K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

24 tháng 11 2017

Du lịch là thế mạnh kinh tế của Bắc Trung Bộ vì có nhiều điều kiện thuận lợi đ phát triển:

* Vị trí: Bắc Trung Bộ là cầu nối giữa miền Bắc và miền Nam, cửa ngõ của các nước láng giềng ra Biển Đông và ngược lại, cửa ngõ hành lang Đông - Tây của Tiểu vùng sông Mê Công, thuận lợi cho việc giao lưu, mở rộng hợp tác với các nước trong khu vực và thế giới về du lịch.

* Có nguồn tài nguyên du lịch đa dụng, phong phú

- Tài nguyên du lịch tự nhiên:

+ Địa hình: có cả đồi núi, đồng bằng, bờ biển và hải đảo, tạo nên nhiều cảnh quan đẹp. Bắc Trung Bộ có các bãi biển nổi tiếng: Sầm Sơn (Thanh Hoá), Cửa Lò (Nghệ An), Thiên Cầm (Hà Tĩnh), Thuận An, Lăng Cô (Thừa Thiên - Huế).

+ Khí hậu: nhiệt đới ấm gió mùa, có mùa đông lạnh vừa, thuận lợi cho phát triển du lịch.

+ Nước: sông, hồ; một số nơi có nguồn nước khoáng: Suối Bang (Qung Bình).

+ Sinh vật: có các vườn quốc gia: Bến Én (Thanh Hóa), Pù Mát (Nghệ An), Vũ Quang (Hà Tĩnh), Phong Nha - Kẻ Bàng (Quảng Bình), Bạch Mã (Thừa Thiên - Huế); khu bo tồn thiên nhiên: Tây Nghệ An (Nghệ An).

- Tài nguyên du lịch nhân văn:

+ Di tích: có nhiều di tích văn hoá - lịch sử như: quê hương Bác Hồ (Kim Liên, Nam Đàn, Nghệ An), Cố Đô Huế,...

+ Có các l hội, làng nghề truyền thống.

* Điều kiện kinh tế - xã hội

- Bắc Trung Bộ có số dân khá đông, người dân mến khách, phần ln lao động họat động lĩnh vực du lịch đã được qua đào tạo.

- Có hệ thống giao thông khá phát triển, cơ sở vật chất kĩ thuật phục vụ du lịch ngày càng phát triển (nhà hàng, khách sạn, mạng lưới chợ, cơ sở y tế,...).

- Mức sng và trình độ dân trí của người dân ngày càng nâng lên.

- S lượng khách du lịch đến Bắc Trung Bộ ngày càng tăng nhanh.

- An ninh trật tự xã hội dược bảo đảm,...

Đề thi đánh giá năng lực

10 tháng 5 2017

Ba đặc điểm:

  • Địa hình đồi núi chiếm phần lớn diện tích, nhưng chủ yếu là đổi núi thấp.
  • Hướng núi: tây bắc - đông nam và hướng vòng cung.
  • Địa hình rất đa dạng và phân chia thành các khu vực.
26 tháng 4 2018

- Thiên nhiên phần phía Bắc lãnh thổ (từ 16oB trở ra): đặc trưng cho khí hậu nhiệt đới ẩm gió mua có mùa đông lạnh.

   + Nhiệt độ trung bình năm từ 22 -24oC. Do ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc, nên miền Bắc có mùa đông với 3 tháng lạnh (to < 18oC) thể hiện rõ ở đồng bằng Bắc Bộ và vùng núi phía Bắc. Về phía Nam, gió mùa Đông Bắc yếu dần, từ dãy Hoành Sơn (vĩ độ 18oB) trở vào không có mùa đông rõ rệt.

   + Cảnh quan tiêu biểu là đới rừng gió mùa nhiệt đới. Thành phần thực vật động vật nhiệt đới chiếm ưu thế, ngoài ra còn có các loài cây cận nhiệt (dẻ, re) và các loài cây ôn đới (sa mu, pơ mu). Ở vùng đồng bằng vào mùa đông trồng được cả các loài rau ôn đới.

- Thiên nhiên phần phía Nam lãnh thổ (từ 16oB trở vào): thiên nhiên mang sắc thái của vùng khí hậu cận xích đạo gió mùa.

   + Nền nhiệt thiên về khí hậu xích đạo, quanh năm nóng, nhiệt độ trung bình năm trên 25oc và không có tháng nào dưới 20oc, biểu hiện rõ từ Quy Nhơn trở vào. Trong năm có 2 mùa rõ rệt: mùa mưa và mùa khô, đặc biệt từ vĩ độ 14oB trở vào.

   + Cảnh quan thiên nhiên tiêu biểu là đới rừng gió mùa cận xích đạo. Thành phần thực vật, động vật phần lớn thuộc vùng xích đạo và nhiệt đới từ phương nam (Mã Lai - In-đô-nê-xi-a) đi lên hoặc từ phía tây (Ân Độ — Mi-an-ma) di cư sang. Trong rừng xuất hiện nhiều loài cây chịu hạn, rụng lá vào mùa khô. Động vật tiêu biểu là các loài thú lớn vùng nhiệt đới và xích đạo (voi, hổ, báo,...). Vùng đầm lầy có trăn, rắn, cá sấu,...

1 tháng 4 2019

- Sự phân hoá thiên nhiên theo Đông - Tây biểu hiện rõ nhất là sự phân hoá đại địa hình: vùng biển thềm lục địa, vùng đồng bằng ven biển và vùng đồi núi.

- Sự phân hoá thiên nhiên theo Đông - Tây có sự khác nhau giữa các vùng do độ cao, do hướng các dãy núi với sự tác động của các luồng gió Đông Bắc, Tây Nam, biểu hiện ở sự phân hoá thiên nhiên giữa đông và tây Bắc Bộ, giữa đông và tây Trường Sơn.

- Dẫn chứng về mối liên hệ chặt chẽ giữa đặc điểm thiên nhiên vùng thềm lục địa, vùng đồng bằng ven biển và vùng đồi núi kề bên.

Giữa hình thái đồng bằng với hình thể đồi núi phía Tây và vùng thềm lục địa phía Đông có mối quan hệ chặt chẽ:

   + Nơi hình thành các đồng bằng châu thổ sông Hồng, sông cửu Long, đồi núi lùi xa vào đất liền, đồng bằng mở rộng với các bãi triều thấp phẳng.

   + Dải đồng bằng ven biển từ Móng Cái đến Hải Phòng và từ Thanh Hoá đến Ninh Thuận hẹp ngang, đồi núi lan ra sát biển, chia cắt thành nhũng đồng bằng nhỏ, chỉ rộng hơn ở một vài đồng bằng bồi tụ phù sa của các sông Mã, sông Thu Bổn, sông Trà Khúc, sông Đà Rằng. Các dạng địa hình bồi tụ, mài mòn xen kẽ, các cồn cát, đầm phá khá phổ biến là hệ quả tác động kết hợp chặt chẽ giữa biển và vùng đổi núi phía tây ở dải đồng bằng hẹp ngang này.

   + Vùng thềm lục địa có hình dạng mở rộng hai đầu và thắt hẹp lại ở dọc miền Trung

18 tháng 10 2019

HƯỚNG DẪN

- Căn cứ vào bản đồ nhiệt độ trung bình tháng V - X (mùa hạ), nhiệt độ trung bình tháng XI - IV (mùa đông) ở trang 9 (Khí hậu) để làm sáng rõ nhận định nhiệt độ trung bình về mùa hạ ít có sự khác nhau trong cả nước; nhưng về mùa đông, nhiệt độ trung bình của miền khí hậu phía Bắc thấp hơn nhiều so với miền khí hậu phía Nam.

- Mùa hạ: nhiệt độ trung bình không khác nhau nhiều giữa bắc nam, do:

+ Mùa hạ trong cả nước đều chịu tác động của gió Tây Nam TBg và gió mùa Tây Nam, là hai loại gió có nguồn gốc nhiệt ẩm, mang lại nền nhiệt độ tương đối đồng nhất trong phạm vi cả nước.

+ Đồng thời, phần lớn lãnh thổ nước ta về mùa hạ có 2 lần Mặt Trời lên thiên đỉnh (riêng ở Nam Bộ có lần đầu Mặt Trời lên thiên đỉnh sớm hơn vào tháng IV, cũng xem như bước vào thời gian tiếp vào đầu mùa hạ), sự biến động nhiệt độ theo chiều bắc nam về mùa hạ không đáng kể.

- Mùa đông: Tác động của gió mùa Đông Bắc làm cho nền nhiệt độ hạ thấp ở miền Bắc, đặc biệt là ở Bắc Bộ có 3 tháng nhiệt độ dưới 18°C; trong khi đó, từ dãy Bạch Mã trở vào, nền nhiệt độ cao hơn nhiều do ảnh hưởng của Tín phong Bán Cầu Bắc chi phối.

26 tháng 5 2021

 Căn cứ vào bản đồ nhiệt độ trung bình tháng V - X (mùa hạ), nhiệt độ trung bình tháng XI - IV (mùa đông) ở trang 9 (Khí hậu) để làm sáng rõ nhận định nhiệt độ trung bình về mùa hạ ít có sự khác nhau trong cả nước; nhưng về mùa đông, nhiệt độ trung bình của miền khí hậu phía Bắc thấp hơn nhiều so với miền khí hậu phía Nam.

- Mùa hạ: nhiệt độ trung bình không khác nhau nhiều giữa bắc nam, do:

+ Mùa hạ trong cả nước đều chịu tác động của gió Tây Nam TBg và gió mùa Tây Nam, là hai loại gió có nguồn gốc nhiệt ẩm, mang lại nền nhiệt độ tương đối đồng nhất trong phạm vi cả nước.

+ Đồng thời, phần lớn lãnh thổ nước ta về mùa hạ có 2 lần Mặt Trời lên thiên đỉnh (riêng ở Nam Bộ có lần đầu Mặt Trời lên thiên đỉnh sớm hơn vào tháng IV, cũng xem như bước vào thời gian tiếp vào đầu mùa hạ), sự biến động nhiệt độ theo chiều bắc nam về mùa hạ không đáng kể.

- Mùa đông: Tác động của gió mùa Đông Bắc làm cho nền nhiệt độ hạ thấp ở miền Bắc, đặc biệt là ở Bắc Bộ có 3 tháng nhiệt độ dưới 18°C; trong khi đó, từ dãy Bạch Mã trở vào, nền nhiệt độ cao hơn nhiều do ảnh hưởng của Tín phong Bán Cầu Bắc chi phối.

26 tháng 4 2017

Gợi ý làm bài

Vùng

Điều kiện sinh thái nông nghiệp

Điều kiện kinh tế- xã hội

Trình độ thâm canh

Chuyên môn hoá sản xuất

Trung du và miền núi Bắc Bộ

- Núi, cao nguyên, đồi thấp.

- Đất feralit đỏ vàng, đất phù sa cổ bạc màu.

- Khí hậu cận nhiệt đới, ôn đới trên núi, có mùa đông lạnh.

- Mật độ dân số tương đối thấp. Dân có kinh nghiệm sản xuất lâm nghiệp, trồng cây công nghiệp.

- Ở vùng trung du có các cơ sở công nghiệp chế biến. Điều kiện giao thông tương đối thuận lợi.

- Ở vùng núi còn nhiều khó khăn.

- Nhìn chung trình độ thâm canh thấp; sản xuất theo kiểu quảng canh, đầu tư ít lao động và vật tư nông nghiệp. Ở vùng trung du trình độ thâm canh đang được nâng cao.

- Cây công nghiệp có nguồn gốc cận nhiệt và ôn đới (chè, trẩu, sở, hồi,...).

- Đậu tương, lạc, thuốc lá.

- Cây ăn quả, cây dược liệu.

- Trâu, bò lấy thịt và sữa, lợn (trung du).

Đồng bằng sông Hồng

 

- Đồng bằng châu thổ có nhiều ô trũng.

- Đất phù sa sông Hồng và sông Thái Bình.

- Có mùa đông lạnh.

- Mật độ dân số cao nhất cá nước.

- Dân có kinh nghiệm thâm canh lúa nước.

- Mạng lưới đô thị dày đặc; các thành phố lớn tập trung công nghiệp chế

biến.

- Quá trình đô thị hoá và công nghiệp hoá đang được đẩy mạnh.

- Trình độ thâm canh khá cao, đầu tư nhiều lao động.

- Áp dụng các giống mới, cao sản, công nghệ tiến bộ.

- Lúa cao sản, lúa có chất lượng cao.

- Cây thực phẩm, đặc biệt là các loại rau cao cấp. Cây ăn quả.

- Đay, cói.

- Lợn. bò sữa (ven thành phố lớn), gia cầm, nuôi thủy san nước ngọt (ở các ô trũng), thủy sản  nước mặn, nước lợ.

Bắc trung Bộ

- Đồng bằng hẹp, vùng đồi trước núi.

- Đất phù sa, đất feralit (có cả đất badan).

- Thường xảy ra  thiên tai (bão, lụt), nạn cát bay, gió Lào.

- Dân có kinh nghiệm trong đấu tranh chinh phục tự nhiên.

- Có một số đô thị vừa và nhỏ, chủ yếu ở dải ven biển. Có một số cơ sở công nghiệp chế biến.

- Trình độ thâm canh tương đối thấp. Nông nghiệp sử dụng nhiều lao động.

- Cây công nghiệp hàng năm (lạc, mía, thuốc lá).

- Cây công nghiệp lâu năm (cà phê, cao su).

- Trâu, bò lấy thịt; nuôi thủy sản nước mặn, nước lợ.

Duyên hải Nam Trung Bộ

- Đồng bằng hẹp, khá màu mỡ.

- Có nhiều vùng biển thuận lợi cho nuôi trồng thủy sản.

- Dễ bị hạn hán về mùa khô.

- Có nhiều thành phố, thị xã dọc dải ven biển.

- Điều kiện giao thông vận tải thuận lợi.

- Trình độ thâm canh khá cao. Sử dụng nhiều lao động và vật tư nông nghiệp.

- Cây công nghiệp hàng năm (mía, thuốc lá).

- Cây công nghiệp lâu năm (dừa).

- Lúa.

- Bò thịt, lợn.

- Đánh bắt và nuôi trồng thủy sản.

Tây nguyên

- Các cao nguyên badan rộng lớn, ở các độ cao khác nhau.

- Khí hậu phân ra hai mùa mưa, khô rõ rệt. Thiếu nước về mùa khô.

- Có nhiều dân tộc ít người, còn tiến hành nông nghiệp kiểu cổ truyền.

- Có các nông trường.

- Công nghiệp chế biên còn yếu.

- Điều kiện giao thông khá thuận lợi.

- Ở khu vực nông nghiệp cổ truyền, quảng canh là  chính, ở các nông trường, các nông hộ, trình độ thâm canh đang được nâng lên.

- Cà phê, cao su, chè, dâu tằm, hồ tiêu.

- Bò thịt và bò sữa.

Đông Nam Bộ

- Các vùng đất badan và đất xám phù sa cổ

rộng lớn, khá bằng phẳng.

- Các vùng trũng có khả năng nuôi trồng thủy sản.

- Thiếu nước về mùa khô.

- Có các thành phố lớn, nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.

- Tập trung nhiều cơ sở công nghiệp chế biến.

- Điều kiện giao thông vận tải thuận lợi.

- Trình độ thâm canh cao. Sản xuất hàng hoá, sử dụng nhiều máy móc, vật tư nông nghiệp.

- Các cây công nghiệp lâu năm (cao su, cà phê, điều).

- Cây công nghiệp ngắn ngày (đậu tương, mía).

- Nuôi trồng thủy sản.

- Bò sữa (ven thành phố lớn), gia cầm.

Đồng bằng sông Cửu Long

- Các dải phù sa ngọt, các vùng đất phèn,

đất mặn.

- Vịnh biển nông, ngư trường rộng.

- Các vùng rừng ngập mặn có tiềm năng

để nuôi trồng thủy sản.

- Có thị trường rộng lớn là vùng Đông Nam Bộ.

- Điều kiện giao thông vận tải thuận lợi.

- Có mang lưới đô thị vừa và nhỏ, có các cơ sở công nghiệp chế biến.

- Trình độ thâm canh cao. Sản xuất hàng hoá, sử dụng nhiều máy móc, vật tư nông nghiệp.

- Lúa, lúa có chất lượng cao.

- Cây công nghiệp ngắn ngày (mía, đay, cói).

- Cây ăn quả nhiệt đới.

- Thủy sản (đặc biệt là tôm).

- Gia cầm (đặc biệt là vịt đàn).

15 tháng 3 2017

Gợi ý làm bài

a) Các vùng nông nghiệp có chè là sản phẩm chuyên môn hóa của vùng: Trung du và miền núi Bắc Bộ, Tây Nguyên.

b) Giải thích

- Các điều kiện tự nhiên thuận lợi để phát triển cây chè:

+ Đất đai: các loại đất feralit thích hợp với cây chè.

+ Địa hình: các vùng đồi có diện tích rộng lớn ở Trung du và miền núi Bắc Bộ, các cao nguyên cao ở Tây Nguyên cho phép trồng chè với quy mô lớn.

+ Khí hậu: Trung du và miền núi Bắc Bộ khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, có mùa đông lạnh; Tây Nguyên khí hậu cận xích đạo có sự phân hóa theo độ cao, điều kiện nhiệt, ẩm thích hợp cho chè phát triển.

+ Nguồn nước tưới dồi dào nhờ có các hệ thống sông lớn cùng với nguồn nước ngầm phong phú.

- Các điều kiện kinh tế- xã hội:

+ Nguồn lao động dồi dào, có truyền thống và kinh nghiệm trong việc trồng và chê biến chò.

+ Cớ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kĩ thuật cho việc trồng và chế biến chè ngày càng phát triển. Đã có mạng lưới các cơ sở chế biến chè.

+ Chính sách phát triển cây chè của Nhà nước.

+ Thị trường trong và ngoài nước lớn.

4 tháng 7 2018

HƯỚNG DẪN

- Nước ta có 54 thành phần dân tộc, thuộc các ngữ hệ: Nam Á, Hmông - Dao, Thái - Kađai, Nam Đảo, Hán Tạng.

- Đặc điểm phân bố:

+ Dân tộc Kinh: Phân bố rộng khắp cả nước, song tập trung hơn ở các vùng đồng bằng, ven biển và trung du.

+ Các dân tộc ít người:

• Các dân tộc ít người ở miền núi phía bắc: Phân bố chủ yếu ở Trung du và miền núi Bắc Bộ (có đến 30 dân tộc); người Tày, Nùng sống tập trung đông ở tả ngạn sông Hồng; người Thái, Mường phân bố từ hữu ngạn sông Hồng đến sông Cả...

• Các dân tộc ít người ở Trường Sơn - Tây Nguyên: Trên 20 dân tộc ít người, cư trú thành vùng khá rõ rệt (người Ê-đê ở Đắk Lắk, người Gia-rai ở Kon Tum và Gia Lai, người Cơ-ho chủ yếu ở Lâm Đồng...).

• Các dân tộc ít người ở cực Nam Trung Bộ và Nam Bộ: Người Chăm, Khơ-me cư trú thành từng dải hoặc xen kẽ với người Việt. Người Hoa tập trung chủ yếu ở các đô thị, nhất là ở TP. Hồ Chí Minh.

+ Sự phân bố xen kẽ nhiều nhóm dân tộc trên cùng một lãnh thổ: Trung du và miền núi phía bắc là nơi cư trú của 30 dân tộc ít người khác nhau, Trường Sơn và Tây Nguyên là nơi cư trú của trên 20 dân tộc ít người khác nhau.

+ Phân bố theo độ cao (các dân tộc vùng thấp, rẻo giữa, rẻo cao): Người Dao sinh sống chủ yếu ở các sườn từ 700 - 1000m; trên các vùng núi cao là địa bàn cư trú của người Mông.

- Sự đa dạng về tộc người là nguồn lực phát triển kinh tế - xã hội: Các dân tộc đều có kinh nghiệm trong khai thác lãnh thổ, sử dụng tài nguyên, có tập quán sản xuất; nền văn hóa của các dân tộc rất phong phú, đa dạng, là vốn quý cho phát triển xã hội.

23 tháng 4 2018

Gợi ý làm bài

a) Các vùng nông nghiệp có cà phê là sản phàm chuyên môn hóa của vùng: Tây Nguyên, Đông Nam Bộ, Bắc Trung Bộ.

b) Giải thích

- Các vùng này có điều kiện tự nhiên thuận lợi để phát triển cây cà phê:

+ Đất đai: các loại đất feralit, nhất là đất badan thích hợp cho cây cà phê.

+ Địa hình: các vùng bán bình nguyên, cao nguyên, trung du cho phép trồng cà phê với quy mô lớn.

+ Khí hậu: các điều kiện khí hậu nhiệt, ẩm thích hợp cho sự phát triển sản xuất cà phê.

+ Nhiều sông ngòi cùng với nguồn nước ngầm khá phong phú thuận lợi cho việc tưới tiêu.

- Các điều kiện kinh tế xã hội:

+ Chính sách của Nhà nước.

+ Các điều kiện kinh tế - xã hội khác: nguồn lao động khá dồi dào, công nghiệp chế biến cà phê khá phát triển,...

26 tháng 9 2017

Gợi ý làm bài

a) So sánh chuyên môn hóa sản xuất nông nghiệp giữa Đồng bằng sông Hồng và Đồng bằng sông Cửu Long

- Giống nhau:

+ Lúa chất lượng cao, cây ăn quả, cây công nghiệp ngắn ngày.

+ Gia súc, gia cầm, thuỷ sản.

- Khác nhau:

+ Đồng bằng sông Hồng còn trồng cây vụ đông, chăn nuôi bò sữa.

+ Đồng bằng sông Cửu Long phát triển mạnh chăn nuôi vịt, thuỷ sản (tôm, cá tra, cá ba sa,...).

b) Giải thích khác nhau về chuyên môn hóa giữa hai vùng

- Đồng bằng sông Hồng:

+ Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa với một mùa đông lạnh tạo điều kiện phát triển cây vụ đông.

+ Nhu cầu lớn về thực phẩm (trong đó có sữa) của các đô thị (Hà Nội, Hải Phòng,...).

- Đồng bằng sông Cửu Long:

+ Nguồn thức ăn phong phú cho chăn nuôi gia cầm, nhất là vịt (nuôi vịt chạy đồng).

+ Có diện tích mặt nước nuôi trồng thuỷ sản trên quy mô lớn.