K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

D
datcoder
CTVVIP
28 tháng 4

Sau khi bạn học xong, nghề nghiệp là thứ vừa để nuôi sống bạn, vừa gắn bó lâu dài với bạn. Nếu bạn lựa chọn nghề không có sự yêu thích, bạn sẽ nhanh chán với công việc đó và không thể gắn bó lâu dài. Do đó, khi chọn việc, bạn nên ưu tiên những công việc mình thích và đồng thời cũng phải phù hợp với năng lực, phẩm chất của mình. Khi bạn chọn đúng nghề bạn sẽ yêu thích và đam mê với công việc đó, bạn dễ dàng hoàn thành công việc, cơ hội thăng tiến cao hơn và tương lai rộng mở hơn.

D
datcoder
CTVVIP
28 tháng 4

- Ví dụ: Thảo luận về lí do bản thân đã không lựa chọn nghề nghiệp trong lĩnh vực kĩ thuật, công nghệ:

+ Về năng lực: Sức khỏe kém, bị mắc bệnh hen suyễn, học yếu các môn tự nhiên.

+ Về sở thích: Không thích khám phá, sử dụng máy móc.

+ Về cá tính: không trầm tĩnh, điềm đạm, ít nói.

=> Không phù hợp với những nghề trong lĩnh vực kĩ thuật, công nghệ.

D
datcoder
CTVVIP
28 tháng 4

Theo em, khi lựa chọn nghề nghiệp thường dựa vào 2 yếu tố: yếu tố chủ quan và yếu tố khách quan để có được sự lựa chọn đúng đắn nhất.

+ Yếu tố chủ quan: năng lực, sở thích, cá tính.

+ Yếu tố khách quan: Nhà trường, gia đình, xã hội, nhóm bạn. 

D
datcoder
CTVVIP
28 tháng 4

Theo em, sở thích và năng lực là hai yếu tố gốc quyết định đến sự thành công của bản thân. Làm việc mình thích, làm công việc mình có năng lực sẽ dễ dàng thành công và đạt được kết quả tốt nhất. Do đó, trước khi chọn nghề, mỗi chúng ta cần phải đánh giá được bản thân mình, từ đó mới đưa ra được những danh sách nghề nghiệp phù hợp với bản thân. 

Tiếp đến, trong các công việc phù hợp đó, đâu là nghành nghề cần nhiều nhân sự, ngành nghề có cơ hội phát triển ở hiện tại và tương lai, đòi hòi chúng ta bắt buộc phải tìm hiểu thị trường lao động. Khi nắm bắt được các thông số, các thông tin chính xác chúng ta sẽ có cơ sở để đưa ra sự lựa chọn phù hợp để theo đuổi và cống hiến.

=> Việc trải qua các bước trong quy trình chọn nghề sẽ giúp chúng ta tránh được rủi ro trong việc chọn nghề. 

D
datcoder
CTVVIP
28 tháng 4

Để chọn nghề, học sinh cần tìm hiểu những thông tin:

+ Sở thích của bản thân

+ Năng lực của bản thân

+ Nhu cầu thị trường lao động

D
datcoder
CTVVIP
28 tháng 4

Đặc điểm cơ bản về sở thích, năng lực, cá tính của bản thân:

+ Sở thích: đọc sách, du lịch, học ngoại ngữ…

+ Năng lực: Kĩ năng giao tiếp và hợp tác, tự học và tự chủ.

+ Cá tính: mạnh mẽ, quyết đoán, tự tin…

D
datcoder
CTVVIP
28 tháng 4

Tóm tắt các lí thuyết cơ bản về lựa chọn nghề nghiệp:

- Lý thuyết mật mã Holland:

+ Nếu chọn nghề phù hợp với tính cách thì dễ thích ứng và hoàn thành công việc, dẫn đến dễ thành công và hài lòng với công việc.

+ Có 6 môi trường nghề nghiệp ứng với 6 kiểu tính cách: nhóm kĩ thuật, nhóm nghiên cứu, nhóm nghệ thuật, nhóm xã hội, nhóm quản lí và nhóm nghiệp. Tuy nhiên, một số trường hợp có sự kết hợp của hai hoặc 3 nhóm tính cách khác nhau.

- Lý thuyết cây nghề nghiệp:

+ Cây nghề nghiệp gồm 2 bộ phận: phần “gốc rễ” tượng trưng cho cá tính, sở thích, năng lực, phần “quả” tượng trưng cho cơ hội trong nghề nghiệp.

+ Khi chọn nghề phải dựa vào sở thích, năng lực của bản thân.

+ Càng hiểu rõ bản thân, càng có cơ sở khoa học để chọn nghề phù hợp với “gốc rễ”, tránh được sai lầm khi chọn nghề.

- Cách áp dụng lí thuyết trong chọn nghề cho bản thân: Xác định được tính cách, sở thích, năng lực của bản thân sau đó mới cân nhắc lựa chọn nghề phù hợp với mình.

D
datcoder
CTVVIP
28 tháng 4

Ba yếu tố trong hình là sở thích, nhu cầu xã hội và năng lực có ảnh hưởng trực tiếp đến quyết định lựa chọn nghề nghiệp. Khi chọn nghề, đầu tiên chúng ta phải đánh giá được bản thân (sở thích, năng lực) và xem xét nhu cầu của xã hội để lựa chọn công việc phù hợp với bản thân.

D
datcoder
CTVVIP
28 tháng 4

Ví dụ: Em sinh ra và lớn lên ở Hải Phòng. Quê em có lợi thế tiếp giáp với biển, phát triển về cảng biển. Do đó, xu hướng phát triển trong thị trường lao động ở địa phương em trong nhóm ngành nghề kĩ thuật, công nghệ là ngành kĩ thuật hàng hải (tàu thủy, tàu ngầm, giàn khoan, cảng biển, thủy lực…).

D
datcoder
CTVVIP
28 tháng 4

- Ví dụ: Ngành điện tử viễn thông

- Thông tin thị trường lao động của ngành điện tử viễn thông:

+ Nhu cầu việc làm của ngành điện tử viễn thông ngày càng lớn (thiết kế, sản xuất, vận hành và bảo trì).

+ Theo khảo sát của VietnamWorks, mức lương trung bình của người làm việc trong ngành Điện tử - Viễn thông dao động từ 7 đến 15 triệu đồng/tháng, cao hơn so với các ngành khác cùng trình độ.