K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

19 tháng 10 2017

Phiđen Caxtơrô (Fidel Castrô) - nhà hoạt động cách mạng của Cuba, Bí thư thứ nhất Đảng Cộng sản, Chủ tịch Hội đồng Nhà nước, Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng và Tổng tư lệnh lực lượng vũ trang Cuba.
Phiđen Caxtơrô sinh ngày 13-8-1927, tại tỉnh Ôrientê trong một gia đình chủ đồn điền. Năm 1945, ông học luật ở trường đại học La Habana và năm 1950, đỗ tiến sĩ luật học.

Năm 1952, Phiđen Caxtơrô đã cùng một số thanh niên Cuba yêu nước và cách mạng tập hợp nhau lại trong một tổ chức gọi là Phong trào cách mạng để chống lại chính quyền độc tài quân sự của Batixta. Ngày 26-7-1953, Phiđen Caxtơrô đã cùng các đồng chí trong Phong trào cách mạng tổ chức cuộc tấn công vào trại lính Mônđaca ở Xanchiagô (trại lính lớn thứ hai của quân đội Batixta). Cuộc khởi nghĩa bị thất bại. Phiđen Caxtơrô bị bắt và bị kết án 15 năm tù. Năm 1955, để xoa dịu phong trào cách mạng đang lên cao, chính quyền Batixta đã trả lại tự do cho ông và nhiều chiến sĩ cách mạng. Ông cùng một số đồng chí sang Mêhicô để chuẩn bị lực lượng. ở trong nước, tổ chức Phong trào cách mạng đổi tên là Phong trào 26 tháng Bảy cũng tổ chức lại đội ngũ, tập hợp lực lượng tiến hành hoạt động cách mạng ở trong nước.

Năm 1956, Phiđen Caxtơrô cùng 82 chiến sĩ cách mạng Cuba từ Mêhicô vượt biển trên tàu Granma trở về tổ quốc, xây dựng căn cứ du kích ở vùng Xiera Maextơra. Trải qua ba năm chiến đấu gian khổ, ngày 1-1-1959, phối hợp chặt chẽ với cuộc tổng bãi công chính trị của công nhân và cuộc đấu tranh của các tầng lớp nhân dân, nghĩa quân đã tiến vào thủ đô La Habana, lật đổ chế độ độc tài Batixta.

Sau khi cách mạng thắng lợi, dưới sự lãnh đạo của chính phủ cách mạng do Phiđen Caxtơrô đứng đầu, nhân dân Cuba đã tiến hành những cải cách dân chủ nhằm hoàn thành những nhiệm vụ cơ bản của cuộc cách mạng dân tộc dân chủ và tiến hành xây dựng chủ nghĩa xã hội. Đế quốc Mỹ đã phá hoại công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội của nhân dân Cuba trên mọi lĩnh vực chính trị, kinh tế, quân sự. Ngày 17-4-1961, quân lính đánh thuê của Mỹ đã đổ bộ lên bãi biển Hirôn. Quân dân Cuba dưới sự chỉ huy của Tổng tư lệnh Phiđen Caxtơrô đã tiêu diệt hoàn toàn bọn xâm lược.

Phiđen Caxtơrô đã đề xướng việc thống nhất các chính đảng và cách mạng (Phong trào 26 tháng Bảy, Đảng xã hội nhân dân và Phong trào 13 tháng Ba) thành Tổ chức cách mạng thống nhất (26-7-1961) và đến ngày 3-10-1965, đổi tên thành Đảng Cộng sản Cuba. Phiđen Caxtơrô được bầu làm Bí thư thứ nhất của Ban chấp hành trung ương Đảng Cộng sản Cuba.

Phiđen Caxtơrô là biểu tượng của chủ nghĩa anh hùng cách mạng, người kiên quyết đấu tranh chống mọi thế lực phản động, đứng đầu là đế quốc Mỹ, lãnh đạo nhân dân Cuba đi theo con đường xã hội chủ nghĩa.

14 tháng 11 2017

hỏi chị google nhéhaha

5 tháng 9 2019

Lịch sử xã hội loài người không đi theo con đường thẳng và phong trào cách mạng cũng không tránh khỏi sai lầm và thất bại hay những thời kỳ thoái trào. Khi chủ nghĩa xã hội còn là học thuyết, vào những năm 70 cùa thế kỹ XIX, sau thất bại của công xã Pari, cuộc khủng hoảng đầu tiên đã diễn ra, Quốc tế I tan rã (năm 1876). Nhưng từ trong khủng hoảng, sự phát triển của lý luận của thời kỳ này đã phá vỡ sự bế tắc trong phong trào công nhân, đưa đến sự thành lập Quốc tế II (năm 1889).

Đến cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, khi chủ nghĩa tư bản chuyển sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa, đặc biệt là từ sau khi Ph.Ăngghen qua đời, phong trào xã hội chủ nghĩa lại lâm vào khủng hoảng lần thứ hai, Quốc tế phân rã thành phái hữu, phái tả và phái hữu giữa. Sau khi Cách mạng Tháng Mười Nga thành công, dưới sự lãnh đạo của V.I.Lênin, Quốc tế III - Quốc tế Cộng sản được thành lập, chấm dứt sự khủng hoảng lần thứ hai.

Bất đầu từ cuối những năm 80 của thế kỷ XX. Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa Đông Âu đi vào thời kỳ khủng hoảng. Từ tháng 4-1989 trở đi, sự đổ vỡ diễn ra liên tiếp ở các nước Đông Âu. Chỉ trong vòng 2 năm, đến tháng 9-1991, chế độ xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và sáu nước Đông Âu đã bị sụp đổ hoàn toàn. Sự đổ vỡ cũng diễn ra ở Mông cổ và Anbani.

5 tháng 9 2019

Tham khảo:

Nguyên nhân sâu xa dẫn đến sự khủng hoảng và sụp đổ của mô hình chủ nghĩa xã hội Xôviết

Sau khi V.I.Lênin qua đời, ở Liên Xô, Chính sách kinh tế mới không được tiếp tục thực hiện mà chuyển sang kế hoạch hóa tập trung cao độ. Thời gian đầu, kế hoạch hóa tập trung đã phát huy tác dụng mạnh mẽ, song đã biến dạng thành kế hoạch hóa tập trung quan liêu, bao cấp. Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, Liên Xô vẫn tiếp tục duy trì mô hình này. Trong mô hình này đã tuyệt đối hóa cơ chế kế hoạch hóa tập trung cao, từ bỏ hay gần như từ bỏ một cách chủ quan duy ý chí nền kinh tế hàng hóa, cơ chế thị trường, thực hiện chế độ bao cấp tràn lan, triệt tiêu tính chủ động, sáng tạo của người lao động.

Do chậm đổi mới cơ chế kinh tế, hệ thống quản lý, nói chung là chậm đổi mới mô hình của chủ nghĩa xã hội, nên hậu quả là Liên Xô đang rút ngắn dần khoảng cách về trình độ phát triển kinh tế so với các nước tư bản phát triển "thì từ giữa những năm 70 của thế kỷ XX tình hình diễn ra theo chiều hướng ngược lại. Sự thua kém rõ rệt của Liên Xô thể hiện trong lĩnh vực công nghệ và năng suất lao động. Mà đây lại là yếu tố, như Lênin nói, xét đến cùng, quyết định thắng lợi hoàn toàn của chế độ mới.

Những sai lầm chủ quan nghiêm trọng kéo dài đã nói ở trên cản trở sự đổi mới đúng đắn là nguyên nhân sâu xa làm chế độ xã hội chủ nghĩa suy yếu, rơi vào khủng hoảng. Đó không phải là những sai lầm khuyết tật do bản chất của chế độ xã hội chủ nghĩa, mà do quan niệm giáo điều về chủ nghĩa xã hội. Cương lĩnh năm 1991 của Đảng ta chỉ rõ: "do duy trì quá lâu những khuyết tật của mô hình cũ của chủ nghĩa xã hội, chậm trễ trong cách mạng khoa học và công nghệ"nên gây ra tình trạng trì trệ kéo dài về kinh tế - xã hội rồi đi tới khủng hoảng.

19 tháng 10 2017

ASEAN 6 : 6 nước thành viên

ASEAN 10 : 10 nước thành viên

Cùng với đó ASEAN 10 có nhiều bước tiến đáng kể :

Lần đầu tiên trong lịch sử khu vực, mười nước Đông Nam Á đều cùng đứng trong một tổ chức thống nhất. Trên cơ sở đó, ASEAN đã chuyển trọng tâm hoạt động sang hợp tác kinh tế, đồng thời xây dựng một khu vực Đông Nam Á hoà bình, ổn định để cùng nhau phát triển phồn vinh.
Năm 1992, ASEAN quyết định biến Đông Nam Á thành một khu vực mậu dịch tự do (viết tắt theo tiếng Anh là AFTA) trong vòng 10-15 năm.
Năm 1994, ASEAN lập Diễn đàn khu vực

19 tháng 10 2017

cám ơn bạn nha

19 tháng 10 2017

- Khó khăn :

+ Xung đột , nội chiến do mâu thuẫn sắc tộc , tôn giáo .

+ Đói nghèo

+ Bùng nổ dân số

+ Kinh tế phát triển rất chậm .

+ Nợ nước ngoài

+ Dịch bệnh hoành hành .

- Những việc Châu Phi cần làm để giải quyết khó khăn :

+ Đoàn kết dân tộc, tránh xung đột chủng tộc, nội chiến vì tiêu hao nội lực, kéo lùi cuộc sống, bị các nước mạnh chi phối, chỉ đạo.
+ Phát triển giáo dục để nâng cao nhận thức mọi người về môi trường.
+ Phát triển y tế hạn chế sự phát triển của HIV/AIDS và tăng dân số.
+ Phát triển kinh tế trên cơ sở sử dụng hợp lý các tài nguyên của đất nước.
+ Liên kết với nhau để sử dụng tài nguyên có hiệu quả nhất giữa các nước trong khu vực.
+ Học tập kinh nghiệm phát triển đất nước của các quốc gia đang phát triển .

19 tháng 10 2017

- Ảnh hưởng của nhật Bản đối với quốc tế :

+Giải quyết hòa bình các cuộc xung đột khu vực.

+Giải trừ quân bị và không phổ biến vũ khí hạt nhân.

+ Duy trì phát triển kinh tế thế giới.

+ Hợp tác với các nước đang phát triển và các nước đang trong giai đoạn chuyển đổi kinh tế.

+ Giải quyết các vấn đề toàn cầu .

+ Quan trọng trong các tổ chức toàn cầu .

19 tháng 10 2017

Thanks nhiều :))