K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

21 tháng 10 2017

- Chất khí nở ra khi nóng lên, co lại khi lạnh đi.

Ví dụ: Lắp chặt nút cao su có gắn ống thủy tinh với giọt nước màu trong ống vài bình cầu thủy tinh, để nhốt một lượng khí ở trong bình. Xoa hai tay vào nhau cho nóng lên rồi áp chặt vào bình cầu. Giọt nước màu dâng lên trong ống thủy tinh, chứng tỏ không khí nở ra khi nóng lên. Thôi không áp tay vào bình nữa, giọt nước màu tụt xuống thấp, chứng tỏ không khí co lại khi lạnh đi.

 

- Các chất khí khác nhau nở vì nhiệt giống nhau.

Ví dụ: Ba bình đựng không khí, hơi nước, khí ôxi có thể tích ban đầu là 1000 cm3. Độ tăng thể tích của ba chất khí khi nhiệt độ của nó tăng thêm 500C là:

5 tháng 11 2017

Thể tích của vật rắn bất kì không thấm nước có thể được đo bằng cách:

a) Thả chìm vật đó vào chất lỏng đựng trong bình chia độ. Thể tích của phần chất lỏng dâng lên bằng thể tích của vật.

b) Khi vật rắn không bỏ lọt bình chia độ thì thả vật đó vào trong bình tràn. Thể tích của phần chất lỏng tràn ra bằng thể tích của vật

7 tháng 8 2018

Đổi từ kilôgam sang các đơn vị nhỏ hơn kilôgam như sau:

1 kg = 10 hg = 100 dag = 1000 g = 1000 000 mg

1 hg = 1 lạng = 10 dag = 100 g = 100 000 mg

1 dag = 10 g = 10 000 mg

1 g = 1000 mg.

Đổi từ đơn vị lớn hơn kilôgam sang đơn vị kilôgam như sau:

1 yến = 10 kg

1 tạ = 10 yến = 100 kg

1 tấn = 10 tạ = 100 yến = 1000 kg.

Đổi từ các đơn vị nhỏ hơn kilôgam sang đơn vị kilôgam như sau:

1 mg = 0,001 g = 0,0001 dag = 0,000 01 hg = 0,000 001 kg

1 g = 0,1 dag = 0,01 hg = 0,001 kg

1 dag = 0,1 hg = 0,01 kg

1 hg = 0,1 kg

Đổi từ kilôgam sang các đơn vị lớn hơn kilôgam như sau:

1 kg = 0,1 yến = 0,01 tạ = 0,001 tấn

1 yến = 0,1 tạ = 0,01 tấn

1 tạ = 0,1 tấn.

4 tháng 5 2017

Giới hạn đo (GHĐ) của thước là độ dài lớn nhất ghi trên thước.

5 tháng 4 2018

Để đo độ dài của một vật, thực hiện các bước sau

Bước 1: Ước lượng độ dài cần đo

Bước 2: Chọn thước có GHĐ và ĐCNN phù hợp.

Bước 3: Đặt thước dọc theo độ dài cần đo sao cho một đầu của vật ngang bằng với vạch số 0 của thước.

Bước 4: Đặt mắt nhìn theo hướng vuông góc với cạnh thước ở đầu kia của vật.

Bước 5: Đọc và ghi kết quả đo theo vạch chia gần nhất với đầu kia của vật.

9 tháng 3 2017

Để đo thể tích chất lỏng có thể dùng nhiều dụng cụ khác nhau

- Bình chia độ: dùng để đo thể tích chất lỏng trong phòng thí nghiệm

Bộ ống, cốc, bình chia độ dùng trong phòng thí nghiệm

- Ca đong hay chai lọ có ghi dung tích hoặc vạch chia độ: dùng để đo thể tích chất lỏng trong đời sống, công nghiệp như nước, nước mắm, xăng, dầu,…

- Xi lanh: Dùng để đo thể tích chất lỏng (lượng nhỏ) hay dung dịch thuốc, dùng trong y tế.

12 tháng 1 2019

Bình chia độ là dụng cụ đo thể tích chất lỏng được sử dụng trong phòng thí nghiệm.

Bình chia độ có nhiều loại và mục đích sử dụng khác nhau

- Ống chia độ: là một ống trụ làm từ thủy tinh hoặc nhựa trong, trên thân có thang chia thể tích, miệng ống có vòi, được dùng để đo thể tích chất lỏng không lớn (có GHĐ nhỏ và ĐCNN nhỏ), đựng dung dịch hoặc đo thể tích vật rắn không thấm nước….

- Cốc chia độ: Cốc thủy tinh hoặc nhựa trong, trên thân có vạch chia thể tích, miệng có vòi, được dùng để đựng, đo thể tích chất lỏng hay dung dịch với lượng lớn hơn ống chia độ (GHĐ lớn và ĐCNN lớn).

- Bình tam giác: Bình làm bằng thủy tinh, có dạng hình nón nên gọi là bình tam giác, trên thân có vạch chia thể tích, miệng không có vòi, có nút cao su, thường được dùng trong các thí nghiệm sinh học, hóa học.. để chứa dung dịch hóa chất, thực hiện các phản ứng hóa học cần đun nóng hoặc lắc, hòa tan mẫu.

- Bình cầu: là bình thủy tinh hình cầu, có cổ tròn hoặc dài, trên thân có vạch chia thể tích, được dùng để đựng dung dịch hóa chất trong phòng thí nghiệm, thực hiện các phản ứng cần đun nóng.

24 tháng 11 2017

Đơn vị đo thể tích thường dùng là mét khối (m3) và lít (l)

Ngoài ra còn dùng đơn vị nhỏ hơn mét khối là đềximét khối (dm3) và xentimét khối (cm3 hoặc cc); đơn vị nhỏ hơn lít là mililít (ml).

6 tháng 7 2017

Để đo thể tích chất lỏng, ta thực hiện các bước sau:

Bước 1: Ước lượng thể tích cần đo.

Bước 2: Chọn bình chia độ có giới hạn đo (GHĐ) và độ chia nhỏ nhất (ĐCNN) phù hợp

Bước 3: Đặt bình chia độ thẳng đứng

Bước 4: Đặt mắt nhìn ngang với độ cao mực chất lỏng trong bình.

Bước 5: Đọc và ghi kết qua đo theo vạch chia gần nhất với mực chất lỏng. cm3

20 tháng 8 2017

Mọi vật đều có khối lượng. Khối lượng sữa trong hộp, khối lượng bột giặt trong túi, v.v… chỉ lượng sữa trong hộp, lượng bột giặt trong túi, v.v… Khối lượng của một vật chỉ lượng chất tạo thành vật đó.