K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

12 tháng 5 2019

- Vị trí địa lí của đồng bằng sông Hồng có nhiều thuận lợi cho việc phát triển kinh tế - xã hội. Về mặt tự nhiên, ĐBSH nằm ở vị trí chuyển tiếp giữa Trung du và miền núi Bắc Bộ với Biển Đông rộng lớn. Về mặt kinh tế, ĐBSH liền kề với vùng có tiềm năng khoáng sản và thuỷ điện lớn nhất nước ta. Nằm ở trung tâm Bắc Bộ, gần như bao trọn vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc, vùng này giống như chiếc cầu nối giữa Đông Bắc, Tây Bắc với vùng Bắc Trung Bộ và Biển Đông. Vì thế, việc giao lưu giữa ĐBSH với các vùng khác trong cả nước va với các nước trong khu vực và trên thế giới trở nên rõ ràng.

- Về tài nguyên thiên nhiên, Đồng bằng sông Hồng có những thế mạnh riêng, tiêu biểu cho vùng đồng bằng châu thổ

   + Đất là tài nguyên quan trọng hàng đầu. Sông Hồng có hàm lượng cát bùn lớn nhất ttong số các sông ở nước ta. Hằng năm, các cửa sông trong vùng góp phần lấn ra biển hàng trăm ha đất mới. Đất của đồng bằng nhìn chung màu mỡ, thuận lợi cho việc phát triển nông nghiệp. Đây là một trong những lí do quạn trọng khiến tỉ lệ diện tích đất lã được sử dụng của vùng rất cao (gần 82,5% diện tích đất tự nhiên), cao hơn nhiều so với mức bình quân của cả nước (50 - 56%) và của các vùng khác như Đồng bằng sông Cửu Long (hơn 78,7%) hay Đông Nam Bộ(75,7%).

   + Với sự hiện diện của hệ thống sông Hồng và sông Thái Bình, tài nguyên nước ở ĐBSH rất phong phú. Ngoài nước trên mặt, còn có nguồn nước dưới đất; nước nóng và nước khoáng.

   + Với đường bờ biển dài trên 400km từ Hải Phòng tới Ninh Bình, ngoài thuận lợi về thuỷ sản (đánh bắt và nuôi trồng), vùng này còn có điểu kiện phát triển giao thông và du lịch biển.

   + Đồng bằng sông Hồng có một vài loại khoáng sản. Có giá trị nhất là đá vôi, sét cao lanh, than nâu và tiềm năng về khí tự nhiên.

- Về mặt kinh tế - xã hội

   + Nguồn lao động dồi dào với truyền thống và kinh nghiệm sản xuất phong phú. Chất lượng lao động đứng hàng đầu cả nước và tập trung phần lớn ở các đô thị.

   + Cơ sở hạ tầng vào loại tốt nhất so với các vùng trong cả nước. Mạng lưới giao thông phát triển mạnh và khả năng cung cấp điện, nước được đảm bảo.

   + Cơ sở vật chất - kĩ thuật cho các ngành kinh tế đã được hình thành và ngày càng hoàn thiện.

   + Là nơi tập trung nhiều di tích, lễ hội, các làng nghề truyền thống.

   + Mạng lưới đô thị tương đối phát triển và dày đặc. Đó cũng đồng thời là các trung tâm kinh tế (chủ yếu là công nghiệp) của vùng, tuy với quy mô khác nhau. Hai trung tâm kinh tế - xã hội vào loại lớn nhất cả nước : Hà Nội, Hải Phòng.

Đề thi đánh giá năng lực

17 tháng 1 2017
Khoáng sản Tên mỏ
Than Quảng Ninh
Đồng - niken Sơn La
Đất hiếm Lai Châu
Sắt Thái Nguyên, Yên Bái
Thiếc, bôxit Cao Bằng
Kẽm - chì Chơ Điền (Bắc Kạn)
Đồng, vàng Lào Cai
Thiếc Tĩnh Túc (Cao Bằng)
Apatit Lào Cai
16 tháng 7 2017

- Số dân đông đã gây sức ép đối với việc phát triển kinh tế - xã hội ở ĐBSH. Trong điều kiện nền kinh tế còn chậm phát triển, việc làm, nhất là ở khu vực thành thị đã ttở thành vấn đề nan giải.

- Các tai biến thiên nhiên (bão, lũ lụt, hạn hán,,..) gây tác hại nhiều mặt đến sản xuất (đặc biệt là sản xuất nông nghiệp) và đời sống.

- Một số tài nguyên (như đất, nước trên mặt...) bị xuống cấp do khai thác quá mức gây khó khăn cho việc nâng cao năng suất cây trồng và vật nuôi.

- Vùng thiếu nguyên liệu. Phần lớn nguyên liệu phải đưa từ vùng khác đến, nên chi phí lớn, giá thành sản phẩm cao,...

27 tháng 6 2019

- Vị trí địa lí của Trung du và miền núi Bắc Bộ: nằm về phía Bắc nước ta, giáp Trung Quốc, Lào, kề vùng kinh tế Đồng bằng sông Hồng, giáp vùng kinh tế Bắc Trung Bộ và giáp Biển Đông.

- Cùng với sự phát triển của hệ thống giao thông vận tải và sự thông thương qua các cửa khẩu, Trung du và miền núi Bắc Bộ có mối quan hệ mật thiết với các tỉnh phía nam Trung Quốc, có khả năng giao lưu với nước ngoài bằng đường biển (qua các cảng ở Quảng Ninh).

- Nằm kề bên vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, nên Trung du và miền núi Bắc Bộ chịu tác động lan toả ngày càng lớn của vùng này.

18 tháng 4 2017

  Bối cảnh: Tình hình quốc tế diễn biến hết sức phức tạp.

      + Nhiều nước XHCN ở Đông Âu và Liên Xô tiến hành cải cách nhưng không thành công.

      + Liên Xô, thành trì của phe XHCN bị tan rã.

      + Nhiều nước XHCN khác bước đầu có những chuyển đổi nền kinh tế và đường lối phát triển,...

  Bối cảnh đó đã ảnh hưởng sâu sắc đến công cuộc Đổi mới của nước ta:

      + Đổi mới ở nước ta là tất yếu và không có sự lựa chọn nào khác.

      + Nước ta đã học tập được nhiều kinh nghiệm của các nước phát triển khác để chọn hướng Đổi mới đúng đắn, đưa công cuộc Đổi mới của nước ta đến thành công.

1 tháng 10 2019

Một số thành tựu đã đạt được là:

    - Nước ta đã thoát khỏi tình trạng khủng hoảng kinh tế - xã hội kéo dài (tính đến năm 2006).

    - Lạm phát được đẩy lùi.

    - Tốc độ tăng trường GDP khá cao. Trong 10 nước ASEAN, tính trung bình giai đoạn 1987 – 2004, tốc độ tăng trưởng GDP của nước ta là 6,9%, chỉ đứng sau Xingapo (7,0%).

    - Cơ cấu chuyển dịch theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Trong cơ cấu, tỉ trọng của khu vực công nghiệp - xây dựng tăng nhanh nhất, tỉ trọng của khu vực nông - lâm ngư nghiệp từng bước giảm.

    - Cơ cấu kinh tế theo lãnh thổ chuyển biến rõ nét.

    - Đạt được nhiều thành tựu to lớn trong công cuộc xóa đói, giảm nghèo và phát triển nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân.

2 tháng 4 2018

- Có nhiều đồng cỏ, chủ yếu trên các cao nguyên ở độ cao 600 - 700m, phát triển chăn nuôi trâu, bò (lấy thịt và lấy sữa), ngựa, dê. Bò sựa được nuôi tập trung ở cao nguyên Mộc Châu (Sơn La). Trâu, bò thịt được nuôi rộng rãi, nhất là trâu. Đàn trâu chiếm 3/5 đàn trâu cả nước, đàn bò bằng 16% đàn bò cả nước (năm 2005).

- Hiện nay, những khó khăn trong công tác vận chuyển các sản phẩm chăn nuôi tới vùng tiêu thụ (đồng bằng và đô thị) làm hạn chế việc phát triển chăn nuôi gia súc lớn của vùng. Thêm vào đó, các đồng cỏ cũng cần được cải tạo, nâng cao năng suất.

- Hoa màu lương thực dành cho chăn nuôi nhiều hơn, nên đàn lợn trong vùng tăng nhanh (chiếm 21% đàn lợn cả nước).

25 tháng 2 2018

Các đảo Cái Bầu, Cát Bà, Lý Sơn, Phú Quý, Phú Quốc; quần đảo gồm các đảo Vân Đồn, Cô Tô, Cát Bà; quần đảo Hoàng Sa, quần đảo Trường Sa, quần đào Côn Đảo (còn gọi là quần đảo Côn Sơn), quần đảo Nam Du, quần đảo Thổ Chu.

11 tháng 10 2018

- Có phần lớn diện tích là đất feralit trên đá phiến, đá vôi và các đá mẹ khác, ngoài ra còn có đất phù sa cổ (ở trung du). Đất phù sa có ở dọc các thung lũng sông và các cánh đồng ở miền núi như Than Uyên, Nghĩa Lộ, Điện Biên, Trùng Khánh...

- Có khí hậu nhiệt đới ẩm, gió mùa, có mùa đông lạnh, lại chịu ảnh hưởng sâu sắc của điều kiện địa hình vùng núi. Nhờ vậy, Trung du và miền núi Bắc Bộ có thế mạnh đặc biệt để phát triển các cây công nghiệp có nguồn gốc cận nhiệt và ôn đới. Đây là vùng chè lớn nhất cả nước, với các loại chè thơm ngon nổi tiếng ở Phú Thọ, Thái Nguyên, Yên Bái, Hà Giang, Sơn La...

   + Các vùng núi giáp biên giới Cao Bằng, Lạng Sơn, trên vùng núi cao Hoàng Liên Sơn có điều kiện khí hậu rất thuận lợi cho trồng các cây thuốc quý (tam thất, đương quy, đỗ trọng, hồi, thảo quả...), các cây ăn quả (mận, đào, lê). Ở Sa Pa có thể trồng rau ôn đới và sản xuất hạt giống quanh năm, trồng hoa xuất khẩu.

   + Khả năng mở rộng diện tích và nâng cao năng suất cây công nghiệp, cây đặc sản còn rất lớn, nhưng khó khăn lớn là:

   + Rét đậm, rét hại, sương muối và tình trạng thiếu nước về mùa đông.

   + Mạng lưới các cơ sở công nghiệp chế biến nồng sản (nguyên liệu cây công nghiệp) chưa cân xứng với thế mạnh của vùng.

- Đẩy mạnh sản xuất cây công nghiệp và cây đặc sản cho phép phát triển nền nông nghiệp hàng hóa có hiệu quả cao và có tác dụng hạn chế nạn du canh, du cư trong vùng.

24 tháng 12 2018

- Huyện đảo Vân Đồn và huyện đảo Cô Tô (tỉnh Quảng Ninh).

- Huyện đảo Cát Hải và huyện đảo Bạch Long Vĩ (thành phố Hải Phòng).

- Huyện đảo Cồn cỏ (tỉnh Quảng Trị)

- Huyện đảo Hoàng Sa (thành phố Đà Nẵng)

- Huyện đảo Lí Sơn (tỉnh Quảng Ngãi).

- Huyện đảo Trường Sa (tỉnh Khánh Hoà).

- Huyện đảo Phú Quý (tỉnh Bình Thuận).

- Huyện đảo Côn Đảo (tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu).

- Huyện đảo Kiên Hải và huyện đảo Phú Quốc (tỉnh Kiên Giang).