K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

22 tháng 2 2017

+ Việc truyền bá lí luận cách mạng giải phóng dân tộc về Việt Nam đã từng bước giải quyết tình trạng khủng hoảng về đường lối cứu nước đầu thế kỷ XX;

+ Làm cho giai cấp công nhân ngày càng giác ngộ, phong trào công nhân ngày càng phát triển theo hướng vươn lên một phong trào tự giác; làm cho khuynh hướng vô sản ngày càng chiếm ưu thế trong phong trào dân tộc Việt Nam.

+ Góp phần chuẩn bị về tư tưởng chính trị và tổ chức, tạo điều kiện chín muồi cho sự ra đời Đảng Cộng sản Việt Nam.

22 tháng 2 2017

-Tình hình thế giới:

Cuộc khủng hoảng kinh tế trong những năm 1929-1933 ở các nước thuộc hệ thống tư bản chủ nghĩa đã làm cho mâu thuẫn nội tại của chủ nghĩa tư bản ngày càng gay gắt và phong trào cách mạng của quần chúng dâng cao.

Chủ nghĩa phátxít đã xuất hiện và thắng thế ở một số nơi như phátxít Hítle ở Đức, phátxít Phrăngcô ở Tây Ban Nha, phátxít Mútxôlini ở Italia và phái Sĩ quan trẻ ở Nhật Bản. Chế độ độc tài phátxít là nền chuyên chính của những thế lực phản động nhất, sôvanh nhất, tàn bạo và dã man nhất. Chúng tiến hành chiến tranh xâm lược, bành trướng và nô dịch các nước khác. Tập đoàn phátxít cầm quyền ở Đức, Italia và Nhật đã liên kết với nhau thành khối "Trục", ráo riết chuẩn bị chiến tranh để chia lại thị trường thế giới và thực hiện mưu đồ tiêu diệt Liên Xô - thành trì cách mạng thế giới — nhằm hy vọng đẩy lùi phong trào cách mạng vô sản đang phát triển mạnh mẽ. Nguy cơ chủ nghĩa phátxít và chiến tranh thế giới đe dọa nghiêm trọng nền hòa bình và an ninh quốc tế.

Trước tình bình đó, Đại hội lần thứ VII cùa Quôc tê cộng sản họp tại Mátxcơva (tháng 7-1935) dưới sự chủ trì của G.Đimitơrốp. Đoàn đại biểu Đảng Cộng sản Đông Dương do Lê Hồng Phong dẫn đầu đã tham dự đại hội.

Đại hội xác định kẻ thù nguy hiểm trước mắt của giai cấp vô sản và nhân dân lao động thế giới lúc này chưa phải là chủ nghĩa đế quốc nói chung mà là chủ nghĩa phátxít.

Đại hội vạch ra nhiệm vụ tnrớc mắt của giai cấp công nhân và nhân dân lao động thế giới lúc này chưa phải là đấu tranh lật đổ chủ nghĩa tư bản, giành chính quyền, mà là đấu tranh chống chủ nghĩa phátxít, chống chiến tranh, bảo vệ dân chủ và hòa bình.

Để thực hiện nhiệm vụ cấp bách đó, các đảng cộng sản và nhân dân các nước trên thể giới phải thống nhất hàng ngũ của mình, lập mặt trận nhân dân rộng rãi chống phátxít và chiến tranh, đòi tự do, dân chủ, hòa bình và cải thiện đời sống.

Đối với các nước thuộc địa và nửa thuộc địa, Đại hội chỉ rõ: Do tình hình thế giới và trong nước thay đổi nên vấn đề lập mặt trận thống nhất chống đế quốc có tầm quan trọng đặc biệt.

-Tình hình trong nước:

Cuộc khủng hoảng kinh tế 1929-1933 đã tác động sâu sắc không những đến đời sống các giai cấp và tầng lóp nhân dân lao động, mà còn đến cả những nhà tư sản, địa chủ hạng vừa và nhỏ. Trong khi đó, bọn cầm quyền phản động ở Đông Dương vẫn ra sức vơ vét, bóc lột, bóp nghẹt mọi quyền tự do, dân chủ và thi hành chính sách khủng bố, đàn áp phong trào đấu tranh của nhân dân ta.

Tình hình trên đây làm cho các giai cấp và tầng lớp tuy có quyền lợi khác nhau, nhưng đều căm thù thực dân, tư bản độc quyền Pháp và đều có nguyện vọng chung trước mắt là đấu tranh đòi được quyền sống, quyền tự do, dân chủ, cơm áo và hòa bình. Trong lúc này, hệ thống tổ chức của Đảng và các cơ sở cách mạng của quần chúng đã được khôi phục. Mặt khác, Chính phủ Mặt trận bình dân Pháp ban hành một số chính sách dân chủ có lợi cho các thuộc địa. Đây là những yếu tố rất quan trọng, quyết định bước phát triển mới của phong trào cách mạng nước ta.

------> Vậy tình hình thế giới từ 1936 vừa có lợi , vừa có hại.

4 tháng 2 2018

Cuộc khủng hoảng kinh tế trong những năm 1929-1933 ở các nước thuộc hệ thống tư bản chủ nghĩa đã làm cho mâu thuẫn nội tại của chủ nghĩa tư bản ngày càng gay gắt và phong trào cách mạng của quần chúng dâng cao.

Chủ nghĩa phátxít đã xuất hiện và thắng thế ở một số nơi như phátxít Hítle ở Đức, phátxít Phrăngcô ở Tây Ban Nha, phátxít Mútxôlini ở Italia và phái Sĩ quan trẻ ở Nhật Bản. Chế độ độc tài phátxít là nền chuyên chính của những thế lực phản động nhất, sôvanh nhất, tàn bạo và dã man nhất. Chúng tiến hành chiến tranh xâm lược, bành trướng và nô dịch các nước khác. Tập đoàn phátxít cầm quyền ở Đức, Italia và Nhật đã liên kết với nhau thành khối "Trục", ráo riết chuẩn bị chiến tranh để chia lại thị trường thế giới và thực hiện mưu đồ tiêu diệt Liên Xô - thành trì cách mạng thế giới — nhằm hy vọng đẩy lùi phong trào cách mạng vô sản đang phát triển mạnh mẽ. Nguy cơ chủ nghĩa phátxít và chiến tranh thế giới đe dọa nghiêm trọng nền hòa bình và an ninh quốc tế.

Trước tình bình đó, Đại hội lần thứ VII cùa Quôc tê cộng sản họp tại Mátxcơva (tháng 7-1935) dưới sự chủ trì của G.Đimitơrốp. Đoàn đại biểu Đảng Cộng sản Đông Dương do Lê Hồng Phong dẫn đầu đã tham dự đại hội.

Đại hội xác định kẻ thù nguy hiểm trước mắt của giai cấp vô sản và nhân dân lao động thế giới lúc này chưa phải là chủ nghĩa đế quốc nói chung mà là chủ nghĩa phátxít.

Đại hội vạch ra nhiệm vụ tnrớc mắt của giai cấp công nhân và nhân dân lao động thế giới lúc này chưa phải là đấu tranh lật đổ chủ nghĩa tư bản, giành chính quyền, mà là đấu tranh chống chủ nghĩa phátxít, chống chiến tranh, bảo vệ dân chủ và hòa bình.

Để thực hiện nhiệm vụ cấp bách đó, các đảng cộng sản và nhân dân các nước trên thể giới phải thống nhất hàng ngũ của mình, lập mặt trận nhân dân rộng rãi chống phátxít và chiến tranh, đòi tự do, dân chủ, hòa bình và cải thiện đời sống.

Đối với các nước thuộc địa và nửa thuộc địa, Đại hội chỉ rõ: Do tình hình thế giới và trong nước thay đổi nên vấn đề lập mặt trận thống nhất chống đế quốc có tầm quan trọng đặc biệt.

Tình hình trong nước:

Cuộc khủng hoảng kinh tế 1929-1933 đã tác động sâu sắc không những đến đời sống các giai cấp và tầng lóp nhân dân lao động, mà còn đến cả những nhà tư sản, địa chủ hạng vừa và nhỏ. Trong khi đó, bọn cầm quyền phản động ở Đông Dương vẫn ra sức vơ vét, bóc lột, bóp nghẹt mọi quyền tự do, dân chủ và thi hành chính sách khủng bố, đàn áp phong trào đấu tranh của nhân dân ta.

Tình hình trên đây làm cho các giai cấp và tầng lớp tuy có quyền lợi khác nhau, nhưng đều căm thù thực dân, tư bản độc quyền Pháp và đều có nguyện vọng chung trước mắt là đấu tranh đòi được quyền sống, quyền tự do, dân chủ, cơm áo và hòa bình. Trong lúc này, hệ thống tổ chức của Đảnd và các cơ sở cách mạng của quần chúng đã được khôi phục. Mặt khác, Chính phủ Mặt trận bình dân Pháp ban hành một số chính sách dân chủ có lợi cho các thuộc địa. Đây là những yếu tố rất quan trọng, quyết định bước phát triển mới của phong trào cách mạng nước ta.

b) Chủ Chương và nhận thức mới của Đảng.

Trước những biến chuyển của tình hình trong nước và thế giới, đặc biệt dưới ánh sáng của chủ tưởng chuyển hướng chiến lược của Đại hội lần thứ VII Quốc tế Cộng sản, trong những năm 1936-1939, Ban chấp hành Trung ương, Đảng Cộng sản Đông Dương đã họp Hội nghị lần thứ hai (tháng 7-1936), lần thứ ba (tháng 3-1937), lần thứ tư (tháng 9-1937), lần thứ năm (tháng 3-1938)… đề ra những chủ trương mới về chính trị, tổ chức và hình thức đấu tranh phù hợp với tình hình cách mạng nước ta.

Chủ trương đấu tranh đòi quyền dân chủ, dân sinh:

Ban Chấp hành Trung ương xác định, cách mạng ở Đông Dương vẫn là "cách mạng tư sản dân quyền - phản đế và điền địa- lập chính quyền của công nông bằng hình thức Xô Viết, để dự bị điều kiện đi tới cách mạng xã hội chủ nghĩa". Song, xét rằng, cuộc vận động quần chúng hiện thời cả về chính trị và tổ chức chưa tới tình độ trực tiếp đánh đổ đế quốc Pháp, lập chính quyền công nông, giải quyết vấn đề điền địa. Trong khi đó, yêu cầu cấp thiết trước mắt của nhân dân ta lúc này là tự do, dân chủ, cải thiện đời sống. Vì vậy, Đàng phải nắm lấy những yêu cẩu để phát động quần chúng đấu tranh, tạo nền để đưa cách mạng tiến lên bước cao hơn sau này.

Về kẻ thù của cách mạng: Kẻ thù trước mắt nguy hại nhất của nhân dân Đông Dương cần tập trung đánh đổ là bọn phản động thuộc địa và bè lũ tay sai của chúng.

Về nhiệm vụ trước mắt của cách mạng: Chống phátxít, chống chiến tranh đế quốc, chống bọn phản động thuộc địa và tay sai, đòi tự do, dân chủ, cơm áo và hòa bình. Để thực hiện những nhiệm vụ trước mắt của cách mạng, Ban Chấp hành Trung ương quyết định thành lập Mặt trận nhân dân phản đế, bao gồm các giai cấp, dân tộc, đảng phái, đoàn thể chính trị, xã hội và tín ngưỡng, tôn giáo khác nhau, với nòng cốt là liên minh công - nông. Để phù kợp với yêu cầu tập hợp lực lượng cách mạng trong tình hình mới, Mặt trận nhân dân phản đế dã được đổi tên thành Mặt trận dân chủ Đông Dương.

Về đoàn kết quốc tế: Để tập trung, cô lập và chĩa mũi nhọn đấu tranh vào bọn phản động thuộc địa và tay sai của chúng ở Đông Dương, đòi các quyền tự do, dân chủ, dân sinh, thì không những phải đoàn kết chặt chẽ với giai cấp công nhân và Đảng Cộng sản Pháp, "ủng hộ mặt trận nhân dân Pháp", mà còn phải đề ra khẩu hiệu "ủng hộ Chính phủ Mặt trận nhân dân Pháp" để cùng nhau chống lại kè thù chung là Phátxít ở Pháp và bọn phản động thuộc địa ở Đông Dương.

Về hình thức tổ chức và biện pháp đấu tranh: Phải chuyển hình thức tổ chức bí mật, không hợp pháp sang các hình thức tổ chức và đấu tranh công khai và nửa công khai, hợp pháp và nửa hợp pháp, nhằm làm cho Đảng mở rộng sự quan hệ với quần chúng, giáo dục, tổ chức và lãnh đạo quần chúng đấu tranh bằng các hình thức và khẩu hiệu thích hợp. Trong khi tranh thủ mở rộng các hình thức tổ chức đấu tranh công khai, hợp pháp thì tránh sa vào chủ nghĩa công khai, mà phải giữ vững nguyên tắc củng cố và tăng cường tổ chức và hoạt động bí mật của Đảng, giữ vững mối quan hệ giữa bí mật và công khai, hợp pháp và không hợp pháp và phải đảm bảo sự lãnh đạo của tổ chức Đảng bí mật đối với những tổ chức và hoạt động công khai, hợp pháp.

Nhận thức mới của Đảng về mối quan hệ giữa hai nhiệm vụ dân tộc và dân chủ:

Trong khi đề ra chủ trương mới đề lãnh đạo nhân dân ta đấu tranh nhằm thực hiện các quyền dân chủ, dân sinh, Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã đặt vấn đề nhận thức lại mối quan hệ giữa hai nhiệm vụ dân tộc và dân chủ, phản đế và điền địa trong cách mạng ở Đông Dương. Trong văn kiện Chung quanh vấn đề chiến sách mới công bố tháng 10-1936, Đảng đã nêu một quan điểm mới: "Cuộc dân tộc giải phóng không nhất định phải kết chặt với cuộc cách mạng điền địa. Nghĩa là không thể nói rằng muốn đánh đổ đế quốc cần phải phát triển cách mạng điền địa, muốn giải quyết vấn đề điền địa thì cần phải đánh đổ đế quốc. Lý thuyết ấy có chỗ không xác đáng".Vì vậy, tuy hoàn cảnh hiện thực bắt buộc, nếu nhiệm vụ chống đế quốc là cần kíp cho lúc hiện thời, còn vấn đề giải quyết điền địa tuy quan trọng nhưng chưa phải trực tiếp bắt buộc, thì có thể trước tập trung đánh đổ đế quốc rồi sau mới giải quyết vấn đề điền địa.

Nhưng cũng có khi vấn đề điền địa và phản đế phải liên tiếp giải quyết, vấn đề này giúp cho vấn đề kia làm xong mục đích của cuộc vận động. Nghĩa là, cuộc phản đế phát triển tới trình độ võ trang tranh đấu kịch liệt, đồng thời, vì muốn tăng thêm lực lượng tranh đấu chống đế quốc, cần phải phát triển cuộc cách mạng điền địa. ''Nói tóm lại, nếu phát triển cuộc đấu, tranh chia đất mà ngăn trở cuộc tranh đấu phản đế thì phải iựa chọn vấn đề nào quan trọng hơn mà giải quyết trước. Nghĩa là chọn địch nhân chính, nguy hiểm nhất, để tập trung lực lượng của một dân tộc mà đánh cho được toàn thắng".

Đây là nhận thức mới của Ban Chấp hành Trung ương, phù hợp với tinh thần trong cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng và bước đầu khắc phục những hạn chế của Luận cương chính trị tháng 10-1930.

Tháng 3-1939, Đảng ra bản Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản Đông Dương đối với thời cuộc, nêu rõ họa phátxít đang đến gần, chính phủ Pháp hiện đã nghiêng về phái hữu, ra sức bóp nghẹt tự do dân chủ, tăng cường bóc lột nhân dân và ráo riết chuẩn bị chiến tranh. Tuyên ngôn kêu gọi các tầng lớp nhân đân phải thống nhất hành động hơn nữa trong việc đòi các quyền tự do dân chủ, chống nguy cơ chiến tranh đế quốc.

Tháng 7-1939, Tổng Bí thư Nguyễn Văn Cừ cho xuất bản tác phẩm Tự chỉ trích. Tác phẩm đã phân tích những vấn đề cơ bản về xây dựng Đảng, tổng kết kinh nghiệm cuộc vận động dân chủ của Đảng:, nhất là về đường lối xây dựng Mặt trận dân chủ Đông Dương — một vấn đề chính trị trung tâm của Đảng lúc đó. Tác phẩm Tự chỉ trích chẳng những có tác dụng lớn trong cuộc đấu tranh để khắc phục những lệch lạc, sai lầm trong phong trào vận động dân chủ, tăng cường đoàn kết nhất trí trong nội bộ Đảng, mà còn là một văn kiện lý luận quan trọng về xây dựng Đảng, về công tác vận động thành lập mặt trận thống nhất rộng rãi trong đấu tranh cách mạng ở Việt Nam.

Tóm lại, trong những năm 1936-1939, chủ trương mới của Đàng đã giải quyết đúng đắn mối quan hệ giữa mục tiêu chiến lược và mục tiêu cụ thể trước mắt của cách mạng, các mối quan hệ giữa liên minh công - nông và mặt trận đoàn kết dân tộc rộng rãi, giữa vấn đề dân tộc và vấn đề giai cấp, giữa phong trào cách mạng Đông Dương, phong trào cách mạng ở Pháp và trên thế giới; đề ra các hình thức tổ chức và đấu tranh linh hoạt, thích hợp nhằm hướng dẫn quần chúng đấu tranh giành quyền lợi hàng ngày, chuẩn bị cho những cuộc đấu tranh cao hơn vì độc lâp và tự do.

Các nghị quyết của Ban Chấp hành Trung ương trong thời kỳ này đánh dấu bước trưởng thành của Đảng về chính trị và tư tưởng; thể hiện bản lĩnh và tinh thần độc lập tự chủ, sáng tạo của Đảng, mở ra một cao trào mới trong cả nước.

Cao trào dân chủ 1936-1939 thực sự là cuộc vận động cách mạng sâu rộng, hiếm có ở một xứ thuộc địa, đã tuyên truyền đường lối, chủ tưởng cách mạng của Đảng cho quảng đại nhân dân, mở rộng lực lượng và trận địa cách mạng, sáng tạo nên những hình thức tổ chức, hình thức đấu tranh mới linh hoạt, gắn kết phong trào cách mạng Đông Dương với cuộc đấu tranh chung chống chủ nghĩa phátxít của nhân dân thế giới.


14 tháng 1 2018

Vì: - Tại hội nghị, các đại biểu đã xóa bỏ mọi hiềm khích, tán tành chủ trương thành lập một chính đảng du nhất mang tên Đảng cộng sản Việt Nam.

- Hội nghị đã thông qua chính cương, sách lược vắn tắt do Nguyễn Ái Quốc khởi thảo. Đó là cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng, cương lĩnh giải phóng dân tộc.

- Những nội dung chủ yếu cùng vói Nguyễn Ái Quốc đã ra lời kêu gọi nhân dịp thành lập Đảng cho thấy hội nghị thành lập đảng có ý nghĩa như Đại hội thành lập đảng.

Hội nghị có 5 người tham gia

21 tháng 2 2017

1. Thu nhat la cac to chuc cong san hoat dong rieng re , gay nguy co chia re noi bo . Thu hai la phong trao cach mang viet nam theo khuynh huong vo san ngay cang phat trien o nuoc ta ( do cuoc khai thac .....) . Vi vay yeu cau buc thiet la thong nhat 3 to chuc cong san thanh 1 dang mang ten DCSVN . Voi tu cach la phan vien cua quoc te thu ba Nguyen Ai Quoc trieu tap cac dai bieu 3 to chuc tai Huong Cang Cuu Long Trung Quoc tu 6-1-1930 .

6 tháng 2 2017

Ngày 3-2-1930, Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời. Đó là kết quả của sự chuẩn bị đầy đủ về tư tưởng, chính trị và tổ chức; của sự vận dụng và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin vào điều kiện cụ thể nước ta; là sản phẩm của sự kết hợp chủ nghĩa Mác - Lênin với phong trào công nhân và phong trào yêu nước. Sự ra đời của Đảng đáp ứng nhu cầu lịch sử của đất nước ta; phù hợp với xu thế phát triển của thời đại.

31 tháng 1 2017

- GCCN ra đời sớm từ cuộc khai thác thuộc địa lần thứ I và tăng nhanh về số lượng nếu trước CTTG T1 do tác động của chính sách khai thac thuộc địa 2 GC CN đã lên tới 22 vạn người (1929 ) Phần lớn CN sống tập chung ở các trung tâm kinh tế lớn quan trọng như đồn điền, khu mỏ, các thành phố C/ nghiệ. Ngay từ khi mới ra đời CN - VN đã bị bóc lột nặng nề, đó là sự bóc lột của đế quốc, tư sản, phong kiến vì vậy công nhân sớm đấu tranh.
- Sau CTTG - TI do tác động sâu sắc của chính sách khai thác thuộc địa lần 2, do ảnh hưởng của CMT 10 CN Mác - lê Nin ngày càng được truyền bá sâu rộng đã thúc đẩy phong trào CN nước ta phát triển lên một bước mới. Từ năm 1919-1929 PT CN nước ta trải qua 2 giai đoạn phát triển

a) Từ 1919- 1925
- Cả nước có 25 cuộc đấu tranh của CN tiêu biểu là cuộc đấu tranh của CN và thủy thủ trên các tầu chiến của pháp, ghé cảng Hải Phòng 1919 tiếp đó là cuộc đấu tranh của công nhân Sài Gòn - Chợ lớn năm 1920 đã dẫn đến sự ra đời của tổ chức "Công hội đỏ" 1922 CN bắc kỳ đấu tranh đòi nghỉ ngày chủ nhật có lương. 1924 Những cuộc đấu tranh của CN các nhà máy rượu, xay sát gạo đã nổ ra. Đặc biệt tháng 8/1925 có cuộc đấu tranh của CN thợ máy đóng tầu Ba son ngăn cản tầu chiến pháp trở lính sang đàn áp phong trào CM TQuốc. Lần đầu tiên CN đã có hành động phối hợp quốc tế không chỉ đấu tranh đòi quyền lợi cho mình mà còn có tinh thần quốc tế cao cả. Điều đó chứng tỏ ý thức chính trị của CN đã được nâng lên một bước, chủ nghĩa mác- lê nin ngày càng được truyền bá sâu rộng ở VN thông qua hoạt động của lãnh tụ nguyễn ái Quốc, Phong trào CN từ 1919- 1925 cho thấy:
+ Phong trào CN thời kỳ này nổ ra còn lẻ tẻ và mang nặng tính tự phát, chủ yếu đòi quyền lợi về kinh tế
+ Giữa các phong trào chưa có sự liên kết chặt chẽ với nhau
+ Tuy nhiên phong trào đã mang nhưng nét mới mà phong trào đấu tranh trước chưa có: . sự xuất hiện của tổ chức Công Hội Đỏ (1920) là một tổ chức bí mật lãnh đạo phong trào công nhâ .Phong trào CN Ba Son ( T8/1925) đã đánh dấu bước phát triển mới của phong trào CN từ tự phát sang tự giác.

b) Từ 1926-1929
* Phong trào CN nước ta có nhiều bước phát triển mới, những nhân tố mới thúc đẩy phong trào CN phát triển là:
- Ảnh hưởng sâu sắc của CMDT DC ở TQuốc với trung tâm là công xã Quảng Châu
- Vụ phản biến của bè lũ Tưởng Giới Thạch 1927 đã cung cấp những bài học kinh nghiệm quý báu về vai trò lãnh đạo của gia cấp vô sản trong cuộc CM DT DC ở các nước thuộc địa, nửa thuộc địa về tính chất hai mặt của GCTS
- Tháng 7/ 1924 đại hội lần thứ 5 của quốc tế cộng sản đã họp và đề ra những nghị quyết quan trọng về CM ở các nước thuộc địa, nửa thuộc địa
=> Tất cả tình hình khách quan nói trên đã có tác động ảnh hưởng trực tiếp đến tình hình CM nước ta nhất là phong trào CN. Trong khi đó sự xuất hiện và hoạt động tích cực của 3 tổ chức CM (Hội thanh Niên, Đảng tân Việt và VNquốc dân đảng ) trong những năm 1925-1927 đã có tác dụng thúc đẩy phong trào CM DTDC ở nước ta phát triển mạnh đặc biệt là phong trào CN.
* Sự phát triển của phong trào CN trong 2 năm 1926-1927:
Đã nổ ra nhiều cuộc bãi công của CN, viên chức, học sinh học nghề. Mà tiêu biểu là cuộc đấu tranh của 1000CN nhà máy sợi Nam Định, 500CN đồn điền cao su Cam Tiên, ngoài ra còn các cuộc đấu tranh của CN Đồn điền Ray Ma, Phú riềng
* 1928:
Hội thanh niên có chủ trương"Vô sản hoá" thực hiện 3 cùng ; cùng ăn, cùng ở, cùng làm với CN, càng thúc đẩy phong trào CN phát triển mạnh mẽ và phát triển thành nòng cốt của phong trào CMVN tiêu biểu là các cuộc bãi công của CN mạo Khê, Lộc ninh, Bến thuỷ, Sài Gòn, Hải Phòng, Nam Định …
* Riêng năm 1929 có tới 40 cuộc đấu tranh của CN nổ ra suốt từ bắc chí nam ;
- Lớn nhất là các cuộc bãi công của CN nhà máy xi măng - sợi Hải phòng, Nam Định. Avia Hà Nội, Ba Son, Phú Riềng đặc điểm nổi bật của phong trào CN thời kỳ này là:
- Phong trào không những tăng nhanh về số lượng mà còn phát triển mạnh về chất lượng, các cuộc đấu tranh của CN không đơn thuần là các cuộc đấu tranh về kinh tế mà mang tính chất chính trị sâu sắc, Khẩu hiệu đấu tranh được nông dân : đòi tăng lương, đòi ngày làm 8h, phản đối đánh đập CN…
- Giữa các phong trào đã có sự liên kết chặt chẽ với nhau giữa nhiều ngành, nhiều địa phương đặt dưới sự lãnh đạo của tổ chức "công hội đỏ" .Đặc biệt trong quá trình đấu tranh " Công hội đỏ" Nam kỳ đã liên lạc với liên đoàn lao động chống pháp để kết hợp đấu tranh. Điều đó chứng tỏ rằng Chủ nghĩa Mác- lê nin đã được truyền bá sâu rộng trong phong trào CM, ý thức giác ngộ của CN được nâng cao, Phong trào CM mang tính tự giác rõ rệt

c) Sự phát triển của phong trào CN : Có tác dụng thúc đẩy sự xuất hiện đa tổ chức cộng sản ở VN cuối1929 và sự ra đời của ĐCS VN 1930 là một trong những nguyên nhân để cấu thành ĐCS VN.

6 tháng 4 2020

Chỉ trong một thời gian ngắn, ba tổ chức cộng sản nối tiếp nhau ra đời ở Việt Nam, do:

- Cuối năm 1928 đầu năm 1929, phong trào dân tộc dân chủ mà đặc biệt là phong trào công nông phát triển mạnh mẽ theo con đường vô sản đã đặt ra yêu cầu phải thành lập một tổ chức cộng sản để lãnh đạo phong trào.

- Do quan điểm khác nhau trong chủ trương thành lập đảng cộng sản nên đã có liên tiếp 3 tổ chức cộng sản ra đời:

+ Ở Bắc Kỳ: những hội viên tiên tiến của Hội Việt Nam Cách Mạng Thanh Niên đã thành lập Đông Dương Cộng Sản đảng (17-6-1929).

+ Các hội viên tiên tiến trong bộ phận Hội Việt Nam Cách Mạng thanh niên ở Trung Quốc và Nam Kỳ thành lập An Nam Cộng sản đảng (7-1929)

+ Ở trung Kỳ: sự ra đời của 2 tổ chức cộng sản trên đã tác động mạnh mẽ đến Tân Việt Cách mạng đảng. Các đảng viên tiên tiến của Tân Việt từ lâu đã chịu ảnh hưởng của Hội Việt Nam Cách Mạng Thanh niên cũng tách ra thành lập Đông Dương Cộng Sản Liên Đoàn (9-1929).

21 tháng 1 2017

Trong 1 thời gian ngắn 3 tổ chức cộng sản nối tiếp nhau ra đời vì :
- Cuối năm 1928,đầu năm 1929 ,phong trào dân tộc dân chủ mà đặc biệt là phong trào công nông phát triển mạnh mẽ theo con đường vô sản => phải thành lập 1 tổ chức cộng sản để lãnh đạo phong trào.
- Do quan điểm khác nhau trong chủ trương thành lập đảng cộng sản nên đã có liên tiếp 3 tổ chức cộng sản ra đời :
+ Ở Bắc Kỳ: những hội viên tiên tiến của Hội Việt Nam Cách Mạng Thanh Niên đã thành lập Đông Dương Cộng Sản đảng (17-6-1929). Tổ chức đã đáp ứng yêu cầu của cách mạng nên được đông đảo nhân dân ủng hộ.
+ Các hội viên tiên tiến trong bộ phận Hội Việt Nam Cách Mạng thanh niên ở Trung Quốc và Nam Kỳ thành lập An Nam Cộng sản đảng (7-1929 tại Hương Cảng -Trung Quốc).
+ Ở trung Kỳ : sự ra đời của 2 tổ chức cộng sản kia đã tác động mạnh mẽ đến Tân Việt Cách mạng đảng.Các đảng viên tiên tiến của Tân Việt từ lâu đã chịu ảnh hưởng của Hội Việt Nam Cách Mạng Thanh niên cũng tách ra thành lập Đông Dương Cộng Sản Liên Đoàn (9-1929).

26 tháng 2 2020

Những dẫn chứng:

- Cách mạng tháng Tám năm 1945 thắng lợi là một trong những bước ngoặt vĩ đại nhất trong lịch sử dân tộc Dân tộc Việt Nam bước vào kỷ nguyên mới: kỷ nguyên độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội . Nhân dân ta từ người nô lệ trở thành người chủ đất nước, làm chủ vận mệnh của mình. Nước ta từ một nước thuộc địa, nửa phong kiến trở thành một nước độc lập, một nước dân chủ nhân dân đầu tiên ở Đông Nam á.

- Cách mạng tháng Tám thắng lợi đã sáng tạo ra những kinh nghiệm lịch sử góp phần xây dựng kho tàng lý luận về cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở một nước thuộc địa, nửa phong kiến; đồng thời để lại nhiều kinh nghiệm quý báu cho cuộc kháng chiến lâu dài chống Pháp, chống Mỹ.

- Cách mạng tháng Tám đã chọc thủng khâu yếu nhất trong hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa đế quốc , mở ra thời kỳ suy sụp, tan rã của chủ nghĩa thực dân cũ trên toàn thế giới. Nói về ý nghĩa lịch sử vĩ đại của Cách mạng tháng Tám năm 1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh viết: “Chẳng những giai cấp lao động và nhân dân Việt Nam ta có thể tự hào,mà giai cấp lao động và những dân tộc bị áp bức nơi khác cũng có thể tự hào rằng: lần này là lần đầu tiên trong lịch sử cách mạng của các dân tộc thuộc địa và nửa thuộc địa, một Đảng mới 15 tuổi đã lãnh đạo cách mạng thành công, đã nắm chính quyền toàn quốc”.