K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

11 tháng 12 2019

- Đời sống tinh thần:

+ Xã hội chia thành nhiều tầng lớp. Sự phân biệt giữa các tầng lớp chưa sâu sắc.

+ Cư dân thường tổ chức lễ hội, vui chơi.

+ Những phong tục làm bánh, thờ cúng, vui chơi được tổ chức

12 tháng 12 2019

cảm ơn bạn Thiên Yết nhé!!:)))

11 tháng 12 2019

bn vào đây tham khảo

Lịch sử Việt Nam – Wikipedia tiếng Việt

11 tháng 12 2019

Vào khoảng các thế kỉ VIII - VII TCN, ở vùng đồng bằng ven các sông lớn thuộc Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ ngày nay, đã dần dần hình thành những bộ lạc lớn, gần gũi nhau về tiếng nói và phương thức hoạt động kinh tế, sản xuất phát triển.

- Trong các chiềng, chạ, một số người giàu lên, được bầu làm người đứng đầu để trông coi mọi việc; một số ít nghèo khổ, phải rơi vào cảnh nô tì. Mâu thuẫn giữa người giàu và người nghèo đã nảy sinh và ngày càng tăng thêm.

- Việc mở rộng nghề nông trồng lúa nước ở vùng đồng bằng ven các con sông lớn gặp nhiều khó khăn.

=> Vì vậy, cần phải có người chỉ huy đứng ra tập hợp nhân dân các làng bản chống lại lụt lội, bảo vệ mùa màng (làm thủy lợi).

- Cần có thủ lĩnh chỉ đạo các cuộc đấu tranh chống xung đột.

=> Nhà nước Văn Lang đã ra đời trong hoàn cảnh phức tạp trên.


11 tháng 12 2019

Nhà nước Văn Lang ra đời trong hoàn cảnh phân hóa giàu nghèo, đặt ra yêu cầu thủy trị, giải quyết việc xâm lược.

10 tháng 12 2019

Nghề nông trồng lúa nước ra đời ở đâu và trong điều kiện nào?

- Nghề nông trồng lúa nước ra đời ở đồng bằng ven sông, suối, biển, thung lũng.

+ Các nhà khoa học đã tìm hàng loạt lưỡi cuốc đá được mài nhẵn toàn bộ ở các di chỉ Hoa Lộc, Phùng Nguyên...

+ Người ta còn tìm thấy ở đây gạo cháy, dấu vết thóc lúa bên cạnh các bình, vò đất nung lớn. => Nghề nông trồng lúa đã ra đời. Trên các vùng cư trú rộng lớn ở đồng bằng ven sông, ven biển, cây lúa nước dần dần trở thành cây lương thực chính của con người. Cây lúa cũng được trồng ở vùng thung lũng, ven suối.

- Việc trồng các loại rau, đậu, bầu, bí... và việc chăn nuôi gia súc, đánh cá... cũng ngày càng phát triển.

=> Cuộc sống của con người được ổn định hơn và vùng đồng bằng màu mỡ của các con sông lớn như sông Hồng, sông Mã, sông cà, sông Thu Bồn, sông cửu Long ... dần dần trở thành nơi sinh sống lâu dài của con người ở đây.

10 tháng 12 2019

- Nghề nông trồng lúa nước ra đời ở đồng bằng ven sông, suối, biển, thung lũng.

+ Các nhà khoa học đã tìm hàng loạt lưỡi cuốc đá được mài nhẵn toàn bộ ở các di chỉ Hoa Lộc, Phùng Nguyên...

+ Người ta còn tìm thấy ở đây gạo cháy, dấu vết thóc lúa bên cạnh các bình, vò đất nung lớn. => Nghề nông trồng lúa đã ra đời. Trên các vùng cư trú rộng lớn ở đồng bằng ven sông, ven biển, cây lúa nước dần dần trở thành cây lương thực chính của con người. Cây lúa cũng được trồng ở vùng thung lũng, ven suối.

- Việc trồng các loại rau, đậu, bầu, bí... và việc chăn nuôi gia súc, đánh cá... cũng ngày càng phát triển.

=> Cuộc sống của con người được ổn định hơn và vùng đồng bằng màu mỡ của các con sông lớn như sông Hồng, sông Mã, sông cà, sông Thu Bồn, sông cửu Long ... dần dần trở thành nơi sinh sống lâu dài của con người ở đây.

10 tháng 12 2019

- Các thành tựu văn hóa thời cổ đại rất phong phú, đa dạng, sáng tạo và có giá trị thực tiễn đã nói lên được tài năng, sự lao động nghiêm túc với trình độ cao của con người hồi đó.

- Thành tựu của nền văn hóa cổ đại còn đặt nền móng cho nhiều ngành khoa học và sự phát triển của văn minh nhân loại sau này.

10 tháng 12 2019

thanks vui

10 tháng 12 2019

Để giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ, em đã :

  • Quảng bá với bạn bè và mọi người về mảnh đất của mình
  • Giới thiệu về nghề truyền thống của gia đình và dòng họ
  • Luôn tự hào về quê hương của mình dù đi đến tận nơi đâu

Dự kiến em sẽ tiếp tục quảng bá về ngành nghề truyền thống của quê hương, vừa giữ gìn nét đẹp quê hương, vừa cố gắng tìm kiếm khách hàng cho bố mẹ cũng như các cô chú.

9 tháng 12 2019

Câu hỏi của em rất hay, tuy nhiên câu trả lời sẽ tương đối phức tạp

- Cây lương thực chính của người Việt cổ là cây lúa, tuy nhiên có giả thuyết cho rằng là lúa nước, có giả thuyết cho rằng là lúa tẻ.

- Các nhà nghiên cứu cho rằng cây lương thực chính ban đầu là cây lúa nếp, sau này, khi dân cư Việt cổ tiến xuống khai phá đồng bằng mạnh mẽ thì người Việt dần chuyển sang ăn gạo tẻ và gạo tẻ trở thành cây lương thực chính vì

+ Khi xuống đồng bằng, đất đai màu mỡ, nguồn nước nhiều, trồng lúa tẻ thích hợp.

+ Dân số tăng nhanh, áp lực dân số trở nên rất lớn nên gạo tẻ (năng suất cao, sản lượng lớn) đáp ứng được nhu cầu ăn của cư dân so với gạo nếp (năng suất thấp hơn, sản lượng thấp).

Một câu hỏi rấy hay, cô rất mong các em có thể cùng nhau đưa ra ý kiến, tranh luận nhằm bổ sung đóng góp cho câu trả lời.

17 tháng 2 2020

1.Nhà nước Văn Lang ra đời trong hoàn cảnh nào và được thành lập như thế nào?

2.Nêu đời sống vật chất và tinh thần của cư dân Văn Lang

Trắc nghiệm

1.Âm lịch và thiên văn học phương Đông ra đời do nhu cầu:

A.Sản xuất nông nghiệp

B.Tìm hiểu vũ trụ

C.Cúng tế thần linh

D.Phục vụ buôn bán

2.Công trình kiến trúc nào sau đây không phải của Phương Tây cổ đại

A.Đấu trường roma

B.Đền Pác-tê-nông

C.Lực sĩ ném đá

D.Vườn treo babylon

3.Công trình kiến trúc nào sau đây không phải của Phương Đông cổ đại?

A.Vườn treo babylon

B.Lực sĩ ném đá

C.Vạn Lý trường thành

D.Kim tự tháp

NHƯ THẾ ĐẤY

8 tháng 12 2019

1. Em có nhận xét gì về đời sống, vật chất và tinh thần của cư dân Văn Lang? Cho ví dụ

=> - Ở: phổ biến là nhà sàn mái cong hình thuyền hay mái tròn hình mui thuyền, làm bằng gỗ, tre, nứa, lá, có cầu thang tre (hay gỗ) để lên xuống.

- Làng, chạ thường gồm vài chục gia đình, sống quây quần ở ven đồi hoặc ở vùng đất cao ven sông, ven biển, ở một vài làng, chạ, người ta đã biết dùng tre rào quanh làng để ngăn thú dữ.

- Đi lại: chủ yếu bằng thuyền.

- Ăn: thức ăn chính hằng ngày là cơm nếp, cơm tẻ, rau, cà, thịt, cá. Trong bữa ăn, người ta đã biết dùng mâm, bát, muôi. Họ còn biết làm muối, mắm cá và dùng gừng làm gia vị.

- Mặc: Ngày thường, nam thì đóng khố, mình trần, đi chân đất; còn nữ thì mặc váy, áo xẻ giữa, có yếm che ngực. Mái tóc có nhiều kiểu: hoặc cắt ngắn bó xõa, hoặc búi tó, hoặc tết đuôi sam thả sau lưng. Ngày lễ, họ thích đeo các đồ trang sức như vòng tay, hạt chuỗi, khuyên tai. Phụ nữ mặc váy xòe kết bằng lông chim, đội mũ cắm lông chim hay bông lau.

2.Thời Văn Lang và Âu Lạc có gì giống và khác nhau?

* Giống nhau:

- Vua là người đứng đầu nhà nước, nắm mọi quyền hành. Bộ máy nhà nước được tổ chức từ trên xuống dưới, lấy làng, chạ làm cơ sở (đơn vị hành chính).

- Còn đơn giản, sơ khai nhưng đã là tổ chức chính quyền cai quản cả nước.

* Khác nhau:

Nội dung

Nhà nước Văn Lang

Nhà nước Âu Lạc

Kinh đô

Bạch Hạc (Phú Thọ).

Phong Khê (Cổ Loa, Đông Anh, Hà Nội).

Quân đội

Chưa có.

Bộ binh, thủy binh, trang bị vũ khí bằng đồng như giáo, rìu chiến, dao găm, nỏ.

Thành quách

Chưa có.

Thành Cổ Loa.

Quyền lực của vua

Chưa cao.

Cao hơn, tập trung hơn.

Phân hóa xã hội

Chưa có sự phân hóa sâu sắc.

Sự phân biệt giữa tầng lớp thống trị và nhân dân sâu sắc hơn.

3.Em hãy kể một câu chuyện nói về những sáng tạo của cư dân Văn Lang trong cuộc sống và sản xuất?

=> Tam Quốc diễn nghĩa ( cái này không chắc )

9 tháng 12 2019

câu chuyện Tam Quốc diễn nghĩa có thể là câu chuyện nói về sự sáng tạo của cư dân Văn Lang trong cuộc sống và sản xuất ak?