UBND QUẬN HẢI AN TRƯỜNG THCS ĐÔNG HẢI | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc |
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP MÔN NGỮ VĂN
KHỐI LỚP 7
Thực hiện Công văn hướng dẫn số 748/UBND – VX của UBND thành phố, Công văn hướng dẫn số 240/BC – SGDĐT – VP của Sở GDĐT ngày 07/02/2020.
Nhà trường cho các em học sinh nghỉ học từ ngày 08/02/2020 đến hết ngày 16/02/2020. Các thầy cô giáo dạy bộ môn Ngữ văn6 hướng dẫn các em học sinh khối 6 ôn tập một số nội dung kiến thức để các em tự học ở nhà như sau:
I.ÔN LUYỆN ĐỌC HIỂU TỤC NGỮ VIỆT NAM
ĐỀ 1
Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu câu sau:
Tấc đât, tấc vàng
(Ngữ văn 7 – tập 2)
Câu 1. Văn bản trên thuộc thể loại văn học nào? Nêu khái niệm thể loại đó?
Câu 2.Văn bản trên thuộc đề tài nào?
Câu 3. Nhận xét về hình thức thể hiện của câu tục ngữ?
Câu 4. Từ “tấc” trong văn bản thuộc từ loại nào?
Câu 5. Chỉ ra biện pháp tu từ được sử dụng trong câu và tác dụng của biện pháp tu từ đó
Câu 6. Câu tục ngữ muốn khuyên nhủ chúng ta điều gì?
Câu 7. Viết đoạn văn (7-8 câu) nêu suy nghĩ của em về nội dung được khuyên nhủ trong câu tục ngữ.
ĐỀ 2
Đọc câu tục ngữ và thực hiện các yêu sau:
Thương người như thể thương thân (Ngữ Văn 7 – Tập 2)
Câu 1. Tục ngữ có thuộc thể loại văn học dân gian không?
Câu 2. Câu tục ngữ trên thuộc đề tài nào?
Câu 3. Tìm ra 3 câu tục ngữ có cùng đề tài với văn bản trên?
Câu 4. Xét theo cấu tạo ngữ pháp, câu tục ngữ trên thuộc kiểu câu gì?
Câu 5. Chỉ ra biện pháp tu từ được sử dụng trong câu và tác dụng của biện pháp tu từ đó
Câu 6 Nêu nội dung của câu tục ngữ?
Câu 7. Viết đoạn văn (7-8 câu) nêu suy nghĩ của em về nội dung được khuyên nhủ trong câu tục ngữ.
II.LÀM VĂN PHÁT BIỂU CẢM NGHĨ
Đề 1. Phát biểu cảm nghĩ của em về một câu ca dao địa phương
Đề 2. Phát biểu cảm nghĩ của em về một câu tục ngữ địa phương
*Dặn dò:
- Các em làm bài vào vở bài tập trong thời gian nghỉ học ở nhà, nộp lại cho thầy, cô giáo vào ngày đi học trở lại ( 17/02/2020). Đề nghị có chữ ký xác nhận của bố (mẹ) về việc đã hoàn thành bài tập được giao.
- Hôm đi học, thầy cô giáo sẽ thu và kiểm tra vở tự học ở nhà của các em.
- Nếu còn điều gì chưa rõ có thể gọi điện thoại hoặc Zalo để hỏi thầy giáo, cô giáo chủ nhiệm hoặc bộ môn theo địa chỉ: ……….
Nhà trường và các thầy giáo, cô giáo chúc các em phòng, chống dịch bệnh tốt, mạnh khỏe, tự giác học tập thật tốt !
TỔ TRƯỞNG TỔ CHUYÊN MÔN | NHÓM TRƯỞNG NGỮ VĂN 7 |
Đã ký | Đã ký |
XÁC NHẬN CỦA BAN GIÁM HIỆU
PHÓ HIỆU TRƯỞNG
Đã ký
Nguyễn Thị Ngọc Huyền
em nhiều bt woá
giúp em vs!!!
a) Trong kho tàng văn học Việt Nam tồn tại từ xưa đến nay, mỗi câu chuyện, mỗi câu ca dao, tục ngữ, mỗi bài thơ luôn đề cập đến một truyền thống quý báu của dân tộc. Đó là truyền thống “Thương người như thể thương thân”, ca ngợi lòng thương người và phê phán những kẻ thờ ơ với người khác.Là một câu tục ngữ đầy ý nghĩa, “thương người như thể thương thân” đề cao việc yêu thương mọi người xung quanh như chính bản thân mình. Ta quí trọng, yêu thương bản thân bao nhiêu thì càng phải quí trọng, yêu thương những đồng bào quanh ta bấy nhiêu. Truyền thống “thương người như thể thương thân” của dân tộc ta đã được truyền lại qua nhiều thế hệ bằng các câu ca dao tục ngữ hay qua các câu chuyện, bài thơ. Đây là một nghĩa cử dẹp, thể hiện nhân cách của con người.Thật vậy! Chúng ta ai cũng hiểu rằng: là người sống trong xã hội, không ai sống lẻ loi, đơn độc được mà phải tập hợp thành đoàn thể, cộng đồng. Trong gia đình ta có mối quan hệ anh em, những người cùng huyết thống, cùng có những kỉ niệm vui buồn bên nhau. Họ chẳng khác nào như chân với tay trong cùng một cơ thể. Do đó khi có ai gặp hoạn nạn khó khăn, mọi người đâu nỡ quay mặt làm ngơ cho được, bởi "máu chảy ruột mềm”.
b) Một mặt người là cách nói hoán dụ dùng bộ phận để chỉ toàn thể, có nghĩa tương đương như một người. Của là của cải vật chất. Mười mặt của ý nói đến số của cải rất nhiều.Tác giả dân gian vừa dùng hình thức so sánh (bằng), vừa dùng hình thức đối lập giữa đơn vị chỉ số lượng ít và nhiều (một và mười) để khẳng định sự quý giá gấp bội của con người so với của cải. Dị bản của câu tục ngữ này là: Một mặt người hơn mười mặt của càng khẳng định điều đó.Không phải là nhân dân ta không coi trọng của cải, nhất là những thứ do mồ hôi nước mắt của mỗi người và của cả gia đình làm việc cật lực cả đời mới có được. Nhưng nhân dân đặt con người lên trên mọi thứ của cải, coi con người là thứ của cải quý báu nhất, không vàng ngọc nào so sánh được.Câu tục ngữ khuyên mọi người hãy yêu quý, tôn trọng và bảo vệ con người; không nên để của cải che lấp con người. Ngoài ra nó còn phản ánh một hiện thực là người xưa ước mong có nhiều con cháu để tăng cường sức lao động: Đông đàn, dày lũ. Rậm người hơn rậm cỏ. Người ta là hoa đất…). Ông bà cha mẹ thường dành tất cả tình yêu thương cho con cháu.