K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

6 tháng 12 2018

Kinh độ của 1 điểm là số độ chỉ khoảng cách từ kinh tuyến đi qua địa điểm đó đến chỗ KT gốc.

Vĩ độ của 1 điểm là số độ chỉ khoảng cách từ vĩ tuyến đi qua địa điểm đó đến VT gốc

6 tháng 12 2018

Kinh độ của một điểm là số độ chỉ khoảng cách từ kinh tuyến gốc đến kinh tuyến đi qua điểm đó.

Vĩ độ của một điểm là số độ chỉ khoảng cách từ vĩ tuyên gốc đến vĩ tuyến đi qua điểm đó.

( Bn có thể xem trong SGK.)

6 tháng 12 2018

-Lớp vỏ Trái Đất có vai trò rất quan trọng vì nó là nơi tồn tại của các thành phần tự nhiên như không khí, nước,..... và nơi sinh sống của con người.

- Bề mặt Trái Đất gồm các điạ mảng. Các địa mảng làm hai việc chính: xô vào nhau và tách xa nhau. Nếu hai địa màng xô vào nhau sẽ hình thành núi,.....

6 tháng 12 2018

Vỏ trái đất là nơi tồn tại của các thành phần tự nhiên và là nơi sống , hoạt động của xã hội loài người.

( Còn lại mk thuakhocroi)

6 tháng 12 2018

- Nguyên nhân :
+ Do Bắc Mĩ trải dài nhiều vĩ độ, từ vòng cực Bắc đến vĩ độ 15°B, nên đã tạo ra sự phân hoá bắc - nam.
+ Do yếu tố địa hình và vị trí gần hay xa biển đã tạo ra sự phân hoá đông - tây.
Hệ thống Coóc-đi-e đồ sộ kéo dài theo hướng bắc - nam đã ngăn cản sự di chuyển của các khối khí từ biển vào, làm cho các cao nguyên, bồn địa và sườn đông Coóc-đi-e có lượng mưa rất ít, hình thành khí hậu hoang mạc và nửa hoang mạc. Đồng thời các dãy núi cao cũng làm thay đổi nhiệt độ và lượng mưa khi lên cao.

6 tháng 12 2018

Hiệu ứng nhà kính là hiệu ứng làm cho không khí của Trái đất nóng lên do bức xạ sóng ngắn của Mặt trời có thể xuyên qua tầng khí quyển chiếu xuống mặt đất; mặt đất hấp thu nóng lên lại bức xạ sóng dài vào khí quyển để CO2 hấp thu làm cho không khí nóng lên. CO2 trong khí quyển giống như một tầng kính dày bao phủ Trái đất, làm cho Trái đất không khác gì một nhà kính lớn. Theo tính toán, nếu không có lớp khí quyển, nhiệt độ trung bình ở lớp bề mặt Trái đất sẽ xuống tới -23 độ C, nhưng nhiệt độ trung bình thực tế là 15 độ C, có nghĩa là hiệu ứng nhà kính đã làm cho Trái đất nóng lên 38 độ C.

Ngoài CO2 ra, còn có metan, ozôn, các halogen và hơi nước cũng có tác dụng quan trọng gây hiệu ứng nhà kính. Cùng với sự phát triển dân số và công nghiệp với tốc độ cao, CO2 thải vào khí quyển cũng tăng theo.

Hậu quả của hiệu ứng nhà kính rất nghiêm trọng. Trước hết là làm cho sinh thái biến đổi lớn. Sa mạc càng mở rộng, đất đai càng bị xói mòn, rừng càng lùi thêm về vùng cực, hạn hán rất nặng, lượng mưa tăng thêm 7-11%. Mùa đông càng ẩm, mùa hè càng khô. Vùng nhiệt đới càng ẩm ướt, vùng khô á nhiệt đới càng hạn, khiến cho các công trình thủy lợi phải điều chỉnh lại. Khu vực ven biển sẽ bị thiên tai đe dọa khủng khiếp. Vì nhiệt độ tăng lên, những tảng băng ở vùng cực sẽ tan

3 tháng 1 2019

Hiệu ứng nhà kính là gì?

Hiệu ứng nhà kính, dùng để chỉ hiệu ứng xảy ra khi năng lượng bức xạ của tia sáng mặt trời, xuyên qua các cửa sổ hoặc mái nhà bằng kính, được hấp thụ và phân tán trở lại thành nhiệt lượng cho bầu không gian bên trong, dẫn đến việc sưởi ấm toàn bộ không gian bên trong chứ không phải chỉ ở những chỗ được chiếu sáng.

Hiệu ứng nhà kính diễn ra khi khí quyển chứa khí đã hấp thụ tia cực quang. Hơi nóng từ mặt trời xuống Trái Đất đã bị giữ lại ở tầng đối lưu, tạo ra hiệu ứng nhà kính ở bề mặt các hành tinh hoặc các Vệ tinh. Cơ cấu hoạt động này không khác nhiều so với một nhà kính (dùng để cho cây trồng) thật, điều khác biệt là nhà kính (cây trồng) có các cơ cấu cách biệt hơi nóng bên trong để giữ ấm không bị mất qua quá trình đối lưu.

Hiệu ứng nhà kính được khám phá bởi nhà khoa học Joseph Fourier vào năm 1824, thí nghiệm đầu tiên có thể tin cậy được là bởi nhà khoa học John Tyndall vào năm 1858, và bản báo cáo định lượng kĩ càng được thực hiện bởi nhà khoa học Svante Arrhenius vào năm 1896.

Một ví dụ về Hiệu ứng nhà kính làm cho nhiệt độ của không gian bên trong của một nhà trồng cây làm bằng kính tăng lên khi Mặt Trời chiếu vào. Nhờ vào sức ấm này mà cây có thể đâm chồi, ra hoa và kết trái sớm hơn. Ngày nay người ta hiểu khái niệm này rộng hơn, dẫn xuất từ khái niệm này để miêu tả hiện tượng nghẽn nhiệt trong bầu khí quyển của Trái Đất được Mặt Trời chiếu sáng là hiệu ứng nhà kính khí quyển.

Đối với môi trường, hiệu ứng nhà kính là thuật ngữ dùng để miêu tả hiện tượng nghẽn nhiệt trong bầu khí quyển Trái Đất do sức nóng của phần ánh sáng mặt trời không thể phản xạ ra bên ngoài.

--

Nguyên nhân gây ra hiệu ứng nhà kính:

Có nhiều khí gây hiệu ứng nhà kính, gồm CO2, CH4, CFC, SO2, hơi nước ... Khi ánh sáng mặt trời chiếu vào Trái Đất, một phần được Trái Đất hấp thu và một phần được phản xạ vào không gian. các khí nhà kính có tác dụng giữ lại nhiệt của mặt trời, không cho nó phản xạ đi, nếu các khí nhà kính tồn tại vừa phải thì chúng giúp cho nhiệt độ Trái Đất không quá lạnh nhưng nếu chúng có quá nhiều trong khí quyển thì kết quả là Trái Đất nóng lên.

Hậu quả hiệu ứng nhà kính tác động đến môi trường:


Gây ra biến đổi khí hậu, thởi tiết khiến lượng mưa và nhiệt độ thay đổi tạo điều kiện thuận lợi để bệnh truyền nhiễm phát triển và sinh sôi.

Khi nhiệt độ trái đất tăng lên hiện tượng băng tan ở hai cực sẽ xảy ra không chỉ là hiểm họa với các loai sinh vật sống trong môi trường khí hậu lạnh mà còn là hiểm họa tiềm tàng cho con người và các loài sinh vật khác do lượng nước lớn do băng tan tạo ra sẽ nhấn chìm các vùng đất thấp.

Những ảnh hưởng có thể xảy ra do hiệu ứng nhà kính:

Việc tăng nồng độ các khí nhà kính do loài người gây ra, hiệu ứng nhà kính nhân loại, sẽ làm tăng nhiệt độ trên toàn cầu (sự nóng lên của khí hậu toàn cầu) và như vậy sẽ làm thay đổi khí hậu trong các thập kỷ và thập niên kế đến.

Một số hậu quả liên đới với việc thay đổi khí hậu do hiệu ứng này có thể gây ra:

Các nguồn nước: Chất lượng và số lượng của nước uống, nước tưới tiêu, nước cho kỹ nghệ và cho các máy phát điện, và sức khỏe của các loài thủy sản có thể bịảnh hưởng nghiêm trọng bởi sự thay đổi của các trận mưa rào và bởi sự tăng khí bốc hơi. Mưa tăng có thể gây lụt lội thường xuyên hơn. Khí hậu thay đổi có thể làm đầy các lòng chảo nối với sông ngòi trên thế giới.

Các tài nguyên bờ biển: Chỉ tại riêng Hoa Kỳ, mực nước biển dựđoán tăng 50 cm vào năm 2100, có thể làm mất đi 5.000 dặm vuông đất khô ráo và 4.000 dặm vuông đất ướt.

Sinh vật: Sự nóng lên của trái đất làm thay đổi điều kiện sống bình thường của các sinh vật trên trái đất. Một số loài sinh vật thích nghi với điều kiện mới sẽ thuận lợi phát triển. Trong khi đó nhiều loài bị thu hẹp về diện tích hoặc bị tiêu diệt.

Sức khỏe: Nhiều loại bệnh tật mới đối với con người xuất hiện, các loại dịch bệnh lan tràn, sức khoẻ của con người bị suy giảm. Số người chết vì nóng có thể tăng do nhiệt độ cao trong những chu kì dài hơn trước. Sự thay đổi lượng mưa và nhiệt độ có thể đẩy mạnh các bệnh truyền nhiễm.

Lâm nghiệp: Nhiệt độ cao hơn tạo điều kiện cho nạn cháy rừng dễ xảy ra hơn.

Năng lượng và vận chuyển: Nhiệt độ ấm hơn tăng nhu cầu làm lạnh và giảm nhu cầu làm nóng. Sẽ có ít sự hư hại do vận chuyển trong mùa đông hơn, nhưng vận chuyển đường thủy có thể bịảnh hưởng bởi số trận lụt tăng hay bởi sự giảm mực nước sông.

Xa hơn nữa nếu nhiệt độ của quả đất đủ cao thì có thể làm tan nhanh băng tuyết ở Bắc Cực và Nam Cực và do đó mực nước biển sẽ tăng quá cao, có thể dẫn đến nạn hồng thủy

Các biện pháp để giảm trừ hiệu ứng nhà kính:

Một trong những cố gắng đầu tiên của nhân loại để giảm mức độ ấm dần do khí thải kỹ nghệ là việc các quốc gia đã tham gia bàn thảo và tìm cách kí kết một hiệp ước có tên là Nghị định thư Kyoto.

Tuy nhiên, về phía nội bộ nước Mỹ và các nước tiên tiến khác, nhiều nỗ lực để giảm khí độc mà chủ yếu thải ra từ xe máy nổ và các nhà máy kỹ nghệ đã được áp dụng khá mạnh mẽ. Ở Hoa Kỳ, hầu hết các tiểu bang đều có luật bắt buộc các phương tiện giao thông dùng động cơ nổ phải có giấy chứng nhận qua được các thử nghiệm định kì về việc đạt tiêu chuẩn nhả khói của hệ thống xe.

Trồng nhiều cây xanh (nhất là những loại cây hấp thụ nhiều CO2 trong quá trình quang hợp) nhằm làm giảm lượng khí CO2 trong bầu khí quyển, từ đó làm giảm hiệu ứng nhà kính khí quyển.

Hãy tiết kiệm điện: Một phần điện năng được sản xuất từ việc đốt các nhiên liệu hóa thạch, sinh ra một lượng khí CO2 lớn. Hãy sử dụng ánh sáng tự nhiên, dùng bóng đèn tiết kiệm điện, tắt hết các thiết bịđiện khi ra khỏi phòng.

Khi cần di chuyển những quãng đường gần, hãy đi bộ thay vì dùng xe máy. Sử dụng các phương tiện giao thông công cộng, đi học bằng xe đạp, vừa bảo vệ được túi tiền lại vừa bảo vệ môi trường!

Hãy cho những cái bếp than hay bếp dầu “cổ lổ” đi vào quá khứ, sử dụng bếp gas vừa nhanh lẹ vừa tốt cho môi trường.

Hãy dùng Hàng Việt Nam chất lượng cao. Tại sao chúng ta lại ăn nho Mĩ, táo New Zealand trong khi đất nước ta bốn mùa đều có trái cây tươi ngon, không có chất bảo quản? Việc vận chuyển hàng hóa giữa các nước tạo ra một lượng khí CO2 khổng lồ và đó rõ ràng là một sự lãng phí tài nguyên rất lớn.

Hãy tiết kiệm giấy (in giấy ở cả 2 mặt, sử dụng tập cũ để làm giấy nháp…), tái chế bao nilông, vỏ chai nhựa sẽ giúp bảo vệ môi trường và giảm khí CO2 trong quá trình sản xuất.

6 tháng 12 2018
Môi trường : Không khí , Nguồn nước , không gian sống , .....là tài sản vô giá đối với sức khỏe của con người , của thực vật và động vật sống ." Trời" có thể bắt ta nghèo chứ trời đâu có bắt ta ở bẩn ???. Vậy tại sao chúng ta không ở cho sạch . Sạch từ trong nhà ra xung quanh. Mỗi người hãy tự sạch chỗ ở của mình và xung quanh mình thì trái đất của chúng ta chỗ nào cũng sạch . Biết vứt rác đúng chỗ , thải chất bẩn đúng nơi , ....Ngoài việc tái chế lại , đốt , ...tôi mong muốn các nhà khoa học hãy vào cuộc tìm cách hủy các chất thải chỉ trong tíc tắc với một loại hóa chất nào đó ( với điều kiện hóa chất đó ko độc hại ), các nhà khoa học của chúng ta giỏi lắm mà . Tại sao có mỗi việc LÀM cho SẠCH NHÀ trái đất mà cũng ko làm nổi ? ...Vẫn biết mỗi CÔNG DÂN của ngôi nhà chung Trái đất trước hết phải có trách nhiệm đối với nơi ở của chính mình , có như vậy mới mong TRÁI đất của chúng ta chỗ nào cũng : Xanh ,sạch ,đẹp ...được ....
Bản thân tôi , tôi rất có ý thức về nơi ở của mình .Luôn làm cho nó sạch , xanh , và cố gắng đẹp ....
3 tháng 1 2019

Môi trường : Không khí , Nguồn nước , không gian sống , .....là tài sản vô giá đối với sức khỏe của con người , của thực vật và động vật sống ." Trời" có thể bắt ta nghèo chứ trời đâu có bắt ta ở bẩn ???. Vậy tại sao chúng ta không ở cho sạch . Sạch từ trong nhà ra xung quanh. Mỗi người hãy tự sạch chỗ ở của mình và xung quanh mình thì trái đất của chúng ta chỗ nào cũng sạch . Biết vứt rác đúng chỗ , thải chất bẩn đúng nơi , ....Ngoài việc tái chế lại , đốt , ...tôi mong muốn các nhà khoa học hãy vào cuộc tìm cách hủy các chất thải chỉ trong tíc tắc với một loại hóa chất nào đó ( với điều kiện hóa chất đó ko độc hại ), các nhà khoa học của chúng ta giỏi lắm mà . Tại sao có mỗi việc LÀM cho SẠCH NHÀ trái đất mà cũng ko làm nổi ? ...Vẫn biết mỗi CÔNG DÂN của ngôi nhà chung Trái đất trước hết phải có trách nhiệm đối với nơi ở của chính mình , có như vậy mới mong TRÁI đất của chúng ta chỗ nào cũng : Xanh ,sạch ,đẹp ...được ....
Bản thân tôi , tôi rất có ý thức về nơi ở của mình .Luôn làm cho nó sạch , xanh , và cố gắng đẹp ....

6 tháng 12 2018

* Chuyển động tự quay quanh trục của Trái Đất:

- Trái Đất tự quay quanh một trục tưởng tượng nối liền hai cực và nghiêng 66o33' trên mặt phẳng quỹ đạo
- Hướng tự quay trái đất từ Tây sang Đông
- Thời gian tự quay 1 vòng quanh trục là 24 giờ.

* Chuyển động của Trái Đất quanh Mặt Trời

- Trái đất chuyển động quanh mặt trời theo hướng từ Tây sang Đông trên quỹ đạo có hình elíp gần tròn .
- Trái đất chuyển động một vòng quanh mặt trời trên quỹ đạo hết 365 ngày 6 giờ.
- Trong khi chuyển động trên quỹ đạo, Trái Đất lúc nào cũng giữ nguyên độ nghiêng và hướng nghiêng của trục không đổi → chuyển động tịnh tiến.

Chúc em học tốt!

7 tháng 12 2018

Cảm ơn cô

6 tháng 12 2018

Vĩ tuyến 23o27'B : chí tuyến Bắc

Vĩ tuyến 23o27'N: chí tuyến Nam

Vĩ tuyến 66o33'B: vòng cực Bắc

Vĩ tuyến 66o33'N: vòng cực Nam

Giới hạn miền cực: từ vòng cực Bắc đến cực Bắc và từ vòng cực Nam đến cực Nam

Chúc em học tốt!

e cảm ơn cô ạ

 

Câu 1 : Vì sao vỏ Trái Đất có vai trò rất quan trọng? A. Do một số địa mảng nằm kề nhau cấu tạo nên. B. Là một lớp đá rắn chắc , rất mỏng nằm ở ngoài cùng . C . nơi xảy ra các quá trình hình thành núi , động đất và núi lửa D . nơi tồn tại các thành phần tự nhiên và hoạt động xã hội của con người Câu 2 : nơi tiếp xúc của hai địa mảng xô vào nhau thì hình thành nên : A. Đá bị nén ép , nhô lên thành...
Đọc tiếp

Câu 1 : Vì sao vỏ Trái Đất có vai trò rất quan trọng?

A. Do một số địa mảng nằm kề nhau cấu tạo nên.

B. Là một lớp đá rắn chắc , rất mỏng nằm ở ngoài cùng .

C . nơi xảy ra các quá trình hình thành núi , động đất và núi lửa

D . nơi tồn tại các thành phần tự nhiên và hoạt động xã hội của con người

Câu 2 : nơi tiếp xúc của hai địa mảng xô vào nhau thì hình thành nên :

A. Đá bị nén ép , nhô lên thành núi

B. núi ngầm dưới đáy đại dương

C. đồng bằng Phù Sa màu mỡ

D. địa hình bị bóc mòn , san bằng

Câu 3 : lớp vỏ trái đất rất mỏng , chỉ chiếm ........% thể tích và 1% khối lượng của trái đất

A. 5%

B. 10%

C. 15%

D. 20%

Câu 4 : các địa mảng không cố định mà di chuyển:

A. Chậm

B. Nhanh

C. Rất nhanh

D. Rất chậm

Câu 5 : lục địa phân bố chủ yếu ở nửa cầu nào?

A. Bắc

B. Nam

C. Đông

D. Tây

Câu 6: những Lục địa nào Nằm hoàn toàn ở nửa cầu Bắc?

A. Á - Âu , Phi

B. Á - Âu , Bắc Mĩ

C. Bắc Mỹ , phi

D. Á - Âu , Nam Mĩ

Câu 7 : những Lục địa nào Nằm hoàn toàn ở nửa cầu Nam?

A. Bắc Mĩ , Nam Mĩ

B. Á - Âu , Bắc Mĩ

C. Ô - xtrây - li - a , Nam cực

D. Nam cực , Phi

Câu 8: Việt Nam nằm ở Lục địa nào?

A. Á - Âu

B. Phi

C. Bắc Mĩ

D. Nam Mĩ

Câu 9 : vùng nào ở nước ta xảy ra nhiều trận động đất nhất?

A. Đông Bắc

B. Tây Bắc

C. Bắc Trung Bộ

D. Tây Nguyên

2
6 tháng 12 2018

Câu 1 : Vì sao vỏ Trái Đất có vai trò rất quan trọng?

A. Do một số địa mảng nằm kề nhau cấu tạo nên.

B. Là một lớp đá rắn chắc , rất mỏng nằm ở ngoài cùng .

C . nơi xảy ra các quá trình hình thành núi , động đất và núi lửa

D . nơi tồn tại các thành phần tự nhiên và hoạt động xã hội của con người .

Câu 2 : nơi tiếp xúc của hai địa mảng xô vào nhau thì hình thành nên :

A. Đá bị nén ép , nhô lên thành núi

B. núi ngầm dưới đáy đại dương

C. đồng bằng Phù Sa màu mỡ

D. địa hình bị bóc mòn , san bằng

Câu 3 : lớp vỏ trái đất rất mỏng , chỉ chiếm ........% thể tích và 1% khối lượng của trái đất

A. 5%

B. 10%

C. 15%

D. 20%

Câu 4 : các địa mảng không cố định mà di chuyển:

A. Chậm

B. Nhanh

C. Rất nhanh

D. Rất chậm

Câu 5 : lục địa phân bố chủ yếu ở nửa cầu nào?

A. Bắc

B. Nam

C. Đông

D. Tây

Câu 6: những Lục địa nào Nằm hoàn toàn ở nửa cầu Bắc?

A. Á - Âu , Phi

B. Á - Âu , Bắc Mĩ

C. Bắc Mỹ , Phi

D. Á - Âu , Nam Mĩ

Câu 7 : những Lục địa nào Nằm hoàn toàn ở nửa cầu Nam?

A. Bắc Mĩ , Nam Mĩ

B. Á - Âu , Bắc Mĩ

C. Ô - xtrây - li - a , Nam Cực

D. Nam cực , Phi

Câu 8: Việt Nam nằm ở Lục địa nào?

A. Á - Âu

B. Phi

C. Bắc Mĩ

D. Nam Mĩ

Câu 9 : vùng nào ở nước ta xảy ra nhiều trận động đất nhất?

A. Đông Bắc

B. Tây Bắc

C. Bắc Trung Bộ

D. Tây Nguyên

5 tháng 12 2018

1. D 2. A 3. C 4. D 5. A

6. B 7. C 8. A 9. D

25 tháng 12 2018

bn viết tắt quá mk ko hiểu được

5 tháng 12 2018

Vào ngày 22/6, BCB ngả về phía Mặt Trời nên có góc chiếu lớn, nhận được nhiều ánh sáng và nhiệt, còn BCN chếch xa phía Mặt Trời nên có góc chiếu nhỏ, nhận được ít ánh sáng và nhiệt. Vì vậy, lúc này là mùa nóng ở BCB và mùa lạnh ở BCN

Vào ngày 22/12 thì ngược lại, BCB chếch xa phía Mặt Trời và BCN ngả về phía Mặt Trời do đó đây là mùa nóng ở BCN và mùa lạnh ở BCB.

Chúc em học tốt!