K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

20 tháng 7 2020

I. Mở bài

- Đoàn kết là sức mạnh, tinh thần đoàn kết là truyền thống quý báu của ông cha ta để lại và được thế hệ sau tiếp nối, sự đoàn kết đã nhiều lần giúp đất nước vượt qua cảnh hiểm nghèo.

II. Thân bài

1. Giải thích

- Đoàn kết là tập hợp của nhiều lực lượng khác nhau tạo thành một khối vững chãi, từ đó thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ riêng để đi đến thành công. Sự đoàn kết chính là tập thể vững mạnh, khối thống nhất sẽ tạo nên sức mạnh to lớn.

- Tinh thần đoàn kết là sự gắn kết, sự liên kết bền chặt giữa các cá nhân trong một tập thể để trải qua hoặc hoàn thành những giai đoạn khác nhau của cuộc sống.

2. Biểu hiện tình đoàn kết

* Khi có chiến tranh

- Đất nước và người dân cùng đồng lòng đồng sức đánh đuổi giặc ngoại xâm, giữ vững biên cương bờ cõi (nêu ra thêm các cuộc đấu tranh của dân tộc từ thời phong kiến và lịch sử hiện đại nhân dân chống Pháp, Mỹ).

* Khi hòa bình

- Khôi phục đất nước bị tàn phá sau chiến tranh, cả về mặt kinh tế lẫn xã hội.

- Chung tay xây dựng đất nước, kinh tế xã hội, văn hóa phát triển và hội nhập với quốc tế sâu rộng.

- Khi có thiên tai, dịch bệnh, lũ lụt người dân trong cả nước ủng hộ, quyên góp sức người sức của khôi phục cuộc sống người dân trong cả nước.

- Đảng và nhân dân cùng nhau xây dựng khối đại đoàn kết, ngăn chặn các thế lực thù địch chống phá, bảo vệ độc lập chủ quyền biển đảo quê hương.

3. Ý nghĩa, sức mạnh của tinh thần đoàn kết

– Đoàn kết không chỉ là tập hợp lực lượng thành một khối thống nhất mà phải thống nhất về tư tưởng, hành động, mục tiêu cụ thể.

– Đoàn kết là các thành viên phải tương trợ, giúp sức lẫn nhau cùng nhau giải quyết các khó khăn, thử thách để đi đến thành công.

– Đoàn kết là sức mạnh to lớn, chất keo gắn kết còn người tạo nên sức mạnh vượt trội.

- Tinh thần đoàn kết giúp cho con người cảm thấy bản thân mình không bị lạc lõng, luôn có động lực để phấn đấu tới những điều tốt đẹp hơn.

- Tinh thần đoàn kết giống như một tấm lá chắn lớn giúp con người vững bước vượt qua những khó khăn, thách thức trong cuộc sống.

4. Bài học nhận thức và hành động

- Làm sao có được sự đoàn kết ?

+ Mỗi cá nhân nên đặt lợi ích chung hàng đầu, phấn đấu cống hiến hết mình vì tổ chức.

+ Hiểu rõ sức mạnh đoàn kết và cố gắng phát huy tinh thần đó trong tổ chức, tập thể.

- Lên án người không có sự đoàn kết:

+ Phê phán các cá nhân sống ích kỉ, hẹp hòi, chỉ nghĩ cho bản thân mình, tự tách mình khỏi xã hội.

+ Phê phán những kẻ âm mưu chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc với mục đích xấu, trục lợi cho cá nhân.

III. Kết bài

- Đoàn kết là giá trị tinh thần quý báu mà cha ông ta đã để lại cho thế hệ sau, mỗi chúng ta phải biết kế thừa và phát huy tinh thần đoàn kết sẽ giúp chúng ta vượt qua mọi khó khăn, chông gai và đi đến thành công.



Xem thêm tại: https://doctailieu.com/dan-y-nghi-luan-ve-tinh-than-doan-ket

14 tháng 6 2020

A. Mở bài:

Giới thiệu khái quát tác giả, tác phẩm Đại cáo bình Ngô và nội dung đoạn trích.

B. Thân bài:

Tác giả vạch trần tội ác của giặc Minh với một trình tự logic:

- Tác giả chỉ rõ âm mưu xâm lược của giặc Minh

+ Vạch trần luận điệu “phù Trần diệt Hồ” của giặc Minh (việc nhà Hồ cướp ngôi nhà Trần chỉ là một nguyên cớ để giặc Minh thừa cơ gây họa, mượn gió bẻ măng)

+ Âm mưu muốn thôn tính đất nước ta vốn đã có sẵn, có từ lâu.

- Tác giả vạch trần những chủ trương cai trị phản nhân đạo của giặc Minh

+ Thu thuế khóa nặng nề.

+ Vơ vét sản vật, bắt chim trả

+ Ép người làm những việc nguy hiểm (dòng lưng mò ngọc, đãi cát tìm vàng,…).

- Tác giả tố cáo mạnh mẽ những hành động tội ác của giặc.

+ Hủy hoại cuộc sống con người bằng hành động diệt chủng, tàn sát người dân vô tội (nướng dân đen, vùi con đỏ,…)

+ Hủy hoại cả môi trường sống (Tàn hại cả giống côn trùng cây cỏ)

=> Đây là bản cáo trạng đanh thép về tội ác của giặc Minh

C. Kết bài:

Khẳng định lại giá trị nội dung và nghệ thuật của đoạn trích, nêu chủ đề của đoạn trích.

Chúng ta thường có khuynh hướng ngả theo những lựa chọn dễ dàng, những con đường bằng phẳng và chỉ làm những gì cần thiết để hoàn thành công việc. Song, nếu chúng ta chỉ chấp nhận những mức độ sẵn có, chẳng muốn gắng sức vươn lên một tầm cao mới, thì mãi mãi bản thân ta cũng chỉ là một con người bình thường như bao người khác và lúc nào cũng dậm chân tại chỗ. Luôn cố gắng phát huy khả năng...
Đọc tiếp

Chúng ta thường có khuynh hướng ngả theo những lựa chọn dễ dàng, những con
đường bằng phẳng và chỉ làm những gì cần thiết để hoàn thành công việc. Song, nếu
chúng ta chỉ chấp nhận những mức độ sẵn có, chẳng muốn gắng sức vươn lên một
tầm cao mới, thì mãi mãi bản thân ta cũng chỉ là một con người bình thường như bao
người khác và lúc nào cũng dậm chân tại chỗ.
Luôn cố gắng phát huy khả năng của bạn đến mức xuất sắc là điều rất quan
trọng trong cuộc sống. Bạn hãy xem xét những công việc nhỏ mà bạn thường làm, rồi
tự hỏi xem: Mình có thể thực hiện chúng cách nào tốt hơn?
Ví dụ như: bạn hãy quét dọn, lau chùi nhà cửa, rửa xe tỉ mỉ hơn, sạch sẽ hơn hay
sẵn sàng làm thêm một số công việc nơi công sở để công việc tiến triển ngày càng tốt.
Nếu bạn biết đặt ra cho mình một tiêu chuẩn cao trong bất kỳ công việc nào thì chắc
chắn bạn sẽ thấy hài lòng hơn về chính mình.
Khi bạn quyết tâm làm mọi việc với một kết quả tốt nhất, nội tâm và cảm xúc
trong bạn sẽ sâu sắc hơn, bạn sẽ thấy cuộc đời mình đổi thay đáng kể và con đường
tiến tới thành công sẽ rộng mở trước mắt bạn, dù có thể trước đó bạn thấy nó dường
như đã đóng kín.

(Thay thái độ, đổi cuộc đời – Keith D. Harrell)

Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích.
Câu 2. Theo tác giả, chúng ta thường có xu hướng ngả theo những lựa chọn nào?
Câu 3. Theo anh/ chị, những ví dụ được nêu trong đoạn trích trên có tác dụng gì?

Câu 4. Anh/chị có đồng tình với ý kiến: “Nếu bạn biết đặt ra cho mình một tiêu
chuẩn cao trong bất kỳ công việc nào thì chắc chắn bạn sẽ thấy hài lòng hơn về chính
mình.”? Vì sao?
PHẦN II. LÀM VĂN
Dựa trên nội dung phần Đọc hiểu, anh/chị hãy viết 01 đoạn văn (khoảng 20
dòng) bàn về vì sao chúng ta cần có sự quyết tâm?

0
15 tháng 6 2020

5) I. Mở bài

- Giới thiệu về tác giả Nguyễn Du và tác phẩm Truyện Kiều

- Giới thiệu đoạn trích Chí khí anh hùng

II. Thân bài

1. Khát vọng lên đường của Từ Hải (4 câu thơ đầu)

a. Hoàn cảnh chia tay:

- Thời gian

+ “Nửa năm”: Khoảng thời gian Kiều và Từ Hải chung sống.

+ “Hương lửa đương nồng”: Tình yêu nồng nàn, say đắm của Thúy Kiều – Từ Hải.

=> Thời điểm Từ Hải ra đi lập nên sự nghiệp lớn cũng chính là lúc cuộc sống lứa đôi với Thúy Kiều mới đang bắt đầu và vô cùng mặn nồng hạnh phúc

=> Ý chí quyết tâm, khí chất anh hùng.

b. Hình ảnh từ Hải

* Lí do ra đi:

- “Trượng phu”: Là từ chỉ người đàn ông có chí khí, bậc anh hùng với hàm nghĩa khâm phục, ngợi ca.

=> Cách nói này thể hiện thái độ trân trọng với các vị anh hùng, dựng lên dáng vẻ bệ vệ, oai nghiêm, đĩnh đạc của một tướng võ.

- “Thoắt”: là nhanh chóng trong khoảnh khắc bất ngờ.

=> Nó cho thấy cách nghĩ, cách xử sự dứt khoát, khác thường của Từ Hải. Đó chính là tính cách của người anh hùng.

- “Động lòng bốn phương”: Chỉ chí khí anh hùng, khát khao tung hoành.

=> Đó cũng là lí tưởng anh hùng thời đại, không bị ràng buộc bởi vợ con, gia đình mà để ở bốn phương trời, ở không gian rộng lớn, quyết mưu sự nghiệp phi thường.

* Tư thế ra đi

- “Trông vời trời bể mênh mang”: cụm từ mang cảm hứng vũ trụ.

=> Tầm nhìn xa trông rộng và suy nghĩ phi thường.

- “Thanh gươm yên ngựa”: một mình, một gươm, một ngựa

=> Tư thế hiên ngang, dũng mãnh, phóng khoáng

- “Lên đường thẳng rong”: đi liền một mạch, không lưu luyến, bịn rịn.

=> Tư thế oai phong, hào hùng sánh ngang với trời đất.

=> Từ Hải là con người của khát vọng, công danh phi thường.

2. Cuộc đối thoại giữa Thúy Kiều và Từ Hải (12 câu thơ tiếp)

a. Lời của Kiều

- Xưng hô: “chàng- thiếp” → dịu dàng, ân cần.

- “Phận gái chữ tòng”: Ý thức bổn phận

- “Một lòng xin đi”: quyết tâm theo Từ Hải

=> Thúy Kiều kính trọng và hết mực yêu thương chồng. Xứng danh là tri kỷ của Từ Hải.

b. Lời của Từ Hải

* Lời đáp

- “Tâm phúc tương tri”: Coi Kiều là tri kỉ, hiểu mình hơn ai hết.

- “Nữ nhi thường tình”: Người phụ nữ ủy mị, yếu đuối

=> Khuyên Kiều vượt lên tình cảm thông thường để xứng đáng làm vợ một anh hùng.

* Lời hứa

- Mười vạn tinh binh”, “Tiếng chiêng dậy đất, bóng tinh rợp đường”: tương lai thành công.

- “Rõ mặt phi thường”: chứng tỏ được tài năng xuất chúng

=> Từ Hải nói lên niềm tin tưởng sắt đá vào tương lai, sự nghiệp

- “Rước nàng nghi gia”: cho Kiều danh phận, cuộc sống viên mãn

=> Từ Hải là người anh hùng có chí khí, thống nhất giữa khát vọng phi thường và tình cảm sâu nặng với người tri kỉ.

* Lời khuyên

- “Bốn bể không nhà”: thực tế khó khăn, gian nan.

- “Theo càng thêm bận”: việc lớn sẽ bị ảnh hưởng, không quan tâm, lo cho Kiều được

- “Đành lòng chờ đó ít lâu”: an ủi, mong Kiều bằng lòng chờ đợi.

- “Một năm sau”: thời gian cụ thể. Hứa hẹn sẽ thành công

=> Từ Hải là người chồng tâm lí-người anh hùng nhưng rất vẫn đời thường, gần gũi, chân thực.

=> Từ Hải là người anh hùng có khát vọng lớn lao, tin tưởng vào tương lai lại là người tâm lí, rất đời thường.

3. Quyết tâm ra đi của Từ Hải (2 câu thơ cuối)

- Hành động: Quyết lời, dứt áo ra đi

=> Thái độ, hành động dứt khoát, không hề do dự, bịn rịn.

- Hình ảnh ẩn dụ: “chim bằng”: Là loài chim quý tượng trưng co người anh hùng.

=> Khẳng định Từ Hải chính là bậc anh hùng cái thế, có tầm vóc phi thường, sánh ngang với đất trời, vũ trụ

=> Từ Hải là người anh hùng có tài năng, bản lĩnh, chí khí, ước mơ công lí.

4. Nghệ thuật.

- Sử dụng nhiều hình ảnh ước lệ tượng trưng

- Lời đối thoại bộc lộ tính cách.

- Nghệ thuật xây dựng hình tượng người anh hùng qua dáng vè, hành động.

III. Kết bài

- Khái quát lại vấn đề

15 tháng 6 2020

4) I. Mở bài

- Giới thiệu về tác giả Nguyễn Du và tác phẩm Truyện Kiều: Vị trí của tác giả trong nền văn học và giá trị của Truyện Kiều.

- Giới thiệu đoạn trích Trao duyên và 8 câu thơ cuối của đoạn trích: Vị trí, nội dung của đoạn trích và nội dung, giá trị của 8 câu thơ cuối.

II. Thân bài

1. Mạch cảm xúc của bài

- Sau khi thuyết phục Thúy Vân, trao duyên trao kỉ vật và dặn dò em, Thúy Kiều như quên hẳn em đang ở bên cạnh mình nàng đau xót khi nghĩ về thực tại nhớ tới Kim Trọng

- Những lời Kiều nói thực chất là những lời độc thoại nội tâm, trong 8 câu thơ có tới 5 câu cảm thán là những tiếng kêu xé lòng của một trái tim tan nát.

2. Thực cảnh đau xót của Kiều.

- Sử dụng một loạt các thành ngữ.

+ “Trâm gẫy gương tan”: Chỉ sự đổ vỡ

+ “Tơ duyên ngắn ngủi”: Tình duyên mong manh, dễ vỡ, dễ đổ nát

+ “Phận bạc như vôi”: Số phận hẩm hiu, bạc bẽo

+ “Nước chảy hoa trôi lỡ làng”: Sự lênh đênh, trôi nổi, lỡ làng

→ Hình ảnh gợi tả số phận đầy đau khổ, dở dang, bạc bẽo, lênh đênh trôi nổi.

- Nguyễn Du đã mở ra hai chiều thời gian hiện tại và quá khứ. Quá khứ thì “muôn vàn ái ân” đầy hạnh phúc trong khi ấy hiện tại thì đầy đau khổ, lỡ làng và bạc bẽo.

→ Sự đối lập nhấn mạnh, khắc sâu bi kịch, nỗi đau của Kiều, càng nuối tiếc quá khứ đẹp đẽ bao nhiêu thì thực tại càng bẽ bàng, hụt hẫng bấy nhiêu.

- Các hành động

+ Nhận mình là "người phụ bạc"

+ Lạy: cái lạy tạ lỗi, vĩnh biệt, khác với cái lạy hàm ơn ban đầu.

→ Kiều quên đi nỗi đau của mình mà nghĩ nhiều đến người khác, đó chính là đức hy sinh cao quý.

⇒ Thực tại cuộc đời đầy nhiệt ngã đầy đau đớn, tủi hờn của Thúy Kiều. Chính Kiều là người nhận thức được rõ nhất về cuộc đời mình, vì thế nỗi đau càng thêm xót xa.

⇒ Thể hiện niềm thương cảm, xót xa của Nguyễn Du đối với số phận của Kiều.

3. Tiếng gọi chàng Kim

- Nhịp thơ 3/3, 2/4/2: vừa da diết vừa nghẹn ngào như những tiếng nấc

- Thán từ “Ôi, hỡi”: Là tiếng kêu đau đớn, tuyệt vọng của Kiều.

- Hai lần nhắc tên Kim Trọng: tức tưởi, nghẹn ngào, đau đớn đến mê sảng.

→ Sự đau đớn tột cùng, đỉnh điểm của Kiều vì phụ tình Kim Trọng

→ Tình cảm lấn át lí trí.

4. Nghệ thuật

- Khắc họa thành công tâm trạng nhân vật.

- Sử dụng các từ ngữ tinh tế, đắt giá, các thành ngữ giàu sức gợi

- Thủ pháp ẩn dụ, so sánh, liệt kê, đối lập

III. Kết bài

- Khái quát nội dung và nghệ thuật của 8 câu thơ