K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

27 tháng 8 2023

con kiến 

27 tháng 8 2023

Là cái kim tiêm 

24 tháng 8 2023

1.có 8 câu,mỗi câu có 7 chữ                                       2.câu 1'tà' câu 2 'hoa' câu 4'chú' câu 6'gia' câu 8'ta'                                                                             3.cách ngắt nhịp 4/3                                                 4.cặp câu 3-4 'lom khom dưới núi (cảnh) đối với lác đác bên sông(cảnh) cặp câu 5-6 'nhớ nước đau lòng(tình) đối với thương nhà mỏi miệng (tình)                                                              5.

Trong câu 3 và 4 của bài thơ "Qua đèo Ngang", tác giả sử dụng biện pháp tu từ đảo ngữ để nhấn mạnh sự vắng vẻ của con người và cảnh vật ở đèo Ngang.

  • Câu 3:

    • Lom khom (hành động) được đảo lên đầu câu
    • Tiều vài chú (người) được đảo lên đầu câu
  • Câu 4:

    • Lác đác (trạng thái) được đảo lên đầu câu
    • Chợ mấy nhà (cảnh vật) được đảo lên đầu câu

Việc đảo ngữ trong hai câu này giúp cho nhịp điệu của bài thơ trở nên linh hoạt, uyển chuyển hơn, đồng thời nhấn mạnh sự vắng vẻ, thưa thớt của con người và cảnh vật ở đèo Ngang.

Trong câu 5 và 6 của bài thơ, tác giả sử dụng biện pháp tu từ so sánh để thể hiện nỗi nhớ nước, thương nhà của mình.

  • Câu 5:

    • Nhớ nước đau lòng (nỗi nhớ) được so sánh với con quốc quốc kêu (hành động)
  • Câu 6:

    • Thương nhà mỏi miệng (nỗi nhớ) được so sánh với cái gia gia hót (hành động)

Việc sử dụng biện pháp tu từ so sánh trong hai câu này giúp cho nỗi nhớ nước, thương nhà của tác giả trở nên cụ thể, sinh động hơn. Hình ảnh con chim quốc quốc và chim gia gia là những loài chim thường được nhắc đến trong văn học Việt Nam với ý nghĩa biểu tượng cho nỗi nhớ quê hương, đất nước. Tiếng kêu bi thương của những chú chim quốc quốc và chim gia gia như tiếng lòng của tác giả, thể hiện nỗi nhớ quê hương, đất nước da diết, khắc khoải.

Ngoài ra, trong hai câu này, tác giả còn sử dụng biện pháp tu từ ẩn dụ. Hình ảnh con chim quốc quốc và chim gia gia được ẩn dụ cho nỗi nhớ nước, thương nhà của tác giả. Điều này thể hiện nỗi nhớ nước, thương nhà của tác giả là nỗi nhớ da diết, khắc khoải, không thể nào dứt bỏ.

    share Google it
24 tháng 8 2023

tick cho mik ik

 

23 tháng 8 2023

Dàn ý:

Mở đoạn:

- Giới thiệu tác phẩm "Ngắm trăng" của nhà thơ Hồ Chí Minh.

+ Tuyệt tác văn học không chỉ nằm ở độ con chữ nghệ thuật mà còn là tình yêu cuộc đời. Và "Ngắm trăng" của nhà thơ Hồ Chí Minh đã thể hiện nên điều đó - một tình yêu thiên nhiên mãi tồn tại dù trong hoàn cảnh khan khó như thế nào. (phép thế)

Thân đoạn:

- Nội dung: tình yêu thiên nhiên và phong thái ung dung, thoải mái của Bác trong hoàn cảnh tù đày.

- Trước hết là khó khăn gian truân mà Bác đang gặp phải: trong tù không rượu cũng không hoa.

+ hoàn cảnh đơn độc mà khi ấy con người ta thường buồn bã, suy nghĩ nhiều thứ.

- Thế nhưng vị lãnh tụ của chúng ta lại "cảnh đẹp đêm nay khó hững hờ":

+ Người gom những muộn phiền về cách mạng, hay nhiều điều nhiễu khác và để cho tình yêu thiên nhiên mình được trỗi dậy.

+ Bác vẫn cảm nhận được vẻ đẹp của ngày đêm khi trong tù vẫn khó để Người có thể làm ngơ đi.

- "Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ": nguồn sáng đẹp đẽ nhất rọi vào song sắt nhà tù và nhà thơ như tìm được niềm yêu thích, vui vẻ nhất trong hoàn cảnh tù túng.

+ Người ngắm và cảm nhận, trong tim Bác vẫn luôn luôn có tình yêu nhất định dành cho thiên nhiên.

-> Không chỉ thế, từ đó ta còn thấy sự lạc quan bình tĩnh điềm đạm của một vị lãnh đạo tài ba.

- "Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ":

+ nhân hóa hình ảnh "trăng" thể hiện sự nối kết của thiên nhiên với con người qua cả từ hoàn cảnh tù đày.

+ dường như giữa cảnh đẹp thiên nhiên và Bác tuy thực rằng xa xôi nhưng tình cảm lại gần gũi, thắm thiét.

=> Chao ôi, một tình yêu thiên nhiên thực làm ta nghưỡng mộ! (câu cảm thán)

Kết đoạn:

- Tổng kết lại giá trị nội dung và nghệ thuật của tác phẩm.

 Trong bài thơ "Quê hương" của Tế Hanh gây ấn tượng với người đọc bởi cảnh đoàn thuyền ra khơi đánh cá. Nghệ thuật so sánh, nhân hóa được sử dụng vô cùng khéo léo cho thấy cảnh biển hoàng hôn vô cùng tráng lệ, hùng vĩ ( câu bị động)  Mặt trời xuất hiện trong bài thơ rất nhiều lần nó như người bạn đồng hành cùng những ngư dân lênh đênh trên biển. Những con người thời bình mặt trận lao động sản xuất họ cũng gặp nhiều khó khăn đặc biệt là những ngư dân phải đối diện với những thiên tai, bão lũ trên biển. Tác giả đã tạo ra hình ảnh những ngư dân khỏe khoắn mạnh mẽ bằng cách gắn kết 3 sự vật và hiện tượng: Câu hát, cánh buồm và gió khơi. Câu hát mang theo niềm vui trở thành sức mạnh cùng với gió biển làm căng cánh buồm để con thuyền lướt sóng ra khơi. Hình ảnh con thuyền ra khơi thật ấn tượng, nó cho thấy tinh thần yêu đời, yêu lao động của những người ngư dân bám biển. Tác giả muốn qua những người ngư dân hăng say lao động để nói lên tinh thần yêu nước cống hiến sức mình cho tổ quốc. 

Phép lặp: Ngư dân

Gia đình là bến đỗ bình yên nhất của mỗi con người. Hai chữ gia đình là hai chữ thiêng liêng nhất gắn với cuộc đời của con người. Gia đình bao gồm những người thân yêu thương và gắn bó với ta cùng đồng hành trên chặng đường khôn lớn và trưởng thành. Gia đình chính là điểm tựa tinh thần vững chắc nhất cho chúng ta trên mọi chặng đường đời. Gia đình luôn nâng đỡ, ủng hộ ta trước mọi quyết định. Và khi ta vấp ngã cũng chỉ có gia đình sẵn sàng dang tay che chở động viên ta vượt qua khó khăn. Nếu không có gia đình bên cạnh động viên thì rất khó để một người có thể vượt qua thất bại và tiến lên phía trước. Vì vậy mỗi chúng ta cần trân trọng "bến đỗ bình yên" mà ta có.

22 tháng 8 2023

Mình ko bết

Thông điệp rút ra là: chúng ta cần học cách bao dung, tha thứ cho lỗi lầm của người khác và khắc ghi ơn nghĩa của người khác vào trong tim mình.

Vì: 

- Nếu ta cứ giữ mãi ngọn lựa thù hận thì sẽ có một ngày chính ngọn lửa ấy sẽ thiêu đốt ta trước. Chỉ khi buông bỏ thù hận ta mới có được sự bình an trong tâm hồn. 

- Việc chúng ta ghi nhớ công ơn của người khác giúp gắn kết mối quan hệ, cùng nâng đỡ nhau đi qua mọi khó khăn trong cuộc sống. 

6 tháng 9 2023

Câu nói của Lão Tử: "cây lớn một ôm, khởi sinh từ một mầm nhỏ, đài cao chín tầng khởi đầu từ một sọt đất, đi xa ngạn dậm bắt đầu từ một bước chân" có ý nghĩa sâu sắc về quá trình phát triển và thành công.

Theo suy nghĩ của em, câu nói này ám chỉ rằng mọi thành công đều bắt đầu từ những bước nhỏ và những nỗ lực ban đầu. Như cây lớn cần phải khởi đầu từ một mầm nhỏ, công việc lớn cần có sự kiên nhẫn và bền bỉ từ những bước đầu tiên. Đây là lời nhắc nhở cho chúng ta rằng không nên chán nản hay từ bỏ ước mơ chỉ vì chúng ta không thấy kết quả ngay lập tức.

Đôi khi, khi chúng ta chỉ nhìn thấy thành công của người khác, chúng ta có thể bỏ qua những cố gắng và nỗ lực đáng kể mà họ đã bỏ ra để đạt được điều đó. Nhưng thực tế là, thành công không phải là sự việc xảy ra tự nhiên mà là kết quả của việc chăm chỉ lao động từ những bước đầu tiên.

Thêm vào đó, câu nói này cũng nhắc nhở về tính kiên trì và kiên nhẫn. Đi xa và đạt được những mục tiêu lớn đòi hỏi thời gian và sự cố gắng liên tục. Như cây lớn dựng đài cao chín tầng từ một sọt đất, chúng ta cũng cần có sự bền bỉ và kiên nhẫn để vượt qua các khó khăn và thách thức trên đường đến thành công.

Tóm lại, câu nói của Lão Tử có ý nghĩa rằng thành công không đến từ sự xảy ra tự nhiên, mà chỉ đến từ sự kiên nhẫn, bền bỉ và những bước đầu tiên mà chúng ta đi.

21 tháng 8 2023

Trong bài thơ "Buổi sáng nhà ga", nhà thơ Trần Đăng Khoa đã sử dụng biện pháp nhân hóa bằng cách dùng từ xưng hô với các sự vật để tạo ra một bức tranh cảnh vật sống động và giúp người đọc cảm nhận được không khí buổi sáng.

Một số ví dụ về cách xưng hô trong bài thơ:

1."Nhà ga ơi!": Nhà thơ gọi nhà ga như một người bạn thân, tạo ra sự gần gũi và thân thiết.

2."Cây xanh ơi!": Cây xanh được xưng hô như một người bạn, tạo ra sự sống động và thân thiện.

3."Ánh sáng ơi!": Ánh sáng được xưng hô như một người thân, tạo ra sự ấm áp và rực rỡ.

Các cách xưng hô này giúp tạo ra một bức tranh cảnh vật sống động và gần gũi, khiến người đọc có thể cảm nhận được không khí buổi sáng và tạo nên một trạng thái tâm lý thoải mái và yên bình.

 

Mỗi lần nắng mới hắt bên song, Xao xác, gà trưa gáy não nùng, Lòng rượi buồn theo thời dĩ vãng, Chập chờn sống lại những ngày không. Tôi nhớ mẹ tôi, thuở thiếu thời Lúc người còn sống, tôi lên mười; Mỗi lần nắng mới reo ngoài nội, Áo đỏ người đưa trước giậu phơi. Hình dáng mẹ tôi chửa xóa mờ Hãy còn mường tượng lúc vào ra: Nét cười đen nhánh sau tay áo Trong ánh trưa hè...
Đọc tiếp

Mỗi lần nắng mới hắt bên song, Xao xác, gà trưa gáy não nùng, Lòng rượi buồn theo thời dĩ vãng, Chập chờn sống lại những ngày không. Tôi nhớ mẹ tôi, thuở thiếu thời Lúc người còn sống, tôi lên mười; Mỗi lần nắng mới reo ngoài nội, Áo đỏ người đưa trước giậu phơi. Hình dáng mẹ tôi chửa xóa mờ Hãy còn mường tượng lúc vào ra: Nét cười đen nhánh sau tay áo Trong ánh trưa hè trước giậu thưa. (Nắng mới, Lưu Trọng Lư) 1 chỉ ra những câu thơ miêu tả hình ảnh người mẹ. Điều gì đã gợi cảm hứng cho tác giả nhớ về người mẹ của mình? 2 Câu thơ '' Nét cười đen nhánh sau tay áo'' gợi lên điều gì? 3 chỉ ra bptt trong câu thơ ''Mỗi lần nắng mới reo ngoài nội'' và nêu tác dung của bptt đó 4 Nêu nội dung chính của bài thơ 5 Từ kỉ niệm riêng của nhà thơ Lưu Trọng Lư đã gợi trong em những cảm xúc gì về một người thân yêu nhất của mình?

Giúp tui dzới =((((

2

Câu 1: Những câu thơ miêu tả người mẹ là "Áo đỏ người đưa trước giậu phơi", "Nét cười đen nhánh sau tay áo", “Hình dáng Mẹ tôi chửa xóa mờ”.

Điều đã gợi cảm hứng sáng tác cho tác giả là: nắng mới hắt bên song, gà trưa gáy não nùng khiến lòng tác giả buồn rười rượi rồi chìm vào dòng cảm xúc nỗi nhớ dành cho người mẹ của mình 

Câu 2: Nét cười đen nhánh sau tay áo" thể hiện:

- Sự vất vả của người mẹ nhưng lại luôn luôn dùng nụ cười che giấu đi sự lo toan và khó khăn của cuộc sống.

- Điều này cho thấy sự hi sinh thầm lặng của người mẹ trong cuộc sống và tình yêu thương của mẹ đối với các con. Đó cũng là vẻ đẹp tâm hồn của người phụ nữ Việt Nam truyền thống.

Câu 3: Biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong câu thơ "Mỗi lần nắng mới reo ngoài nộ" là nghệ thuật: Nhân hóa. 

- Tác dụng:

+ Khiến hình ảnh thơ giàu sức gợi tăng sức biểu hình, biểu đạt gây ấn tượng với người đọc.

+ Nắng mới cất tiếng reo vui đã mở ra một không gian sinh động, rực rỡ đầy màu sắc.

+ Qua đó thấy được thiết tha  và nỗi niềm mong nhớ của tác giả về môt thời đã qua.

4. Nội dung chính của bài thơ là:  Dòng hồi tượng của nhà thơ về những ngày tháng bên mẹ. Tất cả những kỉ niệm đều được gợi lên từ những hình ảnh thiên nhiên gần gũi như nắng mới cất tiếng reo vui, gà trưa gáy, áo đỏ mẹ đưa trước giậu phơi... càng khắc sâu thêm nỗi nhớ vào trong lòng tác giả. Qua đó ta thấy được tình yêu mẹ vô bờ bến và nỗi nhớ thương da diết của tác giả.

5. Từ kỉ niệm riêng của nhà thơ Lưu Trọng Lư gợi cho em cảm xúc nhớ thương với người bà của mình. Đã từ rất lâu rồi em đã không được gặp bà của mình, không về thăm lại quê hương - nơi em đã dành cả thời thơ ấu của mình ở đó. Bài thơ như một lời thôi thúc chúng ta trở về với vòng tay của những người thân yêu đã xa cách lâu ngày chưa có dịp về thăm.