K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

20 tháng 2 2020

Câu 2. *Mục tiêu của ASEAN là:

- Thúc đẩy sự phát triển kinh tế – xã hội của các nước thành viên.

- Xây dựng khu vực có nền hòa bình, ổn định.

- Giải quyết các mâu thuẫn, bất đồng trong nội bộ và bất đồng, khác biệt giữa nội bộ với bên ngoài.

- Tất cả những mục tiêu trên với mong muốn hướng tợi sự đoàn kết và hợp tác vì một ASEAN hòa bình, ổn định, cùng phát triển.

*Cơ hội: - Trong kinh tế: thu hút vốn và kĩ thuật của các quốc gia tiên tiến trong khu vực, phát triển du lịch dịch vụ; - Về văn hóa giáo dục: Được giao lưu, tăng cường hiểu biết giữa các nền văn hóa truyền thống độc đáo, tiếp cận nền giáo dục ở các quốc gia tiên tiến; - Về an ninh - chính trị: chung tay giải quyết những vấn đề mang tính toàn cầu, đảm bảo ổn định chính trị của khu vực.
*Thách thức: - Chênh lệch về mức sống và tăng trưởng. - Khác biệt về chế độ chính trị. - Lai căng về văn hóa, dung nhập tệ nạn xã hội; - Cạnh tranh với các nước đã có nền kinh tế phát triển hơn... - Nguy cơ mất bản sắc dân tộc.

*Việt Nam đã có đóng góp cho ASEAN:

Từ khi trở thành thành viên chính thức của ASEAN từ tháng 7 năm 1995, Việt Nam (VN) đã tham gia tích cực, chủ động và có nhiều đóng góp quan trọng trên tất cả các lĩnh vực hợp tác của ASEAN.

Đóng góp quan trọng đầu tiên của VN là góp phần tích cực thúc đẩy việc kết nạp các nước Lào, Mianma, Campuchia, hình thành một khối ASEAN thống nhất, quy tụ tất cả 10 nước Đông Nam Á (ĐNA); tổ chứ thành công Hội nghị cấp cao ASEAN VI tại Hà Nội (12/1998), giúp ASEAN duy trì đoàn kết, hợp tác và củng cố vị thế quốc tế của Hiệp hội trong thời điểm khó khăn nhất như trong khủng hoảng tài chính 2008.

Việt Nam đã đóng vai trò quan trọng trong việc xác định phương hướng hợp tác và các quyết sách lớn của ASEAN, như xây dựng Tầm nhìn 2020, Chương trình hành động Hà Nội, Tuyên bố Hà Nội về Thu hẹp khoảng cách phát triển,.v.v… VN cũng góp phần tích cực cùng các nước ASEAN thúc đẩy và phát huy tác dụng của các cơ chế đảm bảo an ninh khu vực.

VN đã cùng các nước ASEAN tiến hành đàm phán thúc đẩy hợp tác và tự do hóa về thương mại, dịch vụ, đầu tư giữa các nước trong khu vực và đối với các đối tác bên ngoài khu vực như thực hiện AFTA, Hành lang Đông Tây; tham gia tích cực vào tất cả các lĩnh vực hợp tác chuyên ngành của ASEAN.

Trong lĩnh vực quan hệ đối ngoại của ASEAN, VN đã có nhiều đóng góp tích cực cho việc thúc đẩy quan hệ hợp tác giữa ASEAN với các nước đối ngoại, góp phần nâng cao tiếng nói và vị thế của ASEAN trên thế giới.

2 tháng 2 2020

deeeeeee

TL
13 tháng 7 2020

Giai đoạn quan trọng nhất là giai đoạn Tân Kiến Tạo vì giai đoạn này làm địa hình nước ta trẻ hóa , nâng cao địa hình thành các bậc địa hình kế tiếp nhau : đôi núi , đồng bằng và thềm lục địa ---> Tạo ra địa hình nước ta như ngày nay.

13 tháng 2 2020

Khí hậu châu á phân hóa thành 5 đới khí hậu khác nhau theo chiều từ Bắc xuống Nam(Cụ thể là từ cực Bắc đến xích đạo)

-Đới khí hậu cực và cận cực

-Đới khí hậu ôn đới

-Đới khí hậu cận nhiệt

-Đới khí hậu nhiệt đới

-Đới khí hậu xích đạo

*Khí hậu châu á phân bố thành 11 kiểu khí. Những chủ yếu là khí hậu gió mùa và khí hậu lục địa.

- Khí hậu gió mùa:

+Gió mùa nhiệt đới (Nam Á, ĐNÁ)

+Gió mùa cận nhiệt đới và ôn đới (Đông á)

-Khí hậu lục địa phân bố ở vùng nội địa và khu vực Tây á.

*** Giải thích: Do vị trí địa lí, địa hình lãnh thổ rộng lớn, các dãy núi và sơn nguyên cao ngăn cản sự xâm nhập của biển vào sâu trong nội địa

13 tháng 2 2020

Các kiểu khí hậu lục địa phân bố chủ yếu trong các vùng nội địa và khu vực Tây Nam Á. Tại các khu vực này vé mùa đông khô và lạnh, mùa hạ khô và nóng. Lượng mưa trung bình năm thay đổi từ 200-500mm, độ bốc hơi rất lớn nên độ ẩm không khí luôn luôn thấp. Hầu hết các vùng ở nội địa và Tây Nam Á đều phát triển cảnh quan bán hoang mạc và hoang mạc.



Trong giai đoạn Tân Kiến.

Giai đoạn Tân Kiến tạo là giai đoạn cuối cùng trong lịch sử hình thành và phát triển của tự nhiên nước ta còn được kéo dài đến ngày nay, giai đoạn này tiếp tục hoàn thiện các điều kiện tự nhiên làm cho đất nước ta có diện mạo và đặc điểm tự nhiên như ngày nay.
Ảnh hưởng của hoạt động tân kiến tạo:
+ Một số vùng núi điển hình là dãy Hoàng Liên Sơn được nâng lên, địa hình trẻ lại.
+ Hoạt động xâm thực & bồi tụ được đầy mạnh, hệ thống sông suối bồi đắp nên những đồng bằng châu thổ rộng lớn điển hình là Đồng bằng Bắc Bộ & Đồng bằng Nam Bộ
+ Các khoáng sản có nguồn gốc ngoại sinh được hình thành như dầu mỏ, khí tự nhiên, than nâu, bôxit...
+ Quá trình hình thành cao nguyên ba dan & các đồng bằng phù sa trẻ.
+ Quá trình mở rộng biển Đông và quá trình thành tạo các bể dầu khí ở thềm lục địa và đồng bằng châu thổ.
Các điều kiện thiên nhiên nhiệt đới ẩm đã được thể hiện rõ nét trong các qtrình tự nhiên: phong hóa và hình thành đất, nguồn nhiệt ẩm dồi dào của khí hậu, lượng nước phong phú của mạng lưới sông ngòi và nước ngầm, sự phong phú của thổ nhưỡng và giới sinh vật..
Sự kiện nổi bật trong giai đoạn Tân kiến tạo là sự xuất hiện của loài người trên Trái Đất. Đây là đỉnh cao của sự tiến hóa sinh học trong lớp vỏ địa lí Trái Đất.

12 tháng 2 2020

Câu 1 :

  • Mũi Đôi - Điểm cực đông của tổ quốc Việt Nam (phần lục địa) - Thuộc tỉnh Khánh Hoà.
  • Toạ độ: 12°39'21"B 109°27'39"Đ
  • .Điểm cực Tây của Việt Nam nằm ở A Pa Chải thuộc tỉnh Điện Biên
  • Toạ độ: 22°25'49"N 102°11'3"E
  • Điểm cực Nam của Việt Nam nằm ở Mũi Cà Mau thuộc tỉnh Cà Mau
  • Tọa độ 8°34' (hoặc 8°30') độ vĩ Bắc, 104°40' (hoặc 104°50') độ kinh Đông.
  • Điểm cực Bắc của Việt Nam nằm ở Đỉnh Lũng Cú thuộc tỉnh Hà Giang - Vĩ độ: 23°22'59"B - Kinh độ: 105°20'20"Đ.
12 tháng 2 2020

Câu 2 :

Vị trí địa lí và hình dạng lãnh thổ Việt Nam có những thuận lợi và khó khăn gì cho công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc nước ta hiện nay?

Bài làm:

Thuận lợi:

  • Phát triển nhều ngành kinh tế khác nhau ( công nghiệp, nông nghiệp, ngư nghiệp, du lịch…)
  • Hội nhập và giao lưu dễ dàng với các nước Đông Nam Á và thế giới trong xu hướng quốc tế hóa và toàn cầu hóa nền kinh tế thế giới.

Khó khăn:

  • Luôn phải phòng chống thiên tai, bão, sóng biển, cháy rừng…
  • Bảo lệ lãnh thổ cả vùng biển, vùng trời và đảo xa…trước nguy cơ bị kẻ thù lăm le xâm chiếm.
TL
12 tháng 2 2020

Về mặt địa lí và pháp lí lãnh thổ quốc gia gồm có bốn bộ phận cấu thành: vùng đất, vùng nước, vùng trời và lòng đất.

Phía bắc giáp Trung Quốc

Phía Tây giáp Lào,Cam-pu-chia

Phía Đông giáp biển Đông

*Đường biển

Giáp....bạn nhìn vào bản đồ thì bạn sẽ biết và kể nhé!