K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Câu 1. Lũng cú- điểm cực Bắc nước ta thuộc tỉnh A. Cao Bằng B. Hà Giang C. Lào Cai D. Tuyên Quang Câu 2. Từ Bắc vào Nam phần lãnh thổ nước ta kéo dài khoảng bao nhiêu vĩ độ A. 15 B. 18 C. 20 D. 25 Câu 3. Việt Nam thuộc khu vực nào của Châu Á A. Tây Nam Á B. Nam Á C. Đông Nam Á D. Đông Á Câu 4. Diện tích phần đất liền và hải đảo của Việt Nam là A. 329247 km2 B. 331212 km2 C. 329427 km2 D 239247 km2 Câu 4. Đường bờ...
Đọc tiếp

Câu 1. Lũng cú- điểm cực Bắc nước ta thuộc tỉnh

A. Cao Bằng B. Hà Giang C. Lào Cai D. Tuyên Quang

Câu 2. Từ Bắc vào Nam phần lãnh thổ nước ta kéo dài khoảng bao nhiêu vĩ độ

A. 15 B. 18 C. 20 D. 25

Câu 3. Việt Nam thuộc khu vực nào của Châu Á

A. Tây Nam Á B. Nam Á C. Đông Nam Á D. Đông Á

Câu 4. Diện tích phần đất liền và hải đảo của Việt Nam là

A. 329247 km2 B. 331212 km2 C. 329427 km2 D 239247 km2

Câu 4. Đường bờ biển Việt Nam dài

A. 4450 km B. 2360 km C. 3260 km D. 1650 km

Câu 5. Lãnh thổ Việt Nam nằm trong múi giờ thứ mấy theo giờ GMT

A. 6 B. 7 C. 8 D. 9

Câu 6. Dựa vào tập bản đồ Địa lý 8 và kiến thức đã học:

a. Xác định vị trí của Việt Nam (tiếp giáp Bắc, Nam, Đông, Tây)

b. Kể tên các tỉnh vừa giáp biển và giáp biên giới: Việt – Lào, Việt – Trung, Việt – Campuchia

c. Kể tên các hệ thống sông lớn của nước ta. Các sông chảy chảy trong nước ta chủ yếu theo những hướng nào?

d. Các thành phố Hà Nội, Cần Thơ, Biên Hòa nằm trên bờ những con sông nào?

e. Hãy kể tên các dãy núi theo hướng TB-ĐN, hướng vòng cung, các cao nguyên từ Bắc vào Nam ?

2
11 tháng 3 2020

Câu 1: B. Hà Giang

Câu 2: A. 15

Câu 3: C. Đông Nam Á

Câu 4: C. 3260km

Câu 5: B.7

11 tháng 3 2020

Câu 6:a)

Điểm cực

Địa danh hành chính

Vĩ độ

Kinh độ

Bắc

Xã Lũng Cú, huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang

23o23B

105o20Đ

Nam

Xã Đất Mũi, huyện Ngọc Hiểu, tỉnh Cà Mau

8o34B

104o40Đ

Tây

Xã Sín Thầu, huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên

22o22B

102o9Đ

Đông

Xã Vạn Thạch, huyện Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hòa

12o40B

109o24Đ

3 tháng 3 2020

a) Vùng núi Đông Bắc

-Nằm ở tả ngạn sông Hồng.

-Có 4 cánh cung lớn, chụm lại ở Tam Đảo, mở ra về phía bắc và phía đông: Sông Gâm, Ngân Sơn, Bắc Sơn, Đông Triều.

-Địa hình núi thấp chiếm phần lớn diện tích.

-Những đỉnh núi cao trên 2.000m nằm trên vùng Thượng nguồn sông Chảy. Giáp biên giới Việt-Trung là các khối núi đá vôi đồ sộ ở Hà Giang, Cao Bằng, còn ở trung tâm là vùng đồi núi thấp có độ cao trung bình 500-600m.

-Theo hướng các dãy núi là hướng vòng cung của các thung lũng sông Cầu, sông Thương, sông Lục Nam…

b)Vùng núi Tây Bắc

-Nằm giữa sông Hồng và sông Cả.

-Địa hình cao nhất nước ta với 3 dải cùng hướng tây bắc-đông nam.

+Phía đông là dãy núi cao đồ sộ Hoàng Liên Sơn giới hạn từ biên giới Việt-Trung tời khuỷu sông Đà, có đỉnh Phanxipăng (3.143m).

+Phía tây là địa hình núi trung bình của các dãy núi chạy dọc biên giới Việt-Lào từ Khoan La San đến sông Cả.

+Ở giữa thấp hơn là các dãy núi, các sơn nguyên và cao nguyên đá vôi từ Phong Thổ đến Mộc Châu.

-Xen giữa các dãy núi là các thung lũng sông cùng hướng sông Đà, sông Mã, sông Chu.

3 tháng 3 2020

TL
1 tháng 3 2020

- Những bằng chứng về lịch sử tự nhiên và lịch sử xã hội khu vực Đông Nam Á cho thấy Việt Nam là một trong những quốc gia thể hiện đầy đủ đặc điểm thiên nhiên, văn hóa, lịch sử của khu vực Đóng Nam Á.
- Dẫn chứng:
+ Tự nhiên: nước ta cũng như các nước Đông Nam Á khác có địa hình khá đa dạng (núi, cao nguyên, đồng bằng...); khí hậu mang tính chất nhiệt đới gió mùa ẩm; cảnh quan đặc trưng rừng nhiệt đới ẩm.
+ Lịch sử: nước ta cũng như các nước Đông Nam Á khác cho đến trước Chiến tranh thế giới thứ hai bị thực dân xâm chiếm. Trong Chiến tranh thế giới thứ hai, hầu hết các nước Đông Nam Á bị phát xít Nhật xâm chiếm. Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, các nước đã lần lượt giành độc lập.
+ Văn hóa: người dân Việt Nam cũng như người dân các nước Đông Nam Á đều trồng lúa nước, dùng trâu bò làm sức kéo, dùng gạo làm nguồn lương thực chính...

1 tháng 3 2020

+ Tự nhiên: nước ta cũng như các nước Đông Nam Á khác có địa hình khá đa dạng (núi, cao nguyên, đồng bằng...); khí hậu mang tính chất nhiệt đới gió mùa ẩm; cảnh quan đặc trưng rừng nhiệt đới ẩm.

+ Lịch sử: nước ta cũng như các nước Đông Nam Á khác cho đến trước Chiến tranh thế giới thứ hai bị thực dân xâm chiếm. Trong Chiến tranh thế giới thứ hai, hầu hết các nước Đông Nam Á bị phát xít Nhật xâm chiếm. Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, các nước đã lần lượt giành độc lập.

+ Văn hóa: người dân Việt Nam cũng như người dân các nước Đông Nam Á đều trồng lúa nước, dùng trâu bò làm sức kéo, dùng gạo làm nguồn lương thực chính....

TL
29 tháng 2 2020

Nước ta có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa.Nóng ẩm, muưa nhiều theo mùa và diễn biến phức tạp, thể hiện qua các yếu tố sau:

-Nhận nguồn nhiệt năng lớn, bình quân trên 1 triệu kilô calo/1m^2.Số giờ nắng từ 1400-3000 giờ/năm. Nhiệt độ trung bình năm >21oC.

-Hai mùa rõ rệt, phù hợp với 2 mùa gió: mùa đông lạnh khô với gió mùa Đông bắc, mùa hạ nóng ẩm với gió mùa Tây Nam.

-Lượng mưa trong năm lớn 1500-2000 mm/năm.

-Độ ẩm cao trên 80%

29 tháng 2 2020

Những nhân tố chủ yếu làm cho thời tiết, khí hậu nước ta đa dạng và thất thường:

- Vị trí địa lí và lãnh thổ: làm cho khí hậu nước ta phân hóa Bắc - Nam rõ rệt, khí hậu thất thường, thường xuyên đón bão nhiệt đới, các thiên tai khác (lũ lụt, sương giá...).

- Địa hình và hoàn lưu gió mùa:

+ Địa hình tạo nên sự phân hóa khí hậu theo độ cao.

+ Địa hình kết hợp với hướng gió làm cho khí hậu nước ta phân hóa Đông Tây (Đông Bắc, Tây Bắc ranh giới là dãy Hoàng Liên Sơn; phân hóa Bắc Nam ranh giới dãy Bạch Mã; mùa mưa-khô đối lập nhau giữa khu vực Nam Bộ, Tây Nguyên và ven biển Trung Bộ....)

29 tháng 2 2020

Vị trí địa lí của Cam-pu-chia: Thuộc khu vực Đông Nam Á

Tiếp giáp với:

- Phía bắc và tây bắc giáp Thái Lan

- Phía đông bắc giáp Lào

- Phía đông và đông nam giáp Việt Nam

- Phía tây nam giáp Vịnh Thái Lan

Vị trí địa lí của Lào: Thuộc khu vực Đông Nam Á

- Tiếp giáp với:

- Phía đông giáp Việt Nam

- Phía bắc giáp Trung Quốc và Mi-an-ma

- Phía tây giáp Thái Lan

- Phía nam giáp Cam-pu-chia.

-Địa hình Lào chủ yếu là núi và cao nguyên với dãy Trường Sơn ở phía đông bắc và phía đông, dãy Luangprabang ở phía tây bắc. Các dãy núi khác có đặc trưng chủ yếu là địa hình dốc. Địa hình đồi núi trải dài khắp miền bắc đất nước trừ đồng bằng Viêng Chăn, cánh đồng Chum, cao nguyên Xiengkhuang. Phía tây nam ở các tỉnh Savannakhet, Champasack có diện tích đồng bằng lớn.

-Địa hình Campuchia là Nằm hoàn toàn trong vùng nhiệt đới; điểm cực nam của Campuchia chỉ nằm khoảng trên 10° vĩ Bắc. Lãnh thổ Campuchia có hình vuông, phía bắc giáp Thái Lan và Lào, phía đông và đông nam giáp Việt Nam, còn phía tây nam và tây là vịnh Thái Lan và Thái Lan. Chủ yếu là đồng bằng

TL
29 tháng 2 2020

*Tìm hiểu Lào:

-Địa hình: Chủ yếu là núi và cao nguyên chiếm 90% diện tích. Các dãy núi tập trung ở phía bắc, cao nguyên trải dài từ bắc xuống nam.
-Khí hậu: Nhiệt đới gió mùa:
.Mùa mưa chịu ảnh hưởng của gió tây nam từ biển thổi vào gây mưa nhiều.
.Mùa khô chịu ảnh hưởng của gió mùa đông bắc từ lục địa thổi đến mang theo không khí khô, lạnh.
-Sông, hồ lớn: Sông Mê Công và hồ Nậm Ngừm.
=> Nhận xét:
. Khí hậu nhiệt đới ấm áp quanh năm, sông Mê Công giàu nguồn nước, nguồn thủy điện, đồng bằng có đất phù sa màu mỡ, diện tích rừng còn nhiều.
. Tuy nhiên, do không có đường biên giới biển, đất canh tác ít, mùa khô gây khó khăn cho sản xuất

* Tìm hiểu Cam-pu-chia:
- Địa hình chủ yếu là đồng bằng (chiếm 75% diện tích), chỉ có một số dãy núi, cao nguyên ở vùng biên giới như dãy Đăng Rếch ở phía bắc, dãy Các-đa-môn ở phía tây, tây nam; cao nguyên Chư-lông, Bô-keo ở phía đông, đông bắc.
- Khí hậu nhiệt đới gió mùa nóng quanh năm, mùa mưa do gió tây nam thổi từ vịnh Ben-gan qua vịnh Thái Lan đem hơi nước đến. Mùa khô có gió đông bắc thổi từ lục địa mang không khí khô hanh đến, do vị trí ở gần Xích đạo nên Cam-pu-chia không có mùa đông lạnh như miền Bắc Việt Nam mà chỉ có 2 mùa khô, mưa (tương tự như miền Nam Việt Nam, mùa mưa từ tháng 4 đến tháng 10, mùa khô từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau).
- Sông Mê Công, Tông-lê Sáp và Biển Hồ nằm giữa đất nước, giàu nguồn nước. Đồng bằng có đất phù sa màu mỡ, diện tích rừng còn nhiều (thông tin từ hình 16.1 - SGK trang 56).
- Nhận xét điều kiện tự nhiên đối với sự phát triển kinh tế Cam-pu-chia:
+ Thuận lợi: đồng bằng chiếm phần lớn diện tích, khí hậu nóng quanh năm năm có điều kiện phát triển ngành trồng trọt. Có Biển Hồ, sông Mê Công, Tông-lê Sap cung cấp nước vừa cung cấp cá.
+ Khó khăn: mùa khô gây thiếu nước, mùa mưa có thể bị lũ lụt.

29 tháng 2 2020

1)

a,Gấp hơn hai lần