K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

5 tháng 3 2020

Chọn câu C nhé bạn!

5 tháng 3 2020

Đáp án đúng: C. huyết thống-tôn người mẹ-có uy tín-thị tộc mẫu hệ.

Điền từ:

Những người cùng (1) huyết thống, sống chung với nhau và tôn người mẹ (2) lớn tuổi, (3)có uy tín lên làm chủ. Đó là chế độ (4) thị tộc mẫu hệ

5 tháng 3 2020

Tình hình kinh tế nước ta từ thế kỉ I đến thế kỉ VI có sự thay đổi tích cực, phát triển.

- Đồ sắt được sử dụng rộng rãi (công cụ, dụng cụ, vũ khí)

Nhà Hán thực hiện nắm độc quyền về sắt và đặt các chức quan để kiểm soát gắt gao việc khai thác, chế tạo và mua bán đồ sắt. Tuy nhiên, nghề sắt ở Giao Châu vẫn phát triển bằng chứng là: các nhà khảo cổ tìm được nhiều đồ sắt trong các di chỉ, mộ cổ thuộc thế kỉ I – VI (vũ khí, rìu, mai, cuốc,…)

- Nông nghiệp:

+ Sử dụng sức lao động của trâu, bò phổ biến.

+ Phong Khê: có đê phòng lụt, có nhiều kênh ngòi.

+ Hai vụ lúa: vụ chiêm, vụ mùa.

+ Cây trồng và vật nuôi phong phú.

Sách “Nam phương thảo mộc trạng” nói đến một kĩ thuật trồng cam rất đặc biệt của người châu Giao: để chống sâu bọ châm đục thân cây cam, người ta nuôi loại kiến vàng, cho làm tổ ngay trên cành cam,…; đó là kĩ thuật “dùng côn trùng diệt côn trùng”.

- Thủ công nghiệp:

+ Chính quyền phương Bắc giữ độc quyền đồ sắt.

+ Nghề rèn sắt phát triển, nghề làm gốm mở mang.

+ Nghề dệt vải (tơ tre, tơ chuối). Vải tơ chuối là đặc sản của miền đất Âu Lạc cũ, các nhà sử học gọi là vải Giao Chỉ.

- Thương nghiệp: hàng hóa trao đổi buôn bán.

+ Hình thành các làng.

+ Trao đổi với thương nhân Giava, Trung Quốc, Ấn Độ.

+ Chính quyền đô hộ giữ độc quyền về ngoại thương.

5 tháng 3 2020

a) Nông nghiệp:

- Khuyến khích khai khẩn đất hoang, lập làng xã, củng cố đê điều

- Ruộng đất:

+ Chủ yếu là ruộng đát công

+ Chia cho dân cày

+ Ruộng đất tư

b) Thủ công nghiệp

- Nhà nước quản lí: Đồ gốm tráng men, dệt vải, đóng thuyền,...

- Trong nhân dân: Làm gốm, đúc đồng, dệt vải, xây dựng,...

+ Xuất hiện các làng, phường nghề ở Thăng Long

=> Chất lượng ngày càng tốt

==>Rất phát triển

c) Thương nghiệp:

- Trong nước: Tấp nập, xuất hiện nhiều thương nhân

- Ngoài nước: Qua cửa khẩu Vân Đồn.

5 tháng 3 2020

* Chính sách cai trị của các triều đại phong kiến Trung Quốc đối với nhân dân ta trong thời kì Bắc thuộc vô cùng tàn bạo, thâm độc, đẩy nhân dân ta vào cảnh cùng quẫn về mọi mặt:

- Bắt nhân dân ta đóng nhiều thứ thuế vô lí, bắt nhân dân cống nộp sản vật quý hiếm như: ngà voi, đồi mồi,…

- Bắt những người thợ thủ công giỏi, khéo tay về nước.

- Đưa người Hán sang sống chung với người Việt để “thuần hóa” người Việt. Bắt dân ta theo phong tục tập quán của người Hán, học chữ Hán,...

- Đàn áp các cuộc đấu tranh của nhân dân ta,...

⟹ Những chính sách vô cùng tàn bạo, thâm độc, đẩy nhân dân ta vào cảnh cùng quẫn về mọi mặt.

* Chính sách thâm hiểm nhất: là muốn đồng hóa dân tộc ta về mọi mặt, biến nước ta trở thành một quận, huyện của chúng.

5 tháng 3 2020

➢ Chính sách cai trị:

+ Đặt ra hàng trăm thứ thuế: nhất là thuế sắt và thuế muối

+ Bắt dân ta phải cống nạp các sản vật quý như ngọc trai, sừng tê,..

+ Đưa người Hán sang ở lẫn với dân ta, bắt dân ta phải theo phong tục của người Hán, học chữ Hán

+ Âm mưu đồng hóa nhân dân ta

=> Chính sách cai trị của bọn đỏ hộ đối với nhân dân ta vô cùng tàn bạo, chia lại đơn vị hành chính, cử quan lại người Hán cai trị tới cấp huyện, tiến hành bóc lột dã man bằng các loại thuế và lao dịch nặng nề, vơ vét tài nguyên bằng cách bắt cống nộp, đẩy nhân dân ta vào cảnh khốn cùng. Thâm hiểm nhất là chính sách đồng hoá dân ta về mọi mặt hòng xoá bỏ dân tộc ta...

TL
5 tháng 3 2020

- Trưng Trắc được suy tôn lên làm vua

- Đóng đô ở Mê Linh

- Phong chức tước cho nhưng người có công

- Xây dựng chính quyền mới

- Lạc Tướng được nắm quyền ở Huyện

- Xá thuế 2 năm cho dân

- Bãi bỏ luật pháp hà khắc và chế độ lao dịch của nhà Hán .

⇒Được nhiều người dân ủng hộ.

5 tháng 3 2020

Công cuộc xây dựng đát nước sao khi dành độc lập của Hai Bà Trưng:

Sau khi đánh đuổi được quân đô hộ, Trưng Trắc được suy tôn làm vua (Trưng Vương), đóng đô ở Mê Linh và phong chức tước cho những người có công, thành lập chính quyền tự chủ.

Các Lạc tướng được giữ quyền cai quản các huyện. Trưng Vương xá thuế hai năm liền cho dân. Luật pháp hà khắc cùng các thứ lao dịch nặng nề của chính quyền đô hộ bị bãi bỏ.

Được tin Hai Bà Trưng khởi nghĩa, vua Hán nổi giận, hạ lệnh cho các quận miền Nam Trung Quốc khẩn trương chuẩn bị xe, thuyền, làm thêm đường sá, tích trữ lương thực để sang đàn áp nghĩa quân.

Trận chiến trên sông Bạch Đằng năm 938 là một chiến thắng vĩ đại của dân tộc ta” là bởi vì đây là lần thứ hai nhà Nam Hán đem quân sang xâm lược nước ta, mặc dù sau trận này, nhà Nam Hán còn tồn tại một thời gian nữa nhưng không giám đem quân sang nước ta xâm lược lần thứ ba. Với chiến thắng này, nhân dân ta đã đập tan hoàn toàn âm mưu xâm chiếm nước tâ của bọn phong kiến phương Bắc. Khẳng định nền độc lập của dân tộc, chiến thắng Bạch Đằng mở ra một thời kì độc lập lâu dài của tổ quốc .

5 tháng 3 2020

Trận chiến trên sông Bạch Đằng năm 938 là một chiến thắng vĩ đại của dân tộc ta vì:

- Đây là một trong những trận thuỷ chiến lớn nhất trong lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc.

- Đánh bại ý chí xâm lược của nhà Nam Hán. Đây là lần thứ hai nhà Nam hán đem quân sang xâm lược nước ta, mặc dù sau chiến thắng này, nhà Nam Hán còn tồn tại một thời gian nữa nhưng không dám đem quân sang xâm lược nước ta lần thứ ba.

- Với chiến thắng này, nhân dân ta đã đạp tan hoàn toàn mưu đồ xâm chiếm nước ta của bọn phong kiến phương Bắc. Khẳng định nền độc lập của dân tộc, chiến thắng Bạch Đằng mở ra thời kì độc lập lâu dài của Tổ quốc.

5 tháng 3 2020

Những biểu hiện về sự phát triển của thủ công nghiệp và thương nghiệp nước ta:

*Thủ công nghiệp: nghề thủ công cổ truyền phát triển

- Nghề rèn sắt: mặc dù bị kìm hãm nhưng vẫn phát triển.

- Nghề gốm: Đã biết tráng men và vẽ trang trí trên đồ gốm; sản phẩm đồ gốm ngày càng phong phú về chủng loại như nồi, vò, bình, bát, ấm chén, gạch, ngói,… đáp ứng nhu cầu sinh hoạt và xây dựng nhà cửa.

- Nghề dệt: ngoài các loại vải bông, vải gai, vải tơ,... người ta còn dùng tơ tre, tơ chuối để dệt.

*Thương nghiệp: phát triển

- Sản phẩm nông nghiệp và thủ công nghiệp được đem trao đổi ở các chợ làng.

- Có thương nhân Trung Quốc, Gia- va, Ấn Độ,… đến buôn bán ở Luy Lâu, Long Biên,…

*Bước sang thời kì bị đô hộ, xã hội nước ta có nhiều biến chuyển:

- Tầng lớp thống trị:

+ Có địa vị và quyền lực cao nhất không còn là vua nữa mà là quan lại đô hộ người Hán.

+ Tầng lớp quý tộc bị mất quyền lực, trở thành những hào trưởng người Việt.

+ Xuất hiện tầng lớp địa chủ người Hán.

- Tầng lớp bị trị:

+ Tầng lớp nông dân công xã trước đây bị phân hóa thành hai bộ phận là: nông dân công xã và nông dân lệ thuộc (nợ nần túng thiếu do bị tước ruộng đất, bị tô thuế nặng,…).

*Nhận xét:

- Do những chính sách cai trị và bóc lột, đặc biệt là cướp đoạt ruộng đất vô cùng tàn bạo của chế độ đô hộ đã đẩy nhân dân ta vào cảnh khốn cùng.

- Xã hội phân hoá giàu nghèo ngày càng sâu sắc. Tầng lớp nghèo khổ ngày càng đông đảo.

- Một số quý tộc cũ của Âu Lạc trở thành hào trưởng tuy có cuộc sống khá giả nhưng vẫn có tinh thần dân tộc, là lực lượng quan trọng trong cuộc đấu tranh giành lại độc lập dân tộc.

5 tháng 3 2020

Không biết bạn hỏi trận Bạch Đằng lần mấy nên mình làm cả 3 lần nhé

*Trận Bạch Đằng năm 938:

Diễn biến:
- Năm 938, quân Nam Hán kéo vào bờ biển nước ta, lúc này nước triều đang dâng, quân ta khiêu chiến, giả vờ thua rút chạy, giặc đuổi theo vượt qua bãi cọc ngầm.
- Khi nước triều rút, quân ta dốc toàn lực lượng đánh quật trở lại. Quân giặc rút chạy. Trận chiến diễn ra ác liệt (thuyền quân ta nhỏ gọn, dễ luồn lách ; thuyền địch to. cồng kềnh rất khó khăn chạy qua bãi cọc lúc này đã nhô lên do nước triều rút...).
- Vua Nam Hán vội ra lệnh thu quân về nước. Trận Bạch Đằng kết thúc thắng lợi về phía quân ta.

Ý nghĩa lịch sử:

- Đánh bại hoàn toàn ý chí xâm lược của nhà Nam Hán.

- Thể hiện ý chí quyết tâm đấu tranh chống xâm lược của dân tộc ta.

- Đã bảo vệ vững chắc nền độc lập dân tộc và mở ra thời đại độc lập đối với dân tộc ta.

- Đánh dấu sự trưởng thành của dân tộc và kết thúc hoàn toàn thời kì đấu tranh giành lại độc lập hàng chục thế kỉ. Đưa dân tộc bước sang một kỉ nguyên mới.

*Trận Bạch Đằng năm 981:

Diễn biến:

- Lê Hoàn trực tiếp tổ chức và lãnh đạo cuộc kháng chiến. Ông cho quân đóng cọc ở sông Bạch Đằng để ngăn chặn chiến thuyền địch. Nhiều trận chiến đấu ác liệt đã diễn ra trên sông Bạch Đằng, cuối cùng thuỷ quân địch bị đánh lui.

Ý nghĩa lịch sử:

- Cuộc kháng chiến chống Tống kết thúc thắng lợi.

- Đây là cuộc kháng chiến chống ngoại xâm của chính quyền độc lập còn non trẻ. Thắng lợi này không những biểu thị ý chí quyết tâm chống ngoại xâm của quân dân ta, mà còn chứng tỏ một bước phát triển của đất nước và khả năng bảo vệ độc lập dân tộc của Đại Cồ Việt.

- Chiến tranh chấm dứt, Lê Hoàn vẫn sai sứ sang Trung Quốc trao trả một số tù binh và đặt lại quan hệ bình thường.

*Trận Bạch Đằng năm 1288

Diễn biến:

- Tháng 1/1288, Thoát Hoan tiến vào Thăng Long, nhân dân thực hiện “vườn không, nhà trống” => Quân giặc ra sức càn quét, cướp lương thực nhưng đều bị nhân dân đuổi đánh, đẩy chúng vào thế bị động, cạn kiệt lương thực.

- Trước tình thế nguy khốn, Thoát Hoan quyết định rút quân lên Vạn Kiếp và từ đây rút về nước theo hai đường thủy, bộ.

- Ta quyết định phản công, chọn sông Bạch Đằng làm trận quyết chiến và tiến hành việc bố trí trận mai phục ở sông Bạch Đằng.

- Đầu tháng 4 - 1288, đoàn thuyền của Ô Mã Nhi rút về theo đường thuỷ trên sông Bạch Đằng. Gặp trận địa mai phục của nhà Trần tại đây. Toàn bộ cánh thuỷ binh giặc bị tiêu diệt, Ô Mã Nhi bị bắt sống.

- Cánh quân bộ, do Thoát Hoan chỉ huy, từ Vạn Kiếp theo hướng Lạng Sơn rút chạy về Quảng Tây (Trung Quốc). Trên đường tháo lui, chúng bị quân dân ta tập kích liên tiếp.

Ý nghĩa lịch sử:

Chiến thắng Bạch Đằng năm 1288 có ý nghĩa to lớn:

- Đánh dấu kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến chống quân Mông - Nguyên của nhân dân ta, một kẻ thù mạnh và tàn bạo nhất thế giới lúc bấy giờ.

- Đánh bại hoàn toàn ý chí xâm lược của Mông - Nguyên, bảo vệ độc lập toàn vẹn lãnh thổ và chủ quyền quốc gia của Đại Việt.

- Đất nước yên ổn, nhân dân chuyên tâm sản xuất, phát triển kinh tế, xây dựng đất nước.

5 tháng 3 2020

*Trận Bạch Đằng năm 938:

Diễn biến:
- Năm 938, quân Nam Hán kéo vào bờ biển nước ta, lúc này nước triều đang dâng, quân ta khiêu chiến, giả vờ thua rút chạy, giặc đuổi theo vượt qua bãi cọc ngầm.
- Khi nước triều rút, quân ta dốc toàn lực lượng đánh quật trở lại. Quân giặc rút chạy. Trận chiến diễn ra ác liệt (thuyền quân ta nhỏ gọn, dễ luồn lách ; thuyền địch to. cồng kềnh rất khó khăn chạy qua bãi cọc lúc này đã nhô lên do nước triều rút...).
- Vua Nam Hán vội ra lệnh thu quân về nước. Trận Bạch Đằng kết thúc thắng lợi về phía quân ta.

Ý nghĩa lịch sử:

- Đánh bại hoàn toàn ý chí xâm lược của nhà Nam Hán.

- Thể hiện ý chí quyết tâm đấu tranh chống xâm lược của dân tộc ta.

- Đã bảo vệ vững chắc nền độc lập dân tộc và mở ra thời đại độc lập đối với dân tộc ta.

- Đánh dấu sự trưởng thành của dân tộc và kết thúc hoàn toàn thời kì đấu tranh giành lại độc lập hàng chục thế kỉ. Đưa dân tộc bước sang một kỉ nguyên mới.

5 tháng 3 2020

Ngô Quyền đã chuẩn bị đánh quân xâm lược Nam Hán như thế nào?

Ngô Quyền (898 - 944), người Đường Lâm (Sơn Tây - Hà Nội), cha là Ngô Mân, làm châu mục Đường Lâm.

Năm 937, Dương Đình Nghệ bị một viên tướng của mình là Kiều Công Tiễn giết chết để đoạt chức. Được tin đó, Ngô Quyền liền kéo quân ra Bắc.

Kiều Công Tiễn vội cho người sang cầu cứu nhà Nam Hán. Vua Nam Hán nhân cớ đó, cho quân xâm lược nước ta lần thứ hai.

Năm 938, vua Nam Hán sai con là Lưu Hoằng Tháo chỉ huy một đạo quân thù sang xâm lược nước ta. Bản thân vua Nam Hán đóng quân ở Hải Môn (Bách Bạch - Quảng Tây - Trung Quốc), sẵn sàng tiếp ứng cho Hoằng Tháo.

Ngô Quyền đã nhanh chóng tiến quân vào thành Đại La (Tống Bình - Hà Nội), bắt giết Kiều Công Tiễn, khẩn trương chuẩn bị chống quân xâm lược.

Dự đoán quân Nam Hán sẽ vào nước ta theo đường sông Bạch Đằng, Ngô Quyền bàn với các tướng cách chống giặc.

Ông đã huy động quân và dân lên rừng đẵn hàng ngàn cây gỗ dài, đầu đẽo nhọn và bịt sắt, rồi đem đóng xuống lòng sông Bạch Đằng ở những nơi hiểm yếu, gần cửa biển, xây dựng thành một trận địa cọc ngầm, có quân mai phục hai bên bờ.

Về kế hoạch đánh giặc của Ngô Quyền chủ động, độc đáo ở chỗ:

- Chủ động: đón đánh quân xâm lược bằng cách bố trí lực lượng hùng mạnh và xây dựng trận địa bãi cọc ngầm trên sông Bạch Đằng,...

- Độc đáo:

+ Lợi dụng thuỷ triều, xây dựng trận địa bãi cọc ngầm với hàng nghìn cây cọc nhọn... chỉ sử dụng thuyền nhỏ, nhẹ để dễ luồn lách ờ bãi cọc.

+ Thuyền địch to, cồng kềnh rất khó khăn khi tìm cách thoát khỏi bãi cọc lúc nước triều xuống...

5 tháng 3 2020

Ngô Quyền đã chuẩn bị đánh quân xâm lược Nam Hán như thế nào?

Ngô Quyền (898 - 944), người Đường Lâm (Sơn Tây - Hà Nội), cha là Ngô Mân, làm châu mục Đường Lâm.

Năm 937, Dương Đình Nghệ bị một viên tướng của mình là Kiều Công Tiễn giết chết để đoạt chức. Được tin đó, Ngô Quyền liền kéo quân ra Bắc.

Kiều Công Tiễn vội cho người sang cầu cứu nhà Nam Hán. Vua Nam Hán nhân cớ đó, cho quân xâm lược nước ta lần thứ hai.

Năm 938, vua Nam Hán sai con là Lưu Hoằng Tháo chỉ huy một đạo quân thù sang xâm lược nước ta. Bản thân vua Nam Hán đóng quân ở Hải Môn (Bách Bạch - Quảng Tây - Trung Quốc), sẵn sàng tiếp ứng cho Hoằng Tháo.

Ngô Quyền đã nhanh chóng tiến quân vào thành Đại La (Tống Bình - Hà Nội), bắt giết Kiều Công Tiễn, khẩn trương chuẩn bị chống quân xâm lược.

Dự đoán quân Nam Hán sẽ vào nước ta theo đường sông Bạch Đằng, Ngô Quyền bàn với các tướng cách chống giặc.

Ông đã huy động quân và dân lên rừng đẵn hàng ngàn cây gỗ dài, đầu đẽo nhọn và bịt sắt, rồi đem đóng xuống lòng sông Bạch Đằng ở những nơi hiểm yếu, gần cửa biển, xây dựng thành một trận địa cọc ngầm, có quân mai phục hai bên bờ.

Về kế hoạch đánh giặc của Ngô Quyền chủ động, độc đáo ở chỗ:

- Chủ động: đón đánh quân xâm lược bằng cách bố trí lực lượng hùng mạnh và xây dựng trận địa bãi cọc ngầm trên sông Bạch Đằng,...

- Độc đáo:

+ Lợi dụng thuỷ triều, xây dựng trận địa bãi cọc ngầm với hàng nghìn cây cọc nhọn... chỉ sử dụng thuyền nhỏ, nhẹ để dễ luồn lách ờ bãi cọc.

+ Thuyền địch to, cồng kềnh rất khó khăn khi tìm cách thoát khỏi bãi cọc lúc nước triều xuống...

=>Cho thấy Ngô Quyền là một người giỏi,tài năng.

4 tháng 3 2020

* Về kinh tế:

- Nông nghiệp:

+ Công cụ bằng sắt ngày càng được sử dụng phổ biến trong sản xuất nông nghiệp cũng như đời sống.

+ Công cuộc khai hoang, mở rộng diện tích trồng trọt được đẩy mạnh.

+ Các công trình thủy lợi được xây dựng.

⟹ Năng suất cây trồng tăng hơn trước.

- Thủ công nghiệp, thương mại:

+ Kĩ thuật rèn sắt phát triển.

+ Việc khai thác vàng, bạc, châu ngọc trong nhân dân được đẩy mạnh, đồ trang sức được gia công tinh tế.

+ Xuất hiện một số nghề thủ công mới: làm giấy, làm thủy tinh,…

+ Nhiều tuyến đường giao thông được hình thành phục vụ mục đích giao lưu, buôn bán.

* Về văn hóa, xã hội:

- Nhân dân ta biết tiếp nhận và “Việt hoá” những yếu tố tích cực của nền văn hoá Trung Hoa như ngôn ngữ, văn tự.

- Mâu thuẫn bao trùm trong xã hội là mâu thuẫn giữa nhân dân ta với chính quyền đô hộ phương Bắc.

* Nguyên nhân của sự chuyển biến: là do các chính sách cai trị, bóc lột của chính quyền đô hộ đối với nhân dân ta.

4 tháng 3 2020

*Những chuyển biến về kinh tế và văn hóa ở nước ta trong thời kì Bắc thuộc:

1:Tình hình kinh tế ở nước ta có gì thay đổi ?

Tình hình kinh tế nước ta từ thế kỉ I đến thế kỉ VI có sự thay đổi tích cực, phát triển.

- Đồ sắt được sử dụng rộng rãi (công cụ, dụng cụ, vũ khí)

Nhà Hán thực hiện nắm độc quyền về sắt và đặt các chức quan để kiểm soát gắt gao việc khai thác, chế tạo và mua bán đồ sắt. Tuy nhiên, nghề sắt ở Giao Châu vẫn phát triển bằng chứng là: các nhà khảo cổ tìm được nhiều đồ sắt trong các di chỉ, mộ cổ thuộc thế kỉ I – VI (vũ khí, rìu, mai, cuốc,…)

- Nông nghiệp:

+ Sử dụng sức lao động của trâu, bò phổ biến.

+ Phong Khê: có đê phòng lụt, có nhiều kênh ngòi.

+ Hai vụ lúa: vụ chiêm, vụ mùa.

+ Cây trồng và vật nuôi phong phú.

Sách “Nam phương thảo mộc trạng” nói đến một kĩ thuật trồng cam rất đặc biệt của người châu Giao: để chống sâu bọ châm đục thân cây cam, người ta nuôi loại kiến vàng, cho làm tổ ngay trên cành cam,…; đó là kĩ thuật “dùng côn trùng diệt côn trùng”.

- Thủ công nghiệp:

+ Chính quyền phương Bắc giữ độc quyền đồ sắt.

+ Nghề rèn sắt phát triển, nghề làm gốm mở mang.

+ Nghề dệt vải (tơ tre, tơ chuối). Vải tơ chuối là đặc sản của miền đất Âu Lạc cũ, các nhà sử học gọi là vải Giao Chỉ.

- Thương nghiệp: hàng hóa trao đổi buôn bán.

+ Hình thành các làng.

+ Trao đổi với thương nhân Giava, Trung Quốc, Ấn Độ.

+ Chính quyền đô hộ giữ độc quyền về ngoại thương.

2. Những biến chuyển về xã hội và văn hoá nước ta ở các thế kỉ I - VI

THỜI VĂN LANG – ÂU LẠC

THỜI KÌ BỊ ĐÔ HỘ

Vua

Quan lại đô hộ

Quý tộc

Hào trưởng Việt- Địa chủ Hán

Nông dân công xã

Nông dân công xã - Nông dân lệ thuộc

Nô tì

Nô tì

Chính quyền đô hộ mở một số trường học dạy chữ Hán tại các quận. Cùng với việc dạy học, Nho giáo, Đạo giáo, Phật giáo và những luật lệ, phong tục của người Hán cũng được du nhập vào nước ta.

Nhân dân ta ở trong các làng xã vẫn sử dụng tiếng nói của tổ tiên và sinh hoạt theo nếp sống riêng với những phong tục cổ truyền như xăm mình, nhuộm răng, ăn trầu, làm bánh giầy, bánh chưng...

Trải qua nhiều thế kỉ tiếp xúc và giao dịch, nhân dân ta đã học được chữ Hán nhưng vận dụng theo cách đọc của mình

4 tháng 3 2020

Khởi nghĩa Hai Bà Trưng:

a﴿ Nguyên nhân; ‐ Do chính sách thống trị tàn bạo của triều đại phong kiến phương Bắc. ‐ Chồng bà Trưng Trắc là Thi Sách bị Tô Định giết chết.

b﴿ Diễn biến; ‐ Mùa xuân năm 40 ﴾ tháng 3 dương lịch ﴿. Hai Bà Trưng dựng cờ khởi nghĩa ở Hát Môn ﴾ Hà Nội ﴿, nghĩa quân nhanh chóng làm chủ Mê Linh rồi tìm hiểu Cổ Loa, Luy Lâu. ‐ Tô Định hốt hoảng bỏ thành lẻn trốn về Nam Hả, quân Hán ở các quận khác bị đánh tan.

c﴿ Kết quả: ‐ Cuộc khởi nghĩa dành thắng lợi.

Lực lượng tham gia khởi nghĩa đông đảo, trong đó có phụ nữ đóng vai trò quan trọng. có chủ tướng chỉ huy là phụy nữ

Ý nghĩa lịch sử:

- Nền độc lập dân tộc được khôi phục.

- Thể hiện tinh thần yêu nước, ý chí quyết chiến, quyết thắng của dân dân tộc. khẳng định ý thức độc lập của dân tộc.

- Khẳng định vai trò lớn lao của người phụ nữ Việt Nam.

5 tháng 3 2020

* Nguyên nhân :

- Sự áp bức bọc lột tàn bạo của nhân dân

- Thi Sách bị giết hại

* Diễn biến

- Mùa xuân năm 40, Hai Bà Trưng phất cờ khởi nghĩa ở Hát Môn ( Hà Tây )

- Cuộc khởi nghĩa được các tướng lĩnh và nhân dân ủng hộ chỉ trong thời gian ngắn nghĩa quân đã làm chủ Mê Linh, tiến đánh Cổ Loa rồi Luy Lâu

* Kết quả

Thái thủ Tô Định bỏ trốn, quân Hán bị đánh tan, khởi nghĩa dành thắng lợi

* Ý nghĩa

Cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng tiêu biểu ý chí quật cường, ý chí dành độc lập của nhân dân ta.