K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

20 tháng 2 2020

Điểm nào sau đây không đúng với các nước Đông Nam Á?

A. Nguồn nhân công dồi dào

B. Tài nguyên thiên nhiên và nguồn nông phẩm nhiệt đới phong phú

C. Tranh thủ được nguồn vốn và công nghệ của nước ngoài

D. Chủ yếu nhập nguyên liệu và khoáng sản

20 tháng 2 2020

Tiêu chí

Đông Bắc

Tây Bắc

Phạm vi

ở tả ngạn sông Hồng

hữu ngạn sông Hồng đến sông Cả

Hướng núi

- Vòng cung.

- Với 4 cánh cung lớn chụm lại ở Tam Đảo, mở rộng về phía Bắc và Đông (sông Gâm, Ngân Sơn, Đông Triều, Bắc Sơn).

Hướng Tây Bắc – Đông Nam

Độ cao

- Địa hình núi thấp chiếm phần lớn diện tích, trung bình 600 – 700 m.

- Độ cao có xu hướng giảm dần từ Tây Bắc về Đông Nam.

- Vùng núi cao, đồ sộ và hiểm trở nhất cả nước với rất nhiều đỉnh núi cao trên 2000 m.

Điển hình là dãy Hoàng Liên Sơn (đỉnh Phanxipăng cao 3143 m).

Hình thái núi

- Một số đỉnh núi cao >2000 m, nằm ở thượng vòm sông Chảy (Tây Côn Lĩnh, Kiều LiTi, Puthaca).

- Trung tâm là đồi núi thấp với độ cao trung bình 500 – 600 m, ven biển độ cao

- Theo hướng vòng cung của các dãy núi là hướng của các hệt thống sông: sông Gâm, sông Cầu, sông Thương, sông Lục Nam.

Chia thành 3 dải địa hình cùng hướng Tây Bắc – Đông Nam:

- Phía Đông là dãy Hoàng Liên Sơn cao độ sộ.

- Phía Tây là vùng núi trung bình chạy dọc biên giới Việt – Lào, một số đỉnh: Pu-đen-đinh, Pu-sam-sao.

- Ở giữa thấp hơn là hệ thống các sơn nguyên, cao nguyên đá vôi chạy từ Phong Thổ đến Mộc Châu, tiếp đến là dãy núi đá vôi từ Ninh Bình đến Thanh Hóa (CN. Sín Chải,Mộc Châu, Sơn La…).

- Cùng hướng các dãy núi là hướng các thung lũng sông: sông Đà, sông Mã.

20 tháng 2 2020

Bạn làm câu mấy ạ?

20 tháng 2 2020

Từ cuối những năm 70, khi nước ta lâm vào khủng hoảng kinh tế - xã hội, Đảng ta, trên cơ sở tổng kết thực tiễn và những kinh nghiệm sáng tạo của nhân dân, đã đề ra nhiều chủ trương đổi mới từng phần. Tuy vậy, những nhược điểm của mô hình xây dựng chủ nghĩa xã hội lúc đó về căn bản chưa được khắc phục. Đất nước bị bao vây, cấm vận. Trong quá trình thực hiện những biện pháp cải cách, chúng ta lại phạm một số sai lầm mới nên khủng hoảng kinh tế - xã hội diễn ra ngày càng gay gắt, tỉ lệ lạm pháp lên đến 774,7% vào năm 1986.

Cuối năm 1986, tại Đại hội VI, với tinh thần “nhìn thẳng vào sự thật, đánh giá đúng sự thật, nói rõ sự thật”, Đảng ta đã nghiêm khắc kiểm điểm sự lãnh đạo của mình, khẳng định những mặt làm được, phân tích những sai lầm, khuyết điểm, đề ra đường lối đổi mới toàn diện, mở ra bước ngoặt trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta.

Sau Đại hội VI, công cuộc đổi mới được triển khai mạnh mẽ. Nhưng tình hình diễn biến phức tạp, có lúc khó khăn tưởng chừng khó vượt qua: ba năm liền lạm pháp ở mức ba con số; đời sống của những người hưởng lương và trợ cấp xã hội giảm sút mạnh; nhiều xí nghiệp quốc doanh và hợp tác xã tiểu, thủ công nghiệp đình đốn, thua lỗ, sản xuất cầm chừng, thậm chí phải đóng cửa; hàng chục vạn công nhân buộc phải rời xí nghiệp; hàng vạn giáo viên phải bỏ nghề; những vụ đổ vỡ quỹ tín dụng xảy ra ở nhiều nơi. Những diễn biến quốc tế phức tạp tác động xấu đến tình hình nước ta.

Trong hoàn cảnh đó, Đảng, Nhà nước và nhân dân ta đã tỏ rõ bản lĩnh vững vàng, ra sức khắc phục khó khăn, giữ vững ổn định chính trị, giải quyết những vấn đề kinh tế - xã hội cấp bách, từng bước đưa Nghị quyết Đại hội VI vào cuộc sống. Đầu năm 1988 có nạn đói lớn ở nhiều vùng và lạm phát còn ở mức 393,8%, nhưng từ năm 1989 trở đi nước ta đã bắt đấu xuất khẩu được mỗi năm 1-1,5triệu tấn gạo; lạm phát giảm dần, đến năm 1990 còn 67,4%. Việc thực hiện 3 chương trình kinh tế lớn đạt những tiến bộ rõ rệt. Nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước bước đầu hình thành. Đời sống của nhân dân được cải thiện, dân chủ trong xã hội được phát huy. Quốc phòng, an ninh được giữ vững; hoạt động đối ngoại được mở rộng, đẩy lùi tình trạng vị bao vây, cô lập. Công tác xây dựng Đảng có tiến bộ. Lòng tin của nhân dân từng bước được khôi phục.

Tuy vậy, những kết quả đạt được còn hạn chế và chưa vững chắc, nhiều vấn đề bức xúc nảy sinh. Đại hội VII của Đảng nhận định: Công cuộc đổi mới đã đạt được những thành tựu bước đầu rất quan trọng, nhưng nước ta vẫn chưa ra khỏi khủng hoảng kinh tế - xã hội.

Đại hội VII đã thông qua Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, Chiến lược ổn định và phát triển kinh tế-xã hội đến năm 2000, Báo cáo chính trị và Điều lệ Đảng (sửa đổi). Đại hội đề ra mục tiêu tổng quát cho 5 năm 1991-1995 là: vượt qua khó khăn, thử thách, ổn định và phát triển kinh tế - xã hội, tăng cường ổn định chính trị, đẩy lùi tiêu cực và bất công xã hội, đưa nước ta cơ bản ra khỏi tình trạng khủng hoảng. Đại hội long trọng tuyên bố: Việt Nam muốn là bạn của tất cả các nước trong cộng đồng thế giới, phấn đấu vì hòa bình, độc lập và phát triển.

Sau Đại hội VII, sự tan rã của Liên Xô đã tác động sâu sắc đến nước ta. Đông đảo cán bộ và nhân dân lo lắng, một số người dao động, hoài nghị về tiền đồ của chủ nghĩa xã hội. Quan hệ kinh tế giữa nước ta với các thị trường truyền thống bị đảo lộn. Trong khi đó, Mỹ vẫn tiếp tục cấm vận. Một số thế lực thu địch đẩy mạnh những hoạt động gây mất ổn định chính trị và bạo loạn lật đổ. Nước ta một lần nữa lại đứng trước nước thử thách hiểm nghèo.

Đảng ta và nhân dân ta kiên trì đường lối đổi mới, ra sức thực hiện Nghị quyết của Đại hội VII, vượt qua khó khăn, trở ngại, giành nhiều thắng lợi mới to lớn.

I- THÀNH TỰU

1- Đẩy nhanh nhịp độ phát triển kinh tế, hoàn thành vượt mức nhiều mục tiêu chủ yếu của kế hoạch 5 năm.

Trong 5 năm 1991-1995, nhịp độ tăng bình quân hăng năm về tổng sản phẩm trong nước (GDP) đạt 8,2% (kế hoạch là 5,5 – 6,5%), về sản xuất công nghiệp là 13,3%, sản xuất nông nghiệp 4,5%, kim ngạch xuất khẩu 20%. Cơ cấu kinh tế có bước chuyển đổi: tỉ trọng công nghiệp và xây dựng trong GDP từ 22,6% năm 1990 đến 29,1% năm 1995; dịch vụ từ 39,6% lên 41,9%. Bắt đầu có tích lũy từ nội bộ nền kinh tế. Vốn đầu tư cơ bản toàn xã hội năm 1990 chiếm 15,8% GDP; năm 1995 là 27,4% (trong đó nguồn đầu tư trong nước chiếm 16,7% GDP). Đến cuối năm 1995, tổng vốn đăng ký của các dự án đầu tư trực tiếp của nước ngoài đạt trên 19 tỉ USD, gần 1/3 đã được thực hiện. Lạm phát từ mức 67,1% năm 1991 giảm xuống còn 12,7% năm 1995.

Hoạt động khoa học và công nghệ gắn bó hơn với nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội, thích nghi dần với cơ chế thị trường.

Quan hệ sản xuất được điều chỉnh phù hợp hơn với yêu cầu phát triển của lực lượng sản xuất. Nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa tiếp tục được xây dựng.

2- Tạo được một số chuyển biến tích cực về mặt xã hội.

Đời sống vật chất của phần lớn nhân dân được cải thiện. Số hộ có thu nhập trung bình và số hộ giàu tăng lên, số hộ nghèo giảm. Mỗi năm thêm hơn 1 triệu lao động có việc làm. Nhiều nhà ở và đường giao thông được nâng cấp và xây dựng mới ở cả nông thôn và thành thị.

Trình độ dân trí và mức hưởng thụ văn hóa của nhân dân được nâng lên. Sự nghiệp giáo dục, đào tạo, chăm sóc sức khỏe, các hoạt động văn hóa, nghệ thuật, thể dục thể thao, thông tin đại chúng, công tác kế hoạch hóa gia đình và nhiều hoạt động xã hội khác có những mặt phát triển và tiến bộ.

Người lao động được giải phóng khỏi ràng buộc của nhiều cơ chế không hợp lý, phát huy được quyền làm chủ và tính năng động sáng tạo, chủ động hơn trong tìm việc làm, tăng thu nhập, tham gia các sinh hoạt chung của cộng đồng xã hội.

Chủ trương đền ơn đáp nghĩa đối với người có công với nước được toàn dân hưởng ứng, phong trào xóa đói, giảm nghèo và các hoạt động từ thiện ngày càng mở rộng, đang trở thành một nét đẹp mới trong xã hội ta.

Lòng tin của nhân dân vào chế độ và tiền đồ của đát nước, vào Đảng và Nhà nước được nâng lên.

3- Giữ vững ổn định chính trị, củng cố quốc phòng, an ninh.

Chúng ta đã giữ vững ổn định chính trị, độc lập chủ quyền và môi trường hòa bình của đất nước, tạo điều kiện thuận lợi cơ bản cho công cuộc đổi mới.

Đảng đã định rõ phương hướng, nhiệm vụ và quan điểm chỉ đạo sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới, tiếp tục thực hiện có kết quả việc điều chỉnh chiến lược quốc phòng, an ninh. Các nhu cầu củng cố quốc phòng, an ninh, cải thiện đời sống lực lượng vũ trang được đáp ứng tốt hơn. Chất lượng và sức chiến đấu của quân đội và công an được nâng lên. Thế trận quốc phòng toàn dân và an ninh nhân dân được củng cố. Công tác bảo vệ an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội được tăng cường.

4- Thực hiện có kết quả một số đổi mới quan trọng về hệ thống chính trị.

Trên cơ sở Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, chúng ta đã từng bước cụ thể hóa đường lối đổi mới trên các lĩnh vực, củng cố Đảng và chính trị, tư tưởng, tổ chức, tăng cường vai trò lãnh đạo của Đảng trong xã hội; đã ban hành Hiến pháp mới năm 1992, sửa đổi, bổ sung và ban hành mới nhiều văn bản pháp luật quan trọng, tiến hành cải cách một bước nền hành chính Nhà những, tiếp tục xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể chính trị, xã hội từng bước đổi mới nội dung và phương thức hoạt động, đạt hiệu quả thiết thực hơn. Quyền làm chủ của nhân dân trên các lĩnh vực kinh tế, xã hội, chính trị, tư tưởng, văn hóa được phát huy. Các tầng lớp nhân dân, đồng bào các dân tộc đoàn kết, gắn bó trong sự nghiệp dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, văn minh. Đồng bào ta ở nước ngoài cũng ngày càng hướng về quê hương vì đại nghĩa ấy.

5. Phát triển mạnh mẽ quan hệ đối ngoại, phá thế bị bao vây cấm vận, tham gia tích cực vào đời sống cộng đồng quốc tế.

Chúng ta đã triển khai tích cực và năng động đường lối đối ngoại độc lập tự chủ, đa phương hóa, đa dạng hóa. Khôi phục và mở rộng quan hệ hữu nghị, hợp tác nhiều mặt với Trung Quốc; tăng cường quan hệ hữu nghị, đoàn kết đặc biệt với Lào; xây dựng quan hệ tốt với Campuchia; phát triển quan hệ với các nước trong khu vực, trở thành thành viên đầy đủ của tổ chức ASEAN; củng cố quan hệ hữu nghị truyền thống với nhiều nước, từng bước đổi mới quan hệ với Liên bang Nga, các nước trong Cộng đồng các quốc gia độc lập và các nước Đông Âu; mở rộng quan hệ với các nước công nghiệp phát triển; bình thường hóa quan hệ với Mỹ; thiết lập và mở rộng quan hệ với nhiều nước Nam Á, Nam Thái Bình dương, Trung Đông, châu Phi và Mỹ latinh; mở rộng quan hệ với Phong trào không liên kết, các tổ chức quốc tế và khu vực.

Đảng ta tiếp tục phát triển quan hệ đoàn kết, hữu nghị với các đảng cộng sản và công nhân, các phong trào độc lập dân tộc, các tổ chức và phong trào tiến bộ trên thế giới; thiết lập quan hệ với các đảng cầm quyền ở một số nước. Mở rộng hoạt động đối ngoại của các đoàn thể nhân dân, tổ chức xã hội. Phát triển quan hệ với các tổ chức phi chính phủ trên thế giới.

Đến nay nước ta đã có quan hệ ngoại giao với hơn 160 nước, có quan hệ buôn bán với trên 100 nước. Các công ty của hơn 50 nước và vùng lãnh thổ đã đầu tư trực tiếp vào nước ta. Nhiều chính phủ và tổ chức quốc tế dành cho ta viện trợ không hoàn lại hoặc cho vay để phát triển.

Thành tựu trên lĩnh vực đối ngoại là một nhân tố quan trọng góp phần giữ vững hòa bình, phá thế bị bao vây, cấm vận, cải thiện và nâng cao vị thế của nước ta trên thế giới, tạo môi trường thuận lợi cho công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước. Đó cũng là sự đóng góp tích cực của nhân ta vào sự nghiệp chung của nhân dân thế giới vì hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội.

II- KHUYẾT ĐIỂM VÀ YẾU KÉM

Cùng với việc đánh giá đúng thành tựu, cần nhận rõ những khuyết điểm và yếu kém.

1- Nước ta còn nghèo và kém phát triển. Chúng ta lại chưa thực hiện tốt cần kiệm trong sản xuất, tiết kiệm trong tiêu dùng, dồn vốn cho đầu tư phát triển.

Đến nay nước ta vẫn còn là một trong những nước nghèo nhất trên thế giới; trình độ phát triển kinh tế, năng suất lao động, hiệu quả sản xuất kinh doanh thấp, cơ sở vật chất - kỹ thuật còn lạc hậu, nợ nần nhiều. Trong khi nhu cầu vốn đầu tư phát triển rất lớn và cấp bách, một số cơ quan nhà nước, đảng, đoàn thể, tổ chức kinh tế, một bộ phận cán bộ và nhân dân lại tiêu xài lãng phí, quá mức mình làm ra, chưa tiết kiệm để dồn vốn cho đầu tư phát triển. Nhà nước còn thiếu chính sách để huy động có hiệu quả nguồn vốn trong dân. Năm 1995, đầu tư xây dựng cơ bản bằng vốn trong nước (kể cả nguồn vốn khấu hao cơ bản) chỉ chiếm 16,7% GDP, trong đó phần vốn ngân sách chỉ chiếm 4,2% GDP, còn rất thấp so với yêu cầu phát triển kinh tế. Sử dụng nguồn lực còn phân tán, kém hiệu quả, chưa kiên quyết tập trung cho các chương trình, dự án kinh tế - xã hội cấp thiết.

2- Tình hình xã hội còn nhiều tiêu cực và nhiều vấn đề phải giải quyết.

Nạn tham nhũng, buôn lậu, lãng phí của công chưa ngăn chặn được. Tiêu cực trong bộ máy nhà nước, đảng và đoàn thể, trong các doanh nghiệp nhà nước, nhất là trên các lĩnh vực nhà đất, xây dựng cơ bản, hợp tác đầu tư, thuế, xuất nhập khẩu và cả trong hoạt động của nhiều cơ quan thi hành pháp luật,… nghiêm trọng kéo dài. Việc làm đang là vấn đề gay gắt. Sự phân hóa giàu nghèo giữa các vùng, giữa thành thị và nông thôn và giữa các tầng lớp dân cư tăng nhanh. Đời sống một bộ phận nhân dân, nhất là ở một số vùng căn cứ cách mạng và kháng chiến cũ, vùng đồng bào dân tộc, còn quá khó khăn. Chất lượng giáo dục, đào tạo, y tế ở nhiều nơi rất thấp. Người nghèo không đủ tiền để chữa bệnh và cho con em đi học. Trong khi đó các nguồn tài chính từ ngân sách và những nguồn lực khác có thể huy động được cho yêu cầu phúc lợi xã hội vừa rất hạn chế vừa chưa được sử dụng có hiệu quả. Tình trạng ùn tắc giao thông, ô nhiễm môi trường sinh thái, hủy hoại tài nguyên ngày càng tăng. Văn hóa phẩm độc hại lan tràn. Tệ nạn xã hội phát triển. Trật tự an toàn xã hội còn nhiều phức tạp.

3- Việc lãnh đạo xây dựng quan hệ sản xuất mới có phần vừa lúng túng vừa buông lỏng.

Chậm tháo gỡ các vướng mắc về cơ chế, chính sách để tạo động lực và điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp nhà nước nâng cao hiệu quả hoạt động, phát huy vai trò chủ đạo trong nền kinh tế quốc dân. việc thí điểm cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước làm chậm. Chưa quan tâm tổng kết thực tiễn, kịp thời chỉ ra phương hướng, biện pháp đổi mới kinh tế hớp tác, để hợp tác xã ở nhiều nơi tan rã hoặc chỉ còn là hình thức, cản trở sản xuất phát triển; chưa kịp thời đúc kết kinh nghiệm, giúp đỡ các hình thức kinh tế hợp tác mới phát triển. Chưa giải quyết tốt một số chính sách để khuyến khích kinh tế tư nhân phát huy tiềm năng, đồng thời chưa quản lý tốt thành phần kinh tế này. quản lý kinh tế hợp tác liên doanh với nước ngoài có nhiều sơ hở.

4- Quản lý nhà nước về kinh tế, xã hội còn yếu.

Hệ thống luật pháp, cơ chế, chính sách chưa đồng bộ và nhất quán, thực hiện chưa nghiêm.

Công tác tài chính, ngân hàng, giá cả, kế hoạch hóa, quy hoạch xây dựng, quản lý đất đai còn nhiều yếu kém; thủ tục hành chính… đổi mới chậm. Thương nghiệp nhà nước bỏ trống một số trận địa quan trọng chưa phát huy tốt vai trò chủ đạo trên thị trường. Quản lý xuất nhập khẩu có nhiều sơ hở, tiêu cực, một số trường hợp gây tác động xấu đối với sản xuất . Chế độ phân phối thu nhập còn nhiều bất hợp lý. Bội chi ngân sách và nhập siêu còn lớn. Lạm phát tuy được kiềm chế nhưng chưa vững chắc.

Quản lý nhà nước đối với các hoạt động khoa học và công nghệ, bảo vệ tài nguyên và môi trường sinh thái, giáo dục, đào tạo, thông tin, báo chí, xuất bản, văn hóa, văn nghệ chưa tốt.

5- Hệ thống chính trị còn nhiều nhược điểm.

Năng lực và hiện quả lãnh đạo của Đảng, hiệu lực quản lý, điều hành của Nhà nước, hiệu quả hoạt động của các đoàn thể chính trị, xã hội chưa nâng lên kịp với đòi hỏi của tình hình. Bộ máy đảng, nhà nước, đoàn thể chậm được sắp xếp lại, tinh giản và nâng cao chất lượng; còn nhiều biểu hiện quan liêu, vi phạm nghiêm trọng quyền dân chủ của nhân dân. Công tác tuyển chọn, bồi dưỡng, thay đổi, trẻ hóa cán bộ, chuẩn bị cán bộ kế cận còn lúng túng, chậm trễ. Năng lực và phẩm chất của đội ngũ cán bộ chưa tương xứng với yêu cầu của nhiệm vụ. Điều đáng lo ngại là không ít cán bộ, đảng viên phai nhạt lý tưởng cách mạng, tha hóa về phẩm chất, đạo đức; sức chiến đấu của một bộ phận tổ chức cơ sở đảng suy yếu.

III- ĐÁNH GIÁ TỔNG QUÁT

Sau 10 năm thực hiện đường lối đổi mới toàn diện và 5 năm thực hiện Nghị quyết Đại hội VII, đất nước đã vượt qua một giai đoạn thử thách gay go. Trong những hoàn cảnh hết sức phức tạp, khó khăn, nhân dân ta không những đứng vững mà còn vươn lên, đạt những thắng lợi nổi bật trên nhiều mặt.

Công cuộc đổi mới trong 10 năm qua đã thu được những thành tựu to lớn, có ý nghĩa rất quan trọng. Nhiệm vụ do Đại hội VII đề ra cho 5 năm 1991-1995 đã được hoàn thành về cơ bản. Nước ta đã ra khỏi khủng hoảng kinh tế - xã hội, nhưng một số mặt còn chưa vững chắc.

Nhiệm vụ đề ra cho chặng đường đầu của thời kỳ quá độ là chuẩn bị tiền đề cho công nghiệp hóa đã cơ bản hoàng thành cho phép chuyển sang thời kỳ mới đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta ngày càng được xác định rõ hơn.

Xét trên tổng thể, việc hoạch định và thực hiện đường lối đổi mới những năm qua về cơ bản là đúng đắn, đúng định hướng xã hội chủ nghĩa, tuy trong quá trình thực hiện có một số khuyết điểm, lệch lạc lớn và kéo dài dẫn đến chệch hướng ở lĩnh vực này hay lĩnh vực khác, ở mức độ này hay mức độ khác.

Câu 1: Cho biết tên các quốc gia có sông Mê Công chảy qua. Cửa sông thuộc địa phận nước nào, đổ vào biển nào? Vì sao chế độ nước sông Mê Công thay đổi theo mùa? Câu 2: Vì sao cảnh quan rừng nhiệt đới ẩm chiếm diện tích lớn ở Đông Nam Á? Câu 3: Phân tích những lợi thế và khó khăn của Việt Nam khi trở thành thành viên của ASEAN. Câu 4: Thu thập thông tin về sự hợp tác của Việt Nam với các nước Đông Nam Á. Câu...
Đọc tiếp

Câu 1: Cho biết tên các quốc gia có sông Mê Công chảy qua. Cửa sông thuộc địa
phận nước nào, đổ vào biển nào? Vì sao chế độ nước sông Mê Công thay đổi theo
mùa?
Câu 2: Vì sao cảnh quan rừng nhiệt đới ẩm chiếm diện tích lớn ở Đông Nam Á?
Câu 3: Phân tích những lợi thế và khó khăn của Việt Nam khi trở thành thành viên
của ASEAN.
Câu 4: Thu thập thông tin về sự hợp tác của Việt Nam với các nước Đông Nam Á.
Câu 5: Vẽ biểu đồ hình cột và nhận xét GDP/ người của các nước ASEAN theo số
liệu dưới đây:
Tổng sản phẩm trong nước (GDP) bình quân đầu người của một số nước Đông Nam Á
năm 2015 (đơn vị : USD)

Nước GDP / người
Bru-nây 30942
Cam-pu-chia 1198
In-đô-nê-xi-a 3357
Lào 1831
Ma-lai-xi-a 9657
Phi-lip-pin 2850
Thái Lan 5737
Việt Nam 2109
Xin-ga-po 52744
Mi-an-ma 1246


(Nguồn: số liệu của tổng cục thống kê năm 2015)

2
20 tháng 2 2020

Câu 1 :

- Sông Mê Công chảy từ Trung Quốc qua Mi-an-ma, Thái Lan, Lào, Cam- pu-chia và Việt Nam.

- Cửa sông thuộc địa phận Việt Nam, đổ vào biển Đông.

- Sông chảy qua khu vực có khí hậu nhiệt đới gió mùa với mùa hai mùa mưa –khô rõ rệt, chế độ nước sông phụ thuộc vào chế độ mưa nên chế độ nước sông Mê Công cũng thay đổi theo mùa.

Câu 2 :

Đông Nam Á nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa với nguồn nhiệt, ẩm dồi dào (nhiệt độ TB >240C, độ ẩm >80%), lượng mưa lớn (1500 – 2000 mm) tạo điều kiện cho rừng nhiệt đới ẩm phát triển mạnh mẽ.
Câu 3 :

- Thuận lợi:

  • Mở rộng quan hệ mậu dịch, buôn bán với các nước.
  • Mở rộng quan hệ trong giáo dục, văn hóa, ytế và đào tạo nguồn nhân lực.
  • Phát triển các hoạt động du lịch, khai thác tốt tiềm năng phát triển kinh tế của đất nước.
  • Xây dựng phát triển các hành lang kinh tế; thu hút đầu tư; xóa đói giảm nghèo,...

- Khó khăn:

  • Sự chênh lệch về trình độ phát triển kinh tế — xã hội giữa các quốc gia.
  • Sự khác biệt về thể chế chính trị và sự bất đồng về ngôn ngữ,...
20 tháng 2 2020

Câu 4 :

Sự hợp tác của Việt Nam với các nước Đông Nam Á:

+ Khi tham gia tăng tốc độ mậu dịch.

+ Xuất khẩu gạo ra các nước ASEAN.

+ Thúc đẩy hợp tác quan hệ giữa các nước ASEAN, thường xuyên giúp đỡ nước bạn khi gặp khó khăn.

+ Tham gia dự án hành lang Đông –Tây xóa đói giảm nghèo.

+ Quan hệ với các nước ASEAN trong thông tin, văn hóa,…

Câu 5 :

-Vẽ biểu đồ:

Bài 17: Hiệp hội các nước Đông Nam Á

-Nhận xét:

+ GDP/người giữa các nước ASEAN không đều.

+ Nước có GDP/người cao nhất là Xin-ga-po (20740 USD), tiếp theo là Bru- nây (12300 USD), Ma-lai-xi-a (3680 USD), Thái Lan (1870 USD).

+ Các nước có GDP/người thấp dưới 1000 USD là Phi-líp-pin (930 USD), In-đô- nê-xi-a (680 USD), Việt Nam (415 USD), Lào (317 USD), Cam-pu-chia (280 USD).

+ GDP/người của Xin-ga-po gấp 74 lần GDP/người của Cam-pu-chia, gấp 65,4 lần GDP/người của Lào, gấp gần 50 lần GDP/người của Việt Nam…

TL
22 tháng 2 2020

Vì sao thủy chế của các sông châu á lại thất thường.

Trả lời:

+Các sông ở châu Á luôn bị ảnh hưởng từ khí hậu.Ở khu vực Đông Nam Á và Nam Á vào mùa hè nước sông lên gây lũ lụt,mùa đông khô hạn thiếu nước.Tây Á sông ngòi kém phát triển,đầu hè băng tan chảy từ trên núi xuống nên đây cũng có một vài sông lớn nhưng thủy chế thất thường gây ra lũ băng lớn.

+Lưu lượng nước sông ở các khu vực này càng về hạ lưu càng giảm. Một số sông nhỏ bị "chết" trong các hoang mạc cát.

19 tháng 2 2020
Đáp án: Lào và Cam-pu-chia là hai nước láng giềng của Việt Nam. Từ lâu đến nay, cả ba nước đã gắn bó đoàn kết với nhau chống kẻ thù xâm lược và phát triển kinh tế. Vì vậy, để hiểu thêm về hai đất nước anh em này, chúng ta cùng đến bài thực hành ngay hôm nay.

1. Vị trí địa lí

Dựa vào hình 15.1 cho biết Lào hoặc Cam-pu-chia:

Thuộc khu vực nào, giáp nước nào, biển nào?

Nhận xét khả năng liên hệ với nước ngoài của mỗi nước?

Trả lời:

  • Vị trí địa lí của Lào
    • Thuộc khu vực Đông Nam Á
    • Phía đông giáp Việt Nam
    • Phía bắc giáp Trung Quốc và Mi-an-ma
    • Phía tây giáp Thái Lan
    • Phía nam giáp Cam-pu-chia.

=> Giao thương với bên ngoài chủ yếu bằng đường bộ, đường sông và thông qua cảng biển của miền Trung Việt Nam.

  • Vị trí địa lí của Cam-pu-chia
    • Thuộc khu vực Đông Nam Á
    • Phía bắc và tây bắc giáp Thái Lan
    • Phía đông bắc giáp Lào
    • Phía đông và đông nam giáp Việt Nam
    • Phía tây nam giáp Vịnh Thái Lan

=> Cam-pu-chia có thể liên hệ với nước ngoài bằng cả đường biển (cảng Xi-ha- nuc-vin), đường sông và đường bộ.

2. Điều kiện tự nhiên

  • Dựa vào hình 18.1, 18.2 và bài 14, trình bày về Lào hoặc Cam-pu-chia theo các nội dung sau:
  • Địa hình: các dạng núi, cao nguyên, đồng bằng trong lãnh thổ từng nước
  • Khí hậu: thuộc đới khí hậu nào, chịu ảnh hưởng của gió mùa như thế nào?
  • Đặc điểm mùa mưa, mùa khô
  • Sông, hồ lớn
  • Nhận xét thuận lợi và khó khăn của vị trí địa lí, khí hậu đối với sự phát triển nông nghiệp

Trả lời:

Cam-pu-chia

Lào

Địa hình

Chủ yếu là đồng bằng (chiếm 75% diện tích), chỉ có một số dãy núi, cao nguyên ở vùng biên giới như dãy Đăng Rếch ở phía bắc, dãy Các-đa-môn ở phía tây, tây nam; cao nguyên Chư-lông, Bô-keo ở phía đông, đông bắc.

-Địa hình: Chủ yếu là núi và cao nguyên chiếm 90% diện tích. Các dãy núi tập trung ở phía bắc, cao nguyên trải dài từ bắc xuống nam.

Khí hậu

Nhiệt đới gió mùa nóng quanh năm, mùa mưa do gió tây nam thổi từ vịnh Ben-gan qua vịnh Thái Lan đem hơi nước đến.

. Mùa khô có gió đông bắc thổi từ lục địa mang không khí khô hanh đến, do vị trí ở gần Xích đạo nên Cam-pu-chia không có mùa đông lạnh như miền Bắc Việt Nam mà chỉ có 2 mùa khô, mưa.

-Khí hậu: Nhiệt đới gió mùa:

.Mùa mưa chịu ảnh hưởng của gió tây nam từ biển thổi vào gây mưa nhiều.

.Mùa khô chịu ảnh hưởng của gió mùa đông bắc từ lục địa thổi đến mang theo không khí khô, lạnh.

Sông hồ

Sông Mê – Công, sông Tông Lê Sáp và Biển Hồ

Sông Mê - công

Khó khăn và thuận lợi

. Thuận lợi: đồng bằng chiếm phần lớn diện tích, khí hậu nóng quanh năm năm có điều kiện phát triển ngành trồng trọt. Có Biển Hồ, sông Mê Công cung cấp nước và phát triển thủy sản.

. Khó khăn: mùa khô gây thiếu nước, mùa mưa có thể bị lũ lụt.

Thuận lợi: Khí hậu ấm áp quanh năm -> phát triển đa dạng cây trồng.

Sông Mê công: là nguồn cung cấp nước, thủy lợi, thủy sản…

Đồng bằng màu mỡ, diện tích rừng còn nhiều.

Khó khăn: Diện tích đất nông nghiệp ít, mùa khô thiếu nước mùa mưa thường có lũ lụt.

3. Điều kiện xã hội, dân cư

  • Dựa vào bảng 18.1, nhận xét Lào hoặc Cam-pu-chia về:
  • Số dân, gia tăng, mật độ dân số
  • Thành phần dân tộc, ngôn ngữ phổ biến, tôn giáo, tỉ lệ số dân biết chữ.
  • Bình quân thu nhập đầu người.
  • Tên các thành phố lớn, tỉ lệ dân cư đô thị.
  • Nhận xét tiềm năng nguồn nhân lực để phát triển đất nước (về số lượng, trinh độ văn hóa của dân cư).

Trả lời:

Cam-pu-chia

Lào

Dân cư

Số dân: 12,3 triệu người năm 2002.

Gia tăng dân số: 1,7%

Mật độ dân số: 67 người/km2

Người Khơ me chiếm 90%

Ngôn ngữ phổ biến là khơ me

Số dân: 5,5 triệu người năm 2002.

Gia tăng dân số: 2,3%

Mật độ dân số: 22 người/km2

Người Lào chiếm 90%

Ngôn ngữ phổ biến là Lào

Xã hội

Tôn giáo 95% theo đạo phật

35% dân số biết chữ

GDP/ người: 280USD

20% dân số ở thành thị.

Thiếu lao động có trình độ tay nghề

Trình độ văn hóa còn thấp.

Tôn giáo 60% theo đạo phật

56% dân số biết chữ

GDP/người: 317 USD

22% dân số ở thành thị.

Thiếu lao động cả về chất lượng và số lượng

Trình độ văn hóa chưa cao.

4. Kinh tế

  • Sử dụng hình 18.1 và 18.2 để:
  • Nên tên ngành sản xuất, điều kiện để phát triển ngành, sản phẩm và phân bố ở Lào hoặc Cam-pu-chia.

Trả lời:

Cam-pu-chia

Lào

Điều kiện phát triển

Biển Hồ rộng lớn, khí hậu nóng ẩm

Đồng bằng rộng lớn, màu mỡ.

Tài nguyên thiên nhiên: đá vôi, sắt, mangan…

Nguồn nước dồi dào

Đất rừng nhiều

Tài nguyên thiên nhiên: thủy năng, kim loại màu, kim loại quý…

Các ngành sản xuất

Trồng lúa gạo, ngô, cao su ở đồng bằng, cao nguyên thấp

Đánh cá nước ngọt phát triển ở vùng biển Hồ.

Sản xuất xi măng, khai khoáng.

Phát triển công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm, cao su.

Nguồn kinh tế chính là sản xuất ven sông Mê công, trồng cà phê, sa nhân trên cao nguyên.

Công nghiệp chưa phát triển, chủ yếu là sản xuất điện, khai thác chế biến gỗ, khai khoáng.

Cơ cấu kinh tế

Nông nghiệp: 37.1%

Công nghiệp: 20,5%

Dịch vụ: 42,4%

=>Phát triển cả công nghiệp, nông nghiệp và dịch vụ

Nông nghiệp: 52,9%

Công nghiệp: 22,8%

Dịch vụ: 24,3%

=>Nông nghiệp chiếm tỉ trọng cao nhất.

Nguồn : tech12h

Chúc bạn học tốt@@

19 tháng 2 2020

- Mục tiêu: Phát triển kinh tế và văn hóa thông qua những nỗ lực hợp tác chung giữa các nước thành viên, trên tinh thần duy trì hòa bình và ổn định khu vực

- Nguyên tắc hoạt động:

+ Tôn trọng chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ

+ Không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau

+ Không sử dụng và đe dọa bằng vũ lực

+ Giải quyết tranh chấp bằng hòa bình

+ Hợp tác phát triển có hiệu quả

TL
18 tháng 2 2020

Vị trí địa của nước ta mang lại nhiều thuận lợi nhưng cũng gây nhiều khó khăn cho phát triển kinh tế xã hội nước ta:

*thuận lợi: -Việt Nam nằm trong vị trí nội chí tuyến bán cầu bắc có bức xạ mặt trời lớn ,nhiệt độ cao dộ ẩm lớn tạo điều kiện cho cây trồng vật nuôi phát triển với cơ cấu đa dạng

-nước ta nằm ở vị trí cầu nối gữa đất liền và biển, giữa đông nam á hải dảo và đông nam á đất liền tạo đk cho nước ta hội nhập khu vực và xã hội đồng thời phát triển một nền kinh tế toàn diện cả trên đất liền cả trên biển với sự đa dạng về cơ cấu ngành

-vị trí tiếp xúc của các luồng sinh vật và các luồng gió mùa nên nước ta có khí hậu tđới gió mùa và có sinh vật đa dạng thuận lợi cho chọn giống và lai tạo

*Khó khăn -vị trí nội chí tuyến với nguồn t ẩm lớn tạo đk cho sinh vật có hại phát triển

-vị trí tiếp xúc của các luồng gió mùa cùng với vị trí tiếp xúc giã đất liền và biển nên nc ta có nhiều thiên tai (bão ,lũ,hạn hán,....)

-vị tri gần trung tâm ddooong nam á nên khó khăn cho việc bảo vệ chủ quyền dân tộc

-vị trí tiếp xúc của các luồng sinh vật tạo đk cho các sinh vật ngoại lai có hại thích nghi vs môi trường cx như khí hậu nc ta

18 tháng 2 2020

chỗ khó khăn đầu tiên là j ạ

Các nước Đông Nam Á phát triển kinh tế dựa vào thế mạnh chủ yếu A. Vị trí địa lí thuận lợi B. Tài nguyên và nguồn lao động C. Vốn đầu tư nước ngoài D. Thị trường và nguồn lao động Câu 4. Đông Nam Á là khu vực giàu các loại khoáng sản sau A. Than, sắt (Việt Nam, In đônêxia, Malayxia) B. Vonfram, thiếc (Philippin, Brunây). C. Dầu mỏ (Việt Nam, Inđônêxia, Brunây, Malayxia). D. Niken, Crôm (Thái Lan, Việt Nam, Mianma,...
Đọc tiếp

Các nước Đông Nam Á phát triển kinh tế dựa vào thế mạnh chủ yếu

A. Vị trí địa lí thuận lợi B. Tài nguyên và nguồn lao động

C. Vốn đầu tư nước ngoài D. Thị trường và nguồn lao động

Câu 4. Đông Nam Á là khu vực giàu các loại khoáng sản sau

A. Than, sắt (Việt Nam, In đônêxia, Malayxia) B. Vonfram, thiếc (Philippin, Brunây).

C. Dầu mỏ (Việt Nam, Inđônêxia, Brunây, Malayxia). D. Niken, Crôm (Thái Lan, Việt Nam, Mianma, Malayxia).

Câu 5. Các quốc gia nào sau đây không thuộc Đông Nam Á biển đảo

A. Thái Lan, Đôngtimo B. Brunây, Philippin.

C. Sin-ga-po, Inđônêxia. D. Campuchia, Việt Nam.

Câu 6. Hãy tìm kiến thức chưa đúng về vị trí địa lí của khu vực Đông Nam Á

A. Nằm trong đới khí hậu gió mùa nhiệt đới và khí hậu xích đạo. B. Nằm giữa 2 quốc gia có nền văn minh lớn là Ấn Độ và Trung Quốc.

C. Nằm ở phía Đông nam lục địa Á-Âu, nơi tiếp giáp giữa Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương. D. Nằm hoàn toàn trong khu vực nhiệt đới gió mùa thuộc bán cầu Bắc.

Câu 7. Thế mạnh nào sau đây của các nước khu vực Đông Nam Á hấp dẫn các nhà đầu tư nước ngoài?

A. Đất đai màu mỡ, khí hậu nóng ẩm, nguồn nước dồi dào thuận lợi cho sự phát triển nông nghiệp.

B. Lực lượng lao động đông đảo, giá lao động thấp, có khả năng tiếp thu nhanh những tiến bộ khoa học kĩ thuật.

C. Vị trí địa lí có nhiều ưu thế và nằm trong khu vực có nền kinh tế phát triển năng động của thế giới.

D. Sự giàu có về tài nguyên khoáng sản, lâm sản và tài nguyên biển thuận lợi phát triển các ngành công nghiệp chế biến.

Câu 8. Những điểm tương đồng về điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên của các nước Đông Nam Á làm cho

A. Các nước phải phối hợp cùng giải quyết các vấn đề mang tính toàn cầu.

B. Các nước cần bảo vệ quyền lợi của nhau trên thị trường quốc tế.

C. Các nước cần phải hợp tác với nhau trong khai thác nguồn lợi tài nguyên.

D. Các nước cần phải tăng cường kiểm soát, cạnh tranh nhau trong khai thác tài nguyên.

Câu 9. Đông Nam Á có vị trí địa lí thuận lợi cho sự phát triển kinh tế, văn hóa và mở rộng mối quan hệ giao lưu với thế giới

A. Nằm ở khu vực có nền kinh tế phát triển năng động của thế giới.

B. Nơi gặp gỡ, giao lưu lâu dài của hai nền văn hóa lớn: Pháp và Nhật Bản.

C. Ở vị trí giao điểm của các tuyến đường biển và tuyến đường sắt xuyên Á.

D. Nằm trong vành đai sinh khoáng Ấn Độ Dương- Địa Trung Hải.

Câu 10. Vấn đề Biển Đông là vấn đề nhạy cảm và mang tính thời sự là vì

A. Giàu tài nguyên sinh vật biển và có tiềm năng dầu khí lớn.

B. Nguồn lợi biển có liên quan đến nhiều nước trong khu vực.

C. Án ngữ con đường biển từ Ấn Độ Dương sang Thái Bình Dương.

D. Luôn xảy ra tranh chấp giữa các nước trên vùng biển chồng lấn

1
19 tháng 2 2020

Các nước Đông Nam Á phát triển kinh tế dựa vào thế mạnh chủ yếu

A. Vị trí địa lí thuận lợi B. Tài nguyên và nguồn lao động

C. Vốn đầu tư nước ngoài D. Thị trường và nguồn lao động

Câu 4. Đông Nam Á là khu vực giàu các loại khoáng sản sau

A. Than, sắt (Việt Nam, In đônêxia, Malayxia) B. Vonfram, thiếc (Philippin, Brunây).

C. Dầu mỏ (Việt Nam, Inđônêxia, Brunây, Malayxia). D. Niken, Crôm (Thái Lan, Việt Nam, Mianma, Malayxia).

Câu 5. Các quốc gia nào sau đây không thuộc Đông Nam Á biển đảo

A. Thái Lan, Đôngtimo B. Brunây, Philippin.

C. Sin-ga-po, Inđônêxia. D. Campuchia, Việt Nam.

Câu 6. Hãy tìm kiến thức chưa đúng về vị trí địa lí của khu vực Đông Nam Á

A. Nằm trong đới khí hậu gió mùa nhiệt đới và khí hậu xích đạo. B. Nằm giữa 2 quốc gia có nền văn minh lớn là Ấn Độ và Trung Quốc.

C. Nằm ở phía Đông nam lục địa Á-Âu, nơi tiếp giáp giữa Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương. D. Nằm hoàn toàn trong khu vực nhiệt đới gió mùa thuộc bán cầu Bắc.

Câu 7. Thế mạnh nào sau đây của các nước khu vực Đông Nam Á hấp dẫn các nhà đầu tư nước ngoài?

A. Đất đai màu mỡ, khí hậu nóng ẩm, nguồn nước dồi dào thuận lợi cho sự phát triển nông nghiệp.

B. Lực lượng lao động đông đảo, giá lao động thấp, có khả năng tiếp thu nhanh những tiến bộ khoa học kĩ thuật.

C. Vị trí địa lí có nhiều ưu thế và nằm trong khu vực có nền kinh tế phát triển năng động của thế giới.

D. Sự giàu có về tài nguyên khoáng sản, lâm sản và tài nguyên biển thuận lợi phát triển các ngành công nghiệp chế biến.

Câu 8. Những điểm tương đồng về điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên của các nước Đông Nam Á làm cho

A. Các nước phải phối hợp cùng giải quyết các vấn đề mang tính toàn cầu.

B. Các nước cần bảo vệ quyền lợi của nhau trên thị trường quốc tế.

C. Các nước cần phải hợp tác với nhau trong khai thác nguồn lợi tài nguyên.

D. Các nước cần phải tăng cường kiểm soát, cạnh tranh nhau trong khai thác tài nguyên.

Câu 9. Đông Nam Á có vị trí địa lí thuận lợi cho sự phát triển kinh tế, văn hóa và mở rộng mối quan hệ giao lưu với thế giới

A. Nằm ở khu vực có nền kinh tế phát triển năng động của thế giới.

B. Nơi gặp gỡ, giao lưu lâu dài của hai nền văn hóa lớn: Pháp và Nhật Bản.

C. Ở vị trí giao điểm của các tuyến đường biển và tuyến đường sắt xuyên Á.

D. Nằm trong vành đai sinh khoáng Ấn Độ Dương- Địa Trung Hải.

Câu 10. Vấn đề Biển Đông là vấn đề nhạy cảm và mang tính thời sự là vì

A. Giàu tài nguyên sinh vật biển và có tiềm năng dầu khí lớn.

B. Nguồn lợi biển có liên quan đến nhiều nước trong khu vực.

C. Án ngữ con đường biển từ Ấn Độ Dương sang Thái Bình Dương.

D. Luôn xảy ra tranh chấp giữa các nước trên vùng biển chồng lấn