K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

4 tháng 1 2021

-Vua Trần triệu tập Hội nghị các vương hầu, quan lại tại Bình Than (Chí Linh, Hải Dương) để bàn kế đánh giặc.

-Đầu năm 1285, vua Trần mở Hội nghị Diên Hồng, mời các bậc phụ lão có uy tín trong cả nước về Thăng Long để họp bàn cách đánh giặc => Tại đây, các cụ bô lão đã cùng thế hiện ý chí quyết tâm đánh giặc.-sự chuận bị đó muốn nói lên sự đoàn kết,chuẩn bị chu đáo cho việc kháng chiến giặc,ko chịu đầu hàng trc kẻ thù !!!

chúc thi tốt nha Bro !!! 

5 tháng 1 2021

Vì:

- Nó xây dựng tinh thân đoàn kết giữa quân đội

- Quân đội thường xuyên được học tập binh pháp và luyện tập võ nghệ

4 tháng 1 2021

Vì cuộc tấn công này chỉ để tiêu diệt những khu tập trung nhiều lương thực,vũ khí chứ không phải tấn công để xâm lược. Lí Thường Kiệt đã có ý tưởng rất độc đáo , sáng tạo để tránh sự xâm lược của quân Tống làm như vậy để nhà Tống không còn lương thực vũ khí để xâm lược nước ta.

-Vì:+Mục tiêu tấn công của ta chỉ là các căn cứ quân sự, kho lương thảo - là những nơi quân Tống chuẩn bị cho cuộc tiến công xâm lược nước ta. Nên cuộc tiến công của ta mặc dù sang đất Tống nhưng là chính đáng. Trên đường tiến công, quân ta treo bảng nói rõ mục đích của mình, khi thực hiện xong mục đích ta chủ động rút khỏi đất Tống. + "Tiến công trước để tự vệ" là một chủ trương độc đáo, sáng tạo. Tiến công để tự vệ chứ không phải là xâm lược. Thắng lợi này là đòn phủ đầu, làm cho quân Tống hoang mang, bị động.

# CHúc bạn học tốt!

Sớm phát hiện mưu đồ của kẻ thù, vua tôi nhà Lý đã chủ động tiến hành các biện pháp chuẩn bị đối phó:

- Cử thái úy Lý Thường Kiệt - một người có cốt cách và tài năng phi thường làm người chỉ huy, tổ chức cuộc kháng chiến.

- Quân đội luyện tập và canh phòng suốt ngày đêm.

- Các tù trưởng được phong chức tước cao, được lệnh mộ thêm binh đánh trả các cuộc quấy phá, làm thất bại âm mưu dụ dỗ của nhà Tống.

- Đem quân xuống phía Nam, đánh bại ý đồ tiến công phối hợp của nhà Tống với Cham-pa.

# CHúc bạn học tốt

a.  Nhà Trần chuẩn bị:

- Nhà Trần bắt gaim sứ giả Mông cổ kiên quyết chống giặc

- Ban hành lệnh sắm sửa vũ khí

- Quân đội dân binh được thành lập và ngày đêm luyện tập

b. Diễn biến: 

- Tháng 1- 1258, 3 vạn quân Mông Cổ do Ngột Lương Hợp Thai tiến vào nước ta theo đường sông Thao qua Bạch Hạc đến Bình Lệ Nguyên và bị chặn lại,sau đó tiến vào Thăng Long.

-  Nhà Trần tạm lui khỏi Thăng Long, thực hiện kế hoạch “Vườn không nhà trống “xuôi về thiên mạc,khiến cho giặc vào Thăng Long bị thiếu lương thực,thực phẩm rơi vào tình thế cực kì khó khăn.

- Ta mở cuộc phản công lớn ở Đông Bộ Đầu.

- Ngày 29- 1- 1258 quân Mông Cổ rút khỏi Thăng Long chạy về nước.

c. Kết quả:

Quân Mông Cổ bị đánh bại hoàn toàn. 

II. CUỘC KHÁNG CHIẾN LẦN THỨ HAI CHỐNG QUÂN XÂM LƯỢC NGUYÊN (1285)

1. Âm mưu xâm lược Chăm Pa và Đại Việt của nhà Nguyên

- Mục đích: Xâm lược Champa và Đại Việt để làm cầu nối thôn tính các nước ở phía Nam Trung Quốc.

- 1283 cho quân đánh Chămpa trước để làm bàn đạp tấn công vào Đại Việt nhưng thất bại

2. Nhà Trần chuẩn bị kháng chiến.

- Vua Trần triệu tập hội nghị ở bến Bình Than bàn kế hoạch đánh giặc, cử Trần Quốc Tuấn chỉ huy cuộc kháng chiến

-  1285 mở Hội Nghị Diên Hồng ở Thăng Long để bàn cách đánh giặc.

-  Tổ chức tập trận, duyệt binh ở Đông Bộ Đầu, trấn giữ nơi hiểm yếu, quân sĩ thích vào cánh tay hai chữ Sát Thát

3. Diễn biến và kết quả cuộc kháng chiến.

a. Diễn biến

- 1/1285: 50 vạn quân Nguyên do Thoát Hoan chỉ huy vào xâm lược nước ta.

- Quân ta sau một vài trận chặn đánh địch ở biên giới đã rút về Vạn Kiếp, Thăng Long và cuối cùng rút về Thiên Trường để bảo toàn lực lượng, và thực hiện kế hoạch “vườn không nhà trống”.

- Cùng một lúc Toa Đô từ Champa đánh ra Nghệ An, Thanh Hóa, quân Thoát Hoan mở cuộc tấn công xuống phía nam nhằm tạo thế gọng kìm để tiêu diệt quân ta, nhưng bị thất baị, phải rút  về Thăng Long và lâm vào tình trạng thiếu lương thực trầm trọng.

- 5/1285, lợi dụng thời cơ nhà Trần tổ chức phản công đánh bại quân giặc ở nhiều nơi như Tây kết, hàm tử, Chương dương, Thăng Long

b. Kết quả

-  50 vạn Quân giặc phần bị chết, phần còn lại chạy về nước, Thoát Hoan chui vào ống đồng về nước,Toa Đô bị chém đầu.

III. CUỘC KHÁNG CHIẾN LẦN THỨ BA CHỐNG QUÂN XÂM LƯỢC NGUYÊN (1287 – 1288)

1. Nhà Nguyên xâm lược Đại Việt.

* Hoàn cảnh

-  Sau hai lần thất bại, Nhà Nguyên đình chỉ việc xâm lược Nhật bản,  quyết tâm xâm lược Đại Việt lần thứ 3.

- Nhà Trần khẩn trương chuẩn bị kháng chiến

* Diễn biến

- 12/1287: Quân Nguyên ạt tấn công Đại Việt, cánh quân do Thoát Hoan chỉ huy tiến đánh Lạng Sơn, Bắc Giang, cho quân chiếm đóng Vạn Kiếp.

Ô Mã Nhi chỉ huy thuỷ quân tiến vào nước ta, ngược lên sông Bạch Đằng phối hợp cùng Thoát Hoan

2.  Chiến thắng Vân Đồn tiêu diệt đoàn thuyền lương của Trương Văn Hổ

- Trần Khánh Dư cho quân mai phục ở Vân Đồn đợi đoàn thuyền lương của địch.

- Khi đoàn thuyền lương đi qua bị quân ta từ nhiều phía đánh ra dữ dội phần lớn thuyền lương bị đắm, số còn lại bị quân ta chiếm

3.  Chiến thắng Bạch Đằng

-  Cuối tháng 1 năm 1288,Thoát Hoan  tiến vào chiếm đóng Thăng Long nhưng chúng bị rơi vào tình thế bị động, binh lính hoang mang

- Quân Ta bố trí, mai phục giặc trên sông bạch Đằng

- 4/1288: Đoàn thuyền lương của Ô Mã Nhi rút về theo sông Bạch Đằng, ta nhử địch vào sâu trận địa khi nước dâng cao.

- Lúc nước rút thuyền địch xô vào cọc và bị quân ta đánh từ 2 bên bờ. Nhiều tên giặc bị chết, Ô Mã Nhi bị bắt sống

IV. NGUYÊN NHÂN THẮNG LỢI VÀ Ý NGHĨA LỊCH SỬ CỦA BA LẦN KHÁNG CHIẾN CHỐNG QUÂN XÂM LƯỢC MÔNG  – NGUYÊN

1.  Nguyên nhân thắng lợi

- Được tất cả các tầng lớp nhân dân tham gia kháng chiến

- Nhà Trần đã chuẩn bị chu đáo về mọi mặt.

- Tinh thần hy sinh của toàn dân ta đặc biệt là quân đội nhà Trần.

- Đường lối chiến lược, chiến thuật đúng đắn, sáng tạo.

- Sự lãnh đạo tài tình của các tướng lĩnh nhà Trần, đặt biệt là Trần Quốc Tuấn.

# Chúc bạn học tốt!

11 tháng 1 2021

bạn là hsg sử sao?

4 tháng 1 2021

cái này hỏi nhiều rồi bạn tự kiếm đi

4 tháng 1 2021

-Giống nhau:cùng thực hiện chính sách "ngụ binh ư nông" -Khác nhau:+Quân đội nhà trần được chia làm hai loại:cấm quân và quân ở các lộ,cấm quân là đạo quân bảo vệ kinh thành,triều đình và vua.chính binh đóng ở các lộ đồng bằng,phiên binh đóng ở các lộ miền núi,hương binh đóng ở các làng,xã.khi có chiến tranh,còn có các quân đội của các vương hầu+Quân đội nhà lý chỉ được phân chia thành hai loại:cấm quân và quân địa phương.+Quân đội nhà trần được xây dựng theo chủ trương:"quân lính cốt tinh nhuệ,không cốt đông

5 tháng 1 2021

- Tư tưởng:

     + Nho giáo giữ vai trò quan trọng trong hệ tư tưởng phong kiến là công cụ tinh thần bảo vệ chế độ phong kiến.

     + Phật giáo cũng thịnh hành, nhất là thời Đường

- Sử học

     + Bộ Sử kí của Tư Mã Thiên

     + Thời Đường, Sử quán được thành lập

- Văn học

     + Thơ phát triển mạnh dưới thời Đường với nhiều nhà thơ nổi tiếng: Lý Bạch, Đỗ Phủ, Bạch Cư Dị,...

     + Tiểu thuyết phát triển mạnh thời Minh – Thanh: Tây Du Kí của Ngô Thừa Ân, Thủy Hử của Thi Nại Am, Tam QUốc chí của La Quán Trung, Hồng lâu mộng của Tào Tuyết Cần,...

- Các lĩnh vực Toán, Thiên văn học , Y dược cũng đạt nhiểu thành tựu: Cửu chương toán thuật, Bản thảo cương mục,...

- Về kĩ thuật: 4 phát minh lớn là giấy, kĩ thuật in, la bàn, thuốc súng.

- Kiến trúc: Vạn lí trường thành, cung điện, tượng Phật,....