K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

9 tháng 10 2018

- Các cánh cung: Sông Gâm, Ngân Sơn, Bắc Sơn, Đông Triều.

- Độ cao địa hình của vùng:

  • Phần lớn là địa hình núi thấp.
  • Những đỉnh núi cao trên 2.000m nằm trên vùng Thượng nguồn sông Chảy.
  • Các khối núi đá vôi đồ sộ cao trên 1.000 nằm ở biên giới Việt - Trung.
  • Trung tâm là vùng đồi núi thấp 500 - 600m.
  • Về phía biển, độ cao còn khoảng 100m.

Đề thi đánh giá năng lực

12 tháng 11 2017

Sự phân hoá thiên nhiên ở miền đồi núi rất phức tạp, phổ biến ở nước ta là do tác động của gió mùa với hướng của các dãy núi.

   - Ở vùng núi thấp Đông Bắc có mùa đông lạnh đến sớm. ở vùng núi thấp Tây Bắc mùa đông bớt lạnh nhưng khô hơn, mùa hạ đến sớm, đôi khi có gió Tây, lượng mưa giảm. Khí hậu Tây Bắc lạnh chủ yếu do địa hình núi cao.

   - Trong khi sườn Đông Trường Sơn có mưa vào thu đông, thì vùng núi Tây Nguyên lại là mùa khô, nhiều nơi khô hạn gay gắt. Vào mùa mưa Tây Nguyên thì bên sườn Đông lại chịu tác động của gió Tây khô nóng.

12 tháng 11 2017

- Thị trường buôn bán ngày càng được mở rộng theo hướng đa dạng hoá, đa phương hoá. Tháng 1/2007, Việt Nam trở thành thành viên thứ 150 của WTO và hiện có quan hệ buôn bán với hầu hết các nước và các vùng lãnh thổ trên thế giới.

- Năm 1992, lần đầu tiên, cán cân xuất nhập khẩu của nước ta tiến tới sự cân đối. Từ năm 1993 đến nay, tiếp tục nhập siêu, nhưng bản chất khác xa với nhập siêu thời kì trước Đổi mới.

- Tổng kim ngạch xuất khẩu năm 2005 tăng hơn 13 lần so với năm 1990.

- Cơ chế quản lí đổi mới: mở rộng quyền tự chủ cho các ngành, các doanh nghiệp và các địa phương, xóa bỏ cơ chế tập trung bao cấp và chuyển sang hạch toán kinh doanh, tăng cường sự quản lí thống nhất của Nhà nước bằng luật pháp và chính sách.

- Xuất khẩu: Các mặt hàng xuất khẩu phong phú (hàng công nghiệp nặng và khoáng sản, hàng công nghiệp nhẹ và tiểu thủ công nghiệp, hàng nông - lâm - thuỷ sản). Thị trường xuất khẩu mở rộng, lớn nhất hiện nay là Mĩ, tiếp đến là Nhật Bản, Trung Quốc.

- Nhập khẩu: Kim ngạch nhập khẩu tăng lên khá mạnh. Các mặt hàng nhập khẩu: chủ yếu là nguyên liệu, tư liệu sản xuất (máy móc, thiết bị, nguyên, nhiên, vật liệu) và một phần nhỏ là hàng tiêu dùng. Các thị trường nhập khẩu chủ yếu: khu vực châu Á - Thái Bình Dương và châu Âu.

15 tháng 12 2017

Ở các đồng bằng châu thổ rộng lớn như đồng bằng Bắc Bộ và đồng bằng Nam Bộ thì thềm lục địa nông và rộng. Còn ở các khu vực có núi ăn lan ra sát biển như Trung Bộ thì thềm lục địa hẹp và sâu…

15 tháng 12 2018

- Sự tăng lượng bức xạ Mặt Trời từ Bắc - Nam do góc nhập xạ tăng.

- Sự giảm sút ảnh hưởng của khối không khí lạnh về phía Nam.

17 tháng 9 2019

Tài nguyên du lịch nước ta phong phú, đa dạng.

   - Địa hình: có cả đồng bằng, đồi núi, bờ biển, hải đảo, tạo nên nhiều cảnh quan đẹp; địa hình cácxtơ (vịnh Hạ Lọng, động Phong Nha,....), có khoảng 125 bãi biển lớn nhỏ dọc bờ biển.

   - Tài nguyên khí hậu: sự phân hóa theo vĩ độ, theo mùa, theo độ cao tạo nên sự đa dạng của khí hậu tương đối thuận lợi cho phát triển du lịch.

   - Tài nguyên nước: nhiều vùng sông nước (hệ thống sông Cửu Long, hồ Ba Bể, Hòa Bình, Dầu Tiếng, Thác Bà,...) đã trở thành các điểm tham quan du lịch. Nước khoáng thiên nhiên: vài trăm nguồn, có sức hút cao đối với du khách.

   - Tài nguyên sinh vật: có nhiều giá trị trong việc phát triển du lịch; đặc biệt là các vườn quốc gia.

   - Các di tích văn hóa - lịch sử: có khoảng 4 vạn, trong đó hơn 2.600 di tích đã được Nhà nước xếp hạng. Tiêu biểu nhất là các di tích đã được công nhận là di sản văn hóa thế giới (Cố đô Huế, Phố cổ Hội An, Di tích Mĩ Sơn, Nhã nhạc cung đình Huế, Cồng chiêng Tây Nguyên).

   - Các lễ hội: diễn ra hầu như khắp trên đất nước và luôn luôn gắn liền với các di tích văn hóa lịch sử.

   - Tiềm năng về văn hóa dân tộc, văn nghệ dân gian và hàng loạt làng nghề truyền thống với những sản phẩm đặc sắc mang tính nghệ thuật cao.

31 tháng 12 2018

Từ Đông sang Tây, thiên nhiên nước ta có sự phân chia thành 3 dải rõ rệt:

a) Thiên nhiên vùng biển và thềm lục địa

   - Vùng biển rộng và có rất nhiềụ hòn đảo lớn nhỏ.

   - Thềm lục địa phía bắc và phía nam có đáy nông, mở rộng, nơi quần tụ nhiều đào ven bờ và mở rộng của các đồng bằng châu thổ. Đường bờ biển Nam Trung Bộ khúc khuỷu với thềm lục địa hẹp, tiếp giáp vùng biển nước sâu.

b) Thiên nhiên vùng đồng bằng ven biển

   - Nơi hình thành các đồng bằng châu thổ sông Hổng, sông Cửu Long, đổi núi lùi xa vào đất liền, đồng bằng mở rộng với các bãi triều thấp phẳng.

   - Dải đồng bằng ven biển từ Móng Cái đến Hải Phòng và từ Thanh Hoá đến Ninh Thuận hẹp ngang, đồi núi lan ra sát biển, chia cắt thành nhũng đổng bằng nhỏ. Các dạng địa hình bồi tụ, mài mòn xen kẽ nhau, các cồn cát, đầm phá khá phổ biến.

c) Thiên nhiên vùng đồi núi

   - Ở vùng núi thấp Đông Bắc có mùa đông lạnh đến sớm. Ở vùng núi thấp Tây Bắc, mùa hạ đến sớm, lượng mưa giảm.

   - Trong khi sườn Đông Trường Sơn có mưa vào thu đông, thì vùng núi Tây Nguyên lại là mùa khô. Vào mùa mưa Tây Nguyên thì bên sườn Đông lại chịu tác động của gió Tây khô nóng.

15 tháng 2 2017

- Nguyên nhân tạo nên sự phân hoá thiên nhiên theo độ cao: do sự thay đổi khí hậu theo độ cao.

- Thiên nhiên thay đổi theo độ cao biểu hiện rõ ở: thổ nhưỡng và sinh vật

15 tháng 7 2019

a) Miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ

   - Ranh giới của miền dọc theo tả ngạn sông Hồng và rìa phía tây, tây nam đồng bằng Bắc Bộ.

   - Địa hình: đồi núi thấp chiếm ưu thế, các dãy núi có hướng vòng cung, đồng bằng mở rộng, địa hình bờ biển đa dạng.

   - Khí hậu: gió mùa Đông Bắc hoạt động mạnh tạo nên một mùa đông lạnh.

b) Miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ

   - Giới hạn của miền từ hữu ngạn sông Hồng tới dãy núi Bạch Mã (vĩ tuyến 16oB).

   - Địa hình: cạo, các dãy núi chạy theo hướng tây bắc - đông nam, các dải đồng bằng thu hẹp. Là miền duy nhất có địa hình núi cao ở nước ta với đủ ba đai cao. Địa hình núi chiếm ưu thế, trong vùng có nhiều sơn nguyên, cao nguyên, nhiều lòng chào và thung lũng mở rộng.

   - Khí hậu: ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc bị suy yếu và giảm sút. Tính chất nhiệt đới tăng dần.

c) Miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ.

   - Nằm từ dãy núí Bạch Mã (vĩ tuyến 16oB) trở vào Nam.

   - Địa hình: gổm các khối núi cổ, các bể mặt sơn nguyên bóc mòn và bổ mặt cao nguyên badan, đổng bằng châu thổ sông và đồng bằng ven biển. Bờ biển khúc khuỷu, có nhiều hải cảng được che chắn bởi các đảo ven bờ.

   - Khí hậu: cận xích đạo gió mùa (nền nhiệt cao, có hai mùa mưa và khô rõ rệt).

3 tháng 2 2017

Tên đai cao

Độ cao

Đặc điểm khí hậu

Các hệ sinh thái chính

 
Đai nhiệt đới gió mùa chân núi Dưới 600- 700 m - Khí hậu nhiệt đới. Tổng nhiệt độ năm trên 7500°C, mùa hạ nóng (nhiệt độ trung bình tháng trên 25oC). Độ ẩm thay đổi tuỳ nơi, từ khô, hơi khô, hơi ẩm đến ẩm.

- Hệ sinh thái rừng nhiệt đới ẩm lá rộng thường xanh.

- Các hệ sinh thái rùng nhiệt đới gió mùa: rừng thường xanh, rừng nửa rụng lá, rừng thưa nhiệt đới khô. Các hệ sinhh thái phát triển trên các loại thổ nhưỡng đặc biệt (hệ sinh thái rừng nhiệt đới thường xanh trên đá vôi, hệ sinh thái rừng lá rộng thuờng xanh ngập mặn trên đất mặn, đất phèn ven biển, hệ sinh thái xavan, cây bụi gai nhiệt đới khô trên đất cát, đất thoái hoá vùng khô hạn).

Đai cận nhiệt đới gió mùa trên núi Từ 600 - 700 m đến 2.600 m Khí hậu mát mẻ, không có tháng nào nhiệt độ trên 20oC, tổng nhiệt độ năm trên 4.500oC, mưa nhiều hơn, độ ẩm tăng. Từ 600 - 700 m dến 1.600 - 1.700m, các hệ sinh thái rừng cận nhiệt đới lá rộng và lá kim phát triển trên dất feralit có mùn. Trên 1.600 - 1.700m, rừng phát triển kém, đơn giản về thành phần loài.
Đai ôn đới gió mùa trên núi Từ 2.600 m trở lên (chỉ có ở miền Bắc) Khí hậu có tính chất khí hậu ôn đới, tổng nhiệt độ năm dưới 4.500oC, quanh năm nhiệt độ dưới 15oC, mùa đông xuống dưới 5oC. Hệ sinh thái rừng ôn đới (thực vật: Đỗ quyên, Lãnh sam, Thiết sam).