K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

19 tháng 3

-Vàng mã có mức thuế cao nhất do nhà nước muốn hạn chế việc đốt vàng mã, một hành động được cho là lãng phí và gây ô nhiễm môi trường

-Bài lá: mức thuế cao hơn so với các mặt hàng thiết yếu khác như thực phẩm, y tế,... nhằm hạn chế việc sử dụng bài lá, góp phần hạn chế các tệ nạn xã hội

-Xăng E10 có mức thuế thấp hơn các loại xăng A95(10%) và A92(8%) nhằm khuyến khích người tiêu dùng sử dụng xăng E10, một loại xăng sinh học góp phần bảo vệ môi trường

-Xe ô tô điện mức thuế được xem là ưu đãi nhằm khuyến khích sử dụng, góp phần giảm khí thải CO2, bảo vệ môi trường

-Xe ô tô xăng mức thuế cao nhằm hạn chế việc sử dụng loại xe này, góp phần giảm thiểu ô nhiễm môi trường 

19 tháng 3

Thuế cao để giảm thiểu sử dụng, hạn chế các tác động tiêu cực

Thuế thấp vì đó là mặt hàng cần được khuyến khích sử dụng bởi có những tác động tích cực.

+ Suy nghĩ và nhận xét:
--> Đây là vấn đề nhức nhối, gây bất an cho xã hội và ảnh hưởng đến tương lai của thế hệ trẻ.
--> Cần có sự chung tay của gia đình, nhà trường và xã hội để giáo dục, định hướng và quản lý thanh thiếu niên hiệu quả hơn.
--> Cần quan tâm hơn đến sức khỏe tâm thần và kỹ năng sống của thanh thiếu niên.
--> Tăng cường tuyên truyền giáo dục về pháp luật và đạo đức cho thanh thiếu niên.
+ Bài học rút ra cho bản thân và bạn bè:
--> Nâng cao ý thức học tập, rèn luyện đạo đức và pháp luật.
--> Tránh xa các tệ nạn xã hội và những hành vi vi phạm pháp luật.
--> Trau dồi kỹ năng sống, biết cách giải quyết mâu thuẫn và kiểm soát cảm xúc.
--> Luôn có ý thức tự bảo vệ bản thân và giúp đỡ người khác.
--> Tham gia các hoạt động xã hội lành mạnh, rèn luyện sức khỏe thể chất và tinh thần.

TT
tran trong
Giáo viên
18 tháng 3

Bổ sung thêm câu trả lời của bạn Vũ Đào Duy Hùng ở dưới:

Suy nghĩ nhận xét:

Nguyên nhân do mặt trái của xã hội, của sự hội nhập và cơ chế thị trường, do thiếu sự quan tâm giáo dục của gia đình. Tuổi trẻ hiện nay các bạn đứng trước nhiều cám dỗ từ các tệ nạn xã hội như ma tuý, cờ bạc, bên cạnh đó bị ảnh hưởng bởi phim ảnh bạo lực... Điều đó ảnh hưởng đến tâm lý của các em vì đang trong độ tuổi thanh thiếu niên nên dễ hoang mang, dao động.

Giải thích theo yêu cầu của các tình huống sau:1) Trong giấy phép kinh doanh của bà H có 8 loại hàng, nhưng Ban quản lí thị trường thấy trong cửa hàng của bà có tới 12 loại hàng.-Theo em, bà H có vi phạm quy định của Pháp luật không? Nếu có thì vi phạm gì?2) N mới 16 tuổi nhưng mẹ N đã ép gả N cho một người nhà giàu ở xã bên. N không đồng ý thì bị mẹ đánh và cứ tổ chức đám cưới, bắt N về nhà chồng.-Việc làm...
Đọc tiếp

Giải thích theo yêu cầu của các tình huống sau:

1) Trong giấy phép kinh doanh của bà H có 8 loại hàng, nhưng Ban quản lí thị trường thấy trong cửa hàng của bà có tới 12 loại hàng.

-Theo em, bà H có vi phạm quy định của Pháp luật không? Nếu có thì vi phạm gì?

2) N mới 16 tuổi nhưng mẹ N đã ép gả N cho một người nhà giàu ở xã bên. N không đồng ý thì bị mẹ đánh và cứ tổ chức đám cưới, bắt N về nhà chồng.

-Việc làm của mẹ N đúng hay sai? Vì sao?

-Cuộc hôn nhân này có được Pháp luật thừa nhận không? Vì sao? 

-N làm gì để thoát khỏi cuộc hôn nhân này?

3) Anh Nam và chị Mai là con bác, con chú ruột nhưng học yêu nhau. Gia đình, họ hàng 2 bên khuyên can, ngăn cản, nhưng họ vẫn kiên quyết lấy nhau vì họ cho rằng họ có quyền tự do lựa chọn, không ai có quyền ngăn cản.

-Theo em, lí do "tự do lựa chọn" của họ đúng không? Vì sao?

-Nếu họ cứ cố lấy nhau thì cuộc hôn nhân này có hợp pháp không? Vì sao?  

 

2
TT
tran trong
Giáo viên
18 tháng 3

1. Bà H vi phạm quyền và nghĩa vụ kinh doanh. Bà H chỉ được kinh doanh đúng mặt hàng ghi trong giấy phép kinh doanh. Vi phạm của bà H là đã kinh doanh quá 4 mặt hàng so với giấy phép.

2. 

- Việc làm của mẹ N là sai vì vi phạm các nguyên tắc cơ bản của hôn nhân. Vi phạm độ tuổi kết hôn, vi phạm nguyên tắc tự nguyện, vi phạm bạo lực gia đình.

- Cuộc hôn nhân không được pháp luật thừa nhận vì độ tuổi kết hôn theo PL là nữ đủ 18 tuổi, kết hôn phải tự nguyện.

- N cần thông báo đến cơ quan công an hoặc cơ quan chính quyền gần nhất để ngăn cản hành vi của mẹ.

3.

- Quyền tự do lựa chọn của 2 anh chị là không đúng. Vì công dân được tự do trong khuôn khổ của pháp luật. Hành vi của hai anh chị vi phạm luật cơ bản của hôn nhân là không được kết hôn cận huyết.

- Nếu họ cố lấy nhau thì cuộc hôn nhân không được chấp nhận vì vi phạm các trường hợp cấm kết hôn trong luật hôn nhân đó là kết hôn cận huyết.

18 tháng 3

1

Trong trường hợp này, bà H đã vi phạm quy định của Pháp luật về kinh doanh. Khi giấy phép kinh doanh chỉ cho phép bà H kinh doanh 8 loại hàng nhưng thực tế bà H bán tới 12 loại hàng, điều này vi phạm quy định về phạm vi hoạt động kinh doanh được cấp phép. Việc này có thể bị xem là vi phạm pháp luật và bị xử lý theo quy định của pháp luật về vi phạm hành chính hoặc hành vi kinh doanh không đúng quy định.

2

Việc mẹ ép gả N vào một cuộc hôn nhân mà N không đồng ý và bị đánh nếu phản đối là vi phạm quy định của Pháp luật về quyền tự do cá nhân và quyền lựa chọn hôn nhân. Trong trường hợp này, việc mẹ ép buộc N vào hôn nhân không đồng ý của N là không đúng và vi phạm pháp luật. Cuộc hôn nhân này không được Pháp luật thừa nhận vì N mới 16 tuổi, chưa đủ tuổi để tự quyết định về việc kết hôn theo quy định của pháp luật. Hôn nhân cần sự đồng ý tự nguyện của cả hai bên và tuân thủ quy định về tuổi kết hôn được quy định trong pháp luật. Trong trường hợp này, N có thể yêu cầu sự can thiệp của cơ quan chức năng để bảo vệ quyền lợi và lựa chọn cá nhân của mình. N cũng có thể tìm sự hỗ trợ từ các tổ chức xã hội hoặc luật sư để bảo vệ quyền lợi và lựa chọn của mình.

3

Lí do "tự do lựa chọn" của Anh Nam và chị Mai trong việc quyết định lấy nhau là một quyền cơ bản của mỗi cá nhân. Mỗi người đều có quyền tự do lựa chọn đối tác đời của mình mà không bị ngăn cản hay can thiệp từ bên ngoài. Trong trường hợp này, dù gia đình và họ hàng có ý kiến khuyên can, nhưng Anh Nam và chị Mai vẫn quyết định lấy nhau vì họ tin rằng quyền tự do lựa chọn của họ không thể bị xâm phạm.

 

Về cuộc hôn nhân của họ, nếu họ cứ cố lấy nhau thì điều này có thể không hợp pháp theo quy định pháp luật về tương lai và gia đình. Tuy nhiên, nếu họ đã đạt được tuổi lập hôn nhân và đã được chấp nhận của gia đình, họ có thể tiếp tục lấy nhau và xây dựng một gia đình mới. Họ cần nhận biết rằng việc đối diện với gia đình và họ hàng có thể khó khăn, nhưng họ có thể tìm kiếm tư vấn từ chuyên gia và tổ chức hỗ trợ để đảm bảo họ có thể đưa ra quyết định phù hợp và an toàn nhất.

18 tháng 3
Không, quyền tự do kinh doanh của công dân được bảo đảm trong pháp luật và sự quản lý của nhà nước nhằm đảm bảo trật tự kinh doanh, bảo vệ lợi ích của cộng đồng và đảm bảo công bằng trong cạnh tranh kinh doanh. Việc tuân thủ quy định của pháp luật và sự quản lý của nhà nước không mâu thuẫn với quyền tự do kinh doanh mà ngược lại, giúp tạo ra môi trường kinh doanh lành mạnh và bền vững. 
TT
tran trong
Giáo viên
18 tháng 3

công dân có quyền tự do kinh doanh nhưng phải tuân theo quy định của pháp luật và sự quản lý của nhà nước điều đó không có mâu thuẫn với nhau. Bởi vì, quy định của pháp luật tạo hành lang pháp lí để công dân kinh doanh lành mạnh, hiệu quả, tôn trọng, hợp tác thân thiện với nhau. Pháp luật góp phần ngăn cạnh những hình thức kinh doanh có hại cho xã hội và người khác, các hành vi cạnh tranh không lành mạnh. Không có pháp luật nền kinh tế sẽ hỗn loạn, hạn chế quyền tự do của mỗi người.

TT
tran trong
Giáo viên
18 tháng 3

Theo khoản 1 Điều 3 Bộ luật Lao động 2019 thì người lao động là người làm việc cho người sử dụng lao động theo thỏa thuận, được trả lương và chịu sự quản lý, điều hành, giám sát của người sử dụng lao động.

Độ tuổi lao động tối thiểu của người lao động là đủ 15 tuổi, trừ trường hợp quy định tại Mục 1 Chương XI Bộ luật Lao động 2019. 

Như vậy, Bộ luật Lao động 2019 chỉ quy định độ tuổi lao động tối thiểu của người lao động là đủ 15 tuổi. Hà 16 tuổi đã đủ tuổi của người lao động.

Tuy nhiên, doanh nghiệp khi thuê Hà là người lao động phải đảm bảo  không được xếp Hà làm những công việc như sau:

- Mang, vác, nâng các vật nặng vượt quá thể trạng của người chưa thành niên;

- Sản xuất, kinh doanh cồn, rượu, bia, thuốc lá, chất tác động đến tinh thần hoặc chất gây nghiện khác;

- Sản xuất, sử dụng hoặc vận chuyển hóa chất, khí gas, chất nổ;

- Bảo trì, bảo dưỡng thiết bị, máy móc;

- Phá dỡ các công trình xây dựng;

- Nấu, thổi, đúc, cán, dập, hàn kim loại;

- Lặn biển, đánh bắt thủy, hải sản xa bờ;

- Công việc khác gây tổn hại đến sự phát triển thể lực, trí lực, nhân cách của người chưa thành niên.

Người sử dụng lao động không được sử dụng người lao động từ đủ 15 tuổi đến dưới 18 tuổi làm việc ở các địa điểm như sau:

- Dưới nước, dưới lòng đất, trong hang động, trong đường hầm;

 

- Công trường xây dựng;

- Cơ sở giết mổ gia súc;

- Sòng bạc, quán bar, vũ trường, phòng hát karaoke, khách sạn, nhà nghỉ, cơ sở tắm hơi, cơ sở xoa bóp; điểm kinh doanh xổ số, dịch vụ trò chơi điện tử;

- Nơi làm việc khác gây tổn hại đến sự phát triển thể lực, trí lực, nhân cách của người chưa thành niên.

TT
tran trong
Giáo viên
17 tháng 3

Đảng Cộng sản Việt Nam là đội tiên phong của giai cấp công nhân, đồng thời là đội tiên phong của nhân dân lao động và của dân tộc Việt Nam; đại biểu trung thành lợi ích của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của dân tộc.

Đảng Cộng sản Việt Nam là sản phẩm của sự kết hợp giữa ba yếu tố: chủ nghĩa Mác Lênin, phong trào công nhân, phong trào yêu nước Việt Nam. 

Đảng lấy chủ nghĩa Mác - Lê nin làm nền tảng tư tưởng; Đảng lấy dân chủ tập trung làm nguyên tắc tổ chức; Đảng lấy phê bình và tự phê bình làm quy luật phát triển. Đảng cộng sản Việt Nam - chính đảng của giai cấp công nhân Việt Nam ra đời mang bản chất giai cấp công nhân, là lãnh tụ chính trị, đội tiên phong của giai cấp công nhân Việt Nam. Do đó, lợi ích của Đảng trước hết đại biểu cho lợi ích của giai cấp công nhân và lợi ích của các tầng lớp nhân dân lao động, lợi ích của toàn dân tộc. Có thể nói, sứ mệnh lịch sử của ĐCS Việt Nam là do thời đại, giai cấp và dân tộc quyết định

17 tháng 3

Quyền tự do kinh doanh là quyền quyết định các công việc trong hoạt động kinh doanh và được Nhà nước bảo đảm thực hiện bằng các phương thức, biện pháp theo pháp luật quy định.

TT
tran trong
Giáo viên
17 tháng 3

- Chủ thể kinh doanh được tự do thực hiện các hoạt động kinh doanh nhưng không được kinh doanh những ngành nghề pháp luật cấm.

- Tự do kinh doanh phải được thực hiện trong khuôn khổ của pháp luật, tức là khi thực hiện các quyền cụ thể trong nội dung của quyền tự do kinh doanh, các chủ thể buộc phải tuân thủ các điều kiện pháp luật quy định hoặc phải thực hiện một số nghĩa vụ tương ứng.

- Nội dung của nguyên tắc tự do kinh doanh gồm:

+ Tự do thành lập doanh nghiệp;

+ Tự do lựa chọn ngành hoạt động và quy mô kinh doanh;

+ Tự do lựa chọn khách hàng, trực tiếp giao dịch với khách hàng;

+ Tự do lựa chọn lao động theo nhu cầu kinh doanh;

+ Tự do lựa chọn hình thức, cách thức giải quyết tranh chấp và các quyền tự do khác theo quy định của pháp luật.

Câu 1: Do hoàn cảnh gia đình khó khăn nên sau mỗi buổi học C đã cùng với anh trai lén lút phá rừng lấy gỗ để bán lấy tiền giúp đỡ gia đình. H là bạn của C đã quay clip cảnh vận chuyển gỗ lậu của anh em C và đăng tải trên trang cá nhân nên cả hai anh em C bị cơ quan chức năng tạm giữ để điều tra. a. Anh em C đã vi phạm hình thức thực hiện pháp luật nào? Em hãy phân tích cụ thể hình thức thực hiện pháp...
Đọc tiếp

Câu 1: Do hoàn cảnh gia đình khó khăn nên sau mỗi buổi học C đã cùng với anh trai lén lút phá rừng lấy gỗ để bán lấy tiền giúp đỡ gia đình. H là bạn của C đã quay clip cảnh vận chuyển gỗ lậu của anh em C và đăng tải trên trang cá nhân nên cả hai anh em C bị cơ quan chức năng tạm giữ để điều tra.

a. Anh em C đã vi phạm hình thức thực hiện pháp luật nào? Em hãy phân tích cụ thể hình thức thực hiện pháp luật đó?

b. Nếu là bạn của C, em sẽ khuyên bạn như thế nào để không vi phạm pháp luật

Câu 2: Phát hiện một nhóm thanh niên có sử dụng chất kích thích, tổ chức đua xe trái phép. Công an quận K đã tiến hành bắt giữ và tiến hành điều tra. Nhóm thanh niên đã bị thu giữ phương tiện giao thông, lập biên bản xử phạt vì vi phạm Luật Giao thông.

a. Trong tình huống trên, việc xử phạt của công an quận K là thể hiện đặc điểm nào của pháp luật? Vì sao? 

Câu 3: T là một học sinh lớp 12, có niềm đam mê và năng khiếu trong bộ môn múa. Từ nhỏ T đã luôn ao ước được học tại Học viện múa Quốc gia. Biết chuyện, bố mẹ T phản đối và cho rằng nghề đó không phủ hợp với T, bố mẹ T mong muốn em thi vào đại học Sư phạm để nối dõi truyền thống gia đình. T rất bức

xúc và nhiều lần đã tranh luận với bố mẹ về việc lựa chọn ngành nghề của mình.

a. Trong tình huống trên, bố mẹ T đã vi phạm quyền tự do cơ bản nào của công dân làm rõ quyền tự do cơ bản đó? 

b. Nếu là T em sẽ làm gì để thuyết phục bố mẹ ủng hộ ước mơ của mình?

1
17 tháng 3

 

Câu 1: a. Anh em C đã vi phạm hình thức thực hiện pháp luật về phá rừng và buôn bán gỗ lậu. Phá rừng là hành vi phá hoại môi trường, gây hậu quả nghiêm trọng đến sự cân bằng sinh thái và tài nguyên thiên nhiên. Buôn bán gỗ lậu cũng là hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường và tài nguyên rừng.

b. Nếu là bạn của C, tôi sẽ khuyên C nên tôn trọng và tuân thủ luật pháp, không tham gia vào những hoạt động vi phạm pháp luật như phá rừng và buôn bán gỗ lậu. Thay vào đó, C nên tìm các phương án hợp pháp và tích cực để giúp đỡ gia đình trong hoàn cảnh khó khăn.

Câu 2: a. Trong tình huống trên, việc xử phạt của công an quận K là thể hiện tính công bằng và tuân thủ pháp luật. Điều này là do vi phạm của nhóm thanh niên không chỉ là hành vi sử dụng chất kích thích mà còn bao gồm vi phạm Luật Giao thông khi tổ chức đua xe trái phép, đồng thời gây nguy hiểm cho cộng đồng và giao thông công cộng.

Câu 3: a. Trong tình huống trên, bố mẹ T đã vi phạm quyền tự do cơ bản của công dân là quyền tự do lựa chọn nghề nghiệp. Quyền này được bảo đảm trong Hiến pháp và luật pháp của nhiều quốc gia, bao gồm Việt Nam, như một phần của quyền tự do cá nhân.

b. Nếu là T, tôi sẽ cố gắng trò chuyện một cách trực tiếp và trưởng thành với bố mẹ, giải thích cho họ hiểu về đam mê và năng khiếu của mình đối với môn múa, cũng như ý thức rõ ràng về hướng đi nghề nghiệp của mình. Tôi sẽ cố gắng tìm hiểu và trình bày lập luận cụ thể, đồng thời đề xuất các phương án để học tập và phát triển trong lĩnh vực mình mong muốn, có thể bao gồm việc tìm kiếm học bổng hoặc tham gia các khóa học nghệ thuật chuyên sâu.

   

 

Câu 1: Do hoàn cảnh gia đình khó khăn nên sau mỗi buổi học C đã cùng với anh trai lén lút phá rừng lấy gỗ để bán lấy tiền giúp đỡ gia đình. H là bạn của C đã quay clip cảnh vận chuyển gỗ lậu của anh em C và đăng tải trên trang cá nhân nên cả hai anh em C bị cơ quan chức năng tạm giữ để điều tra. a. Anh em C đã vi phạm hình thức thực hiện pháp luật nào? Em hãy phân tích cụ thể hình thức thực hiện pháp...
Đọc tiếp

Câu 1: Do hoàn cảnh gia đình khó khăn nên sau mỗi buổi học C đã cùng với anh trai lén lút phá rừng lấy gỗ để bán lấy tiền giúp đỡ gia đình. H là bạn của C đã quay clip cảnh vận chuyển gỗ lậu của anh em C và đăng tải trên trang cá nhân nên cả hai anh em C bị cơ quan chức năng tạm giữ để điều tra.

a. Anh em C đã vi phạm hình thức thực hiện pháp luật nào? Em hãy phân tích cụ thể hình thức thực hiện pháp luật đó?

b. Nếu là bạn của C, em sẽ khuyên bạn như thế nào để không vi phạm pháp luật

Câu 2: Phát hiện một nhóm thanh niên có sử dụng chất kích thích, tổ chức đua xe trái phép. Công an quận K đã tiến hành bắt giữ và tiến hành điều tra. Nhóm thanh niên đã bị thu giữ phương tiện giao thông, lập biên bản xử phạt vì vi phạm Luật Giao thông.

a. Trong tình huống trên, việc xử phạt của công an quận K là thể hiện đặc điểm nào của pháp luật? Vì sao? 

Câu 3: T là một học sinh lớp 12, có niềm đam mê và năng khiếu trong bộ môn múa. Từ nhỏ T đã luôn ao ước được học tại Học viện múa Quốc gia. Biết chuyện, bố mẹ T phản đối và cho rằng nghề đó không phủ hợp với T, bố mẹ T mong muốn em thi vào đại học Sư phạm để nối dõi truyền thống gia đình. T rất bức

xúc và nhiều lần đã tranh luận với bố mẹ về việc lựa chọn ngành nghề của mình.

a. Trong tình huống trên, bố mẹ T đã vi phạm quyền tự do cơ bản nào của công dân làm rõ quyền tự do cơ bản đó? 

b. Nếu là T em sẽ làm gì để thuyết phục bố mẹ ủng hộ ước mơ của mình?

1
17 tháng 3

 

Câu 1: a. Anh em C đã vi phạm hình thức thực hiện pháp luật về phá rừng và buôn bán gỗ lậu. Phá rừng là hành vi phá hoại môi trường, gây hậu quả nghiêm trọng đến sự cân bằng sinh thái và tài nguyên thiên nhiên. Buôn bán gỗ lậu cũng là hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường và tài nguyên rừng.

b. Nếu là bạn của C, tôi sẽ khuyên C nên tôn trọng và tuân thủ luật pháp, không tham gia vào những hoạt động vi phạm pháp luật như phá rừng và buôn bán gỗ lậu. Thay vào đó, C nên tìm các phương án hợp pháp và tích cực để giúp đỡ gia đình trong hoàn cảnh khó khăn.

Câu 2: a. Trong tình huống trên, việc xử phạt của công an quận K là thể hiện tính công bằng và tuân thủ pháp luật. Điều này là do vi phạm của nhóm thanh niên không chỉ là hành vi sử dụng chất kích thích mà còn bao gồm vi phạm Luật Giao thông khi tổ chức đua xe trái phép, đồng thời gây nguy hiểm cho cộng đồng và giao thông công cộng.

Câu 3: a. Trong tình huống trên, bố mẹ T đã vi phạm quyền tự do cơ bản của công dân là quyền tự do lựa chọn nghề nghiệp. Quyền này được bảo đảm trong Hiến pháp và luật pháp của nhiều quốc gia, bao gồm Việt Nam, như một phần của quyền tự do cá nhân.

b. Nếu là T, tôi sẽ cố gắng trò chuyện một cách trực tiếp và trưởng thành với bố mẹ, giải thích cho họ hiểu về đam mê và năng khiếu của mình đối với môn múa, cũng như ý thức rõ ràng về hướng đi nghề nghiệp của mình. Tôi sẽ cố gắng tìm hiểu và trình bày lập luận cụ thể, đồng thời đề xuất các phương án để học tập và phát triển trong lĩnh vực mình mong muốn, có thể bao gồm việc tìm kiếm học bổng hoặc tham gia các khóa học nghệ thuật chuyên sâu.

   

=> Việc làm của bà C không phù hợp với quy định của pháp luật và không tôn trọng quyền của trẻ em. Bà C đã vi phạm quy định về việc sử dụng lao động trẻ em khi bắt H nghỉ học để làm việc trong quán của mình. Điều này không chỉ ảnh hưởng đến quyền học tập của H mà còn có thể gây hại cho sức khỏe và phát triển tâm lý của H. Nếu là A, tôi sẽ thảo luận với H và bà C về tầm quan trọng của việc học tập và những hậu quả mà việc làm việc quá sức có thể gây ra cho H. Nếu cần thiết, tôi sẽ thông báo cho cơ quan chức năng để họ có thể can thiệp và giúp đỡ.
~~~~~~~~~~~
=> Theo Bộ luật Lao động 2019, độ tuổi lao động tối thiểu là 15 tuổi. Người từ 13 đến 15 tuổi chỉ được làm các công việc nhẹ theo quy định và người chưa đủ 13 tuổi thì chỉ được tuyển dụng cho các công việc nghệ thuật, thể dục, thể thao. Khi sử dụng người chưa đủ 15 tuổi làm việc, người sử dụng lao động phải tuân theo một số quy định như phải giao kết hợp đồng lao động bằng văn bản với người chưa đủ 15 tuổi và người đại diện theo pháp luật của người đó; phải có giấy khám sức khỏe của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền xác nhận sức khỏe của người chưa đủ 15 tuổi phù hợp với công việc và tổ chức kiểm tra sức khỏe định kỳ ít nhất một lần trong 06 tháng.

TT
tran trong
Giáo viên
15 tháng 3

* Nhận xét hành vi của bà C:

- Bà C là mẹ bạn H đã bắt H nghỉ học để ở nhà phục vụ khách hàng là hành vi bạo lực gia đình về lĩnh vực lao động.

- Bà C chửi và đánh H là hành vi bạo lực gia đình về thân thể và tinh thần.

=> Hành vi của bà C vi phạm nghiêm trọng luật Hôn nhân và gia đình, quyền trẻ em, quyền được nhà nước bảo hộ thân thể, danh dự, nhân phẩm, vi phạm những hành vi bị cấm trong luật Phòng chống bạo lực gia đình ở nước ta.

- Việc làm của bà C không những ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khoẻ, tinh thần của bạn H mà còn gây ra tình trạng không được đi học của bạn. Bạn H không được đi học sẽ không thể có cơ hội phát triển bản thân một cách tốt nhất. Không những thế, bạn H mới học lớp 9 đã phải làm ở quán rượu – bia sẽ dễ dẫn đến những tệ nạn xã hội.

* Nếu là A:

- Đầu tiên, em sẽ đưa ra lời khuyên với bà C về các hành vi của mình, yêu cầu bà C cho bạn H đi học và khắc phục tình trạng gây ra cho bạn H.

- Tiếp theo, em sẽ thông báo đến thầy, cô để nhờ thầy, cô giúp đỡ, khuyên mẹ bạn H.

- Nếu tình trạng của bạn H xảy ra nghiêm trọng, em sẽ báo đến cơ quan chức năng là công an địa phương về hành vi của bà H.

* Quy định của pháp luật về sử dụng lao động trẻ em:

Theo Điều 1 Luật Trẻ em 2016 quy định trẻ em là người dưới 16 tuổi.

Bên cạnh đó, theo khoản 1 Điều 3 Bộ luật Lao động 2019 quy định người lao động là người làm việc cho người sử dụng lao động theo thỏa thuận, được trả lương và chịu sự quản lý, điều hành, giám sát của người sử dụng lao động. Độ tuổi lao động tối thiểu của người lao động là đủ 15 tuổi, trừ trường hợp quy định tại Mục 1 Chương XI của Bộ luật này.

Theo khoản 1 Điều 4 Thông tư 09/2020/TT-BLĐTBXH quy định để ký hợp đồng lao động với người chưa đủ 15 tuổi, người có thẩm quyền ký hợp đồng lao động bên phía người sử dụng lao động sẽ phải đáp ứng các điều kiện của luật này.

Theo Điều 145 Bộ luật Lao động 2019 quy định khi sử dụng người chưa đủ 15 tuổi làm việc, NSDLĐ phải tuân theo quy định sau đây:

- Phải giao kết hợp đồng lao động bằng văn bản với người chưa đủ 15 tuổi và người đại diện theo pháp luật của người đó;

- Bố trí giờ làm việc không ảnh hưởng đến thời gian học tập của người chưa đủ 15 tuổi;

- Phải có giấy khám sức khỏe của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền xác nhận sức khỏe của người chưa đủ 15 tuổi phù hợp với công việc và tổ chức kiểm tra sức khỏe định kỳ ít nhất một lần trong 06 tháng; và

- Bảo đảm điều kiện làm việc, an toàn, vệ sinh lao động phù hợp với lứa tuổi.

- Chỉ được tuyển dụng và sử dụng người từ đủ 13 tuổi đến chưa đủ 15 tuổi vào làm các công việc nhẹ.

- Không được tuyển dụng và sử dụng người chưa đủ 13 tuổi làm việc, trừ các công việc nghệ thuật, thể dục, thể thao nhưng không làm tổn hại đến sự phát triển thể lực, trí lực, nhân cách của người chưa đủ 13 tuổi và phải có sự đồng ý của cơ quan chuyên môn về lao động thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.

Theo Điều 3 Thông tư 09/2020/TT-BLĐTBXH quy định khi sử dụng lao động dưới 15 tuổi, NSDLĐ phải đảm bảo các điều kiện sau:

- Về thời gian làm việc theo khoản 1 Điều 146 Bộ luật Lao động 2019:

+ Không được làm việc quá 04 giờ/ngày và 20 giờ/tuần;

+ Không được làm thêm giờ, làm việc vào ban đêm (từ 22 giờ đến 06 giờ sáng hôm sau); ngoại trừ một số trường hợp được quy định tại Điều 10 Thông tư 09/2020/TT-BLĐTBXH.

+ Người chưa đủ 15 tuổi vừa làm việc vừa học tập hoặc có nhu cầu học tập thì việc bố trí thời giờ làm việc phải bảo đảm không ảnh hưởng đến thời gian học tập của người.

- Về thời giờ nghỉ ngơi: Lao động trẻ em được bố trí nghỉ giải lao giữa giờ làm việc;

- Tuân thủ quy định về khám sức khỏe, khám phát hiện bệnh nghề nghiệp và bảo đảm điều kiện làm việc, an toàn, vệ sinh lao động: Phải có giấy khám sức khỏe của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền xác nhận sức khỏe của người chưa đủ 15 tuổi phù hợp với công việc và tổ chức kiểm tra sức khỏe định kỳ ít nhất một lần trong 06 tháng; và phải bảo đảm điều kiện làm việc, an toàn, vệ sinh lao động phù hợp với lứa tuổi.

- Công việc và nơi làm việc chỉ được tuyển dụng và sử dụng người từ đủ 13 tuổi đến chưa đủ 15 tuổi vào làm công việc nhẹ