K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

9 tháng 10 2017

2. Từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai, một cao trào giải phóng dân tộc đã dấy lên, lan nhanh ra cả châu Á. Tới cuối những năm 50, phần lớn các dân tộc châu Á đã giành được độc lập, trong đó có nhiều nước lớn như Trung Quốc, Ấn Độ, In-đô-nê-xi-a...

Sau đó gần như suốt nửa sau thế kỉ XX, tình hình châu Á lại không ổn định bởi đã diễn ra nhiều cuộc chiến tranh xâm lược của các nước đế quốc, nhất là ở khu vực ta : Nam Á và Tây Á (còn gọi là Trung Đông). Các nước đế quốc cố duy trì ách trị của chúng, chiếm giữ các vị trí chiến lược quan trọng và ra sức ngăn cản phong trào cách mạng trong khu vực. Sau Chiến tranh lạnh, ở một số nước châu Á đã diễn ra những cuộc xung đột tranh chấp biên giới, lãnh thổ hoặc các phong trào li khai với những hành động khủng bố dã man (như giữa Ấn Độ và Pa-ki-xtan, hoặc ở Xri Lan-ca, Phi-líp-pin, In-đô-nê-xi-a...).


8 tháng 10 2017

Nguyên nhân:

- Năm 1961, Liên Bang Nam PHi rút khỏi khối liên hiệp Anh và tuyên bố là nước cộng hòa nhân dân Nam Phi. Trên thực tê, người da đen sống ở nước này đã phải sống cơ cực, tủi nhục dưới chế độ phân biệt chủng tộc A phac thai. =>Phong trào đấu tranh của người da đen và da màu ở Cộng hòa Nam PHi diễn ra mãnh mẽ.

Diễn biến:

- Từ sau chiến tranh thế giới hai, cuộc đấu tranh chống chế độ phân biệt chủng tộc của nhân dân cộng hòa Nam Phi đã phát triển thành cao trào rộng lớn dưới sự lãnh đạo của tổ chức Đại hội dân tộc Phi (ANC).

- Với tinh thần đấu tranh kiên cường, bền bỉ, lại được cộng đồng quốc tế ủng hộ, cuộc đấu tranh của người phi đã dành được thắng lợi to lớn.

- Chính quyền người da trắng ở Nam Phi đã phải tuyên bố xóa bỏ chế độ phân biệt chủng tộc vào năm 1993, trao tả tự do cho lãnh tụ ANC Nen-xơn-man-đê-la sau 27 năm cầm tù.

- Trong cuộc bầu cử đa chủng tộc ở Nam Phi vào tháng 4/1944, Nen-xơn-man-đê la đã trở thành tổng thống vào tháng 5/1994. Ông là tổng thống da đen đầu tiên trong lịch sử nước này.

Kết quả:

- Chế độ phân biệt chủn tộc đã sụp đổ ở Công Hòa Nam Phi sau hơn 3 thế kỉ tồn tại.

- Lần đầu tiên, người da đen lên nắm chính quyền.

Ý nghĩa:

- Sự thắng lợi của cuộc đấu tranh này đã đưa đất nước Nam Phi bước sang 1 thời kì mới, thời kì của độc lập, tự do...

6 tháng 11 2018

Nguyên nhân:

- Năm 1961, Liên Bang Nam PHi rút khỏi khối liên hiệp Anh và tuyên bố là nước cộng hòa nhân dân Nam Phi. Trên thực tê, người da đen sống ở nước này đã phải sống cơ cực, tủi nhục dưới chế độ phân biệt chủng tộc A phac thai. =>Phong trào đấu tranh của người da đen và da màu ở Cộng hòa Nam PHi diễn ra mãnh mẽ.

Diễn biến:

- Từ sau chiến tranh thế giới hai, cuộc đấu tranh chống chế độ phân biệt chủng tộc của nhân dân cộng hòa Nam Phi đã phát triển thành cao trào rộng lớn dưới sự lãnh đạo của tổ chức Đại hội dân tộc Phi (ANC).

- Với tinh thần đấu tranh kiên cường, bền bỉ, lại được cộng đồng quốc tế ủng hộ, cuộc đấu tranh của người phi đã dành được thắng lợi to lớn.

- Chính quyền người da trắng ở Nam Phi đã phải tuyên bố xóa bỏ chế độ phân biệt chủng tộc vào năm 1993, trao tả tự do cho lãnh tụ ANC Nen-xơn-man-đê-la sau 27 năm cầm tù.

- Trong cuộc bầu cử đa chủng tộc ở Nam Phi vào tháng 4/1944, Nen-xơn-man-đê la đã trở thành tổng thống vào tháng 5/1994. Ông là tổng thống da đen đầu tiên trong lịch sử nước này.

Kết quả:

- Chế độ phân biệt chủn tộc đã sụp đổ ở Công Hòa Nam Phi sau hơn 3 thế kỉ tồn tại.

- Lần đầu tiên, người da đen lên nắm chính quyền.

Ý nghĩa:

- Sự thắng lợi của cuộc đấu tranh này đã đưa đất nước Nam Phi bước sang 1 thời kì mới, thời kì của độc lập, tự do...

8 tháng 10 2017

Nói thế kỉ 21 là thế kỉ của Châu Á mà Trung Quốc là trung tâm vì: thế kỷ 21 các nước ở Châu Á đã hoàn toàn độc lập và bước vào kỷ nguyên xây dựng đất nước cùng với đó Châu Á bắt đầu xuất hiện nhưng con rồng kinh tế như Nhật Bản, Xingapo, Hàn Quốc,... và điển hình là Trung Quốc rộng lớn, nhiều tài nguyên, dân số đông, nguồn lao động dồi dào và hiện nay là một cường quốc đứng thứ 2 thế giới sau Mỹ với tiếng nói ngày càng giá trị trên trường quốc tế.

9 tháng 10 2017

vì bắc phi nơi có trình độ phát triển cao hơn khu vực khác trong lục địa , bắc phi có điều kiện kinh tế thuận lợi, các lĩnh vực như y tế ,thể thao, văn hoá , giáo dục phát triển nên thúc đẩy ptgpdt trở nển mạnh mẽ

Chúc bạn làm tốt!

7 tháng 10 2017

- Liên xô và các nước Đông Âu đã thành lập tổ chức Hiệp ước Vác - sa - ca vào tháng 5-1955
- Vai trò và nhiệm vụ:
+ Bảo vệ công cuộc xây dựng Chủ nghĩa xã hội
+ Duy trì hòa bình, an ninh của châu Âu và thế giới
+ Là liên minh phòng thủ quân sự và chính trị của các nước xã hội chủ nghĩa Đông Âu

7 tháng 10 2017

Hoàn cảnh: Từ cuối thập niên 40 của thế kỉ XX, tình hình thế giới ngày càng căng thẳng do chính sách hiếu chiến xâm lược của Mỹ, nhất là sự ra đời của khối quân sự Bắc đại tây dương vào tháng 4 năm 1949, gọi tắt là NATO.

Trước tình hình đó, Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu đã thỏa thuận cùng nhau thành lập tổ chức Hiệp ước Vác sa va vào tháng 5 năm 1955.

Vai trò: Đây là liên minh phòng thử quân sự và chính trị của Liên Xô cùng các nước xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu nhằm chống lại sự hiếu chiến của Mĩ và khối NATO, bảo vệ an ninh thế giới.

Hoạt động: Từ khi thành lập, tổ chức này đứng đầu là Liên Xô đã tạo nên thế chiến lược cân bằng về sức mạnh quân sự giữa các nước xã hôi chủ nghĩa với các nước đế quốc chủ nghĩa vào những năm 70 của thế kỉ XX. Từ những năm 90 của thế khỉ XX, do chế độ xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và các nước Đông Âu tan rã, ngày 1/7/1991, tổ chức Vác sa va tuyên bố giải thể.

Tháng 3 - 1985, Goóc-ba-chốp lên nắm quyền lãnh đạo Đảng, đề ra đường lối cải tổ. Cải tổ được tuyên bố như một cuộc cách mạng nhằm khắc phục những sai lầm thiếu sót trước đây, đưa đất nước thoát khỏi khủng hỏang và xây dựng một chủ nghĩa xã hội theo đúng bản chất và ý nghĩa nhân văn đích thực của nó. Nhưng do không có sự chuẩn bị đầy đủ các điều kiện cần thiết và thiếu một đường lối chiến lược toàn diện, nhất quán, nên công cuộc cải tổ nhanh chóng lâm vào tình trạng bị động, lúng túng, đầy khó khăn.
Mặc dù Ban lãnh đạo Liên Xô đã đưa ra nhiều phương án phát triển kinh tế nhưng lại chưa thực hiện được gì, nền kinh tế vẫn trượt dài trong khủng hỏang. Trước những khó khăn về kinh tế, những cái tổ về chính trị - xã hội lại được đẩy mạnh như thực hiện chế độ tổng thống tập trung mọi quyền lực, thực hiện chế độ đa nguyên về chính trị (tức nhiều đảng cùng tham gia công việc chính trị của đất nước), xoá bỏ chế độ một đảng (tức xoá bỏ sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Liên Xô), tuyên bố dân chủ và “công khai” mọi mặt.
Đất nước càng lún sâu vào khủng hoảng và rối loạn. Nhiều cuộc bãi công diễn ra, mâu thuẫn sắc tộc bùng nổ, nhiều nước cộng hoà đòi li khai, các tệ nạn xã hội gia tăng, các thế lực chống đối ráo riết kích động quần chúng...
Trong bối cảnh đó, ngày 19 - 8 - 1991 một số người lãnh đạo Đảng và Nhà nước Xô viết đã tiến hành đảo chính, lật đổ Tổng thống Goóc-ba-chốp. Nhưng cuộc đảo chính nhanh chóng thất bại và đã dần tới những hậu quả cực kì nghiêm trọng : Đảng Cộng sản Liên Xô bị đình chỉ hoạt động, Nhà nước Liên bang hầu như tê liệt, các nước cộng hoà đua nhau đòi độc lập và tách khỏi Liên bang. Sự tan rã của Liên bang Xô viết chỉ còn là vấn đề thời gian.
Ngày 21 - 12 - 1991, những người lãnh đạo 11 nước cộng hoà trong Liên bang Xô viết đã họp và kí kết hiệp định về giải tán Liên bang xô viết, thành lập Cộng đồng các quốc gia độc lập (thường gọi tắt là SNG). Trong buổi tối giá lạnh ngày 25- 12- 1991, Goóc-ba-chốp tuyên bố từ chức tổng thống. Lá cờ Liên bang Xô viết trên nóc điện Crem-li bị hạ xuống, đánh dấu sự chấm dứt của chế độ xã hội chủ nghĩa ở Liên bang Xô viết sau 74 năm tồn tại.

7 tháng 10 2017

Nguyên nhân dẫn đến sự khủng hoảng và tan rã chủ nghĩa xã hội ở liên xô:

- Mô hình xã hội chủ nghĩa đã xây dựng có nhiều thiếu sót.

- Chậm sử chữa thay đổi trước những biến động của thế giới, khi tiến hành cải tổ lại mắc nhiều sai lầm. Không bắt kịp sự phát triển của cách mạng khoa học kĩ thuật, đưa tới khủng hoảng về kinh tế, xã hôi.

- Một số nhà lãnh đạo tha hóa biến chất

- Sự hoạt động chống phá của các thế lực chống chủ nghĩa xã hội trong và ngoài nước làm cho tình hình Liên Xô thêm rối loạn

7 tháng 10 2017

- Mục tiêu: Phát triển kinh tế, văn hóa thông qua những nỗ lực hợp tác chung giữa các thành viên trên tinh thần duy trì hòa bình và ổn định khu vực.

- Nguyên tắc hoạt động: được tuyên bố trong hiệp ước Ba li vào tháng 2 năm 1976: tôn trọng độc lập chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau; giải quyết tranh chấp bằng phương pháp hòa bình; hợp tác và phát triển.

- Biện pháp giải quyết tình hình biển đông: giải quyết bàng phương pháp hòa bình, đấu tranh bền bỉ, kiên cường; kêu gọi sự ủng hộ của dư luận thế giới...

7 tháng 10 2017
Thành tựu. * Kinh tế : Năm 1998, kinh tế Trung Quốc tiến bộ nhanh chóng, đạt tốc độ tăng trưởng cao nhất thế giới (GDP tăng 8% – năm), đời sống nhân dân cải thiện rõ rệt. * Chính trị – xã hội : đời sống nhân dân không ngừng được nâng cao. Thu hồi được Hồng Kông (7 – 1997) và Ma CaO (12 – 1999) * Nền khoa học – kỹ thuật, văn hóa, giáo dục Trung Quốc đạt thành tựu khá cao (năm 1964, thử thành công bom nguyên tử; năm 2003: phóng thành công tàu “Thần Châu 5” vào không gian) * Về đối ngoại : bình thường hóa quan hệ ngoại giao với Liên Xô, Mông Cổ, Việt Nam…, mở rộng quan hệ hữu nghị, hợp tác với các nước trên thế giới, góp sức giải quyết các vụ tranh chấp quốc tế. * Từ sau khi thực hiện cải cách Trung Quốc đã đạt được nhiều thành tựu về kinh tế, tình hình chính trị, xã hội ổn định. Vai trò của Trung Quốc nâng cao trên trường quốc tế. => Những chính sách ngoại dao của Trung Quốc phát triển theo chiều hướng hòa bình và tích cực...