K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

8 tháng 12 2021

Câu:Cảm thán.

Biện pháp nghệ thuật:Ẩn dụ.

8 tháng 12 2021

Câu:Cảm thán.

 

Biện pháp nghệ thuật:Ẩn dụ.

Tham khảo:

 

Ông Hai là đại tiêu biểu cho người nông dân yêu nước thời kháng chiến chống Pháp được sáng tác vào năm 1948. Bên cạnh tình yêu nước nồng nàn, ông còn có một tình cảm thiết tha đối với làng quê thân yêu của mình.

Nội dung: Tình yêu và lòng yêu nước, tinh thần kháng chiến của người nông dân phải rời làng đi tản cư đã được thể hiện chân thực, sâu sắc và cảm động ở nhân vật ông Hai.

8 tháng 12 2021

Tham Khảo 
 

I. Mở bài:

- Dẫn dắt vấn đề nghị luận: Lịch sử dân tộc luôn đề cao, coi trọng những người mang trọng trách lớn lao: Dẫn dắt, giáo dục con người trưởng thành. Điều đó đã trở thành một đạo lý mà người ta vẫn gọi là “Tôn sư trọng đạo”.

II. Thân bài:

* Giải thích thế nào là “Tôn sư trọng đạo”?

- “Tôn sư”: Tôn trọng thầy cô giáo

- “Trọng đạo”: Coi trọng đạo lí

⇒ “Tôn sư trọng đạo”: Cần ghi nhớ công ơn, tôn trọng ân nghĩa của thầy cô giáo, coi trọng đạo lý, khắc sâu ơn nghĩa của những người đã dìu dắt, dạy dỗ học trò trong sự nghiệp trồng người.

- "Tôn sự trọng đạo" chính là một truyền thống tốt đẹp của đạo học Việt Nam, truyền thống này có từ lâu đời khi có nhu cầu truyền dạy và học tập của con người.

* Tại sao cần phải “tôn sư trọng đạo”?

Cần biết ơn thầy cô bởi:

- Thấy cô nâng đỡ, truyền đạt tri thức, chắp cánh nâng đỡ con người trong hành trình dài rộng của cuộc đời

- Thầy cô dạy ta cách sống, cách làm người, hướng con người tới những giá trị sống tốt đẹp

- Thầy cô dành cho học trò tình yêu thương như mẹ cha

- Thầy cô là những người bạn luôn bên cạnh chia sẻ với học trò mỗi lúc buồn vui hay hạnh phúc

- Biết ơn thầy cô giáo là nét đẹp trong cách sống của con người, là biểu hiện của một người thực sự có văn hóa

* Biểu hiện của “Tôn sư trọng đạo”

- Phạm Sư Mạnh – học trò của cụ Chu Văn An, tuy đã thành quan lớn, nhưng khi quay trở về thăm thầy vẫn kính cẩn, đứng từ xa vái chào. Khi được thầy mời vào nhà chỉ dám ngồi bậc dưới ⇒ Một thái độ, một con người, một nhân cách lớn

- Ngày nay, truyền thống ấy vẫn được thể hiện một cách đa dạng dưới nhiều hình thức:

+ Học sinh gửi những lời tri ân tới thầy cô nhân ngày 20/11

+ Học hành chăm chỉ, lễ phép, ngoan ngoãn với thầy cô giáo…

* Mở rộng vấn đề

- Ngày nay có rất nhiều người học trò đang ngồi trên ghế nhà trường, được học nhiều bộ môn của các thầy cô giảng dạy nhưng họ không ý thức được vấn đề cần phải tôn trọng, kính trọng, lễ phép với người thầy và coi trọng đạo học mà thầy truyền giảng. Điều ấy có nghĩa là đạo lý truyền thống không được tôn trọng, học tập...

- Bên cạnh những biểu hiện thể hiện truyền thống “tôn sư trọng đạo” vẫn còn những con người bất kính, vô ơn với thầy cô:

Hỗn láo với thầy cô
Bày trò chọc phá thầy cô
Làm những hành vi sai trái khiến thầy cô phiền lòng
⇒ Hành vi, việc làm như vậy phải bị phê phán

- Nhưng cũng có rất nhiều người học trò đã và đang hiểu, thực hành câu thành ngữ và cũng đang bước trên con đường thành đạt trong cuộc sống, trong khoa học,...

* Liên hệ bản thân:

- Điều tuyệt vời nhất để đền đáp công ơn thầy cô là học hành chăm chỉ cần cù, mang những kiến thức mà thầy cô đã truyền dạy xây dựng tương lai bản thân và làm giàu cho đất nước

- Cố gắng trở thành con người sống đẹp, sống có đạo đức, có tài để không phụ công lao dạy dỗ của thầy cô

- Bản thân cần ý thức trách nhiệm và việc làm của mình sao cho xứng đáng với những gì thầy cô truyền đạt

III. Kết bài:

- Khẳng định lại vấn đề nghị luận: “Tôn sư trọng đạo” là một nét đẹp trong tính cách, phong cách sống của mỗi người

8 tháng 12 2021

Mình đg cần dàn ý viết thư á 

8 tháng 12 2021

Tham Khảo :

   Bữa ăn hôm đó, Ông ta gắp cho tôi một miếng trứng cá to vàng cho vào chén của tôi. Sẵn dịp không thích, tôi dùng chiếc của cả xoi vào chén, rồi bất thần hất trái trứng ra, văng tung tóe cả cơm ra ngoài. Có lẽ lúc này cơn nóng giận nhiều ngày đã lên tới đỉnh điểm, ông ta đã đánh vào mông tôi và hét lên:

- Sao mày cứng đầu quá vậy hả?

Bị đánh đau là thế, nhưng tôi không hề khóc lóc hay đạp đổ cả mâm cơm cho bõ tức. Tôi gắp miếng cá cho vào chén, đứng dậy rồi bước ra khỏi mâm cơm. Tôi xuống xuồng, mở lòi tói, khua rổn rảng, khua thật to, rồi bơi sang sông. Tôi sang nhà bà ngoại ở vì tôi không muốn nhìn thấy ông ta.

8 tháng 12 2021

Tham Khảo:

Tâm trạng buồn thương da diết của Thúy Kiều khi bị giam lỏng ở lầu Ngưng Bích được diễn tả vô cùng xúc động qua tám câu thơ cuối đoạn trích “Kiều ở lầu Ngưng Bích”. Đoạn thơ là một đoạn tuyệt bút “tả cảnh ngụ tình” của thiên tài Nguyễn Du. Tám câu thơ với điệp ngữ “buồn trông” lặp đi lặp lại như một khúc hát buồn về cuộc đời cô gái họ Vương. Mỗi câu thơ là một âm hưởng, một giai điệu thấm đẫm tâm trạng nàng Kiều và mở ra một bức tranh tứ bình mới mẻ. Cảnh vật trong buổi chiều hôm “thấp thoáng cánh buồm xa xa” như vời vợi một nỗi nhớ cha mẹ, nhớ quê nhà. Kiều một mình “thui thủi quê người một thân” sao cho khỏi nỗi nhớ ấy. Cuộc đời Kiều như cánh hoa mỏng manh “man mác” giữa dòng cuốn cuộc đời, “ngọn nước mới sa” như mang bao nỗi niềm về thân phận bấp bênh, chìm nổi của người con gái trong xã hội xưa. Nơi “nội cỏ rầu rầu” kia xanh xanh mà sao cũng u buồn thế, đúng là “người buồn cảnh có vui đâu bao giờ”. Có thế ta mới hiểu, mới phục cái tài tả cảnh ngụ tình của Nguyễn Du đã đạt đến mức tuyệt bút. “Chân mây mặt đất một màu xanh xanh” gợi cho Kiều nỗi buồn chán, tủi thân về cuộc đời, lòng người lạnh lùng, vô vị. Ở cảnh cuối, thiên nhiên hiện lên thật dữ dội. Chung quanh Kiều là tiếng sóng như đang kêu gào, làm Kiều cảm thấy hãi hùng trước bão táp cuộc đời sắp ập đến. Câu thơ như một lời dự báo trước về cuộc đời đầy sóng gió, đố kị, ghen ghét, bon chen của nàng. Nàng như một cánh hoa bé nhỏ trôi giữa dòng nước rồi “biết là về đâu?”. Bốn cảnh, bốn bức tranh tứ bình được miêu tả theo trình tự từ xa đến gần, hình ảnh và màu sắc từ màu nhạt đến rõ nét, đậm đà, âm thanh từ tĩnh sang động, buồn man mác đến kinh sợ, hãi hùng. Biện pháp tả cảnh ngụ tình thấm đẫm trong từng cảnh vật. Qua đó ta thấy tài năng và lòng nhân ái, cảm thông sâu sắc của Nguyễn Du lớn biết nhường nào.

Đại dịch Covid-19 đã gây hoảng loạn và xáo trộn trên 213 toàn cầu. Việc cách li và phong tỏa diễn ra ở nhiều nơi. Các công ti xí nghiệp, trường học đóng cửa hàng loạt. Sản xuất đình trệ, kinh doanh thua lỗ, giáo dục gián đoạn, nhiều hoạt động thường nhật trong cuộc sống cũng không thể tiếp tục. Con người đối mặt với những thách thức lớn và nhận ra một trong những cách chống...
Đọc tiếp
Đại dịch Covid-19 đã gây hoảng loạn và xáo trộn trên 213 toàn cầu. Việc cách li và phong tỏa diễn ra ở nhiều nơi. Các công ti xí nghiệp, trường học đóng cửa hàng loạt. Sản xuất đình trệ, kinh doanh thua lỗ, giáo dục gián đoạn, nhiều hoạt động thường nhật trong cuộc sống cũng không thể tiếp tục. Con người đối mặt với những thách thức lớn và nhận ra một trong những cách chống chọi với hoàn cảnh chính là quan sát và lắng nghe những gì đang diễn ra để có những điều chỉnh phù hợp với tình hình thực tại. /Lắng nghe thế giới tự nhiên để tìm nguyên nhân dịch bệnh, chúng ta nhận ra con người đang hủy hoại cuộc sống bình yên của nhiều loài, điều này buộc mỗi người phải thay đổi cách đối xử với môi trường. Lắng nghe chính mình trong những ngày cách li xã hội, chúng ta biết được những gì thật sự cần thiết cho bản thân và chọn lối sống đơn giản hơn, Lắng nghe mọi người xung quanh, chúng ta thấu hiểu được bao nỗi niềm của những mảnh đời cơ cực trong mùa dịch để rồi biết yêu thương nhiều hơn, biết chia sẻ để không ai bị bỏ lại phía sau trong cuộc chiến chống Covid-19. Chắc hẳn đó cũng là lí do dẫn đến sự ra đời của “cây ATM gạo" của các hoạt động thiện nguyện, nhân đạo và nhiều chính sách hỗ trợ khác diễn ra trong thời gian này. Đại dịch Covid-19 đã gây ra những hậu quả nghiêm trọng. Nhưng nó cũng giúp chúng ta phải nhìn lại nhiều thứ và lắng nghe nhiều hơn/ (Thông tin tổng hợp từ báo Thanh Niên và Tuổi Trẻ)
2
8 tháng 12 2021

Câu hỏi đâu ạ?

8 tháng 12 2021

a) theo bài báo , đối diện với thử thách lớn con người nhận ra được điều gì ?

b) Vừa qua khi trở lại trường học trong dịp Tết Tân Sửu em và các bạn học sinh đã có những việc làm nào để phòng chống dịch bệnh Covid 

ĐÂY BẠN NHÉ

8 tháng 12 2021

Tác giả suy ngẫm về bà, về cuộc đời của bà: "Lận đận đời bà biết mấy nắng mưa" hình ảnh nắng mưa được lặp lại chỉ cuộc đời vất vả nhọc nhằn của bà nhưng không phải để thương cảm xót xa mà là để khâm phục, ngưỡng mộ. "Mấy chục năm rồi bà vẫn giữ thói quen dậy sớm": bà vẫn bản lĩnh, vẫn kiên định trước bao khó khăn. Động từ "nhóm" lặp lại bốn lần: nhóm lửa để sưởi ấm, để luộc khoai sắn, để nấu nồi xôi sẻ chia cho xóm làng, dân tộc trong nghĩa tình đoàn kết. Câu thơ cho thấy được tấm lòng thơm thảo của người bà trong những năm tháng khó khăn của đất nước. Bếp lửa tay bà nhóm lên mỗi sớm mai là nhóm lên niềm yêu thương, niềm vui sưởi ấm, san sẻ và còn "Nhóm dậy cả những tâm tình tuổi nhỏ". Bà không chỉ chăm lo cho cháu về vật chất mà còn thấu hiểu sâu sắc tâm tình tuổi thơ của cháu, là người làm cho tuổi thơ của cháu thêm đẹp, thêm huyền ảo như trong truyện cổ tích. Người bà có trái tim nhân hậu, người bà kì diệu đã nhóm dậy, khơi dậy, giáo dục và thức tỉnh tâm hồn đứa cháu để mai này cháu khôn lớn thành người. Người bà kì diệu như vậy ấy, rất giản dị nhưng có một sức mạnh kì diệu từ trái tim.