K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu dưới đây: ​Ngô Tử Văn tên là Soạn, người huyện Yên Dũng, đất Lạng Giang. Chàng vốn khảng khái, nóng nảy, thấy sự tà gian thì không thể chịu được, vùng Bắc người ta vẫn khen là người cương trực. Trong làng trước có một ngôi đền linh ứng lắm. Cuối đời nhà Hồ, quân Ngô sang lấn cướp, vùng ấy thành một nơi chiến trường. Bộ...
Đọc tiếp

Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu dưới đây: ​Ngô Tử Văn tên là Soạn, người huyện Yên Dũng, đất Lạng Giang. Chàng vốn khảng khái, nóng nảy, thấy sự tà gian thì không thể chịu được, vùng Bắc người ta vẫn khen là người cương trực. Trong làng trước có một ngôi đền linh ứng lắm. Cuối đời nhà Hồ, quân Ngô sang lấn cướp, vùng ấy thành một nơi chiến trường. Bộ tướng của Mộc Thạnh có viên Bách hộ họ Thôi, tử trận ở gần đền, từ đấy làm yêu làm quái trong dân gian. Tử Văn rất tức giận, một hôm tắm gội sạch sẽ, khấn trời, rồi châm lửa đốt đền. Mọi người đều lắc đầu lè lưỡi, lo sợ thay cho Tử Văn, nhưng chàng vẫn vung tay không cần gì cả. ​​​​(Trích Chuyện chức phán sự đền Tản Viên, Nguyễn Dữ)                                                                                                                                                              Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích.                                                                                                                        Câu 2:Vì sao Ngô Tử Văn tức giận, một hôm tắm gội sạch sẽ, khấn trời, rồi châm lửa đốt đền? Theo anh (chị), việc làm đó của Ngô Tử Văn có ý nghĩa gì?                                                                                                                                                                                         Câu 3: Anh (chị) rút ra được bài học gì từ nhân vật Ngô Tử Văn?                                                                                                                   Câu 4: Qua hành động đốt đền của Ngô Tử Văn, anh (chị) hãy viết một đoạn văn ngắn (khoảng 5 đến 7 dòng) bày tỏ suy nghĩ về lối sống ngay thẳng, ghét gian tà trong cuộc sống hôm nay.                                                  

0
24 tháng 4 2020

Từ Hải - người anh hùng với ý chí , khát vọng vùng vẫy giữa đất trời.Chỉ cần nghĩ đến những khát khao, hoài bão lớn của đời người là chàng đã muốn lên đường ngay lập tức. Tư thế lên đường “trông vời” đó là cái nhìn thẳng về phía trước, thể hiện một thái độ tự tin, mạnh mẽ của con người có bản lĩnh kiên định, vững vàng. Các từ ngữ Nguyễn Du miêu tả quyết tâm của Từ Hải hết sức đắt giá: “trượng phu”, “động lòng bốn phương”, “trời bể mênh mông” cho thấy một không gian hoạt động rộng lớn, đó là không gian thiên nhiên, vũ trụ để Từ Hải thỏa sức vẫy vùng, thể hiện hùng tâm, tráng trí của mình.

MỌI NGUỜI ƠI! GIÚP TỚ BÀI NÀY VỚI Ạ. MÌNH CẢM ƠN RẤT NHIỀU.(24.4.2020) Vùi con đỏ xuống dưới hầm tai vạ. Dối trời lừa dân đủ muôn nghìn kế, Gây binh kết oán trải hai mươi năm. Bại nhân nghĩa nát cả đất trời, Nặng thuế khoá sạch không đầm núi. Người bị ép xuống biển dòng lưng mò ngọc, ngán thay cá mập thuồng luồng. Kẻ bị đem vào núi đãi cát tìm vàng, khốn nỗi rừng sâu nước độc. Vét sản...
Đọc tiếp

MỌI NGUỜI ƠI! GIÚP TỚ BÀI NÀY VỚI Ạ. MÌNH CẢM ƠN RẤT NHIỀU.(24.4.2020)

Vùi con đỏ xuống dưới hầm tai vạ.
Dối trời lừa dân đủ muôn nghìn kế,
Gây binh kết oán trải hai mươi năm.
Bại nhân nghĩa nát cả đất trời,
Nặng thuế khoá sạch không đầm núi.
Người bị ép xuống biển dòng lưng mò ngọc, ngán thay cá mập thuồng luồng.
Kẻ bị đem vào núi đãi cát tìm vàng, khốn nỗi rừng sâu nước độc.
Vét sản vật, bắt chim trả, chốn chốn lưới chăng,
Nhiễu nhân dân, bẫy hươu đen, nơi nơi cạm đặt.
Tàn hại cả giống côn trùng cây cỏ,
Nheo nhóc thay kẻ goá bụa khốn cùng.
Thằng há miệng, đứa nhe răng, máu mỡ bấy no nê chưa chán;
Nay xây nhà, mai đắp đất, chân tay nào phục dịch cho vừa.
Nặng nề những nổi phu phen,
Tan tác cả nghề canh cửi.

Câu 1. Chỉ ra biện pháp tu từ chủ yếu và nêu hiệu quả sử dụng?

Câu 2. Nêu nội dung chính của văn bản?

Câu 3. Theo em, Nguyễn Trãi đã tố cáo tội ác nào của giặc Minh là thâm độc và man rợ nhất, vì sao? (Trình bày thành đoạn văn khoảng 10 dòng)

0
24 tháng 4 2020

I. Mở bài

- Giới thiệu tác giả Nguyễn Trãi: Là anh hùng dân tộc danh nhân văn hóa thế giới, là nhà thơ, nhà văn kiệt xuất.

- Khái quát về tác phẩm: Hoàn cảnh ra đời, nhận xét chung về bài cáo - là áng thiên cổ hùng văn, là bản tuyên ngôn độc lập thứ hai của dân tộc.

II. Thân bài

1. Giải thích thế nào là áng thiên cổ hùng văn

- Là áng văn hùng tráng được lưu truyền lại đến muôn đời

- Trước Bình Ngô đại cáo, đã có những áng văn chính luận xuất sắc như “Chiếu dời đô”, “Hịch tướng sĩ”, nhưng đến Bình Ngô đại cáo tính chất hùng tráng được thể hiện sâu sắc hơn cả bởi giá trị nội dung tư tưởng và nghệ thuật mà nó thể hiện

2. Chứng minh Bình Ngô đại cáo là áng thiên cổ hùng văn

a. Nhan đề.

- Đại cáo là thể văn chính luận được vua chúa, thủ lĩnh dùng để công bố, tuyên ngôn những sự kiện trọng đại cho thiên hạ biết bằng những lời lẽ đanh thép, lí luận sắc bén, kết cấu chặt chẽ.

- Bình Ngô: Dẹp yên giặc Minh

- Đại cáo bình Ngô là bài cáo có ý nghĩa trọng đại của quốc gia công bố rộng khắp về việc đánh đuổi giặc Minh, giành lại độc lập, chủ quyền của dân tộc.

=> Nhan đề tác phẩm gợi ý nghĩa trang trọng, thiêng liêng

b. Quy mô, dung lượng

- Đây là áng văn có quy mô lớn với dung lượng dài gồm 4 phần được phân chia rõ ràng, cụ thể.

- Mỗi phần lại mang những nội dung trọng tâm cụ thể: phần 1 – luận đề chính nghĩa, phần 2 – vạch rõ tội ác kẻ thù, phần 3 – quá trình chinh phạt gian khổ và tất thắng của cuộc khởi nghĩa, phần 4 – tuyên bố chiến quả khẳng định sự nghiệp chính nghĩa

=> Trước Đại cáo bình Ngô chưa có một áng văn chính luận nào có quy mô lớn như thế.

c. Nội dung, tư tưởng.

- Tư tưởng lớn lao xuyên suốt chiều dài tác phẩm là tư tưởng “nhân nghĩa”. Tư tưởng vừa có sự kế thừa của Nho giáo, vừa có sự mở rộng và sáng tạo với hai nội dung “yên dân” và “trừ bạo”. Từ trước đến nay, chưa một ai phát hiện và phát biểu một cách hùng hồn và rõ ràng tư tưởng này như Nguyễn Trãi.

- Lời tuyên bố hùng hồn, đanh thép về độc lập, chủ quyền của dân tộc qua rất nhiều phương diện (nền văn hiến, lãnh thổ, phong tục, lịch sử, hào kiệt)

+ Gọi vua Đại Việt là “Đế’, đặt các triều đại của Đại Việt sánh ngang với các triều đại của Trung Hoa thể hiện niềm tự hào tự tôn dân tộc

+ So với “Nam quốc sơn hà” bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên của nước ta, đại cáo bình Ngô vừa có sự kế thừa, vừa có sự mở rộng: kế thừa các yếu tố về phong vựa, lãnh thổ, cách gọi các vua nước Việt là “đế”, mở rộng, phát triển ở các yếu tố nền văn hiến, phong tục, lịch sử, hào kiệt và tất cả những yếu tố này không cần đến sự định đoạt của “thiên thư” mà do chính con người thiệt lập.

=> Là bản tuyên ngôn hùng tráng và đầy đủ nhất về độc lập và chủ quyền dân tộc

- Thái độ căm phẫn trước những tội ác dã man của kẻ thù.

+ Chúng dùng luận điệu bịp bợm để cướp nước, khủng bố sát hại người dân vô tội, bóc lột thuế khóa vơ vét sản vật, phá hoại môi trường tiêu diệt sự sống, phá hoại sản xuất bóc lột sức lao động.

+ Nỗi đau đớn, xót xa, uất hận, căm tức của nhân dân trước những tội ác ấy

=> Là bản cáo trạng hùng hồn, đanh thép về tội ác kẻ thù.

- Tình yêu đất nước và một lòng chiến đấu chống giặc Minh của Lê Lợi, của nghĩa quân Lam Sơn và nhân dân

+ Lê Lợi là người anh hùng áo vải, có lí tưởng, hoài bão lớn lao và là linh hồn của cuộc chiến.

+ Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn đầy gian khổ mà hào hùng, vẻ vang của dân tộc, khí thế như vũ bão và cách ứng xử đầy nhân văn của dân tộc.

+ Sự thất bại thảm hại, nhục nhã, ê chề của giặc

=> Niềm tự hào, tự tôn dân tộc sâu sắc

d. Đặc sắc nghệ thuật

- Lập luận chặt chẽ, đanh thép đầy thuyết phục: Đi từ cơ sở lí luận của tư tưởng nhân nghĩa và chân lí về độc lập chủ quyền soi chiếu vào thực tiễn sự bất nhân, tàn ác của giặc Minh và cuộc khởi nghĩa gian khổ mà hào hùng của dân tộc và cuối cùng đi đến kết luận địch phi nghĩa, ta chính nghĩa.

- Các lí lẽ sắc bén, dẫn chứng thuyết phục: Chứng minh về chủ quyền độc lập của dân tộc bằng những dẫn chứng thuyết phục (văn hiến, lãnh thổ, phong tục, lịch sử, hào kiệt), nói về tội ác của giặc (tội ác khủng bố, sát hai, hủy diệt môi trường, phá hoại sản xuất, bóc lột sức lao động,...),...

- Giọng điệu hào hùng, đanh thép, hùng tráng.

- Sử dụng cách nói đầy hình ảnh: Nướng dân đen, vùi con đỏ, Trúc lam sơn không ghi hết tội, đánh một trận sạch không kình ngạc, đánh hai trận tan tác chim muông,...

- Câu văn ngắn dài, biến hóa linh hoạt khi thì đanh thép luận tội lúc lại hào hùng ngợi ca, khẳng định dứt khoát, quyết liệt

- Sử dụng các thủ pháp nghệ thuật liệt kê, phóng đại, đối lập để thể hiện những lập trường, quan điểm của tác giả.

III. Kết bài

- Khẳng định lại vị trí của tác phẩm Đại cáo bình Ngô

- Thể hiện tầm vóc và vị trí của Nguyễn Trãi qua tác phẩm.



24 tháng 4 2020

Từ nhân vật Ngô Tử Văn trong "Chuyện Chức phán sự đền Tản Viên"của Nguyễn Dữ, tôi có rất nhiều suy nghĩ về đức tính cương trực của tuổi trẻ hiện nay. Vậy tính cương trực là gì và nó có tầm quan trọng như thế nào trong đời sống của chúng ta? Tính cương trực là ngay thẳng, thật thà, nói đúng sự thật, không làm sai lệch sự thật. Đức tính trung thực của con người được thể hiện qua cách sống ngay thẳng, dám nhận lỗi khi mình mắc khuyết điểm. Thực tế cuộc sống cho chúng ta thấy có rất nhiều bạn trẻ có đức tính cao đẹp này. Tiêu biểu như em Nguyễn Trung Thành, nhận thấy hành động quay cóp trong giờ làm bài kiểm tra của mình là hành vi trái đạo đức, không đúng nội quy của nhà trường. Em đã tự nhận lỗi và chịu trách nhiệm về hành vi của mình. Trung thực là cốt lõi. Tuy nhiên xoay quanh nó còn nhiều đức tính khác mà quan trọng nhất là thái độ thẳng thắn cùng tinhh thần dũng cảm, dám nhận lỗi và sửa sai. Không có đức tính này, cương trực như của quý bị dấu kín. Nhưng trong hoàn cảnh cụ thế và đặc biệt thì có thể chấp nhận sự dối trá như trường hợp của bác sĩ khi phát hiện bệnh nhân bị bệnh hiểm nghèo. Thật vậy, cương trực là một đức tính cao đẹp cần có ở mỗi người. Chính bởi vậy mà chúng ta hãy rèn luyện và luôn mang nó trong mình.

24 tháng 4 2020

Kết thúc Chuyện chức phán sự đền Tản Viên thể hiện một cách sâu sắc triết lí dân gian ở hiền gặp lành, ở ác gặp ác, gieo gió gặt bão. Kẻ gian trá, xấu xa như hồn ma tướng giặc họ Thôi đã phải chịu tội còn người cương trực, khảng khái như Ngô Tử Văn xứng đáng được muôn đời ngợi ca. Lòng cảm phục và thái độ ngợi ca của Nguyễn Dữ đã được thể hiện một cách trực tiếp trong lời bình ngay sau kết thúc truyện. Theo ông, con người sống trên đời không sợ “cứng quá thì gãy” mà chỉ sợ không thể cứng được. Ngô Tử Văn một kẻ sĩ nước Vỉệt là người đã luôn giữ cho mình sự cứng cỏi để vượt qua mọi thế lực phi nghĩa. Cũng từ nhân vật này, người đọc có thể thấy Nguyễn Dữ rất đề cao sự cứng cỏi trong nhân cách kẻ sĩ. Thực ra đã là trí thức thì cần rất nhiều phẩm chất tốt đẹp. Quan niệm của Nguyễn Dữ về nhân cách kẻ sĩ không phải không đúng nhưng có lẽ chưa đầy đủ, trọn vẹn. Nếu kẻ sĩ lức nào cũng cứng quá thì chắc chắn cũng sẽ cổ lúc phải gãy.

Có khi sức hấp dẫn của những câu chuyện lại ở kết thúc giàu ý nghĩa. Viết Chuyện chức phán sự đền Tản Viên, Nguyễn Dữ không chỉ làm người đọc hài lòng bởi một kết thúc có hậu mà còn khiến chúng ta phải có những giây phút lắng lại để chiêm nghiệm về ý nghĩa của kết thúc đó.