui lòng bổ sung , cố tình xóa câu trả lời