K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

7 tháng 2 2020

Câu 1:

- Vật bị nhiễm điện có khả năng hút các vật khác và làm sáng đèn bút thử điện.

- Hai vật bất kì cọ xát với nhau nhiễm điện tích trái dấu do có sự dịch chuyển electron.

Câu 2:

a)

- Vì C đẩy B => C và B cùng dấu.

=> B nhiễm điện dương.

- Vì A hút B => A và B trái dấu.

=> A nhiễm điện âm.

b)

- Vì thanh thủy tinh cọ xát với lụa nhiễm điện dương => Thanh thủy tinh và vật C nhiễm điện cùng dấu => 2 vật đẩy nhau.

8 tháng 2 2020

Dạ cảm ơn các bạn rất nhiều!

7 tháng 2 2020

Trả lời:

— Có nhiều hồ rộng và sông lớn.
— Có diện tích đất nông nghiệp lớn.
— Có các trung tâm khoa học, ứng dụng công nghệ... số lượng máy nông nghiệp nhiều, chính sách trợ giá của Nhà nước.
— Phần lớn có khí hậu ôn đới và một phần cận nhiệt đới.
— Lao động có trình độ cao, khoa học - kĩ thuật tiên tiến.
— Dễ dàng cho việc cơ giới hoá, hoá học hoá trong sản xuất nông nghiệp

Source: Bài 1 trang 121 sgk địa lí 7 - loigiaihay.com https://loigiaihay.com/bai-1-trang-121-sgk-dia-li-7-c90a13154.html

7 tháng 2 2020

Nông nghiệp Bắc Mỹ phát triển mạnh , đạt trình độ cao nhờ :

+ Có điều kiện tự nhiên thuận lợi ( Đất nông nghiệp có diện tích lớn, có cả 3 đới khí hậu, nguồn nước dồi dào…)

+ Có trình độ kỹ thuật công nghệ tiên tiến ( áp dụng công nghệ sinh học rộng rãi; sử dụng nhiều máy móc, phân bón, thuốc trừ sâu; được sự hỗ trợ của các trung tâm khoa học ứng dụng… )

+ Nền nông nghiệp hoạt động hiệu quả .

- Tỷ lệ lao động trong nông nghiệp rất thấp ( 4,4% ở Hoa Kỳ, 2,7% ở Canada ).

- Năng suất lao động cao, sản xuất ra khối lượng rất lớn .

+ Công nghệ sinh học được ứng dụng mạnh mẽ trong sản xuất nông nghiệp .

a, Vật A : nhiễm điện âm,vật B nhiễm điện dương

b, bị nhiễm điện 

....... 

a) Vật A bị nhiễm điện âm, vật B bị nhiễm điện âm

Vì 2 vật sẽ đẩy nhau nếu 2 vật mang cùng điện tích, 2 vật sẽ hút nhau nếu 2 vật mang khác điện tích

b)  Thanh nhựa sẫm màu đã cọ xát với vải khô sẽ mang điện tích âm , nên thanh nhựa sẽ đẩy vật A

7 tháng 2 2020

a,Phương thức biểu đạt chính là biểu cảm
Nội dung chính là nói về thân phận của người phụ nữ trong xã hội phong kiến xưa

c,( Mk chưa làm được, xin lỗi bn nhé)

d, Người phụ nữ trong xã hội hiện đại đã được nhìn nhận một cách công bằng hơn.

- Người phụ nữ được đi học, được nắm quyền hành trong xã hội và đóng góp nhiều cho sự phát triển xã hội.

- Tuy nhiên, ở một vài góc tối vẫn xảy ra tình trạng bạo hành với phụ nữ, tư tưởng trọng nam khinh nữ vẫn còn tồn tại đâu đó




.

7 tháng 2 2020

ai giúp mik vs mình cx đang gấp, please

7 tháng 2 2020

Sách, dù là ở thời đại nào thì vẫn luôn đóng một vai trò quan trọng trong trí tuệ của con người, nó là nguồn tri thức bất tận, mở ra tri thức, điều hay, lẽ phải…Vậy nên, “Sách là người bạn lớn của con người”

Sách là kho tàng lưu giữ những kiến thức khổng lồ của nhân loại được tích luỹ qua hàng nghìn năm, sách có nhiều loại, nhiều đề tài và phản ánh nhiều lĩnh vực phong phú, đa dạng về đời sống. “Sách là người bạn lớn của con người”, câu nói này nhằm nhấn mạnh vai trò, tầm quan trọng của sách đối với con người, giúp cho chúng ta vforum.vn tìm ra lời giải cho điều mà bản thân mình thắc mắc, cần làm, cung cấp thêm kiến thức, vốn hiểu biết để con người học tập và dần hoàn thiện bản thân mình.

Vậy tại sao sách lại có một vai trò quan trọng như vậy? Trước hết, sách mang lại cho chúng ta những trải nghiệm phong phú về cảm xúc. Đọc sách giúp con người ta hình thành những tình cảm cao đẹp như biết yêu thương, sẻ chia. Chẳng hạn, thông qua tác phẩm “Chí Phèo” của nhà văn Nam Cao, ta cảm thông và xót xa cho số phận của người nông dân trong xã hội thực dân nửa phong kiến lúc bấy giờ, bị chà đạp, dồn ép vào bước đường cùng. Hay đọc những trang Kiều, ta không chỉ thấy được bộ mặt xấu xa của thời đại mà còn thống khổ cho thân phận bị vùi dập của Thúy Kiều nói riêng và người phụ nữ trong xã hội xưa nói chung. Vậy nên, sách giúp hướng thiện cho con người, hướng con người đến những giá trị tốt đẹp.

Sách là những trang giấy vàng, ghi lại lịch sử vàng son của dân tộc ta, đen lại cho chúng ta những hiểu biết về lịch sử. Từ xa xưa, sách là phương tiện để ông cha ta cất giữ, ghi chép lại những sự kiện nổi bật để truyền lại cho con cháu đời sau. Đọc các sách lịch sử, văn học, ta biết nguồn gốc, cội nguồn của dân tộc, biết được anh cha ta đã kiên cường đứng lên, không ngại đổ máu để, quyết tâm chống lại kẻ thù xâm lược, bảo vệ đất nước, biết được các thời đại, quá tình phát triển văn hóa của đất nước. Từ đó mà ta biết trân trọng hơn những gì mà ta đang có hôm nay và tiếp bước thế hệ trước, bảo vệ và phát triển dân tộc.

Sách là tấm bản đồ vô tận để ta đi đến những chân trời mới. Con người ta ai mà chẳng mơ ước được đến một nơi nào đó, tuy nhiên đôi khi ta không thể ngay lập tức biến ước mơ đó thành hiện thực do hoàn cảnh, điều kiện. Tuy nhiên, dù không thể tận mắt ngắm nhìn nhưng ta hoàn toàn có thể một phần được trải nghiệm qua sách. Sách cung cấp cho ta những tư liệu, kiến thức phong phú về từng địa danh, những danh lam thắng cảnh nổi tiếng thông qua cả kênh đọc lẫn kênh nhìn. Nó giúp ta hiểu hơn về địa lý tự nhiên và xã hội của một quốc gia, nó giúp bạn được “đi du lịch” miễn phí mà không tốn bất kỳ chi phí nào. Nó mở ra những khát vọng, những động lực để con người ta cố gắng và đạt được những điều mà mình mong muốn.

“Sách là người bạn lớn của con người”, câu nói này là hoàn toàn đúng đắn, vì nó là “người bạn” giúp con người ta không ngừng được trau dồi, tôi luyện bản thân mình để ngày một hoàn thiện và tốt đẹp hơn. Tuy nhiên, sách chỉ là “người bạn” khi ta biết tận dụng, trân trọng ,cũng như sử dụng nó một cách có ích. Cần hình thành cho mình thói quen đọc sách, biết tiếp thu và vận dụng. Bên cạnh đó, ta cũng nên vận động những người xung quanh, những tập thể cùng nhau đọc sách vì đây là một thói quen có lợi không chỉ cho bản thân mà còn lành mạnh đối với một xã hội, thay vì tốn thời gian vào những thú vui vô bổ như chơi game, đua xe,..Ngoài ra, cũng cần biết lựa chọn sách một cách phù hợp, tránh lựa chọn các văn hóa phẩm đồi trụy, những cuốn sách không rõ nhà xuất bản,...

M.Gorki đã từng nói “Mỗi cuốn sách đều là một bậc thang nhỏ mà khi bước lên, tôi tách khỏi con thú và đến tới gần con người”, và sách -“người bạn lớn” chính là do vậy. Nó không chỉ là một phương pháp học hữu ích mà còn cung cấp thêm cho con người ta vốn hiểu biết sâu rộng để ngày một hòa nhập với xã hội đang dần phát triển hơn hôm nay.

7 tháng 2 2020

ko đặt câu hỏi linh inh nhé bn

7 tháng 2 2020

vì đây là câu nói của Người nên ai cũng có thể nhập tâm chân lí này

8 tháng 2 2020

Tư tưởng “Không có gì quý hơn độc lập, tự do” của Chủ tịch Hồ Chí Minh là tư tưởng mang tầm chân lý, một chân lý bất hủ có ý nghĩa lý luận, thực tiễn và giá trị thời đại sâu sắc.

Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, độc lập, tự do là quyền dân tộc, quyền con người, là xuất phát điểm đối với mọi dân tộc trên con đường đi tới phồn vinh và hạnh phúc. Dân tộc không thể phát triển, đất nước không thể phồn vinh, nhân dân không thể có cơm no, áo ấm và cuộc sống hạnh phúc nếu không có được độc lập, tự do. Ý nghĩa thời đại sâu sắc và lâu dài của chân lý “Không có gì quý hơn độc lập, tự do” chính là ở chỗ: Có độc lập, tự do thì có tất cả. Độc lập, tự do của dân tộc; quyền được sống, được mưu cầu hạnh phúc trong một đất nước độc lập, tự do là vô cùng quý giá và thiêng liêng, không thể xâm phạm.

Giành lấy và bảo vệ độc lập, tự do là yêu cầu sống còn của các dân tộc. Khi độc lập, tự do bị xâm phạm thì cả dân tộc phải kiên quyết đứng lên chiến đấu đến cùng để giữ vững và bảo vệ nền độc lập và tự do ấy.

Trong tư tưởng Hồ Chí Minh, “Không có gì quý hơn độc lập, tự do” là tư tưởng mang tính cách mạng sâu sắc và triệt để. Tính cách mạng sâu sắc, triệt để của tư tưởng thể hiện ở chỗ, dù tư tưởng được Người nói đến trong một thời điểm cụ thể của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, nhưng nó gắn bó rất chặt chẽ với cuộc đấu tranh vì sự nghiệp giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp và giải phóng con người, một sự nghiệp vĩ đại mà Người đã phấn đấu, hy sinh cả cuộc đời. Đấu tranh giành độc lập, tự do, vì độc lập, tự do đã thực sự nằm trong phạm trù của cách mạng vô sản.

Tính cách mạng sâu sắc, triệt để của tư tưởng còn thể hiện cụ thể ở nội dung rộng lớn của tư tưởng, bao hàm cả việc đem lại cuộc sống tự do, ấm no, hạnh phúc cho nhân dân. Độc lập, tự do chỉ có ý nghĩa và giá trị thực sự khi nhân dân được ấm no, hạnh phúc. Chủ tịch Hồ Chí Minh từng nhấn mạnh: "nước độc lập mà dân không hưởng hạnh phúc tự do, thì độc lập cũng chẳng có nghĩa lý gì"(2). Người tìm thấy giá trị của độc lập, tự do, hạnh phúc trong mục tiêu và lý tưởng của chủ nghĩa xã hội khoa học, vì vậy, Người khẳng định "cách mạng giải phóng dân tộc phải phát triển thành cách mạng xã hội chủ nghĩa thì mới giành được thắng lợi hoàn toàn"(3).

Như vậy, tư tưởng “Không có gì quý hơn độc lập, tự do” có nội hàm rộng lớn, giá trị to lớn và tính cách mạng sâu sắc. Nó không chỉ là độc lập, tự do của Tổ quốc mà còn là hạnh phúc của nhân dân; nó không chỉ được thể hiện trong đấu tranh giải phóng dân tộc, kháng chiến chống xâm lược, mà còn thể hiện sâu đậm trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội.

Chủ nghĩa xã hội ở Hồ Chí Minh không phải là những giáo điều cứng nhắc, xa lạ với lợi ích vật chất và tinh thần của con người, mà nó hết sức cụ thể và thiết thực. Người nói: "Chủ nghĩa xã hội trước hết nhằm làm cho nhân dân lao động thoát nạn bần cùng, làm cho mọi người có công ăn việc làm, được ấm no và sống một đời hạnh phúc"(4)...

Có thể gọi đó là chủ nghĩa xã hội "dân giàu, nước mạnh", một quan niệm về chủ nghĩa xã hội phù hợp với quan niệm truyền thống của dân tộc Việt Nam và hợp với xu thế của thời đại hiện nay.

7 tháng 2 2020

Hồ Chí Minh không chỉ là vị lãnh tụ tài ba, nhà quân sự, chính trị lỗi lạc của cách mạng Việt Nam mà còn là nhà thơ, nhà văn lớn với nhiều tác phẩm có giá trị. Không chỉ làm cách mạng, Bác còn viết thơ, làm văn để phục cho chiến đấu. Bởi vậy, mà trong bảy mươi chín năm cuộc đời của Người không chỉ có những thành quả cách mạng lớn lao mà còn có một bộ sưu tập thơ bất hủ, có thể kể đến tập "Nhật ký trong tù", các bài thơ Bác viết gửi thiếu nhi, hay những bài thơ ngẫu hứng khi ngắm thiên nhiên Bác đều gửi gắm những tâm tư, niềm mong mỏi và cả sự lạc quan, hướng về những điều tốt đẹp trong tương lai. Một trong những bài thơ hay nhất của Bác viết trong kháng chiến có thể kể đến “bộ đôi” hai bài thơ trăng "Cảnh khuya" và "Rằm tháng giêng".

Bài thơ Cảnh khuya được mở đầu bằng những câu thơ tả cảnh, gợi cảm đầy mê hoặc:

"Tiếng suối trong như tiếng hát xa
Trăng lòng cổ thụ bóng lồng hoa"

Thiên nhiên vừa tĩnh lại vừa động, tiếng suối róc rách chảy xa xa qua cái cảm của nhà thơ tựa như tiếng hát con người đang vọng lại, ấm áp và đầy thiết tha. Tiếng hát của dòng suối chảy ấy đã át đi cả tiếng của những bom đạn quân thù để rồi trong đêm khuya tĩnh lặng, tiếng suối trở thành một thanh âm thi vị dịu dàng, trong trẻo mang lại chút thư thái nơi tâm hồn của nhân vật trữ tình. Bản nhạc của suối nguồn núi rừng mang đến cho thính giác cảm giác êm đềm, hấp dẫn thì đến cảnh sắc Việt Bắc lại làm cho ánh mắt thi nhân không thể rời.  Hoa cỏ, thiên nhiên và đặc biệt là ánh trăng đẹp đẽ trên bầu trời xa kia đã khiến cho tâm hồn nhà thơ không khỏi xuýt xoa mà buông những lời thơ tựa nét vẽ của bức họa núi rừng:

"Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa"

Trăng toả ánh sáng xuống trần gian, hòa trong vẻ đẹp của cây rừng Việt Bắc. Ánh trăng lồng qua từng bóng cây già, luồn qua từng cành cây, kẽ lá in bóng cảnh vật xuống mặt như những bông hoa. Trăng, cây, và hoa gắn kết, quấn quýt, giao hòa như tình cảm gắn kết giữa quân và dân Việt Nam. Cảnh hữu tình quá, thơ mộng quá, cảnh làm lòng người xuyến xao khôn tả. Trăng khuya soi rọi bóng cây già, tiếng suối chảy xa tựa bản nhạc ngân nga, rừng Việt Bắc thật đẹp quá. 

Và thiên nhiên càng đẹp hơn khi có bóng dáng của con người, giữa núi rừng đại ngàn trăng soi, có người thi sĩ đang ngắm nhìn, đang trăn trở:

"Cảnh khuya như vẻ người chưa ngủ
Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà"

Bóng dáng con người hiện lên không miêu tả qua dáng hình, qua khuôn mặt mà được thể hiện qua nội tâm, qua trạng thái của Người - chưa ngủ vì nỗi nước nhà. Suốt bao năm tháng cách mạng, Người vẫn lo một nỗi cho dân tộc, cho kháng chiến, Bác thương nhân dân, thương bộ đội lại càng thương đất nước, xót xa khi Tổ quốc bị xâm lăng. Bác ngắm nhìn cảnh khuya mà nào có thảnh thơi, vẫn lo toan mọi bề khi đất nước chưa được giải phóng. Bác Hồ - Người là vậy, chưa một giây phút nào Bác quên nghĩ đến nhân dân, nghĩ về dân tộc. 

Đến với Rằm tháng giêng, ta thấy được ở bài thơ một không gian thiên nhiên đầy đẹp đẽ, một mạch nguồn cảm xúc mới mẻ, tươi tắn. Bài thơ mở đầu thật nhẹ nhàng:

"Rằm xuân lồng lộng trăng soi"

Vào những ngày rằm, trăng tròn trịa và toả sáng hơn, đặc biệt trăng xuân lại càng đẹp, càng mỹ miều hơn nữa. Ánh trăng toả ngát, soi "lồng lộng" khắp không gian, ánh trăng như bao trùm lấy vạn vật, ban thứ ánh sáng kiều diễm mê hoặc lòng người. Trăng sáng chiếu bát ngát, mênh mông khắp nơi, mọi chốn của núi rừng Việt Bắc.

" Sông xuân nước lẫn màu trời thêm xuân"

Xuân ngập tràn không gian, sức xuân sống động, tươi trẻ và dồi dào toả khắp mây trời, sông nước. Xuân mang niềm vui, niềm thương gửi gắm vào tất thảy thiên nhiên, cảnh vật, dường như cả đất trời đang dào dạt sức sống mùa xuân.

" Giữa dòng bàn bạc việc quân"

Giữa lúc thiên nhiên đang rạo rực sức xuân như vậy, lòng người cũng đang rạo rực vì sự nghiệp kháng chiến. Câu thơ gợi cho ta cảm nghĩ về hình ảnh những người chiến sĩ đang miệt mài, tập trung bàn bạc, tìm ra những kế hoạch, chiến lược cho công cuộc cách mạng trên con thuyền nhỏ lênh đênh giữa dòng, dưới ánh trăng dịu dàng của tạo hoá. Ánh trăng lúc này đây như người chiến sĩ cùng đồng hành, chăm chú dõi theo từng nghĩ suy, từng trăn trở, trăng lại như người bạn tri âm đến gần bên tâm tình với con người. 

" Khuya về bát ngát trăng ngân đầy thuyền"

Khi đêm đã khuya, cuộc họp bàn dường như vẫn chưa trọn, thuyền chở đầy trăng vẫn trôi nhẹ giữa dòng. Thuyền chở trăng, chở cả những hy vọng, ước mơ, chở cả những niềm tin vào một ngày đất nước được hoà bình, nhân dân được ấm no, an bình. Thuyền chở đầy trăng chở theo cả niềm lạc quan, sự tin yêu trên con đường cách mạng gian khó, dẫu có những hiểm nguy, dẫu có những mất mát vẫn giữ vững lòng tin vào ngày mai thắng lợi vẻ vang.

Hai bài thơ, tuy có những đặc sắc riêng, song giữa chúng ta vẫn bắt gặp những điểm tương đồng để làm nên dấu ấn, phong cách thơ của nhà thơ dân tộc Hồ Chí Minh. Cả "Cảnh khuya" và "Rằm tháng giêng" đều có sự kết hợp hài hoà giữa yếu tố cổ điển và tinh thần hiện đại. Đó là những hình ảnh, thi liệu khá quen thuộc được dùng nhiều trong thơ cổ như ánh trăng hay con thuyền. Thể thơ thất ngôn tứ tuyệt lời ít ý nhiều, hàm súc cùng bút pháp gợi mà không tả cũng được vận dụng đầy thuần thục, điều luyện. Đặc biệt, qua hai bài thơ, ta cảm nhận được một tình yêu thiên nhiên hoà trong một trái tim yêu nước thiết tha của Người, niềm lạc quan trong gian khó, phong thái đầy ung dung của một chiến sĩ cách mạng mãi là nguồn cảm hứng cho bao thế hệ trẻ chúng em học tập, nói theo.

"Cảnh khuya" và "Rằm tháng giêng" đã mang đến cho em những nỗi nhớ, những niềm thương và cả sự kính trọng dành cho Bác. Chính những lời thơ bình dị, những tình cảm dạt dào gửi gắm trong thơ của Bác đã bồi đắp, nuôi dưỡng trong em tình yêu thiên nhiên, yêu đất nước mình. Bản thân em sẽ mỗi ngày cố gắng, cố gắng hơn nữa để lớn lên có thể góp sức mình xây dựng quê hương mình ngày một giàu đẹp, ngày một đi lên như lời dạy của Bác năm nào.

#Châu's ngốc

7 tháng 2 2020

Đề 1:

_MB: Tinh thần hiếu học là truyền thống lâu đời đáng tự hào của người Việt Nam ta. Nhưng học ở đâu, học cái j lại là 1 vấn đề khác. K phải chỷ học ở sách vở mới là giỏi, k phải chỷ học rộng bjk nhiều là tốt mà hơn hết là phải tích luỹ kiến thức và vốn sống trong cả đời sống thực tế để có hành trang vững chắc bước vào đời. Vì thế mà ông cha ta đã dạy: " Đi 1 ngày đàng học 1 sàng khôn "
_TB: ( nên chia thành nhìu đoạn nhỏ )
+ Đoạn 1: Giải thjx câu tục ngữ:
+) đàng : nghĩa là đường
+) sàng khôn: thể hiện sự hiểu bjk nhiều và rộng rãi
--> Ý nghĩa (nội dung khái quát ) của câu tục ngữ : K phải chỷ học trong sách vở là giỏi, cần phải đi đây đi đó để mở rộng tầm nhìn, tầm hỉu bjk và vốn sống, tích luỹ kiến thức trong cả đời sống thực tế để chuẩn bị hành trang bước vào đời, trở thành 1 con người trưởng thành
+ Đoạn 2: Bắt đầu phân tích và đưa dẫn chứng nhé ( các luận điểm phụ bạn phải tự chia thành các đoạn nhỏ nữa nha )
+) Ở đời sống thực tế, con người có thể học hỏi đc rất nhìu điều: mở rộng những kiến thức mà sách vở k có, có thêm những kinh nghiệm sống, đc tiếp xúc, trải nghiệm, bjk thêm về kiến thức trong đời sống thực tế.....
+) Doanh nhân giỏi đâu phải học 1 khoá học cấp cao mà thành tài? Đòi hỏi ở họ k chỉ là sự phấn đấu, nỗ lực mà chính là tinh thần học hỏi, tìm tòi ở đời sống thực tế. Sách vở đâu có dạy họ đầu tư vào đâu là đúng? Thầy cô giỏi đau có thể dạy họ phải thương lượng vs khách hàng ntnèo? Đó chính là tác dụng của việc học hỏi ở đời sống thực tế, xã hội. Nếu k chịu khó tỳm tòi, ra ngoài học hỏi, họ sẽ k có kinh nghiệm và kỹ năng để kinh doanh
+) Con người k chỷ cần có kiến thức uyên bác mà còn phải bjk giao tiếp. Đời sống xã hội rèn cho họ kỹ năng giao tiếp, nói năng, diễn đạt....( tác động rất tốt tới việc cảm thụ văn và trình bày )
+) Niu-tơn xưa phát minh ra tàu điện - 1 phát minh thiên tài đc đời sau công nhận và sử dụng. Chuyện kể rằng Niu-tơn gặp 1 bà lão phải đi bộ hàng trăm km để tới TP mà Niu-tơn sinh sống. Và khi nghe ước mơ có chiếc xe bằng điện mà k vất vả như đi xe ngựa, Niu-tơn đã phát minh ra tàu hoả - quả là rất tiện lợi. Nhưng ngày đó nhà bác học thiên tài ấy mà chỷ tối ngày trong phòng làm việc, phòng thí nghiệm thỳ liệu ông có thể có đc phát minh giá trị ấy k? Niu-tơn ra đường tiếp xúc vs đời sống thực tế, những con người trong 1 xã hội, 1 cộng đồng lại phát minh ra cả 1 điều thần kỳ. Chẳng phải đó là ý nghĩa rất lớn lao của việc" Đi 1 ngày đàng học 1 sàng khôn" sao?
+) Nhà văn Thạch Lam, Vũ Bằng, Minh Hương...chẳng phải ra đời sống thực tế mới viết đc nãưng tác phẩm rất hay và chân thực sao? Đâu phải sách vở "biến" họ thành những nhà văn nổi tiếng, kỳ tài? Tiếp xúc vs xã hội đời thường đã cho họ có ngày hôm nay.
........... ( Bạn phân tích kỹ hơn và thêm dẫn chứng nhé! )
_KB: Hãy phát huy truyền thống hiếu học ngàn đời của dân tộc ta. Và trên hết là hãy học trong cả đời sống thực tế. Đó là cả 1 kho tàng quí báu mà Thượng đế ban tặng cho chúng ta. Và chỉ còn chờ chúng ta khám phá và tỳm tòi kho tàng ấy thôi. Câu tục ngữ' " đi 1 ngày đàng học 1 sàng khôn" đã làm giàu thêm cho kho tàng "túi khôn" của nhân loại. Và cũng là bài học thấm thía sâu sắc mà ông cha ta răn dạy, khuyên bảo con cháu bao đời nay vẫn đc lưu truyền mãi

Bài làm​


Bạn dựa một số thân bài nha

B1:
Trong cuộc sống, có những điều mà chúng ta chưa hề biết. Những kiến thức đơn giản thì hiển hiện xung quanh chúng ta, còn những điều mới lạ, hấp dẫn thì lại ẩn chứa trong xã hội. Chính vì vậy để có được kiến thức thì chúng ta phải biết tìm hiểu, học hỏi, khám phá. Đó cũng chính là ước nguyện của ông cha ta nên tục ngữ mới có câu rằng: “Đi một ngày đàng, học một sàng khôn”
Câu tục ngữ này mang hai vế đối xứng với nhau. “Một” đối với “một”, đó chính là hình thức đối xứng độc đáo. Câu tục ngữ này ý khuyên nhủ chúng ta hãy biết đi đây, đi đó để được ở mang, tích luỹ kiến thức, tầm nhìn về xã hội. “Ngày đàng” ở đây là một phép ẩn dụ. Nó không phải là con số cụ thể quy ước mà chỉ một khoảng thời gian mà chúng ta tiếp nhận những điều hay lẽ phải ngoài xã hội. Không chỉ vậy, ngụ ý của tác giả dân gian còn được bộc lộ rằng không phải bất kì cái mới mẻ nào cũng có thể tiếp nhận mà hãy chắt lọc, thấm hiểu để nhận ra sự mới mẻ nào có ích, sự mới mẻ nào có hại mà biết đường đề phòng tránh hay học tập. Điều đó được thể hiện qua từ “sàng khôn”. Không chỉ vậy câu tục ngữ này còn nói lên thế giới đa dạng và phong phú, nếu biết tiếp nhận nó một cách khéo léo thì kết quả thu được sẽ rất lớn. Thật vậy. Ngoài xã hội có rất nhiều những điều hấp dẫn đối với những người mới tiếp xúc. Đó là nơi văn minh, là nơi giao lưu học hỏi của các tầng lớp, cũng là nơi trao đổi , buôn bán, có nhiều loại hình nghệ thuật độc đáo, những công nghệ độc đáo, hay những kiến thức khoa học huyền bí. Từ những cách ăn nói ngoài xã hội đến những hình thức ứng xử, tất cả đều là kiến thức, được khoác nhiều bộ áo trên nhiều phương diện. Mặt tích cực không nhỏ nhưng mặt tiêu cực cũng không phải là ít. Những tệ nạn xã hội, những trò đùa lôi kéo sự đam mê của con người dẫn đến sự lu mờ về đạo đức, nhân phẩm. Có nhiều người mặc dù biết được tác hại của nó nhưng đã dấn chân vào rồi thì khó lòng rút ra được. Do đó ý thức của chúng ta trong việc tiếp nhận kiến thức tốt đẹp là hoàn toàn cần thiết. Ngày xưa, thời kì vật chất còn xơ xài, ông cha ta ăn vất vả cực nhọc nên ý thức đã nhận ra rằng sự học hỏi là thiết yếu trong việc thay đổi cuộc sống thêm tiến bộ, nhưng có mấy khi có điều kiện để vượt khỏi luỹ tre làng. Vì vậy đó là một ước vọng lớn lao của ông cha ta. Không chỉ thời bấy giờ mà ngày này, xã hội ngày một văn minh, đất nước đổi mới, con người đang bước sang kỉ nguyên hiện đại, yếu tố học hỏi là không thể không tồn tại. Để theo kịp những tiến bộ khoa học, con người cũng phải tìm hiểu, học tập lẫn nhau để xứng đáng là một phần tử của đất nước, xứng đáng là một con người văn minh, lịch sự. Chính những sự giàu đẹp của đất nước ngày một tăng cao đã là sự thúc giục trong ý thức học hỏi ngoài đời của mỗi con người. Trong tất cả các môi trường học tập thì dường như xã hội là một nơi sâu thẳm về kiến thức, là nơi chứng kiến biết bao kinh nghiệm của con người và cũng là kho tàng để chúng ta tích luỹ. Có biết bao nhiêu điều hay lẽ phải đang chờ chúng ta. Chắc chắn mỗi người đi ra ngoài xã hội đều vấp phải những trở ngại, khó khăn, nhưng chính những điều đó lại càng tăng thêm sức mạnh cho mỗi chúng ta. Tuy nhiên thì không phải học tập ngoài xã hội chỉ đơn thuần như vậy mà còn cần phải học khôn, học chọn lọc những tinh tuý, còn những điều tiêu cực thì lại là mặt trái để chúng ta biết tránh xa.
Nói tóm lại câu tục ngữ trên khuyên răn chúng ta về cách mở rộng hiểu biết, mở rộng vồn kiến thức để tạo nên những thành quả vượt bậc và cách sống cao đẹp.

Đề 2: 

1. Mở bài: Giới thiệu câu tục ngữ "có công mài sắt có ngày nên kim"

Kho tàng ca dao, tục ngữ của Việt Nam vô cùng phong phú và đa dạng. Đó là những kinh nghiệm đúc kết từ thời xa xưa của ông bà ta về những kinh nghiệm trong cuộc sống thường ngày. Ca dao, tục ngữ không những phản ánh những kinh nghiệm trong cuộc sống mà còn những hàm ý chúng ta ít ai biết được. Trong đó có câu tục ngữ "có công mài sắt có ngày nên kim". Không phải ai cũng hiểu rõ về câu tục ngữ này, sau đây chúng ta sẽ đi tìm hiểu về câu tục ngữ này.

2. Thân bài

a. Giải thích câu tục ngữ "có công mài sắt, có ngày nên kim"

* Nghĩa đen

  • Một mảnh sắt to mài lâu ngày cũng sẽ thành kim nhỏ xíu
  • Một hình ảnh ít ai tin được

* Nghĩa bóng

  • Lòng kiên trì của con người
  • Lòng kiên nhẫn chờ đợi của con người
  • Lòng kiên trì sẽ giúp con người vượt qua thử thách
  • Không có kiên trì thì không làm được gì hết

b. Bàn luận vấn đề

  • Câu tục ngữ là một lời dạy bổ ích cho mỗi con người chúng ta
  • Câu tục ngữ thể hiện truyền thống kiên trì, đoàn kết của dân tộc ta
  • Cần phê phán những người lười biếng, thiếu kiên nhẫn
  • Cần phê phán những người không có lòng kiên trì

c. Ý nghĩa câu tục ngữ

  • Khuyên chúng ta nên có lòng kiên trì
  • Có kiên trì thì việc gì cũng sẽ làm được

d. Chứng minh lòng kiên trì

  • Học sinh chăm học sẽ được kết quả tốt

Không có việc gì khó
Chỉ sợ lòng không bền
Đào núi và lấp biển
Quyết chí ắt làm nên

3. Kết bài: nêu cảm nghĩ của em về câu tục ngữ

Câu tục ngữ là một là dạy bổ ích cho mỗi con người chúng ta. Ta cần học tập và phát huy những giá trị truyền thống của dân tộc ta từ xưa đến nay. Nếu có lòng kiên trì và kiên định thì mọi việc của chúng ta sẽ có thành công. Bạn sẽ không bao giờ thất bại nếu có lòng kiên trì.

Văn học Việt Nam chứa một kho tàng khổng lồ những câu thành ngữ, tục ngữ. Đó là những bài học lớn đã được cha ông ta đúc kết và truyền dạy cho con cháu mai này. "Có công mài sắt có ngày nên kim" cũng là một câu tục ngữ mang ý nghĩa như vậy.

Trước hết, ta cần phải hiểu rõ nghĩa của từng từ trong câu tực ngữ này. Khi xưa, để có thể làm nên những chiếc kim nhỏ xíu để khâu vá, thêu thùa, những người thợ đã phải cẩn thận, tỉ mẩn ngồi mài những cục sắt to. Để làm được điều này không chỉ đòi hỏi sự khéo léo, mà quan trọng chính là sự cố gắng, kiên trì của người thợ mài. Dẫu cây kim bé nhỏ nhưng lại tiêu tốn rất nhiều mồ hôi công sức của người lao động. Bởi vậy, nếu hiểu rộng nghĩa của câu tục ngữ, thì đây chính là lời răn dạy về lòng kiên trì của con người. Người xưa muốn nhắc nhở con cháu cho dù việc có khó khăn thì chỉ cần kiên trì, nhẫn nại thì cũng sẽ vượt qua dễ dàng.

Câu tục ngữ "Có công mài sắt, có ngày nên kim" là một quan điểm đúng đắn. Thực sự trong cuộc sống, để đạt được thành công, con người phải kiên trì nỗ lực học hỏi, giải quyết mọi chông gai. Hẳn nhiều người còn nhớ đến câu chuyện "Rùa và Thỏ". Nếu không có ý chí quyết tâm cùng lòng kiên trì, thì chú Rùa chậm chạp thật khó có thể chạy nhanh hơn Thỏ.

Ngay trong cuộc sống đời thường, có biết bao tấm gương tiêu biểu đã "mài sắt" để có ngày "nên kim". Một trong những tấm gương tiêu biểu mà ta phải kể đến đó chính là thầy Nguyễn Ngọc Kí. Từ nhỏ, thầy đã bị liệt cả hai bàn tay. Nhưng với lòng kiên trì, nhẫn nại, thầy đã sử dụng đôi bàn chân mình để làm tất cả các công việc đời thường, và giờ đây đã trở thành một người thầy giáo đáng kính. Thầy chính là tấm gương về sự kiên trì mà chúng ta cần noi theo. Henry Ford – người sáng lập ra công ty ô tô Ford danh giá – cũng là một tấm gương điển hình cho sự nỗ lực kiên trì bền bỉ. Để có được những thành công và tiếng tăm tới tận ngày nay, ít ai biết được rằng, chính bản thân ông đã phá sản tới ba công ty liên tiếp. J.K. Rowling – tác giả của bộ truyện nổi tiếng Harry Potter cũng đã phải trải qua một thời kì khó khăn. Cuộc sống hôn nhân không trọn vẹn khiến bà phải đi đến li hôn. Không dừng lại ở đó, mọi chi phí để trang trải cuộc sống của con bà đều phải phụ thuộc vào những đồng phụ cấp. Cuốn Harry Potter bị nhiều nhà xuất bản từ chối nhưng bà không hề nản lòng, Nhờ vậy, hiện nay bà đã trở thành nữ tỷ phú đầu tiên trên thế giới nhờ viết sách.

Trong trường học cũng vậy, sẽ có rất nhiều bạn học giỏi, đạt kết quả cao trong các kì thi. Bên cạnh sự thông minh, thì các bạn cũng luôn tự giác phấn đấu, kiên trì học tập. Nếu không chăm chỉ học bài thì dù có thông minh đến mấy cũng rất khó để các bạn có thể tiếp thu trọn vẹn những kiến thức các thầy cô truyền đạt trên lớp.

Bác Hồ từng dạy:

"Không có việc gì khó
Chỉ sợ lòng không bền
Đào núi và lấp biển
Quyết chí ắt làm nên"

Lời dạy của Bác càng làm ta hiểu thêm về sức mạnh của đức tính kiên nhẫn. Câu tục ngữ là một lời khuyên đúng đắn, thiết thực, không chỉ có ý nghĩa cho hôm nay mà còn là bài học cho về sau.

Đề 3: 

Trong lớp em hiện nay, bên cạnh rất nhiều học sinh chăm chĩ học tập, vẫn còn một số bạn lơ là, không chú tâm vào việc học. Các bạn ấy không hiểu một điều rằng: Nếu khi còn trẻ ta không chịu khó học tập thì lớn lên sẽ chẳng làm được việc gì có ích! Quả thực, trong giai đoạn phát triển hiện nay, một số học sinh đang tiêu phí tuổi trẻ và thời gian, tiền bạc vào những trò vô bổ như chơi điện tử, tụ tập,... thậm chí là cờ bạc, rượu chè. Các bạn ấy coi việc học hành là một công việc bị ép buộc, không cần thiết nên có thái độ rất xấu đối với việc học tập: không nghe giảng, bỏ giờ, trốn tiết, không làm bài tập, quay cóp bài, gian lận trong thi cử... Họ đang bỏ đi những cơ hội học tập quý giá nhất của đời mình trong khi đang được gia đình, xã hội tạo điều kiện tối đa cho việc học tập. Trước hết, phần lớn các bạn không phải lao động kiếm sống. Cha mẹ đã và đang ngày đêm mệt nhọc, lo toan từng món chi tiêu cho gia đình, từ bữa cơm manh áo đến những việc có tính hệ trọng lớn lao. Các bạn chỉ phải làm những việc nhỏ nhặt như quét nhà, nấu cơm, giặt quần áo... Thậm chí, có bạn cũng chẳng phải làm gì vì đã có anh chị đỡ đần hay có người giúp việc làm hết. Vậy là các bạn có biết bao thời gian để làm những việc có ích, trước hết là việc học tập. Khi còn trẻ, các bạn có điều kiện về sức khỏe để học tập, đồng thời, đây cũng là thời kì trí não tiếp thu rất nhanh. Nếu bài khó, bài nhiều, ta có sức khỏe để thức khuya dậy sớm. Dân gian có câu: “Tuổi mười bảy bẻ gãy sừng trâu”. Câu nói ấy đã khẳng định sức mạnh về thể chất của tuổi trẻ chúng ta. Sừng trâu còn bẻ gẫy vậy ngại chi con đường lầy lội đến trường? Lúc về già, sự tiếp thu sẽ chậm hơn, khả năng học tập của con người giảm một cách rất đáng kể, và cũng rất nhanh quên. Bạn nào ham vui mà lơ là việc học tập thì không có tri thức, sau này không có đủ trình độ để tìm một công việc ổn định. Khi đó, đến bản thân bạn còn không tự nuôi được mình thì có thể đóng góp được gì cho gia đình và xã hội? Những người như vậy đã kìm hãm bước phát triển của cả cộng đồng, là gánh nặng cho tất cả mọi người xung quanh. Bởi vậy, mỗi chúng ta, nhừng người còn trẻ tuổi, phải biết gắng sức học tập để lớn lên trở thành những công dân có ích cho xã hội.

Đề 4

1.   Mở bài

-     Giới thiệu tính chất, sức mạnh của tục ngữ.

-     Giới thiệu câu tục ngữ: “Gần mực thì đen, gần đền thì rạng”, - nêu ý nghĩa khái quát của câu tục ngữ: khẳng định vai trò lớn của môi trường sống đến con người.

2.   Thân bài

-     Giải thích câu tục ngữ:

Từ hình ảnh cụ thể, có thực: “Gần mực thì đen, gần đền thì rạng” -> ý nghĩa ẩn dụ sâu xa: sống gần cái xấu xa, đen tối thì cũng dễ bị xấu xà, đen tối theo; sống gần cái sáng sủa, lương thiện thì cũng sẽ lương thiện, tốt dẹp.

-     Nêu quan điểm và chứng minh:

      + Câu tục ngữ đã nêu lên một thực tế trong cuộc sống: con người sống ở những môi trường nhất định dễ bị ảnh hưởng bởi môi trường đó.

      + Vì sao?

•     Vì con người là tổng hòa các mối quan hệ xã hội -> chịu tác động từ các mối quan hệ đó.

      •     Vì con người dễ chịu ảnh hưởng của một quy luật tâm lí: bắt chước.

      + Chứng minh: Trẻ con được sinh ra trong một gia đình cha mẹ yêuthương, hạnh phúc, có giáo dục dễ phát triển về tinh thần, tâm lí theo chiều hướng tích cực hơn so với trẻ sinh ra trong gia đình cha mẹ li hôn hoặc không hạnh phúc. Khi đi học, kết bạn với bạn tốt thường học hỏi được những điều hay; kết bạn với kẻ xấu thì dễ bị xúi giục, làm những việc xấu... Sống ở một đất nước có nhiều chiến tranh, bạo lực thì con người cũng dễ bị những tổn thương về tâm lí.

-     Bàn bạc, mở rộng: không nên hiểu câu tục ngữ theo kiểu phiến diện, cực đoan. Có những trường hợp con người sống trong môi trường xấu,hoặc khốn khó nhưng vẫn giữ được phẩm chất tốt đẹp, vẫn vươn lên, thành đạt và giúp đỡ người khác (Lấy dẫn chứng chứng minh).

—>Cái quyết định là bản lĩnh cá nhân, là sự rèn luyện của mỗi con người để có cách ứng xử và lối sống tốt nhất.

3.   Kết bài:

-     Tóm lại ý nghĩa của câu tục ngữ.

-     Nêu bài học rút ra cho bản thân.

BÀI LÀM

Tục ngữ được coi là “túi khôn” của nhân loại, là kho kinh nghiệm phong phú và quý giá về thiên nhiên, lao động sản xuất, về con người và xã hội của nhân dân lao động qua các thế hệ. Trong kho tàng tục ngữ Việt Nam, có thể bắt gặp khá nhiều những câu tục ngữ nói về mối quan hệ giữa con người với hoàn cảnh, môi trường sống. Tiêu biểu là câu tục ngữ: “Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng”.

Câu tục ngữ đã khẳng định vai trò to lớn, có tính chất quyết định của môi trường sống đến con người.

Câu tục ngữ gồm hai vế câu có ý nghĩa đối sánh nhau. Mỗi vế thể hiện một mối quan hệ nhân - quả, xuất phát từ thực tế đời sống: nếu ta lỡ bị “mực” dây vào tay chân, quần áo thì sẽ bị bẩn, bị đen quần áo, chân tay; còn nếu ta ngồi gần ngọn đèn thì sẽ được hưởng ánh sáng của nó.

Từ hình ảnh cụ thể, thực tế ấy, câu tục ngữ thể hiện ý nghĩa ẩn dụ sâu xa: nếu ta sống gần cái xấu xa đen tối thì cũng dễ bị xấu xa, đen tối theo; sống gần cái sáng sủa, lương thiện thì cũng sẽ trở nên lương thiện, tốt đẹp. Suy rộng ra, câu tục ngữ khẳng định rằng môi trường sống, hoàn cảnh sống dễ ảnh hưởng hoặc có khi có vai trò quyết định đến tính cách, phẩm chất của con người.

Câu tục ngữ nêu lên một hiện thực khách quan có phần đúng đắn.

Trước hết, vì bản chất con người “là tổng hòa các mối quan hệ xã hội” (Các - Mác) nên mỗi cá nhân thường xuyên chịu tác động từ các mối quan hệ đó. Trong quán trình tương tác giữa các cá nhân với nhau, tất yếu mỗi cá nhân sẽ chịu ảnh hưởng hoặc sự tác động từ cá nhân khác và từ môi trường hình thành nên mối quan hệ đó.

Hơn nữa, con người lại dễ chịu ảnh hưởng của một quy luật tâm lí là bắt chước. Do đó, ông cha ta cũng có câu nói về những kẻ đua theo bạn bè, bắt chước để giống nhau: “ngưu tầm ngưu, mã tâm mã”.

Thực tế đã chứng minh tính thực tế của câu tục ngữ “Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng”. Những đứa trẻ được sinh ra trong một gia đình mà chamẹ yêu thương nhau, sống hạnh phúc và được giáo dục tốt thường phát triển về tinh thần, tâm lí theo chiều hướng tích cực hơn so với trẻ sinh ra trong một gia đình mà cha mẹ li hôn hoặc không hạnh phúc. Khi đi học, nếu kết bạn với bạn tốt, chúng ta sẽ thường học hỏi được những điều hay; trái lại, nếu kết bạn với kẻ xấu thì dễ bị xúi giục, làm những việc xấu... Nhìn rộng ra, sống ở một đất nước có nhiều chiến tranh, bạó lực thì con người cũng dễ bị những tổn thương về tâm lí, tinh thần.

Khẳng định câu tục ngữ trên đã nêu lên một thực tế khá phổ biến, tuy nhiên chúng ta cũng không nên hiểucâu tục ngữ một cách phiến diện, cực đoan. Không phải lúc nào cũng “Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng”. Trong cuộc sống, có không ít những trường hợp thanh thiếu niên được sinh ra và lớn lên từ một môi trường gia đình có điều kiện kinh tế tốt, được giáo dục từ khi còn nhỏ, nhưng lớn lên, chúng lại trở nên hư hỏng, thậm chí sa vào cờ bạc, may tuý. Lại có những con người dù sống trong môi trường xấu, hoặc trong hoàn cảnh khốn khó nhưng vẫn giữ được phẩm chất tốt đẹp, thậm chí còn vươn lên, thành đạt và giúp đỡ người khác. Như loài hoa sen “gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn”, có những con người dù sống giữa “bùn nhơ” vẫn tỏa sáng vẻ đẹp của phẩm cách, ý chí cao đẹp. Có những con người không bị “cái khó bó cái khôn” mà lại biết tạo ra sự xoay chuyển tình thế trong cảnh gian khó và làm nên thành công. Trong văn học Việt Nam, ta có thể bắt gặp hình ảnh nàng Thúy Kiều trong tác phẩm “Truyện Kiều” của đại thi hào dân tộc Nguyễn Du - một người con gái tài sắc vẹn toàn, mặc dù bị xã hội đen tốiđẩy vào cảnh “thanh lâu hai lượt, thanh y hai lần ” mà vẫn giữ trọn vẹn lòng hiếu nghĩa, thủy chung.

Như vậy, ở đây, cái quyết định không phải là hoàn cảnh sống mà chính là bản lĩnh cá nhân, là sự rèn luyện của mỗi con người để có cách ứng xử và lối sống tốt nhất. Không phải ta cứ gặp cái xấu, gặp người từng có quá khứ không lương thiện là ta kì thị và phải tránh xa. Một cách ứng xử đúng mực và phù hợp chính là biết dung hòa và bao dung, biết giúp đỡ lẫn nhau vươn lên trong cuộc sống.

Giống với câu tục ngữ “ở bầu thì tròn, ở ống thì dài”, câu tục ngữ “Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng” đã nêu lên một thực tếkhách quan có tính phổ biến trong xã hội. Câu tục ngữ một mặt giúp chúng ta có cái nhìn thận trọng, tỉnh táo khi “chọn bạn mà chơi” hoặc lựa chọn môi trường sống trong lành để phát triển; mặt khác cũng gợi ra trong mỗi chúng ta những suy nghĩ về bản lĩnh cá nhân trong những hoàn cảnh sống khác nhau, về việc nâng cao ý thức trách nhiệm với bản thân mình ở mỗi con người. Chính vì thế, những câu tục ngữ như thế có giá trị nhận thức và giáo dục sâu sắc, đáng được gìn giữ và lưu truyền qua các thế hệ.

#Châu's ngốc