K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Trong các phát biểu về đột biến gen dưới đây, có bao nhiêu phát biểu đúng?(1)     Trong điều kiện không có tác nhân đột biến thì vẫn có thể phát sinh đột biến gen.(2)     Tất cả các cơ thể mang gen đột biến đều được gọi là thể đột biến.(3)     Đột biến gen được gọi là biến dị di truyền vì tất cả các đột biến gen đều được di truyền cho đời sau.(4)     Đột biến gen là nguồn nguyên liệu...
Đọc tiếp

Trong các phát biểu về đột biến gen dưới đây, có bao nhiêu phát biểu đúng?

(1)     Trong điều kiện không có tác nhân đột biến thì vẫn có thể phát sinh đột biến gen.

(2)     Tất cả các cơ thể mang gen đột biến đều được gọi là thể đột biến.

(3)     Đột biến gen được gọi là biến dị di truyền vì tất cả các đột biến gen đều được di truyền cho đời sau.

(4)     Đột biến gen là nguồn nguyên liệu sơ cấp của quá trình tiến hóa, chọn giống.

(5)      Tác nhân đột biến tác động vào pha S của chu kì tế bào thì sẽ gây đột biến gen với tần số cao hơn so với lúc tác động vào pha G2.

A. 1                                         B. 2.                                        C. 3                                          D. 4

1
1 tháng 9 2022

(1) đúng, có thể do nội tại của gen ( kết cặp sai trong quá trình nhân đôi ADN

(2) sai, chỉ những cơ thể mang kiểu gen đột biến biểu hiện ra kiểu hình mới được gọi là thể đột biến

(3) sai, đột biến gen ở tế bào xoma không di truyền cho đời sau

(4) đúng

(5) đúng, vì tại pha S, NST giãn xoắn để nhân đôi nên dễ đột biến gen hơn

Chọn C

1 tháng 9 2022

Phát biểu nào sau đây là đúng?

  A. Đột biến mất đi một cặp nucleotít làm thay đổi tất cả axít amin trong chuỗi polipeptít.

  B. Đột biến thay thế  một cặp nucleotít có thể làm thay đổi một axít amin trong chuỗi polipeptít 

→ Đúng vì chỉ nói là " có thể " ( xảy ra trong trường hợp làm xuất hiện bộ ba kết thúc ở vị trí trước trong chuỗi polypeptit )

  C. Đột biến thêm vào một cặp nucleotít làm thay đổi tất cả các bộ ba mã hóa trong gen.

  D. Đột biến thay thế  một cặp nucleotít làm thay đổi tất cả các bộ ba mã hóa trong gen.

1 tháng 9 2022

a)   P tc cao, trắng lai thấp, đỏ thu được F1 100% cao, đỏ

->  Cao (A) trội hoàn toàn so với thấp (a)

     Đỏ (B) trội hoàn toàn so với trắng (b)

TH1 : Các gen PLĐL với nhau

-> P có KG :      AAbb             x            aaBB

Sđlai : 

Ptc :        AAbb             x            aaBB

G :            Ab                                aB

F1 :      100%   AaBb      (100% cao đỏ)

F1 lai phân tích : 

F1 :         AaBb               x           aabb

G :  AB;Ab;aB;ab                          ab

F: KG:     1AaBb  :  1Aabb : 1aaBb : 1aabb 

       KH :     1 cao, đỏ : 1 cao, trắng : 1 thấp, đỏ : 1 thấp ,trắng

TH2 : Các gen DTLK với nhau

-> P có KG :    \(\dfrac{Ab}{Ab}\)            x            \(\dfrac{aB}{aB}\)

Sđlai :

Ptc :     \(\dfrac{Ab}{Ab}\)            x            \(\dfrac{aB}{aB}\)

G :       \(\dfrac{Ab}{ }\)                           \(\dfrac{aB}{ }\)

F1 :   100% \(\dfrac{Ab}{aB}\)  (100% cao, đỏ)

F1 lai phân tích :

F1 :     \(\dfrac{Ab}{aB}\)               x               \(\dfrac{ab}{ab}\)

G :     \(\dfrac{Ab}{ };\dfrac{aB}{ }\)                          \(\dfrac{ab}{ }\)

F:   \(1\dfrac{Ab}{ab}:1\dfrac{aB}{ab}\)   (1 cao, trắng : 1 thấp, đỏ)

b) 

Có : P tc tương phản, F1 100% trội nên F1 có KG dị hợp 2 cặp gen (Aa;Bb)

Gọi cây lai vs F1 chưa biết KG là cây Y

Xét tỉ lệ bài yêu cầu 3 :3 : 1 : 1 =  (3 : 1) (1 : 1) = (1 : 1) (3 : 1)

- TH1 :  Tính trạng chiều cao phân ly tỉ lệ 3 : 1 , mà F1 có KG Aa

           -> Cây Y có KG Aa (1)

          Tính trạng màu hoa phân ly theo tỉ lệ 1 : 1 , mà F1 có KG Bb

           -> Cây Y có KG :  bb (2)

Từ (1) và (2) suy ra KG Cây Y 

- TH2 :  Tính trạng chiều cao phân ly tỉ lệ 1 : 1 , mà F1 có KG Aa

           -> Cây Y có KG aa (3)

          Tính trạng màu hoa phân ly theo tỉ lệ 3 : 1 , mà F1 có KG Bb

           -> Cây Y có KG :  Bb (4)

Từ (3) và (4) suy ra KG Cây Y 

* bn coi lại đề câu b xem đề có cho quy luật di truyền ko, nếu ko bn tự xét thêm mỗi TH như v là thêm 2 TH nhỏ là PLĐL hay DTLK

1 tháng 9 2022

Bạn xem lại đề, sai đề 

Câu1. Định nghĩa nào sau đây về đột biến gen là đúngA. Đột biến gen là những biến đổi trong cấu trúc của gen liên quan đến một hoặc một số đoạn ADN xảy ra tại một điểm nào đó trên phân tử ADNB. Đột biến gen là những biến đổi trong cấu trúc của gen liên quan đến một hoặc một vài cặp nucleotit xảy ra tại một điểm nào đó trên phân tử ADN.C.Đột biến gen là những biến đổi trong cấu trúc của...
Đọc tiếp

Câu1. Định nghĩa nào sau đây về đột biến gen là đúng
A. Đột biến gen là những biến đổi trong cấu trúc của gen liên quan đến một hoặc một số đoạn ADN xảy ra tại một điểm nào đó trên phân tử ADN
B. Đột biến gen là những biến đổi trong cấu trúc của gen liên quan đến một hoặc một vài cặp nucleotit xảy ra tại một điểm nào đó trên phân tử ADN.
C.Đột biến gen là những biến đổi trong cấu trúc của NST xảy ra cho mất đoạn , đảo đoạn , thêm đoạn hoặc chuyển đoạn NST
D. Đột biến gen là những biến đổi trong cấu trúc ADN liên quan đến một hoặc một số NST trong bộ NST

Câu 2. Phát biểu nào sau đây là đúng?

  A. Đột biến mất đi một cặp nucleotít làm thay đổi tất cả axít amin trong chuỗi polipeptít.

  B. Đột biến thay thế  một cặp nucleotít có thể làm thay đổi một axít amin trong chuỗi polipeptít

  C. Đột biến thêm vào một cặp nucleotít làm thay đổi tất cả các bộ ba mã hóa trong gen.

  D. Đột biến thay thế  một cặp nucleotít làm thay đổi tất cả các bộ ba mã hóa trong gen.

Câu 3.Đột biến thay thế cặp nuclêôtit này bằng cặp nuclêôtit khác nhưng trình tự axit amin lại vẫn không bị thay đổi. Nguyên nhân là do

A. mã di truyền có tính thoái hóa                              B. mã di truyền là mã bộ ba.

C. mã di truyền có tính phổ biến.                               D. mã di truyền có tính đặc hiệu.

Câu 4. Khi nói về đột biến gen, phát biểu nào sau đây đúng?

A. Tất các các dạng đột biến gen đều có hại cho thể đột biến.

B. Dưới tác động của cùng một tác nhân gây đột biến, với cường độ và liều lượng như nhau thì tần số đột biến ở tất cả các gen là bằng nhau.

C. Khi các bazơnitơ dạng hiếm xuất hiện trong quá trình nhân đôi ADN  thì thường làm phát sinh đột biến gen dạng mất hoặc thêm một cặp nuclêôtit.

D. Trong các dạng đột biến điểm, dạng đột biến thay thế cặp nuclêôtit thường làm thay đổi ít nhất thành phần axit amin của chuỗi pôlypeptit do gen đó tổng hợp

Câu 5. Dạng đột biến gen nào có thể làm tăng hoặc giảm hoặc không đổi số liên kết hidro của gen?

A. Mất 1 cặp  nuclêôtit.  B. thay thế 1 cặp nuclêôtit cùng loại.  C. thêm 1 cặp nuclêôtit. D. thay thế 1 cặp nuclêôtit.

Câu 6: (ĐH2014) Khi nói về đột biến gen, các phát biểu nào sau đây đúng?

(1)   Đột biến thay thế một cặp nuclêôtit luôn dẫn đến kết thúc sớm quá trình dịch mã.

(2)   Đột biến gen tạo ra các alen mới làm phong phú vốn gen của quần thể.

(3)   Đột biến điểm là dạng đột biến gen liên quan đến một số cặp nuclêôtit

(4)   Đột biến gen có thể có lợi, có hại hoặc trung tính đối với thể đột biến

(5)   Mức độ gây hại của alen đột biến phụ thuộc vào tổ hợp gen và điều kiện môi trường

    A. (1), (2), (3)                 B. (2), (4), (5).                  C. (3), (4), (5)                     D. (1), (3), (5)

Câu 7. Căn cứ vào trình tự thứ tự của các nuclêôtít trước và sau đột biến của một đoạn gen, hãy cho biết dạng đột biến này là

Trước đột biến:   A T T G X X T X X AAG A X T

                          T A A X G G A G G TT X T G A

Sau đột biến    :   A T T G X X T A XAAG A X T

                            T A A X G G A T G T T X T G A

    A.    Mất một cặp nuclêôtít.              B. Thêm một cặp nuclêôtít.

    C.     Thay một cặp nuclêôtít                         D. Đảo vị trí một cặp nuclêôtít

Câu 8. ĐH2013: Mức độ có lợi hay có hại của gen đột biến phụ thuộc vào

    A. môi trường sống và tổ hợp gen.                          B. tần số phát sinh đột biến

    C. số lượng cá thể trong quần thể                           D. tỉ lệ đực, cái trong quần thể

Câu 9. ĐH2013: Khi nói về đột biến gen, phát biểu nào sau đây không đúng?

A.    Đột biến gen có thể có lợi, có hại hoặc trung tính đối với thể đột biến.

B.     Phần lớn đột biến điểm là dạng đột biến mất một cặp nuclêôtit

C.     Đột biến gen là nguồn nguyên liệu sơ cấp chủ yếu của quá trình tiến hóa.

D.    Phần lớn đột biến gen xảy ra trong quá trình nhân đôi ADN.

Câu 10. / (TN 2009) Dạng đột biến điểm nào sau đây xảy ra trên gen không làm thay đổi số lượng nuclênôtit của gen nhưng làm thay đổi số lượng liên kết hiđrô trong gen?
A. Mất một cặp nuclêôtit.                                 B. Thêm một cặp nuclênôtit.   

C. Thay cặp nuclênôtit A-T bằng cặp T-A         D. Thay cặp nuclênôtit A-T bằng cặp G-X
Câu 11. ( CĐ 2011) : Cho một số bệnh và hội chứng di truyền ở người:

(1) Bệnh phêninkêto niệu    (2) Hội chứng Đao   (3) Hội chứng Tơcnơ    (4) Bệnh máu khó đông

Những bệnh hoặc hội chứng do đột biến gen là:

A. (2) và (3)                           B. (1) và (2)                     C. (3) và (4)                  D. (1) và (4).

Câu 12: Bệnh hoặc hội chứng bệnh nào sau đây ở người không liên quan đến đột biến gen?

A.    Máu khó đông.          B. Bạch tạng.                  C. Tớcnơ                      D. Phêninkêto niệu.

Câu 13: Có bao nhiêu nội dung đúng trong các câu sau đây khi nói về đột biến điểm?

(1)     Trong số các đột biến điểm thì phần lớn đột biến thay thế một cặp nuclêôtit là gây hại ít nhất cho cơ thể sinh vật.

(2)     Đột biến điểm là những biến đổi đồng thời tại nhiều điểm khác nhau trong gen cấu trúc

(3)     Trong bất cứ trường hợp nào, tuyệt đại đa số đột biến điểm là có hại.

(4)     Đột biến điểm là những biến đổi nhỏ nên ít có vai trò trong quá trình tiến hóa.

(5)     Xét ở mức độ phân tử, phần nhiều đột biến điểm là trung tính.

(6)     Mức độ gây hại của alen đột biến phụ thuộc vào điều kiện môi trường và tổ hợp gen mà nó tồn tại.

A. 5.                                        B. 2.                              C. 4.                         D. 3

Câu 14: Trong các phát biểu về đột biến gen dưới đây, có bao nhiêu phát biểu đúng?

(1)     Trong điều kiện không có tác nhân đột biến thì vẫn có thể phát sinh đột biến gen.

(2)     Tất cả các cơ thể mang gen đột biến đều được gọi là thể đột biến.

(3)     Đột biến gen được gọi là biến dị di truyền vì tất cả các đột biến gen đều được di truyền cho đời sau.

(4)     Đột biến gen là nguồn nguyên liệu sơ cấp của quá trình tiến hóa, chọn giống.

(5)      Tác nhân đột biến tác động vào pha S của chu kì tế bào thì sẽ gây đột biến gen với tần số cao hơn so với lúc tác động vào pha G2.

A. 1                                         B. 2.                                        C. 3                                          D. 4

Câu 15: Cho các phát biểu sau về gen :

(1)          Gen là một đoạn ADN mang thông tin mã hóa cho một sản phẩm xác định, sản phẩm đó có pôlipeptit.

(2)          Một đột biến điểm xảy ra trong vùng mã hóa của gen có thể không ảnh hưởng gì đến chuỗi peptit.

(3)          Có ba bộ ba làm tín hiệu kết thúc quá trình dịch mã là 5’UAA3’; 5’UAG3’ và 3’UGA5’.

(4)          Đột biến gen tạo alen mới, cung cấp nguyên liệu cho tiến hóa.

Trong các phát biểu trên, có bao nhiêu phát biểu đúng?

A. 1                                           B. 2                                           C. 4                                                  D. 3.

0
31 tháng 8 2022

Đối với Ôpêron, thì gen điều hoà có vai trò?

a. Tổng hợp prôtêin ức chế                               b. Tổng hợp enzim Ligaza.

c. Tiếp nhận prôtêin ức chế.                              d. Tạo chất cảm ứng.

 

1 tháng 9 2022

Theo em, dễ giặt sạch vết máu vừa mới dính trên quần áo vì máu mới vẫn ở thể lỏng nên khi giặt thì cũng sẽ bị trôi tuột đi. 

Nhưng không thể nào giặt sạch được những vết máu cũ vì máu đã đông lại và biến đổi tính chất. Vì vậy, nếu giặt đơn thuần thì sẽ không thể nào loại bỏ được những vết máu này. 

1 tháng 9 2022

bình cũng nghĩ theo bạn

Nói về bộ mã di truyền ở sinh vật có một số nhận định như sau:(1)  Bảng mã di truyền của mỗi sinh vật có đặc điểm riêng biệt và đặc trưng cho sinh vật đó.(2)  Mã di truyền được đọc từ một điểm xác định theo từng bộ ba nuclêôtit mà không gối lên nhau.(3)  Trên mARN, mã di truyền được đọc theo chiều từ 5’ → 3’.(4)  Mã di truyền có tính đặc hiệu, tức là mỗi loài khác nhau có riêng một bộ mã di...
Đọc tiếp

Nói về bộ mã di truyền ở sinh vật có một số nhận định như sau:

(1)  Bảng mã di truyền của mỗi sinh vật có đặc điểm riêng biệt và đặc trưng cho sinh vật đó.

(2)  Mã di truyền được đọc từ một điểm xác định theo từng bộ ba nuclêôtit mà không gối lên nhau.

(3)  Trên mARN, mã di truyền được đọc theo chiều từ 5’ → 3’.

(4)  Mã di truyền có tính đặc hiệu, tức là mỗi loài khác nhau có riêng một bộ mã di truyền.

(5)  Mã di truyền có tính phổ biến, tức là một bộ ba có thể mã hóa cho một hoặc một số axit amin.

(6)  Có 61 bộ mã di truyền tham gia mã hóa các axit amin.

(7)  Mã di truyền có tính thoái hóa, tức là nhiều bộ ba khác nhau cùng xác định một loại axit amin trừ AUG và UGG.

Trong các nhận định trên, có bao nhiêu nhận định không đúng?

2
31 tháng 8 2022

Nói về bộ mã di truyền ở sinh vật có một số nhận định như sau:

(1)  Bảng mã di truyền của mỗi sinh vật có đặc điểm riêng biệt và đặc trưng cho sinh vật đó.

→ Sai vì các loài đều có chung một bảng mã di truyền ( tính phổ biến )

(2)  Mã di truyền được đọc từ một điểm xác định theo từng bộ ba nuclêôtit mà không gối lên nhau.

→ Đúng 

(3)  Trên mARN, mã di truyền được đọc theo chiều từ 5’ → 3’.

→ Đúng

(4)  Mã di truyền có tính đặc hiệu, tức là mỗi loài khác nhau có riêng một bộ mã di truyền.

→ Sai vì tính đặc hiệu tức là một bộ ba chỉ mã hóa cho 1 axit amin

(5)  Mã di truyền có tính phổ biến, tức là một bộ ba có thể mã hóa cho một hoặc một số axit amin.

→ Sai vì tính phổ biến tức là các loài đều có chung một bảng mã di truyền

(6)  Có 61 bộ mã di truyền tham gia mã hóa các axit amin.

→ Đúng vì 64 bộ mã di truyền thì có 3 bộ là bộ ba kết thúc không mã hóa axit amin

(7)  Mã di truyền có tính thoái hóa, tức là nhiều bộ ba khác nhau cùng xác định một loại axit amin trừ AUG và UGG.

→ Đúng ( tính thoái hóa tức là 1 axit amin được mã hóa bởi các bộ ba khác nhau) và AUG chỉ mã hóa Metionin còn UGG chỉ mã hóa Tritophan

Trong các nhận định trên, có bao nhiêu nhận định không đúng? 

→ Có 3 nhận định không đúng

31 tháng 8 2022

4 nhé

31 tháng 8 2022

- Việc trồng các cây con được tạo ra bằng phương pháp nuôi cấy mô giúp cho các cây đồng tính di truyền. Do đó, nếu chăm sóc, gặp thời tiết tốt, cây sẽ phát triển nhanh và khỏe, mang lại năng suất cao. Ngoài ra, các cây con nuôi cấy mô vừa giúp đảm bảo sự sinh trưởng, phát triển của cây lại vừa tiết kiệm chi phí chăm sóc. Ngược lại, cũng vì tính di truyền mà khi gặp chăm sóc, thời tiết ko tốt, bị cùng một loại sinh vật gây hại, các cây nuôi cấy mô sẽ ko chống lại đc và chết hết. Từ đó mang tới năng suất thấp.

=> Việc trồng các giống cây nuôi cấy mô trên một diện tích rộng có thể đem lại lợi ích kinh tế rất lớn nhưng cũng đem lại rủi ro cao là vì thế.

 

 

31 tháng 8 2022

LỢI ÍCH : Các cây con được tạo ra bằng phương pháp nuôi cấy mô có tính đồng nhất về mặt di truyền cao. Do đó, trong điều kiện thuận lợi, các cây phát triển nhanh, cho sản phẩm đồng đều về chất lượng. 

RỦI RO:Do các cây đều đồng nhất về mặt di truyền (tính đa dạng di truyền không cao) nên nếu gặp một tác động bất lợi sẽ ảnh hưởng đến toàn bộ các cây, dẫn đến hiện tượng “mất trắng” (thiệt hại nặng nề về mặt kinh tế).

31 tháng 8 2022

Từ 1 tế bào mẹ tạo thành 2 tế bào con, mỗi tế bào con có bộ NST giống như ở tế bào mẹ (2n NST)

31 tháng 8 2022

Ở ruồi giấm A-thân xám,a thân đen.

thu đc F1 : với tỉ lệ 3:1

=>P là :Aa x aa

ta có sơ đồ :

P: Aa  x aa

F1: 1AA , 2Aa, 1aa 

Tiếp tục cho F1 giao phối ngẫu nhiên với nhau thu đc F2

0,75Aa : 0,25 aa giảm phân cho tỉ lên giao tử \(\dfrac{3}{8}\)A , \(\dfrac{5}{8}\)a